Chương 3
11.
Hoàng đế điên tiết ném văng thước chặn giấy bằng ngọc.
Thái tử quỳ dưới đất chịu đòn mà không dám né, thái dương chảy máu ròng ròng. Gã mặc kệ dòng máu đang chảy, chỉ biết kêu gào oan uổng.
- Phụ hoàng hiểu rõ nhi thần nhất. Nhi thần từ nhỏ đã theo thái phó học đạo lấy nhân nghĩa trị quốc. Sao nhi thần dám làm chuyện động trời như tàn hại bé gái thế này ạ? Họ là con dân của phụ hoàng, sau này cũng là con dân của nhi thần mà!
Gã phân trần:
- Cách chế tạo đồng phục phủ thái tử và yêu bài không phải bí mật, muốn phỏng chế có khó gì, đâu thể chỉ dựa vào điểm này đã định tội nhi thần? Nếu hôm nay bảy xác nữ kia đeo yêu bài của phủ tam đệ, chẳng lẽ cũng bảo do tam đệ giết?
Ung vương đứng xem trò vui biến sắc, hốt hoảng quỳ xuống:
- Phụ hoàng minh giám, hoàng huynh đang ngậm máu phun người! Cửa phủ của nhi thần rộng mở, có danh sách người hầu hẳn hoi. Người của Đại Lý tự có thể tra xét xem có chuyện người vô cớ mất tích không. Nếu hoàng huynh không thẹn với lòng, chi bằng cũng để người của Đại Lý tự đến điều tra, sớm trả lại trong sạch cho hoàng huynh.
Mặt thái tử xám ngoét.
Trên đời không có bức tường không lọt gió.
Những năm gần đây, phủ thái tử thường xuyên chọn mua tỳ nữ nhưng nhân số trong phủ lại không tăng mấy khiến không ít người tinh mắt nghị luận. Các phủ đệ bình thường như phủ Ung vương và con cháu hoàng thất, vào ngày lễ tết sẽ cho phép nô bộc ra ngoài thăm thân nhân để tỏ lòng nhân từ.
Nhưng xưa nay người ở Đông cung chỉ vào chứ không ra.
Nô tỳ vào phủ coi như cắt đứt liên lạc với người nhà. Cho dù thân nhân có tìm tới cửa cũng bị gác cổng đuổi đi.
Lâu dần trên phố bắt đầu có lời đồn.
Ung vương từng lén sai người theo dõi, chỉ là quan sát mấy tháng cũng không thấy có thi thể được mang ra nên mới thôi.
Ánh mắt của hoàng đế đảo qua hai đứa con trai, không rõ đang nghĩ gì.
Cuối cùng hắn không lệnh cho Đại Lý tự điều tra.
Chỉ nói thái tử và Ung vương huynh đệ bất hòa, thất lễ trước thánh giá, phạt nửa năm lương bổng, hồi phủ sám hối.
Quần thần nhìn nhau, hiểu ý hoàng đế muốn chuyện dừng ở đây.
Tiết Trọng dẫn đầu quần thần, tay cầm thẻ chầu quỳ xuống hô to:
- Bệ hạ thánh minh.
Hoàng đế muốn chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, nhưng mọi chuyện lại không theo ý hắn.
Vẫn có thêm thi thể được vớt lên ở hồ Trừng Tâm, số thi thể này còn có vẻ đã có từ lâu. Da thịt trên thi thể đã bị tôm cá rỉa hết, chỉ còn lại xương trắng nên không xác định được thời gian tử vong.
Người của Đại Lý tự bận đến nỗi chân không chạm đất.
Phòng liệm ngày thường trống rỗng bây giờ chật ních, tất cả đều là xác chết trôi.
Người trong phòng ai cũng hiểu rõ cả rồi.
Làm gì có ai kiên nhẫn đến nỗi trù tính nhiều năm như vậy? Với tính cách nóng nảy của Ung vương, y đã làm ầm lên từ lâu rồi.
Nhưng hoàng đế không nói gì cả, quần thần chỉ đành im lặng. Đám vây cánh của thái tử đã bắt đầu chuẩn bị đường lui.
Chẳng hạn đích nữ của của Hứa thị ở quận Lưu Hoa đang nghị thân với thái tử, hai ngày trước đã vội vã định thân với Tần tiểu hầu gia.
Đúng lúc đó, trong dân gian xuất hiện một cuốn thoại bản tên “Họa Bì Ký”, bút danh của tác giả là Bách Hiểu Sinh Của Kinh Đô.
Cốt truyện diễn ra trong quốc gia hư cấu tên Đông Di, chân thân của thái tử nơi này là một con họa bì yêu.
Ban ngày trước mắt thế nhân là một công tử ôn văn nhĩ nhã, xuất sắc hơn người.
Đêm vắng không người thì lộ bản tính tàn bạo, lấy việc hành hạ bé gái đến chết làm vui.
Các thi thể sau khi bị làm nhục đều bị ném vào hồ sâu trong phủ, giấu đi sự thật đẫm máu dưới nước hồ lạnh lẽo.
Cốt truyện như đang ám chỉ vụ án các xác chết trôi trong hồ Trừng Tâm đang được bàn luận khắp nơi.
Thoại bản vừa được tung ra đã bị người dân tranh mua hết sạch.
Hoàng đế phẫn nộ, lập tức sai người niêm phong hiệu sách, truy tìm tác giả.
Đáng tiếc người gọi là “Bách Hiểu Sinh Của Kinh Đô” lại như không tồn tại, tra xét thế nào cũng không tìm được.
“Họa Bì Ký” càng bị cấm càng khiến người ta tò mò tìm đọc.
Chỉ có thủ phạm mới có tật giật mình.
Nhất thời, giá trị của “Họa Bì Ký” tăng vọt. Đầu đường cuối ngõ đều có người tranh nhau chép lại, không thể cấm nổi.
Thanh danh của thái tử ở kinh thành tụt dốc không phanh.
Ý dân khó trái.
Hoàng đế không thể không bỏ rơi thái tử để giữ hình tượng thánh minh của mình.
Thái tử bị phế, giáng thành Thọ Xuân quận vương nhưng vẫn được phép ở lại kinh thành
Có triều thần dâng tấu xin lập Ung vương làm thái tử, hoàng đế không nói gì bác bỏ tấu chương.
Đông cung vẫn bị bỏ trống.
Phục Linh khó hiểu hỏi:
- Thành ra như vậy sao thái tử vẫn được ở lại kinh thành?
Khoản Đông nhỏ nhẹ giải thích:
- Bệ hạ đang dùng kế hoãn binh, chờ mọi chuyện lắng xuống lại lập thái tử.
Phục Linh cau mày bất bình:
- Hắn hại nhiều mạng người như vậy, sao xứng làm thái tử một nước chứ?
Ta nhẹ nhàng xoa bụng, cười châm chọc:
- Đối với bệ hạ của chúng ta mà nói, chỉ có Thọ Xuân quận vương giúp hắn lo quốc sự, lại vạn dặm đường xa tìm nam châu mới xứng làm thái tử. Sinh mạng của mấy tỳ nữ nhỏ nhoi sao mà so được.
- Huống hồ Tiết gia cây to rễ sâu không thể rút dây động rừng, chỉ cần Tiết tướng và hoàng hậu vẫn còn, thái tử vẫn là thái tử.
- Chỉ khi cắm thẳng đao vào buồng tim của hoàng đế, hắn mới biết đau mà quyết tâm trừ khử thái tử.
Quý phi rất tò mò, hỏi tại sao ta biết hồ nước trong phủ thái tử thông ra hồ Trừng Tâm.
Ta khẽ mỉm cười lắc nhẹ chén trà.
Nước trà trong nổi lên gợn sóng.
Sông hồ ao ngòi bề ngoài nhìn cách xa nhưng thật ra bên dưới lại liên kết nhằng nhịt khắp nơi. E là chính thái tử cũng không biết hồ cảnh trong phủ của mình lại thông ra hồ Trừng Tâm ở ngoại thành. Bằng không đã chẳng dám ném thi thể vào hồ để hủy thi diệt tích.
Trước đó, Trương Văn Cảnh đến Đông cung thăm khám theo lệ.
Hắn vừa đi thì đại quản sự phụ trách mua nô bộc trong phủ thái tử đột nhiên ngã bệnh. Việc chọn mua liền vào tay nhị quản sự hám lợi.
Nhị quản sự so sánh lại giá bèn bỏ qua môi giới họ Trương quen thuộc, mà đi mua một đám nô bộc với giá rẻ hơn từ tay một môi giới phương Nam.
Trong đám nô bộc này có mấy người giỏi bơi lội.
Nếu nhị quản sự để tâm sẽ thấy, tên môi giới kia vừa xong chuyện đã biến mất không dấu vết. Đám nô bộc mới mua kia sau khi thái tử bị phạt cũng lặng lẽ bỏ đi.
