Chương : 29
William biết là mình đã già đi nhiều khi Kate nói đùa với ông về chuyện tóc bạc, những sợi tóc trước đây còn đếm được nhưng đến bây giờ thì chịu, và nhất là khi Richard bắt đầu đưa bạn gái về nhà. William vẫn thường khen Richard là khéo chọn bạn gái, những cô mà ông gọi là "phu nhân trẻ" vì tất cả những cô đó đều có vẻ hao hao như Kate, loại người ông cho là càng bước vào tuổi trung niên càng đẹp. Những cô con gái của ông, Virginia và Lucy, bây giờ cũng đã trở thành những thiếu phụ và mang những hình ảnh như của mẹ khiến ông cảm thấy rất hạnh phúc. Virginia đã gần như một nghệ sĩ. Mọi nơi trên tường, trong bếp và phòng ngủ của mấy anh em, đều có tranh của cô. Richard chế cô và bảo đó là những tác phẩm của thiên tài. Virginia trả thù chế lại bằng những lời bình luận ác hơn khi Richard bắt đầu học đàn xe-lô. Lukcy thì quý cả hai anh chị, cô không có thành kiến gì với ai hết, coi Virginia như một Picasso mới và Richard, một Casals mới . William thì chỉ lo không biết đến khi mình không còn đó để kiểm soát cuộc sống của con nữa thì tương lai ba đứa sẽ ra sao.
Trong con mắt của Kate thì cả ba đứa đều lớn lên đâu ra đấy. Richard, bây giờ đang học trường St.Paul, kéo đàn xe-lô đã khá nên được chọn vào chơi trong buổi hòa nhạc ở trường, còn Virginia thì vẽ giỏi đến mức đã có tranh được treo ở phòng ngoài nhà. Tuy vậy cả nhà ai cũng thấy Lucy sẽ trở thành hoa khôi của gia đình này. Mới mười một tuổi, cô đã bắt đầu nhận được thư tình của những cậu con trai xưa nay chỉ quan tâm đến dã cầu.
Năm 1951, Richard được nhận vào học trường Harvard. Tuy anh không giành được học bổng về chuyên toán, nhưng Kate đã cho William thấy ngay là con ông đã từng chơi dã cầu và kéo đàn xe-lô ở trường St. Paul, hai thứ thành tích mà William trước kia không bao giờ có được. William thầm tự hào về thành tích của con, nhưng cũng lẩm bẩm nói lại với Kate rằng ông chẳng thấy có nhà ngân hàng nào biết chơi dã cầu hay kéo đàn xe-lô.
Công việc ngân hàng đang đi vào thời kỳ mở rộng vì người Mỹ bắt đầu tin rằng lần này thi có hòa bình lâu dài. William hết sức bận rộn với công việc. Trong một thời gian không lâu, ông không còn cảm thấy mối đe dọa của Abel Rosnovski và những vấn đề liên quan nữa. ông hầu như đã quên đi.
Những báo cáo ba tháng của Thaddeus Cohen tiếp tục gửi đến cho thấy Rosnovski dứt khoát không từ bỏ con đường ông ta đã chọn. Thông qua một thành phần thứ ba, ông ta đã tỏ ý cho mọi cổ đông, trừ William, biết rằng ông chú ý đến chứng khoán Lester. William ngại rằng cứ như thế này sẽ có lúc dẫn đến có sự đụng chạm trực tiếp giữa ông và người Ba Lan kia.
Ông bắt đầu cảm thấy đã sắp đến lúc ông phải thông báo cho ban giám đốc ngân hàng Lester biết về những hành động của Rosnovski, và nếu ngân hàng bị kiềm chế thật sự thì có lẽ ông sẽ xin từ chức, và điều đó sẽ có nghĩa là Abel Rosnovski đã hoàn toàn thắng lợi, và William thì trước nay không hề có khi nào ngờ được như vậy. ông quyết định nếu cần phải đấu thì ông sẽ đấu chứ không chịu. Nếu như một trong hai người phải chịu thua thì ông sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng người thua ấy không phải là William Kane.
Nhưng vấn đề làm như thế nào về chương trình đầu tư của Abel Rosnovski thì cuối cùng đã tuột ra khỏi bàn tay William.