Lúc đó Đông cung tan tác, ai cũng đang bận giữ mạng nên không rảnh để ý mấy tên nô bộc.
Ta bảo mà, ta nào phải người duy nhất muốn báo thù.
12.
Thái tử gặp nạn, người nóng ruột nhất là Tiết tướng.
Ông ta muốn tìm người thương lượng nhưng hoàng hậu vẫn đang bị cấm túc. Tuy kiêng kỵ Tiết gia, nhưng hoàng hậu dùng thủ đoạn tàn nhẫn ám hại hoàng tự vẫn khiến hoàng đế căm ghét.
Cung Khôn Ninh bị vây chặt kín, do Hồng Hỉ và Ngự Lâm vệ đích thân trông coi, tin tức không truyền vào được.
Đúng lúc đó, quý phi bệnh nặng.
Cửa Sùng Hoa cung hoa lệ đóng chặt kín, không chịu gặp bất cứ người nào.
Người cuối cùng có thể chặn đường thăng tiến của ta đã rớt đài.
Một lời đồn lặng lẽ truyền ra từ Khâm Thiên giám, nói mệnh cách ta cao quý, nhất định sẽ trở thành hoàng hậu. Quý phi và hoàng hậu quyền uy kia vì cản đường ta mới gặp báo ứng.
Thái độ các tần phi và cung nhân với ta trở nên kính cẩn hơn hẳn.
Hồng Hỉ không ngồi yên được nữa.
Lão nâng một chiếc ly mã não đầu thú ngũ sắc, cười nịnh nọt bước vào cửa lớn cung Diên Khánh.
- Nương nương, nô tài đến tạ tội. Lần trước nô tài mắt mù mới đắc tội nương nương, trở về trằn trọc khó ngủ bất an, muốn đến thỉnh tội lại sợ làm phiền nương nương.
- Nô tài chỉ có thể tìm xung quanh tìm bảo vật hợp mắt, đem đến xin tội với nương nương và Phục Linh cô nương.
Lão cúi người cực thấp, cung kính dùng hai tay dâng ly mã não đến trước mặt ta. Lại liếc mắt ra hiệu, ra lệnh cho tiểu thái giám phía sau bưng khay đến trước mặt Phục Linh.
Trên khay bày tượng mười hai con giáp bằng ngọc cực kỳ tinh xảo.
Ta dửng dưng cầm ly đầu thú lên. Nó được điêu khắc bằng mã não ngũ sắc nguyên khối, hoa văn nhẵn mịn tự nhiên.
Hồng Hỉ có tâm. Thứ đồ tinh xảo thế này, đến hoàng đế cũng không có.
Đáng tiếc.
Ta thản nhiên buông tay, ly mã não rơi xuống đất vỡ tan thành.
Hóa ra tiếng rơi của một thứ quý giá đến vậy lại chẳng khác tiếng bát đĩa sứ rơi vỡ là bao.
Ta cười như không, liếc mắt nhìn Hồng Hỉ, nụ cười nịnh nọt của lão cứng đờ.
- Hồng tổng quản thứ lỗi, ta trượt tay. Khoản Đông, còn không mau dọn đi?
Vừa dứt lời, Hổng Hỉ ngẩng phắt đầu lên.
Khoản Đông làm như không thấy chỉ chuyên tâm dọn dẹp.
Ánh mắt Hồng Hỉ đầy nham hiểm nhưng mặt thì tái xanh.
Đã thẳng tay xé rách mặt nhau rồi thì không cần vờ vịt nữa. Lão đứng thẳng lên, giọng nói thâm trầm:
- Trân phi nương nương quyết tâm đối nghịch với nhà ta(*) ư?
(*) nguyên gốc là “cha gia” cách xưng hô của thái giám. Cách gọi nhà ta này Đồng học theo phim Bao Thanh Thiên.
- Bây giờ nương nương đang được sủng ái, nhưng trong cung không có hoa nở mãi không tàn.
- Nhà ta từng thích một cây mẫu đơn, hôm trước còn bung nở xinh đẹp, vậy mà chỉ sau một cơn mưa đêm đã héo tàn xấu xí! Nó bị nhà ta vứt đi rất xa, nghe nói bị nhét vào xe chở phân, nằm chung với những vật bẩn đi tới nơi ủ phân.
- Những đóa hoa yêu kiều như nương nương nhà ta thấy nhiều lắm rồi, hoa nở hoa tàn đều có thì, chẳng ai mãi giữ được xuân sắc. Nhà ta đi theo bệ hạ từ nhỏ, nói lời đại nghịch bất đạo thì bệ hạ do một tay nhà ta nuôi lớn. Nếu nương nương rượu mời không uống muốn uống rượu phạt, vậy đừng trách nhà ta trở mặt vô tình!
Ta gọi:
- Hồng tổng quản, dừng chân.
Hồng Hỉ ngạo mạn quay lại:
- Nương nương thấy hối hận rồi ư? Đã muộn rồi.
Ta cười nhạt:
- Không phải hối hận, chỉ muốn sửa vài câu. Ta đến từ miền biển Hợp Phổ, từ nhỏ chưa thấy mẫu đơn cũng không biết hoa nở hoa tàn, công công gọi ta là đóa hoa yêu kiều hình như không hợp lắm? Không biết công công từng thấy hải quỳ chưa? Ở chỗ chúng ta nó được gọi là hoa của biển, nếu công công muốn dùng hoa ví người thì nên dùng nó mới phải.
Hồng Hỉ cau mày không hiểu ta đang nói gì.
Lão tức giận phẩy tay áo bỏ đi:
- Ăn nói linh tinh, không biết tốt xấu!
Ta vẫy tay lẳng lặng nhìn hắn bỏ đi.
Hải quỳ bề ngoài nhìn như đóa hoa xinh đẹp vô hại, trên người lại mọc đầy xúc tu cực độc. Nó giỏi dùng vẻ ngoài vô hại để mê hoặc đối thủ, sau đó nhân lúc kẻ đó không đề phòng mà đánh một đòn trí mạng. Đến người mò ngọc lão luyện cũng không dám chọc vào nó.
Ta khẽ ngâm nga khúc hát quê hương.
Qua hôm nay, ta đã hoàn toàn đắc tội với Hồng Hỉ, lão sẽ không để ta lên ngôi hoàng hậu đâu.
13.
Sáng sớm hôm sau, ta dẫn Phục Linh đến điện Phương Nghi vấn an Dung tần.
Cô ấy lại bị bệnh.
Dung tần vốn là con gái của quan văn Dư Hàng lục phẩm, ba năm trước hoàng đế nam tuần vừa ý nên đưa về kinh.
Có lẽ do khí hậu trong kinh thành khác Giang Nam nên từ lúc tiến cung tới giờ sức khỏe Dung tần rất kém.
Tướng mạo Dung tần thanh nhã tú lệ, xương cốt mảnh mai, trên mặt mang theo nét u sầu của con gái Giang Nam.
Lúc ta đến, Dung tần đang dựa vào đầu giường, tóc đen buông dài, dịu dàng nhìn Ngũ hoàng tử.
Ngũ hoàng tử đã hơn hai tuổi, trắng trẻo mập mạp, đang loạng choạng tập đi. Thằng bé dang rộng đôi tay tròn lẳn như ngó sen ôm lấy chân Trương Văn Cảnh, ngẩng đầu lên cười khanh khách.
Ta ho nhẹ.
Cảnh tượng hài hòa trong phòng bị phá vỡ.
Trương Văn Cảnh bối rối thu lại bàn tay đang xoa đầu Ngũ hoàng tử, quỳ gối hành lễ.
Dung tần luống cuống đứng dậy lại bị ta đè lại.
Ta cho các cung nhân hầu hạ lui xuống, cũng sai nhũ mẫu bế Ngũ hoàng tử đang ê a đi.
Trong tẩm điện yên tĩnh chỉ còn lại ba người chúng ta.
Mặt Dung tần và Trương Văn Cảnh trắng bệch, không dám thở mạnh tựa như phạm nhân đang chờ phán hình.
Ta kéo chăn cho Dung tần, hiền hòa nói:
- Tỷ tỷ đừng sợ, chuyện lần trước bàn hai người cứ từ từ cân nhắc, tính toán xong hãy trả lời ta. Lần này ta đến là để mượn tỷ một người.
Lúc ra khỏi điện Phương Nghi, bên cạnh ta có thêm một thị vệ tên Thôi Hoàn.
Hắn là người yêu của Phục Linh. Cũng chính là người vô tình phát hiện tư tình của Dung tần và Trương Văn Cảnh.
Ta nhờ bóng đêm dẫn Thôi Hoàn đến cung Sùng Hoa.
Quý phi mặt mũi hồng hào, đang ngả lưng trên giường mỹ nhân ăn vải.
Nghe xong yêu cầu của ta, quý phi nhìn qua Thôi Hoàn một lần rồi phất tay bảo hắn ra ngoài chờ.
Thôi Hoàn lui xuống, quý phi ngồi thẳng người, hai mắt đầy lửa giận bị kìm nén:
- Đầu tiên bảo ta thu mua Khâm Thiên giám, sau đó lại bảo ta giả bệnh, bây giờ lại muốn ta nhờ ca ca nhét thị vệ này vào Ngự Lâm quân, Thẩm Ngọc Châu, thật ra cô muốn làm gì? Tuy hoàng hậu vẫn bị cấm túc nhưng ai thấy cũng biết, chỉ cần Thọ Xuân quận vương còn ở kinh thành, bệ hạ sẽ không phế hậu.
- Tiết thị Hành Dương cây cao bóng cả, cô không lo kết giao với thế gia huân quý, tích lũy thế lực chống lại Tiết gia lại muốn làm mấy trò vặt này thì sao đẩy ngã được hoàng hậu? Phần quà thứ hai của cô chỉ là trò lừa thôi à?
Ta bóc một quả vải, cười tủm tỉm đặt bên mép quý phi:
- Nương nương kiên nhẫn chớ sốt ruột, muốn đẩy ngã thái tử và hoàng hậu mấu chốt không phải chúng ta, mà là bệ hạ.
Quý phi ăn vải xong thì bình tĩnh hơn nhiều, nàng nhíu mày:
- Có ý gì?
Ta lấy khăn tay, ngâm trong nước rồi tự tay lau tay cho quý phi.
- Phế hay lập thái tử chỉ cần một ý nghĩ của bệ hạ, dù chúng ta xô ngã Tiết thị cũng không chắc bệ hạ sẽ phế hậu.
- Cho nên mấu chốt không phải chúng ta đấu với Tiết thị, mà phải nghĩ cách khiến bệ hạ đấu với Tiết thị. Hay phải nói là, khiến bệ hạ nghĩ rằng Tiết thị muốn đấu với mình. Chúng ta để họ đánh nhau, mình ngồi làm ngư ông đắc lợi thôi. Nương nương muốn ngồi vững trung cung, tay phải sạch sẽ mới được.
Quý phi nâng cằm của ta lên, đôi mắt tỏa sáng:
- Cô có cách rồi?
Mắt của ta cong cong:
- Mọi thứ đã chuẩn bị xong, chỉ chờ cơ hội thôi.
14.
Ta mang thai được năm tháng, bụng dưới bắt đầu nhô lên.
Hoàng đế cực kỳ quan tâm đến đứa con trong bụng ta, đặc biệt sau khi Khâm Thiên giám chắc chắn đó là một hoàng tử.
Cho nên khi ta bị ác mộng quấy nhiễu mỗi đêm, xin hoàng đế mời cao tăng chùa Vân đến cầu phúc cho đứa con chưa chào đời, hoàng đế đồng ý ngay.
Ngày mồng tám tháng sáu, cao tăng chùa Vân đến cung Diên Khánh cầu phúc.
Tên của cao tăng là Giác Tuệ, tuổi trẻ nhưng tinh thông phật lý, bề ngoài khí thế trang nghiêm.
Nghi lễ cầu phúc Giác Tuệ đại sư chủ trì gọi là Toàn Phúc.
Người được làm lễ về sau sẽ được cơ thể khỏe mạnh, phúc vận lâu dài.
Hoàng đế phất tay bảo Hồng Hỉ lui ra, bảo tối nay sẽ ngủ lại ở cung Diên Khánh, không cần lão hầu hạ.
Ta liếc mắt ra hiệu, Phục Linh hiểu ý âm thầm ra khỏi cung từ cửa hông.
Nghi lễ cầu phúc vừa xong thì trời đã tối rồi.
Hoàng đế ôm ta hỏi Giác Tuệ:
- Thái y đã chẩn mạch, cơ thể Trân phi khỏe mạnh, nhưng vì sao luôn gặp ác mộng?
Giác Tuệ rũ mắt, chắp tay đáp:
- Trân phi nương nương bản tính trong sáng, lần này gặp ác mộng liên tục do cảm nhận được oan nghiệt trong cung.
Hoàng đế sầm mặt.
Tính hắn vốn đa nghi, nghe xong đã nghĩ ngay đến mạng người chết trong tay Thọ Xuân quận vương. Thái tử dù sao cũng là con trai cưng của hắn, dù phạm lỗi cũng không đến lượt người khác chỉ trỏ.
Ánh mắt nặng nề của hắn đảo qua Giác Tuệ, giọng nói lạnh đi:
- Ý cao tăng là Thọ Xuân quận vương?
Thầy Giác Tuệ bình tĩnh đáp:
- Không liên quan đến Thọ Xuân quận vương, oan nghiệt này bắt đầu từ hậu cung.
Thái độ của hoàng đế trở nên hòa hoãn hơn, cau mày đăm chiêu.
- Liên quan đến những hoàng tự đã mất ư?
Giác Tuệ niệm một câu a di đà:
- Hoàng tự là huyết thống của thiên tử, không liên quan đến oan nghiệt.
Nghe vậy, gương mặt hoàng đế lộ ra thỏa mãn khó giấu. Thái độ cũng nhẹ nhàng hơn nhiều:
- Mời cao tăng chỉ điểm?
Giác Tuệ lắc đầu:
- Bệ hạ thứ lỗi, tiểu tăng chưa mở tuệ nhãn, chỉ mơ hồ nhận ra oan nghiệt liên quan đến phụ nữ.
Ta nghe vậy thì ngạc nhiên thốt lên:
- Lẽ nào… liên quan đến cô ấy?
Hoàng đế ôm ta vào lòng:
- Khanh Khanh đừng sợ, người nàng nói là ai?
Ta sai người dẫn Khoản Đông từ trắc điện ra.
Người vừa xuất hiện không khỏi khiến người trong điện lạnh gáy.
Ánh mắt Giác Tuệ tràn đầy xót thương, phật châu trong tay khẽ chuyển, thì thầm một tiếng a di đà phật.
Khoản Đông hấp hối, thương tích đầy mình.
Quần áo rách nát treo trên cơ thể gầy gò, phần da lộ bên ngoài máu tươi đầm đìa.
Vết roi, vết bàn ủi, vết dao, cả những vết sẹo bỏng chạy dọc cơ thể.
Thương mới chồng thương cũ, nhìn cực kỳ đáng sợ.
Những vết thương này do Hồng Hỉ để lại trên người, bây giờ lộ ra trước mặt hoàng đế.
Ta nhớ đến ba ngày trước, Khoản Đông miệng cắn đũa tre, mặc cho Thôi Hoàn dùng đủ loại hình cụ trên người mình.
Tóc mai bị mồ hôi dính ướt, cơ thể vì đau mà run không ngừng. Nhưng cô ấy không rên một tiếng, không rơi một giọt nước mắt.
Cô ấy tỉnh rồi lại ngất, ngất rồi lại tỉnh, Thôi Hoàn dụng hình cũng không đành lòng cứ nói đủ rồi liên tục.
Khoản Đông cố gượng cười van nài:
- Em rể tốt của ta, cố gắng giúp ta đi mà. Cậu thấy ta đau đớn vậy thôi chứ trong lòng thì mừng lắm. Nếu cơ thể tàn tạ này của ta có thể hất cẳng tên súc sinh Hồng Hỉ kia thì cái mạng này có đáng gì.
Dưới khăn tay, ta siết chặt nắm đấm.
Có thêm cơ thể thương tích này của Khoản Đông, màn kịch hôm nay khai màn được rồi.
Ta kể lại chi tiết mình đã vô tình cứu được Khoản Đông đang nằm chờ chết trong phòng củi thế nào. Phần lớn là sự thật, chỉ đổi thời gian cứu người và giấu đi sự thật ta quen biết Khoản Đông mà thôi.
Hoàng đế bàng hoàng.
Ta vào cung chưa lâu, không quen Khoản Đông cũng bình thường. Nhưng hắn thường ra vào cung Khôn Ninh, đương nhiên biết Khoản Đông.
Hoàng đế cau mày tiến lên:
- Ngươi là đại cung nữ bên cạnh hoàng hậu, sao lại bị Hồng Hỉ hành hạ thành thế này? Hoàng hậu mặc kệ à?
Khoản Đông yếu ớt lắc đầu, nước mắt rơi lã chã lẫn vào gương mặt máu me. Cô ấy vừa cố hết sức khua tay múa chân vừa kêu a a.
Hoàng đế biến sắc cúi xuống bóp quai hàm khiến cô ấy há mồm ra.
Phục Linh phía sau ta hốt hoảng la lên.
Ta cũng không khỏi giật mình trợn mắt.
Lưỡi của Khoản Đông bị cắt lúc nào vậy?