Đầu năm 1951, ngân hàng được mời ra đại diện cho một trong những công ty hàng không mới của Mỹ, gọi là Hàng không liên Mỹ. Cơ quan hàng không liên bang cho công ty này được quyền bay giữa hai bờ biển từ Đông sang Tây. Công ty đó đề nghị với ngân hàng Lester cấp vốn cho 30 triệu đô la, tức là khoản tiền cần thiết do chính phủ quy định.
Wilham nghiên cứu kỹ thấy công ty hàng không này và toàn bộ kế hoạch của họ là rất đáng ủng hộ.
Ông tập trung thì giờ vào việc kêu gọi dư luận đóng góp để có được số tiền 30 triệu đô la. Ngân hàng, với tư cách người đỡ đầu cho chương trình này, bỏ cả vốn liếng của mình vào đó. Đối với William, đây là chuyện lớn nhất kể từ khi ông về Lester, và khi đưa ra thị trường để kêu gọi 30 triệu đô la, ông biết rằng đây là chuyện uy tín cá nhân của mình sẽ còn hay mất.
Tháng bảy, khi những chi tiết của việc đóng góp được công bố, chỉ trong vài ngày người ta đã mua chứng khoán rất nhiều. Wilham được các giới ca ngợi về cách ông đã giải quyết thành công chương trình ấy. ông cũng rất sung sướng về kết quả ấy, cho đến một hôm đọc báo cáo của Thaddeus Cohen thì được biết rằng mười phần trăm chứng khoán của công ty hàng không này đã do một trong những công ty giả danh của Abel Rosnovski mua rồi.
William biết là đã đến lúc phải cho Ted Leach và Tony Simmons được biết về điều mà ông vẫn lo sợ từ trước đến nay. ông mời Tony về New York và kể lại cho hai phó chủ tịch về câu chuyện ly kỳ của Abel Rosnovski và Henry Osborne.
- Tại sao trước đây ông không cho chúng tôi biết? - phản ứng đầu tiên của Tony Simmons là như vậy.
- Hồi ở Kane và Cabot, tôi đã giao dịch với hàng trăm công ty cỡ như công ty Richmond, và lúc đó tôi đâu có ngờ là họ cố tình trả thù như vậy. Chỉ đến khi Rosnovski mua mười phần trăm vốn của công ty hàng không liên Mỹ, thì tôi mới tin chắc là ông ta vẫn theo đuổi ý đồ ấy mà thôi.
- Tôi thì lại cho rằng rất có thể ông cường điệu quá chăng, - Tel Leach nói. - CÓ một điều tôi chắc chắn là không nên thông báo chuyện này cho toàn bộ ban giám đốc được biết. Vì nếu không chỉ được vài ngày sau khi công ty ra đời sẽ có ngay chuyện hoảng loạn và người ta đem bán hết chứng khoán.
- Điều đó là chắc chắn, - Tony Simmons nói.- Vậy sao ông không đi gặp cái lão Rosnovski ấy mà nói thẳng ra với ông ta đi?
- Đó chính là điều ông ta muốn tôi làm, - William đáp - Và ông ta sẽ tin chắc là ngân hàng chúng ta đang bị bao vây.
- Nếu như ông tìm cách giải thích cho ông ta biết là trước đây ông đã tìm mọi cách thuyết phục ngân hàng ủng hộ công ty Richmond nhưng họ không nghe, thì như thế có thể thái độ ông ta sẽ thay đổi được chăng?
- Tôi tin rằng sẽ chẳng ăn thua gì.
- Vậy ông bảo ngân hàng phải làm thế nào? - Ted Leach hỏi. - Chắc chắn là chúng ta không thể ngăn nổi Rosnovski mua chứng khoán Lester nếu ông ta tìm được người muốn bán. Nếu chúng ta tự mua chứng khoán của mình thì cũng vẫn không ngăn ông ta được, trái lại càng rơi vào bẫy của ông ta vì sẽ đẩy giá lên và càng làm tăng giá cổ phiếu của ông ta, như thế thì vị trí tài chính của chúng ta sẽ bị nguy ngay.
- Tôi nghĩ có lẽ ông ta sẽ khoái mà nhìn thấy chúng ta chết dở với chuyện đó. Chúng ta đang ở cái thế được Harry Truman trông cậy, mà bây giờ sắp đến ngày bầu cử rồi, nếu có chuyện bê bối gì về ngân hàng thì hẳn là đảng Dân chủ sẽ tha hồ mà thích.