Hoàng đế kinh hãi nhận ra:
- Trẫm hiểu rồi, do hoàng hậu phải không? Hoàng hậu sợ ngươi tiết lộ chuyện ở cung Khôn Ninh nên cắt lưỡi ngươi rồi tặng cho Hồng Hỉ để lấy lòng đúng chứ?
- Hoàng hậu giỏi lắm! Vì muốn xếp tai mắt bên cạnh trẫm mà nhẫn tâm vứt bỏ cung nữ hầu hạ bao năm. Giỏi lắm! Trẫm coi thường ả rồi!
Ta vội cắn chặt đầu lưỡi, cố gắng bình tĩnh lại tiến lên kéo tay hoàng đế, dời bàn tay đang cấu mặt Khoản Đông đi.
Ta ân cần vuốt ngực cho hắn, dịu dàng nói:
- Bệ hạ đừng giận, thiếp thấy người trách oan hoàng hậu nương nương rồi.
- Người xem, hoàng hậu nương nương là chủ hậu cung, gió thổi cỏ lay trong cung nào qua mặt được nương nương. Người vừa vào hậu cung nương nương đã biết, cần gì phải lôi kéo Hồng tổng quản để hỏi thăm nữa?
Hoàng đế hừ lạnh:
- Nàng không nói ta còn nghĩ không ra, ả đâu phải tìm hiểu tin tức hậu cung, ả muốn thay ca ca và con trai cưng của ả thăm dò chuyện tiền triều thì có!
- Xưa nay hậu cung không được can chính, ả Tiết Hành này lại dám ngang nhiên vi phạm tổ chế, tự đoán thánh ý, dám cả gan làm loạn như vậy cho rằng ta không dám làm gì ả thật đấy à?
- Hổng Hỉ đâu rồi? Gọi tên cẩu nô tài kia đến đây! Trẫm phải thẩm vấn lão!
Phục Linh hiểu ý ra ngoài, không lâu sau dẫn về một tiểu thái giám chỉ tầm tám, chín tuổi.
Hoàng đế bực bội cau mày:
- Có chuyện gì thế này? Hồng Hỉ đâu?
Phục Linh lanh lẹ nói:
- Bẩm bệ hạ, Hồng tổng quản hôm nay không phải trực cũng không thấy trong nhà, nô tỳ tìm mãi không thấy lại sợ bệ hạ chờ lâu nên đành dẫn Tiểu Phúc Tử trong nhà Hồng tổng quản đến.
Tiểu Phúc Tử thấy Khoản Đông thoi thóp nằm dưới sàn thì sợ đến phát khóc, cơ thể nhỏ bé run lẩy bẩy.
Phục Linh an ủi cậu ta:
- Tiểu Phúc Tử, bệ hạ hỏi đệ đấy, Hồng tổng quản đâu rồi?
Tiểu Phúc Tử sợ hãi lắc đầu:
- Lão tổ tông không cho nói.
Hoàng đế đã hết kiên nhẫn, đạp một cước vào bả vai cậu ta:
- Lão tổ tông ở đâu ra? Sao trẫm không biết trong cung có một lão tổ tông? Nói mau! Hồng Hỉ ở đâu?
Tiểu Phúc Tử ôm vai, vùng vẫy quỳ thẳng:
- Bẩm… Bẩm bệ hạ, lão tổ…Hồng công công đi dẫn Tiết tướng gia đến Khôn Ninh cung rồi.
Không khí trong điện như ngưng lại.
Giọng hoàng đế nhẹ bẫng, tựa ngọn gió thoảng báo hiệu trận bão sắp đến:
- Hình như trẫm nghe nhầm, ngươi nói Hồng Hỉ đi với ai?
Tiểu Phúc Tử chớp mắt, ngơ ngác đáp:
- Bẩm bệ hạ, là Tiết Trọng, Tiết tướng gia.
Rầm, hoàng đế đạp ngã người đang quỳ.
Choang! Choang! Đồ đạc trên bàn bị hất đổ tứ tung.
Cung nhân quỳ rạp tại chỗ.
Giác Tuệ đại sư cũng quỳ xuống, tay niệm phật châu, không nói một lời.
Ta cũng ngoan ngoãn quỳ xuống, đầu cúi thấp.
Mặt hoàng đế tái nhợt, tay rút kiếm bên hông thị vệ ra, lưỡi kiếm bén ngót sáng lóa như tuyết.
- Giỏi cho Hồng Hỉ, giỏi cho Tiết Trọng, tự ý đi lại trong hậu cung của trẫm, bỏ ngoài tai lệnh cấm của trẫm, trong mắt chúng còn vị hoàng đế này không?!
Hắn gầm lên:
- Thiên hạ của trẫm đổi họ Tiết từ bao giờ? Trẫm phải đi làm thịt đám ăn cây táo rào cây sung này!
15.
Hoàng đế gọi thêm mấy chục Ngự Lâm vệ, phẫn nộ bỏ đi.
Cung Diên Khánh bừa bãi lộn xộn.
Phục Linh khóc ngất bên người Khoản Đông.
Tiểu Phúc Tử cũng bỏ đi điệu bộ rụt rè ngây ngốc, hoảng loạn quỳ bên cạnh Khoản Đông, muốn ôm lại không dám. Cậu ta há miệng, chưa nói được câu nào nước mắt đã tràn ra như vỡ đê.
- Khoản Đông tỷ tỷ, sao lại thành thế này? Hai ngày trước tỷ còn khỏe mà! Những điều tỷ dạy đệ đã nói hết rồi, không phải tỷ đã nói qua hôm nay chúng ta tự do rồi ư? Sao lại thành thế này, tỷ không cần Tiểu Phúc Tử nữa sao?
Cổ họng của ta nghẹn ứ.
Khoản Đông kiệt quệ nằm bò trên đất, hai mắt nhìn lên, trên gương mặt máu me loang lổ là nụ cười thỏa mãn. Những vết thương đỏ thẫm trên người như gai góc mọc ra từ cơ thể. Cô ấy lấy bản thân làm dinh dưỡng, nuôi ra một khóm gai trí mạng.
Ta gọi tiểu thái giám, dặn hắn đi gọi Trương Văn Cảnh đang chờ ở phụ điện đến.
Trương Văn Cảnh đã xin nghỉ ở Thái y viện để trực sẵn ở đây.
Kế hoạch vốn là chờ diễn kịch xong, hoàng đế bỏ đi là có thể kịp thời trị thương cho Khoản Đông. Thôi Hoàn ra tay có chừng mực, vết thương trên người Khoản Đông nhìn thì đáng sợ chứ không trí mạng, chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian sẽ lành lại hoàn toàn.
Ta chỉ không ngờ thù hận của Khoản Đông lớn đến vậy, có phải cắn đứt lưỡi mình cũng phải kéo ngã Hồng Hỉ và hoàng hậu.
Giác Tuệ rối rắm đứng yên trong góc. Trong mắt thầy chứa xót thương, có hả hê cũng có hổ thẹn.
Ta đến gần Giác Tuệ, chắp tay vái chào:
- Đa tạ đại sư giúp đỡ.
Giác Tuệ nghiêng người:
- Nương nương nặng lời, tiểu tăng chưa bỏ được lục căn, lần này đến theo lời mời của Dũng Nghị hầu cũng vì tư dục.
Ít ai biết, trước khi xuất gia, Giác Tuệ đại sư của chùa Vân có một muội muội.
Lúc còn bé gia đình gặp nạn, cha mẹ qua đời. Hai huynh muội sống nương tựa vào nhau, chạy nạn từ Vũ Châu đến kinh thành. Cuộc sống ở kinh thành quá khó khăn, hai đứa trẻ bơ vơ không thể sống nổi nên hai người đành lưu luyến chia tay, với lời hứa mai sau gặp lại.
Ca ca Đông Vân vào chùa Vân làm hòa thượng, muội muội Đông Tuyết vào cung làm cung nữ.
Sau đó, Đông Tuyết vì xinh đẹp mà lọt vào mắt Hồng Hỉ, bị ép nạp vào phòng, không bao lâu sau bị tra tấn đến chết.
Lúc chết chỉ còn da bọc xương, nằm trên đống củi lẩm bẩm kêu khát.
Khoản Đông rót cho một chén nước, cô ấy lại không uống.
Về sau mới biết, lúc đó cô ấy đang gọi ca ca.
Trong viện của Hồng Hỉ có một vườn hoa nhỏ, trong vườn có cây mẫu đơn nở rộ.
Đông Tuyết và vài cô gái số khổ khác đang nằm dưới cây mẫu đơn đó.
Ta không biết phải nói gì.
Trăng lạnh treo cao ngoài cửa sổ, soi sáng đêm thâu.
Không biết vầng trăng này đã chứng kiến bao nhiêu sinh mạng lặng lẽ rời khỏi nhân thế.
Hoàng đế điên tiết ném văng thước chặn giấy bằng ngọc.
Thái tử quỳ dưới đất chịu đòn mà không dám né, thái dương chảy máu ròng ròng. Gã mặc kệ dòng máu đang chảy, chỉ biết kêu gào oan uổng.
- Phụ hoàng hiểu rõ nhi thần nhất. Nhi thần từ nhỏ đã theo thái phó học đạo lấy nhân nghĩa trị quốc. Sao nhi thần dám làm chuyện động trời như tàn hại bé gái thế này ạ? Họ là con dân của phụ hoàng, sau này cũng là con dân của nhi thần mà!
Gã phân trần:
- Cách chế tạo đồng phục phủ thái tử và yêu bài không phải bí mật, muốn phỏng chế có khó gì, đâu thể chỉ dựa vào điểm này đã định tội nhi thần? Nếu hôm nay bảy xác nữ kia đeo yêu bài của phủ tam đệ, chẳng lẽ cũng bảo do tam đệ giết?
Ung vương đứng xem trò vui biến sắc, hốt hoảng quỳ xuống:
- Phụ hoàng minh giám, hoàng huynh đang ngậm máu phun người! Cửa phủ của nhi thần rộng mở, có danh sách người hầu hẳn hoi. Người của Đại Lý tự có thể tra xét xem có chuyện người vô cớ mất tích không. Nếu hoàng huynh không thẹn với lòng, chi bằng cũng để người của Đại Lý tự đến điều tra, sớm trả lại trong sạch cho hoàng huynh.
Mặt thái tử xám ngoét.
Trên đời không có bức tường không lọt gió.
Những năm gần đây, phủ thái tử thường xuyên chọn mua tỳ nữ nhưng nhân số trong phủ lại không tăng mấy khiến không ít người tinh mắt nghị luận. Các phủ đệ bình thường như phủ Ung vương và con cháu hoàng thất, vào ngày lễ tết sẽ cho phép nô bộc ra ngoài thăm thân nhân để tỏ lòng nhân từ.
Nhưng xưa nay người ở Đông cung chỉ vào chứ không ra.
Nô tỳ vào phủ coi như cắt đứt liên lạc với người nhà. Cho dù thân nhân có tìm tới cửa cũng bị gác cổng đuổi đi.
Lâu dần trên phố bắt đầu có lời đồn.
Ung vương từng lén sai người theo dõi, chỉ là quan sát mấy tháng cũng không thấy có thi thể được mang ra nên mới thôi.
Ánh mắt của hoàng đế đảo qua hai đứa con trai, không rõ đang nghĩ gì.
Cuối cùng hắn không lệnh cho Đại Lý tự điều tra.
Chỉ nói thái tử và Ung vương huynh đệ bất hòa, thất lễ trước thánh giá, phạt nửa năm lương bổng, hồi phủ sám hối.
Quần thần nhìn nhau, hiểu ý hoàng đế muốn chuyện dừng ở đây.
Tiết Trọng dẫn đầu quần thần, tay cầm thẻ chầu quỳ xuống hô to:
- Bệ hạ thánh minh.
Hoàng đế muốn chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, nhưng mọi chuyện lại không theo ý hắn.
Vẫn có thêm thi thể được vớt lên ở hồ Trừng Tâm, số thi thể này còn có vẻ đã có từ lâu. Da thịt trên thi thể đã bị tôm cá rỉa hết, chỉ còn lại xương trắng nên không xác định được thời gian tử vong.
Người của Đại Lý tự bận đến nỗi chân không chạm đất.
Phòng liệm ngày thường trống rỗng bây giờ chật ních, tất cả đều là xác chết trôi.
Người trong phòng ai cũng hiểu rõ cả rồi.
Làm gì có ai kiên nhẫn đến nỗi trù tính nhiều năm như vậy? Với tính cách nóng nảy của Ung vương, y đã làm ầm lên từ lâu rồi.
Nhưng hoàng đế không nói gì cả, quần thần chỉ đành im lặng. Đám vây cánh của thái tử đã bắt đầu chuẩn bị đường lui.
Chẳng hạn đích nữ của của Hứa thị ở quận Lưu Hoa đang nghị thân với thái tử, hai ngày trước đã vội vã định thân với Tần tiểu hầu gia.
Đúng lúc đó, trong dân gian xuất hiện một cuốn thoại bản tên “Họa Bì Ký”, bút danh của tác giả là Bách Hiểu Sinh Của Kinh Đô.
Cốt truyện diễn ra trong quốc gia hư cấu tên Đông Di, chân thân của thái tử nơi này là một con họa bì yêu.
Ban ngày trước mắt thế nhân là một công tử ôn văn nhĩ nhã, xuất sắc hơn người.
Đêm vắng không người thì lộ bản tính tàn bạo, lấy việc hành hạ bé gái đến chết làm vui.
Các thi thể sau khi bị làm nhục đều bị ném vào hồ sâu trong phủ, giấu đi sự thật đẫm máu dưới nước hồ lạnh lẽo.
Cốt truyện như đang ám chỉ vụ án các xác chết trôi trong hồ Trừng Tâm đang được bàn luận khắp nơi.
Thoại bản vừa được tung ra đã bị người dân tranh mua hết sạch.
Hoàng đế phẫn nộ, lập tức sai người niêm phong hiệu sách, truy tìm tác giả.
Đáng tiếc người gọi là “Bách Hiểu Sinh Của Kinh Đô” lại như không tồn tại, tra xét thế nào cũng không tìm được.
“Họa Bì Ký” càng bị cấm càng khiến người ta tò mò tìm đọc.
Chỉ có thủ phạm mới có tật giật mình.
Nhất thời, giá trị của “Họa Bì Ký” tăng vọt. Đầu đường cuối ngõ đều có người tranh nhau chép lại, không thể cấm nổi.
Thanh danh của thái tử ở kinh thành tụt dốc không phanh.
Ý dân khó trái.
Hoàng đế không thể không bỏ rơi thái tử để giữ hình tượng thánh minh của mình.
Thái tử bị phế, giáng thành Thọ Xuân quận vương nhưng vẫn được phép ở lại kinh thành
Có triều thần dâng tấu xin lập Ung vương làm thái tử, hoàng đế không nói gì bác bỏ tấu chương.
Đông cung vẫn bị bỏ trống.
Phục Linh khó hiểu hỏi:
- Thành ra như vậy sao thái tử vẫn được ở lại kinh thành?
Khoản Đông nhỏ nhẹ giải thích:
- Bệ hạ đang dùng kế hoãn binh, chờ mọi chuyện lắng xuống lại lập thái tử.
Phục Linh cau mày bất bình:
- Hắn hại nhiều mạng người như vậy, sao xứng làm thái tử một nước chứ?
Ta nhẹ nhàng xoa bụng, cười châm chọc:
- Đối với bệ hạ của chúng ta mà nói, chỉ có Thọ Xuân quận vương giúp hắn lo quốc sự, lại vạn dặm đường xa tìm nam châu mới xứng làm thái tử. Sinh mạng của mấy tỳ nữ nhỏ nhoi sao mà so được.
- Huống hồ Tiết gia cây to rễ sâu không thể rút dây động rừng, chỉ cần Tiết tướng và hoàng hậu vẫn còn, thái tử vẫn là thái tử.
- Chỉ khi cắm thẳng đao vào buồng tim của hoàng đế, hắn mới biết đau mà quyết tâm trừ khử thái tử.
Quý phi rất tò mò, hỏi tại sao ta biết hồ nước trong phủ thái tử thông ra hồ Trừng Tâm.
Ta khẽ mỉm cười lắc nhẹ chén trà.
Nước trà trong nổi lên gợn sóng.
Sông hồ ao ngòi bề ngoài nhìn cách xa nhưng thật ra bên dưới lại liên kết nhằng nhịt khắp nơi. E là chính thái tử cũng không biết hồ cảnh trong phủ của mình lại thông ra hồ Trừng Tâm ở ngoại thành. Bằng không đã chẳng dám ném thi thể vào hồ để hủy thi diệt tích.
Trước đó, Trương Văn Cảnh đến Đông cung thăm khám theo lệ.
Hắn vừa đi thì đại quản sự phụ trách mua nô bộc trong phủ thái tử đột nhiên ngã bệnh. Việc chọn mua liền vào tay nhị quản sự hám lợi.
Nhị quản sự so sánh lại giá bèn bỏ qua môi giới họ Trương quen thuộc, mà đi mua một đám nô bộc với giá rẻ hơn từ tay một môi giới phương Nam.
Trong đám nô bộc này có mấy người giỏi bơi lội.
Nếu nhị quản sự để tâm sẽ thấy, tên môi giới kia vừa xong chuyện đã biến mất không dấu vết. Đám nô bộc mới mua kia sau khi thái tử bị phạt cũng lặng lẽ bỏ đi.