- Tôi nghĩ chả làm thế nào được. - William nói. - Tuy nhiên tôi cũng cần nói để các vị biết là Rosnovski sẽ có thể như thế nào trong trường hợp ông ta lại chơi chúng ta một cú bất ngờ nữa.
- Tôi đoán là vẫn còn có cơ hội may mắn cho chúng ta, - Tony Simmons nói. - Cả chuyện này thực ra có tội gì đâu và ông ta chỉ tỏ rõ khâm phục cái tài đầu tư của ông thôi.
- Sao ông có thể nói thế được, Tony, khi ông biết là trong chuyện này có ông bố dượng của tôi dính líu vào đó? Dễ ông tưởng Rosnovski dùng Henry Osbome để ủng hộ sự nghiệp của tôi sao? Như thế thì ông rõ ràng là không hiểu được Rosnovski. Tôi đã quan sát ông ta làm ăn cho đến nay đã hơn hai chục năm rồi. Ông ta không quen chịu thua đâu. Ông ta sẽ cứ ném con súc sắc cho đến khi nào được thì thôi. Giá như ông ta là một thành viên của gia đình thì...
- Ông đừng có bi tâm thần thế, William. Tôi cho rằng. . .
- Ông bảo tôi đừng bị tâm thần ư, Tony? ông hãy nhớ những điều khoản của công ty chúng ta giao quyền cho bất cứ ai nắm được tám phần trăm chứng khoán của ngân hàng đấy, một điều khoản mà chính tôi trước kia đã đưa vào để đề phòng bị gạt ra. Hiện nay ông ta chiếm sáu phần trăm rồi, và nếu như điều đó không phải là triển vọng khá nguy hiểm cho tương lai, thì ông cũng cần nhớ rằng chỉ trong một đêm là Rosnovski có thể giết chết công ty hàng không Liên Mỹ nếu ông ta quẳng toàn bộ chứng khoán ra thị trường.
- Nhưng như thế ông ta chẳng được gì, - Ted Leach nói. - Trái lại, chỉ mất rất nhiều tiền mà thôi.
- Ông chưa hiểu được đầu óc Abel Rosnovski như thế nào đâu, - William nói. - ông ta có cái liều lĩnh của một con sư tử, thua thiệt đối với ông ta chả có nghĩa gì. Tôi đã nhanh chóng hiểu ngay rằng ông ta chỉ muốn ăn thua với tôi. Nếu rút chứng khoán trong công ty Liên Mỹ thì cố nhiên ông ta mất tiền, nhưng ông ta vẫn còn cả một loạt những khách sạn gỡ lại. Ông biết không, hiện nay ông ta có đến hai chục khách sạn, và ông ta biết rằng nếu công ty Liên Mỹ sập tiệm thì chúng ta cũng sẽ bị đánh ngã ngửa liền. Là những nhà ngân hàng, cái mạng của chúng ta tùy thuộc nhiều vào lòng tin của công chúng, mà lòng tin ấy thì luôn thay đổi. Bây giờ, cái lòng tin ấy có thể bị Abel Rosnovski làm cho tan tác bất cứ lúc nào ông ta thấy cần.
- Hãy bình tĩnh lại đi, Wilham, - Tony Simmons nói. - Chưa đến nỗi như vậy đâu. Bây giờ chúng ta đã biết Rosnovski định làm gì, chúng ta có thể theo dõi sát được. Chúng ta có thể đối phó lại được với những thủ đoạn của ông ta nếu cần. Điều đầu tiên chúng ta nắm chắc là không ai được bán chứng khoán của mình ở Lester trước khi thăm dò ông đã. Ngân hàng sẽ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương của ông. Riêng tôi vẫn nghĩ rằng ông nên nói chuyện trực tiếp với Rosnovski và hai người cứ nói thẳng vẫn nhau. Như vậy ít ra chúng ta cũng thể hiểu được ý đồ thật sự của ông ta là thế nào, và chúng ta có thể tự chuẩn bị cho mình một cách thích hợp.
- Ý kiến của ông cũng là như vậy chứ, Ted?
- Vâng, đúng thế. Tôi đồng ý với Tony. Tôi nghĩ ông nên liên hệ trực tiếp với ông ta. Cũng chỉ là vì lợi ích cao nhất của ngân hàng nếu chúng ta hiểu được những ý đồ thực sự của ông ta là tốt hay không tốt.
William ngồi im lặng một lát.
- Nếu hai ông đều thấy như vậy thì để tôi thử xem,- ông nói. - Tôi cũng phải nói thêm là tôi không đồng ý với các ông, nhưng có thể do cá nhân mình dính líu đến chuyện này nên xét đoán không được vô tư chăng. Các ông hãy cho tôi vài ngày để nghĩ xem gặp ông ta như thế nào là tốt nhất, và kết quả ra sao sẽ nói lại để các ông biết.
Sau khi hai ông phó chủ tịch bước ra rồi, William ngồi lại một mình, suy nghĩ về hành động mà ông đã đồng ý tiến hành, và trong bụng tin chắc là sẽ ít có hy vọng thành công với Abel Rosnovski chừng nào Henry Osborne còn dính vào đó.
Bốn ngày sau, William ngồi một mình trong phòng làm việc và dặn lại những người dưới quyền là trong bất cứ trường hợp nào cũng không ai được vào làm ngắt quãng. ông biết rằng Abel Rosnovski cũng đang ngồi trong phòng làm việc của ông ta ở khách sạn Nam tước New York. Ông đã đặt sẵn một người đứng suốt buổi sáng ở khách sạn và chỉ có mỗi nhiệm vụ là khi nào thấy Rosnovski xuất hiện thì báo về. Người đứng chờ ấy đã điện thoại về. Anh ta báo Abel Rosnovski đã đến lúc tám giờ hai mươi bảy phút, đã lên thẳng chỗ làm việc của ông ta ở tầng bốn mươi hai và từ đó không thấy đi đâu nữa. Wilham nhấc điện thoại lên, bảo tổng đài gọi cho khách sạn Nam tước.
- Nam tước New York đây.
- Xin cho gặp ông Rosnovski, - William hơi cảm động nói với một cô thư ký.
- Xin cho gặp ông Rosnovski, - ông nhắc lại. Lần này giọng hơi cứng cỏi hơn một chút.
- Xin cho biết ai gọi? - cô thư ký hỏi lại.
- Tên tôi là William Kane.
Yên lặng một lúc, hay là Wilham cảm thấy lâu?
- Tôi không chắc ông ấy có nhà không, thưa ông Kane. Để tôi hỏi xem.
Lại yên lặng một lúc lâu.
- Ông Kane phải không ạ?
- Ông Rosnovski phải không ạ?
- Tôi làm gì cho ông được đây, ông Kane? - một giọng nói rất bình tĩnh và hơi cường điệu hỏi.
Mặc dầu William đã chuẩn bị rất kỹ những lời nói đầu tiên của mình, ông vẫn cảm thấy giọng nói của mình hơi có vẻ lo lắng.
- Tôi hơi lấy làm lo ngại về những cồ phần của ông trong ngân hàng Lester, ông Rosnovski, - ông nói. - Và do cái thế mạnh của ông đã có được ở một trong những công ty chúng tôi đại diện, nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta nên gặp nhau để thảo luận xem ông định như thế nào. Ngoài ra cũng có một chuyện riêng tôi muốn để ông biết.
Yên lặng một lúc lâu. Người ta đã cắt rồi chăng?
- Chẳng có gì đòi hỏi chúng ta phải gặp nhau cả, ông Kane. Tôi đã quá biết về ông rồi nên không cần phải nghe ông thanh minh những gì cho quá khứ. ông hãy cứ luôn luôn mở mắt ra xem, rồi ông sẽ thấy rõ những ý đồ của tôi là thế nào. Nó rất khác với những gì đã nói trong Kinh Thánh đấy, ông Kane ạ. Một ngày kia ông sẽ nhảy ra ngoài cửa sổ tầng mười bảy của một trong những khách sạn của tôi, vì ông sẽ rất khó khăn với những cổ phần của ông trong ngân hàng Lester. Tôi chỉ cần hai phần trăm nữa là có thể dùng đến Điều khoản số Bảy, và cả hai chúng ta đều biết điều khoản đó là gì, phải không? Rồi có lẽ lần đầu tiên ông sẽ thấy được là trước kia Davis Leroy nghĩ thế nào sau khi mất hàng tháng lo nghĩ về chuyện ngân hàng đối xử với mình. Bây giờ ông hãy cứ ngồi đó mà tự hỏi xem một khi tôi đã có tám phần trăm cổ phần rồi, tôi sẽ đối đãi với ông thế nào nhé.
Những lời của Abel Rosnovski khiến William rợn người, nhưng ông cố giữ bình tĩnh trong khi đấm tay lên mặt bàn.