Lúc đó Đông cung tan tác, ai cũng đang bận giữ mạng nên không rảnh để ý mấy tên nô bộc.
Ta bảo mà, ta nào phải người duy nhất muốn báo thù.
12.
Thái tử gặp nạn, người nóng ruột nhất là Tiết tướng.
Ông ta muốn tìm người thương lượng nhưng hoàng hậu vẫn đang bị cấm túc. Tuy kiêng kỵ Tiết gia, nhưng hoàng hậu dùng thủ đoạn tàn nhẫn ám hại hoàng tự vẫn khiến hoàng đế căm ghét.
Cung Khôn Ninh bị vây chặt kín, do Hồng Hỉ và Ngự Lâm vệ đích thân trông coi, tin tức không truyền vào được.
Đúng lúc đó, quý phi bệnh nặng.
Cửa Sùng Hoa cung hoa lệ đóng chặt kín, không chịu gặp bất cứ người nào.
Người cuối cùng có thể chặn đường thăng tiến của ta đã rớt đài.
Một lời đồn lặng lẽ truyền ra từ Khâm Thiên giám, nói mệnh cách ta cao quý, nhất định sẽ trở thành hoàng hậu. Quý phi và hoàng hậu quyền uy kia vì cản đường ta mới gặp báo ứng.
Thái độ các tần phi và cung nhân với ta trở nên kính cẩn hơn hẳn.
Hồng Hỉ không ngồi yên được nữa.
Lão nâng một chiếc ly mã não đầu thú ngũ sắc, cười nịnh nọt bước vào cửa lớn cung Diên Khánh.
- Nương nương, nô tài đến tạ tội. Lần trước nô tài mắt mù mới đắc tội nương nương, trở về trằn trọc khó ngủ bất an, muốn đến thỉnh tội lại sợ làm phiền nương nương.
- Nô tài chỉ có thể tìm xung quanh tìm bảo vật hợp mắt, đem đến xin tội với nương nương và Phục Linh cô nương.
Lão cúi người cực thấp, cung kính dùng hai tay dâng ly mã não đến trước mặt ta. Lại liếc mắt ra hiệu, ra lệnh cho tiểu thái giám phía sau bưng khay đến trước mặt Phục Linh.
Trên khay bày tượng mười hai con giáp bằng ngọc cực kỳ tinh xảo.
Ta dửng dưng cầm ly đầu thú lên. Nó được điêu khắc bằng mã não ngũ sắc nguyên khối, hoa văn nhẵn mịn tự nhiên.
Hồng Hỉ có tâm. Thứ đồ tinh xảo thế này, đến hoàng đế cũng không có.
Đáng tiếc.
Ta thản nhiên buông tay, ly mã não rơi xuống đất vỡ tan thành.
Hóa ra tiếng rơi của một thứ quý giá đến vậy lại chẳng khác tiếng bát đĩa sứ rơi vỡ là bao.
Ta cười như không, liếc mắt nhìn Hồng Hỉ, nụ cười nịnh nọt của lão cứng đờ.
- Hồng tổng quản thứ lỗi, ta trượt tay. Khoản Đông, còn không mau dọn đi?
Vừa dứt lời, Hổng Hỉ ngẩng phắt đầu lên.
Khoản Đông làm như không thấy chỉ chuyên tâm dọn dẹp.
Ánh mắt Hồng Hỉ đầy nham hiểm nhưng mặt thì tái xanh.
Đã thẳng tay xé rách mặt nhau rồi thì không cần vờ vịt nữa. Lão đứng thẳng lên, giọng nói thâm trầm:
- Trân phi nương nương quyết tâm đối nghịch với nhà ta(*) ư?
(*) nguyên gốc là “cha gia” cách xưng hô của thái giám. Cách gọi nhà ta này Đồng học theo phim Bao Thanh Thiên.
- Bây giờ nương nương đang được sủng ái, nhưng trong cung không có hoa nở mãi không tàn.
- Nhà ta từng thích một cây mẫu đơn, hôm trước còn bung nở xinh đẹp, vậy mà chỉ sau một cơn mưa đêm đã héo tàn xấu xí! Nó bị nhà ta vứt đi rất xa, nghe nói bị nhét vào xe chở phân, nằm chung với những vật bẩn đi tới nơi ủ phân.
- Những đóa hoa yêu kiều như nương nương nhà ta thấy nhiều lắm rồi, hoa nở hoa tàn đều có thì, chẳng ai mãi giữ được xuân sắc. Nhà ta đi theo bệ hạ từ nhỏ, nói lời đại nghịch bất đạo thì bệ hạ do một tay nhà ta nuôi lớn. Nếu nương nương rượu mời không uống muốn uống rượu phạt, vậy đừng trách nhà ta trở mặt vô tình!
Ta gọi:
- Hồng tổng quản, dừng chân.
Hồng Hỉ ngạo mạn quay lại:
- Nương nương thấy hối hận rồi ư? Đã muộn rồi.
Ta cười nhạt:
- Không phải hối hận, chỉ muốn sửa vài câu. Ta đến từ miền biển Hợp Phổ, từ nhỏ chưa thấy mẫu đơn cũng không biết hoa nở hoa tàn, công công gọi ta là đóa hoa yêu kiều hình như không hợp lắm? Không biết công công từng thấy hải quỳ chưa? Ở chỗ chúng ta nó được gọi là hoa của biển, nếu công công muốn dùng hoa ví người thì nên dùng nó mới phải.
Hồng Hỉ cau mày không hiểu ta đang nói gì.
Lão tức giận phẩy tay áo bỏ đi:
- Ăn nói linh tinh, không biết tốt xấu!
Ta vẫy tay lẳng lặng nhìn hắn bỏ đi.
Hải quỳ bề ngoài nhìn như đóa hoa xinh đẹp vô hại, trên người lại mọc đầy xúc tu cực độc. Nó giỏi dùng vẻ ngoài vô hại để mê hoặc đối thủ, sau đó nhân lúc kẻ đó không đề phòng mà đánh một đòn trí mạng. Đến người mò ngọc lão luyện cũng không dám chọc vào nó.
Ta khẽ ngâm nga khúc hát quê hương.
Qua hôm nay, ta đã hoàn toàn đắc tội với Hồng Hỉ, lão sẽ không để ta lên ngôi hoàng hậu đâu.
13.
Sáng sớm hôm sau, ta dẫn Phục Linh đến điện Phương Nghi vấn an Dung tần.
Cô ấy lại bị bệnh.
Dung tần vốn là con gái của quan văn Dư Hàng lục phẩm, ba năm trước hoàng đế nam tuần vừa ý nên đưa về kinh.
Có lẽ do khí hậu trong kinh thành khác Giang Nam nên từ lúc tiến cung tới giờ sức khỏe Dung tần rất kém.
Tướng mạo Dung tần thanh nhã tú lệ, xương cốt mảnh mai, trên mặt mang theo nét u sầu của con gái Giang Nam.
Lúc ta đến, Dung tần đang dựa vào đầu giường, tóc đen buông dài, dịu dàng nhìn Ngũ hoàng tử.
Ngũ hoàng tử đã hơn hai tuổi, trắng trẻo mập mạp, đang loạng choạng tập đi. Thằng bé dang rộng đôi tay tròn lẳn như ngó sen ôm lấy chân Trương Văn Cảnh, ngẩng đầu lên cười khanh khách.
Ta ho nhẹ.
Cảnh tượng hài hòa trong phòng bị phá vỡ.
Trương Văn Cảnh bối rối thu lại bàn tay đang xoa đầu Ngũ hoàng tử, quỳ gối hành lễ.
Dung tần luống cuống đứng dậy lại bị ta đè lại.
Ta cho các cung nhân hầu hạ lui xuống, cũng sai nhũ mẫu bế Ngũ hoàng tử đang ê a đi.
Trong tẩm điện yên tĩnh chỉ còn lại ba người chúng ta.
Mặt Dung tần và Trương Văn Cảnh trắng bệch, không dám thở mạnh tựa như phạm nhân đang chờ phán hình.
Ta kéo chăn cho Dung tần, hiền hòa nói:
- Tỷ tỷ đừng sợ, chuyện lần trước bàn hai người cứ từ từ cân nhắc, tính toán xong hãy trả lời ta. Lần này ta đến là để mượn tỷ một người.
Lúc ra khỏi điện Phương Nghi, bên cạnh ta có thêm một thị vệ tên Thôi Hoàn.
Hắn là người yêu của Phục Linh. Cũng chính là người vô tình phát hiện tư tình của Dung tần và Trương Văn Cảnh.
Ta nhờ bóng đêm dẫn Thôi Hoàn đến cung Sùng Hoa.
Quý phi mặt mũi hồng hào, đang ngả lưng trên giường mỹ nhân ăn vải.