- Tôi có thể hiểu được ông nghĩ thế nào, ông Rosnovski, nhưng tôi nghĩ có lẽ hai chúng ta nên gặp nhau nói rõ chuyện này thì hơn. Trong chuyện này có một vài chỗ mà tôi cho rằng ông chưa hiểu hết.
- Tỷ dụ như ông đánh lừa Henry Osborne về chuyện năm trăm ngàn đô la chứ gì, phải không ông Kane?
William bỗng chốc như cứng lưỡi ra không nói được anh muốn nổi khùng lên nhưng lại một lần nữa lại cố giữ bình tĩnh.
- Không, ông Rosnovski ạ. Điều tôi muốn nói với ông không liên quan gì đến ông Osbome. Đây là chuyện riêng và chỉ liên quan đến ông thôi. Tuy nhiên tôi cũng phải đảm bảo với ông rằng tôi chưa hề lừa dối Henry Osborne về một đồng xu nào hết.
- Đó không phải là ý kiến của Henry. Ông ta bảo ông chịu trách nhiệm về cái chết của chính mẹ ông để khỏi phải trả nợ gì ông ta cả. Sau khi ông đã đối xử với David Leroy như thế, tôi cho rằng có thể tin được điều Henry nói.
Chưa bao giờ William phải cố kiềm chế mình như bây giờ. Con người kia cho ông là người như thế nào mới được chứ. Ông lặng đi đến mấy giây mới nói lại được.
- Tôi đề nghị chúng ta có thể thanh toán chuyện hiểu lầm này bằng một cuộc gặp gỡ ở chỗ nào đó tùy ông chọn, một chỗ mà không ai nhận ra được chúng ta. Được không?
- Chỉ có một chỗ mà không ai nhận ra được ông thôi, ông Kane.
- Ở đâu thế? - William hỏi.
- Ở trên thiên đường ấy, - Abel đáp, rồi bỏ máy xuống.
Trong con mắt của Kate thì cả ba đứa đều lớn lên đâu ra đấy. Richard, bây giờ đang học trường St.Paul, kéo đàn xe-lô đã khá nên được chọn vào chơi trong buổi hòa nhạc ở trường, còn Virginia thì vẽ giỏi đến mức đã có tranh được treo ở phòng ngoài nhà. Tuy vậy cả nhà ai cũng thấy Lucy sẽ trở thành hoa khôi của gia đình này. Mới mười một tuổi, cô đã bắt đầu nhận được thư tình của những cậu con trai xưa nay chỉ quan tâm đến dã cầu.
Năm 1951, Richard được nhận vào học trường Harvard. Tuy anh không giành được học bổng về chuyên toán, nhưng Kate đã cho William thấy ngay là con ông đã từng chơi dã cầu và kéo đàn xe-lô ở trường St. Paul, hai thứ thành tích mà William trước kia không bao giờ có được. William thầm tự hào về thành tích của con, nhưng cũng lẩm bẩm nói lại với Kate rằng ông chẳng thấy có nhà ngân hàng nào biết chơi dã cầu hay kéo đàn xe-lô.
Công việc ngân hàng đang đi vào thời kỳ mở rộng vì người Mỹ bắt đầu tin rằng lần này thi có hòa bình lâu dài. William hết sức bận rộn với công việc. Trong một thời gian không lâu, ông không còn cảm thấy mối đe dọa của Abel Rosnovski và những vấn đề liên quan nữa. ông hầu như đã quên đi.
Những báo cáo ba tháng của Thaddeus Cohen tiếp tục gửi đến cho thấy Rosnovski dứt khoát không từ bỏ con đường ông ta đã chọn. Thông qua một thành phần thứ ba, ông ta đã tỏ ý cho mọi cổ đông, trừ William, biết rằng ông chú ý đến chứng khoán Lester. William ngại rằng cứ như thế này sẽ có lúc dẫn đến có sự đụng chạm trực tiếp giữa ông và người Ba Lan kia.
Ông bắt đầu cảm thấy đã sắp đến lúc ông phải thông báo cho ban giám đốc ngân hàng Lester biết về những hành động của Rosnovski, và nếu ngân hàng bị kiềm chế thật sự thì có lẽ ông sẽ xin từ chức, và điều đó sẽ có nghĩa là Abel Rosnovski đã hoàn toàn thắng lợi, và William thì trước nay không hề có khi nào ngờ được như vậy. ông quyết định nếu cần phải đấu thì ông sẽ đấu chứ không chịu. Nếu như một trong hai người phải chịu thua thì ông sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng người thua ấy không phải là William Kane.