Nghe xong yêu cầu của ta, quý phi nhìn qua Thôi Hoàn một lần rồi phất tay bảo hắn ra ngoài chờ.
Thôi Hoàn lui xuống, quý phi ngồi thẳng người, hai mắt đầy lửa giận bị kìm nén:
- Đầu tiên bảo ta thu mua Khâm Thiên giám, sau đó lại bảo ta giả bệnh, bây giờ lại muốn ta nhờ ca ca nhét thị vệ này vào Ngự Lâm quân, Thẩm Ngọc Châu, thật ra cô muốn làm gì? Tuy hoàng hậu vẫn bị cấm túc nhưng ai thấy cũng biết, chỉ cần Thọ Xuân quận vương còn ở kinh thành, bệ hạ sẽ không phế hậu.
- Tiết thị Hành Dương cây cao bóng cả, cô không lo kết giao với thế gia huân quý, tích lũy thế lực chống lại Tiết gia lại muốn làm mấy trò vặt này thì sao đẩy ngã được hoàng hậu? Phần quà thứ hai của cô chỉ là trò lừa thôi à?
Ta bóc một quả vải, cười tủm tỉm đặt bên mép quý phi:
- Nương nương kiên nhẫn chớ sốt ruột, muốn đẩy ngã thái tử và hoàng hậu mấu chốt không phải chúng ta, mà là bệ hạ.
Quý phi ăn vải xong thì bình tĩnh hơn nhiều, nàng nhíu mày:
- Có ý gì?
Ta lấy khăn tay, ngâm trong nước rồi tự tay lau tay cho quý phi.
- Phế hay lập thái tử chỉ cần một ý nghĩ của bệ hạ, dù chúng ta xô ngã Tiết thị cũng không chắc bệ hạ sẽ phế hậu.
- Cho nên mấu chốt không phải chúng ta đấu với Tiết thị, mà phải nghĩ cách khiến bệ hạ đấu với Tiết thị. Hay phải nói là, khiến bệ hạ nghĩ rằng Tiết thị muốn đấu với mình. Chúng ta để họ đánh nhau, mình ngồi làm ngư ông đắc lợi thôi. Nương nương muốn ngồi vững trung cung, tay phải sạch sẽ mới được.
Quý phi nâng cằm của ta lên, đôi mắt tỏa sáng:
- Cô có cách rồi?
Mắt của ta cong cong:
- Mọi thứ đã chuẩn bị xong, chỉ chờ cơ hội thôi.
14.
Ta mang thai được năm tháng, bụng dưới bắt đầu nhô lên.
Hoàng đế cực kỳ quan tâm đến đứa con trong bụng ta, đặc biệt sau khi Khâm Thiên giám chắc chắn đó là một hoàng tử.
Cho nên khi ta bị ác mộng quấy nhiễu mỗi đêm, xin hoàng đế mời cao tăng chùa Vân đến cầu phúc cho đứa con chưa chào đời, hoàng đế đồng ý ngay.
Ngày mồng tám tháng sáu, cao tăng chùa Vân đến cung Diên Khánh cầu phúc.
Tên của cao tăng là Giác Tuệ, tuổi trẻ nhưng tinh thông phật lý, bề ngoài khí thế trang nghiêm.
Nghi lễ cầu phúc Giác Tuệ đại sư chủ trì gọi là Toàn Phúc.
Người được làm lễ về sau sẽ được cơ thể khỏe mạnh, phúc vận lâu dài.
Hoàng đế phất tay bảo Hồng Hỉ lui ra, bảo tối nay sẽ ngủ lại ở cung Diên Khánh, không cần lão hầu hạ.
Ta liếc mắt ra hiệu, Phục Linh hiểu ý âm thầm ra khỏi cung từ cửa hông.
Nghi lễ cầu phúc vừa xong thì trời đã tối rồi.
Hoàng đế ôm ta hỏi Giác Tuệ:
- Thái y đã chẩn mạch, cơ thể Trân phi khỏe mạnh, nhưng vì sao luôn gặp ác mộng?
Giác Tuệ rũ mắt, chắp tay đáp:
- Trân phi nương nương bản tính trong sáng, lần này gặp ác mộng liên tục do cảm nhận được oan nghiệt trong cung.
Hoàng đế sầm mặt.
Tính hắn vốn đa nghi, nghe xong đã nghĩ ngay đến mạng người chết trong tay Thọ Xuân quận vương. Thái tử dù sao cũng là con trai cưng của hắn, dù phạm lỗi cũng không đến lượt người khác chỉ trỏ.
Ánh mắt nặng nề của hắn đảo qua Giác Tuệ, giọng nói lạnh đi:
- Ý cao tăng là Thọ Xuân quận vương?
Thầy Giác Tuệ bình tĩnh đáp:
- Không liên quan đến Thọ Xuân quận vương, oan nghiệt này bắt đầu từ hậu cung.
Thái độ của hoàng đế trở nên hòa hoãn hơn, cau mày đăm chiêu.
- Liên quan đến những hoàng tự đã mất ư?
Giác Tuệ niệm một câu a di đà:
- Hoàng tự là huyết thống của thiên tử, không liên quan đến oan nghiệt.
Nghe vậy, gương mặt hoàng đế lộ ra thỏa mãn khó giấu. Thái độ cũng nhẹ nhàng hơn nhiều:
- Mời cao tăng chỉ điểm?
Giác Tuệ lắc đầu:
- Bệ hạ thứ lỗi, tiểu tăng chưa mở tuệ nhãn, chỉ mơ hồ nhận ra oan nghiệt liên quan đến phụ nữ.
Ta nghe vậy thì ngạc nhiên thốt lên:
- Lẽ nào… liên quan đến cô ấy?
Hoàng đế ôm ta vào lòng:
- Khanh Khanh đừng sợ, người nàng nói là ai?
Ta sai người dẫn Khoản Đông từ trắc điện ra.
Người vừa xuất hiện không khỏi khiến người trong điện lạnh gáy.
Ánh mắt Giác Tuệ tràn đầy xót thương, phật châu trong tay khẽ chuyển, thì thầm một tiếng a di đà phật.
Khoản Đông hấp hối, thương tích đầy mình.
Quần áo rách nát treo trên cơ thể gầy gò, phần da lộ bên ngoài máu tươi đầm đìa.
Vết roi, vết bàn ủi, vết dao, cả những vết sẹo bỏng chạy dọc cơ thể.
Thương mới chồng thương cũ, nhìn cực kỳ đáng sợ.
Những vết thương này do Hồng Hỉ để lại trên người, bây giờ lộ ra trước mặt hoàng đế.
Ta nhớ đến ba ngày trước, Khoản Đông miệng cắn đũa tre, mặc cho Thôi Hoàn dùng đủ loại hình cụ trên người mình.
Tóc mai bị mồ hôi dính ướt, cơ thể vì đau mà run không ngừng. Nhưng cô ấy không rên một tiếng, không rơi một giọt nước mắt.
Cô ấy tỉnh rồi lại ngất, ngất rồi lại tỉnh, Thôi Hoàn dụng hình cũng không đành lòng cứ nói đủ rồi liên tục.
Khoản Đông cố gượng cười van nài:
- Em rể tốt của ta, cố gắng giúp ta đi mà. Cậu thấy ta đau đớn vậy thôi chứ trong lòng thì mừng lắm. Nếu cơ thể tàn tạ này của ta có thể hất cẳng tên súc sinh Hồng Hỉ kia thì cái mạng này có đáng gì.
Dưới khăn tay, ta siết chặt nắm đấm.
Có thêm cơ thể thương tích này của Khoản Đông, màn kịch hôm nay khai màn được rồi.
Ta kể lại chi tiết mình đã vô tình cứu được Khoản Đông đang nằm chờ chết trong phòng củi thế nào. Phần lớn là sự thật, chỉ đổi thời gian cứu người và giấu đi sự thật ta quen biết Khoản Đông mà thôi.
Hoàng đế bàng hoàng.
Ta vào cung chưa lâu, không quen Khoản Đông cũng bình thường. Nhưng hắn thường ra vào cung Khôn Ninh, đương nhiên biết Khoản Đông.
Hoàng đế cau mày tiến lên:
- Ngươi là đại cung nữ bên cạnh hoàng hậu, sao lại bị Hồng Hỉ hành hạ thành thế này? Hoàng hậu mặc kệ à?
Khoản Đông yếu ớt lắc đầu, nước mắt rơi lã chã lẫn vào gương mặt máu me. Cô ấy vừa cố hết sức khua tay múa chân vừa kêu a a.
Hoàng đế biến sắc cúi xuống bóp quai hàm khiến cô ấy há mồm ra.
Phục Linh phía sau ta hốt hoảng la lên.
Ta cũng không khỏi giật mình trợn mắt.
Lưỡi của Khoản Đông bị cắt lúc nào vậy?
Hoàng đế kinh hãi nhận ra:
- Trẫm hiểu rồi, do hoàng hậu phải không? Hoàng hậu sợ ngươi tiết lộ chuyện ở cung Khôn Ninh nên cắt lưỡi ngươi rồi tặng cho Hồng Hỉ để lấy lòng đúng chứ?
- Hoàng hậu giỏi lắm! Vì muốn xếp tai mắt bên cạnh trẫm mà nhẫn tâm vứt bỏ cung nữ hầu hạ bao năm. Giỏi lắm! Trẫm coi thường ả rồi!
Ta vội cắn chặt đầu lưỡi, cố gắng bình tĩnh lại tiến lên kéo tay hoàng đế, dời bàn tay đang cấu mặt Khoản Đông đi.
Ta ân cần vuốt ngực cho hắn, dịu dàng nói:
- Bệ hạ đừng giận, thiếp thấy người trách oan hoàng hậu nương nương rồi.
- Người xem, hoàng hậu nương nương là chủ hậu cung, gió thổi cỏ lay trong cung nào qua mặt được nương nương. Người vừa vào hậu cung nương nương đã biết, cần gì phải lôi kéo Hồng tổng quản để hỏi thăm nữa?
Hoàng đế hừ lạnh:
- Nàng không nói ta còn nghĩ không ra, ả đâu phải tìm hiểu tin tức hậu cung, ả muốn thay ca ca và con trai cưng của ả thăm dò chuyện tiền triều thì có!
- Xưa nay hậu cung không được can chính, ả Tiết Hành này lại dám ngang nhiên vi phạm tổ chế, tự đoán thánh ý, dám cả gan làm loạn như vậy cho rằng ta không dám làm gì ả thật đấy à?
- Hổng Hỉ đâu rồi? Gọi tên cẩu nô tài kia đến đây! Trẫm phải thẩm vấn lão!
Phục Linh hiểu ý ra ngoài, không lâu sau dẫn về một tiểu thái giám chỉ tầm tám, chín tuổi.
Hoàng đế bực bội cau mày:
- Có chuyện gì thế này? Hồng Hỉ đâu?
Phục Linh lanh lẹ nói:
- Bẩm bệ hạ, Hồng tổng quản hôm nay không phải trực cũng không thấy trong nhà, nô tỳ tìm mãi không thấy lại sợ bệ hạ chờ lâu nên đành dẫn Tiểu Phúc Tử trong nhà Hồng tổng quản đến.
Tiểu Phúc Tử thấy Khoản Đông thoi thóp nằm dưới sàn thì sợ đến phát khóc, cơ thể nhỏ bé run lẩy bẩy.
Phục Linh an ủi cậu ta:
- Tiểu Phúc Tử, bệ hạ hỏi đệ đấy, Hồng tổng quản đâu rồi?
Tiểu Phúc Tử sợ hãi lắc đầu:
- Lão tổ tông không cho nói.
Hoàng đế đã hết kiên nhẫn, đạp một cước vào bả vai cậu ta:
- Lão tổ tông ở đâu ra? Sao trẫm không biết trong cung có một lão tổ tông? Nói mau! Hồng Hỉ ở đâu?
Tiểu Phúc Tử ôm vai, vùng vẫy quỳ thẳng:
- Bẩm… Bẩm bệ hạ, lão tổ…Hồng công công đi dẫn Tiết tướng gia đến Khôn Ninh cung rồi.
Không khí trong điện như ngưng lại.
Giọng hoàng đế nhẹ bẫng, tựa ngọn gió thoảng báo hiệu trận bão sắp đến:
- Hình như trẫm nghe nhầm, ngươi nói Hồng Hỉ đi với ai?
Tiểu Phúc Tử chớp mắt, ngơ ngác đáp:
- Bẩm bệ hạ, là Tiết Trọng, Tiết tướng gia.
Rầm, hoàng đế đạp ngã người đang quỳ.
Choang! Choang! Đồ đạc trên bàn bị hất đổ tứ tung.
Cung nhân quỳ rạp tại chỗ.
Giác Tuệ đại sư cũng quỳ xuống, tay niệm phật châu, không nói một lời.
Ta cũng ngoan ngoãn quỳ xuống, đầu cúi thấp.
Mặt hoàng đế tái nhợt, tay rút kiếm bên hông thị vệ ra, lưỡi kiếm bén ngót sáng lóa như tuyết.
- Giỏi cho Hồng Hỉ, giỏi cho Tiết Trọng, tự ý đi lại trong hậu cung của trẫm, bỏ ngoài tai lệnh cấm của trẫm, trong mắt chúng còn vị hoàng đế này không?!
Hắn gầm lên:
- Thiên hạ của trẫm đổi họ Tiết từ bao giờ? Trẫm phải đi làm thịt đám ăn cây táo rào cây sung này!
15.
Hoàng đế gọi thêm mấy chục Ngự Lâm vệ, phẫn nộ bỏ đi.
Cung Diên Khánh bừa bãi lộn xộn.
Phục Linh khóc ngất bên người Khoản Đông.
Tiểu Phúc Tử cũng bỏ đi điệu bộ rụt rè ngây ngốc, hoảng loạn quỳ bên cạnh Khoản Đông, muốn ôm lại không dám. Cậu ta há miệng, chưa nói được câu nào nước mắt đã tràn ra như vỡ đê.
- Khoản Đông tỷ tỷ, sao lại thành thế này? Hai ngày trước tỷ còn khỏe mà! Những điều tỷ dạy đệ đã nói hết rồi, không phải tỷ đã nói qua hôm nay chúng ta tự do rồi ư? Sao lại thành thế này, tỷ không cần Tiểu Phúc Tử nữa sao?
Cổ họng của ta nghẹn ứ.
Khoản Đông kiệt quệ nằm bò trên đất, hai mắt nhìn lên, trên gương mặt máu me loang lổ là nụ cười thỏa mãn. Những vết thương đỏ thẫm trên người như gai góc mọc ra từ cơ thể. Cô ấy lấy bản thân làm dinh dưỡng, nuôi ra một khóm gai trí mạng.
Ta gọi tiểu thái giám, dặn hắn đi gọi Trương Văn Cảnh đang chờ ở phụ điện đến.
Trương Văn Cảnh đã xin nghỉ ở Thái y viện để trực sẵn ở đây.
Kế hoạch vốn là chờ diễn kịch xong, hoàng đế bỏ đi là có thể kịp thời trị thương cho Khoản Đông. Thôi Hoàn ra tay có chừng mực, vết thương trên người Khoản Đông nhìn thì đáng sợ chứ không trí mạng, chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian sẽ lành lại hoàn toàn.
Ta chỉ không ngờ thù hận của Khoản Đông lớn đến vậy, có phải cắn đứt lưỡi mình cũng phải kéo ngã Hồng Hỉ và hoàng hậu.
Giác Tuệ rối rắm đứng yên trong góc. Trong mắt thầy chứa xót thương, có hả hê cũng có hổ thẹn.
Ta đến gần Giác Tuệ, chắp tay vái chào:
- Đa tạ đại sư giúp đỡ.
Giác Tuệ nghiêng người:
- Nương nương nặng lời, tiểu tăng chưa bỏ được lục căn, lần này đến theo lời mời của Dũng Nghị hầu cũng vì tư dục.
Ít ai biết, trước khi xuất gia, Giác Tuệ đại sư của chùa Vân có một muội muội.
Lúc còn bé gia đình gặp nạn, cha mẹ qua đời. Hai huynh muội sống nương tựa vào nhau, chạy nạn từ Vũ Châu đến kinh thành. Cuộc sống ở kinh thành quá khó khăn, hai đứa trẻ bơ vơ không thể sống nổi nên hai người đành lưu luyến chia tay, với lời hứa mai sau gặp lại.
Ca ca Đông Vân vào chùa Vân làm hòa thượng, muội muội Đông Tuyết vào cung làm cung nữ.
Sau đó, Đông Tuyết vì xinh đẹp mà lọt vào mắt Hồng Hỉ, bị ép nạp vào phòng, không bao lâu sau bị tra tấn đến chết.
Lúc chết chỉ còn da bọc xương, nằm trên đống củi lẩm bẩm kêu khát.
Khoản Đông rót cho một chén nước, cô ấy lại không uống.
Về sau mới biết, lúc đó cô ấy đang gọi ca ca.
Trong viện của Hồng Hỉ có một vườn hoa nhỏ, trong vườn có cây mẫu đơn nở rộ.
Đông Tuyết và vài cô gái số khổ khác đang nằm dưới cây mẫu đơn đó.
Ta không biết phải nói gì.
Trăng lạnh treo cao ngoài cửa sổ, soi sáng đêm thâu.
Không biết vầng trăng này đã chứng kiến bao nhiêu sinh mạng lặng lẽ rời khỏi nhân thế.