Nhưng vấn đề làm như thế nào về chương trình đầu tư của Abel Rosnovski thì cuối cùng đã tuột ra khỏi bàn tay William.
Đầu năm 1951, ngân hàng được mời ra đại diện cho một trong những công ty hàng không mới của Mỹ, gọi là Hàng không liên Mỹ. Cơ quan hàng không liên bang cho công ty này được quyền bay giữa hai bờ biển từ Đông sang Tây. Công ty đó đề nghị với ngân hàng Lester cấp vốn cho 30 triệu đô la, tức là khoản tiền cần thiết do chính phủ quy định.
Wilham nghiên cứu kỹ thấy công ty hàng không này và toàn bộ kế hoạch của họ là rất đáng ủng hộ.
Ông tập trung thì giờ vào việc kêu gọi dư luận đóng góp để có được số tiền 30 triệu đô la. Ngân hàng, với tư cách người đỡ đầu cho chương trình này, bỏ cả vốn liếng của mình vào đó. Đối với William, đây là chuyện lớn nhất kể từ khi ông về Lester, và khi đưa ra thị trường để kêu gọi 30 triệu đô la, ông biết rằng đây là chuyện uy tín cá nhân của mình sẽ còn hay mất.
Tháng bảy, khi những chi tiết của việc đóng góp được công bố, chỉ trong vài ngày người ta đã mua chứng khoán rất nhiều. Wilham được các giới ca ngợi về cách ông đã giải quyết thành công chương trình ấy. ông cũng rất sung sướng về kết quả ấy, cho đến một hôm đọc báo cáo của Thaddeus Cohen thì được biết rằng mười phần trăm chứng khoán của công ty hàng không này đã do một trong những công ty giả danh của Abel Rosnovski mua rồi.
William biết là đã đến lúc phải cho Ted Leach và Tony Simmons được biết về điều mà ông vẫn lo sợ từ trước đến nay. ông mời Tony về New York và kể lại cho hai phó chủ tịch về câu chuyện ly kỳ của Abel Rosnovski và Henry Osborne.
- Tại sao trước đây ông không cho chúng tôi biết? - phản ứng đầu tiên của Tony Simmons là như vậy.
- Hồi ở Kane và Cabot, tôi đã giao dịch với hàng trăm công ty cỡ như công ty Richmond, và lúc đó tôi đâu có ngờ là họ cố tình trả thù như vậy. Chỉ đến khi Rosnovski mua mười phần trăm vốn của công ty hàng không liên Mỹ, thì tôi mới tin chắc là ông ta vẫn theo đuổi ý đồ ấy mà thôi.
- Tôi thì lại cho rằng rất có thể ông cường điệu quá chăng, - Tel Leach nói. - CÓ một điều tôi chắc chắn là không nên thông báo chuyện này cho toàn bộ ban giám đốc được biết. Vì nếu không chỉ được vài ngày sau khi công ty ra đời sẽ có ngay chuyện hoảng loạn và người ta đem bán hết chứng khoán.
- Điều đó là chắc chắn, - Tony Simmons nói.- Vậy sao ông không đi gặp cái lão Rosnovski ấy mà nói thẳng ra với ông ta đi?
- Đó chính là điều ông ta muốn tôi làm, - William đáp - Và ông ta sẽ tin chắc là ngân hàng chúng ta đang bị bao vây.
- Nếu như ông tìm cách giải thích cho ông ta biết là trước đây ông đã tìm mọi cách thuyết phục ngân hàng ủng hộ công ty Richmond nhưng họ không nghe, thì như thế có thể thái độ ông ta sẽ thay đổi được chăng?
- Tôi tin rằng sẽ chẳng ăn thua gì.
- Vậy ông bảo ngân hàng phải làm thế nào? - Ted Leach hỏi. - Chắc chắn là chúng ta không thể ngăn nổi Rosnovski mua chứng khoán Lester nếu ông ta tìm được người muốn bán. Nếu chúng ta tự mua chứng khoán của mình thì cũng vẫn không ngăn ông ta được, trái lại càng rơi vào bẫy của ông ta vì sẽ đẩy giá lên và càng làm tăng giá cổ phiếu của ông ta, như thế thì vị trí tài chính của chúng ta sẽ bị nguy ngay.
- Tôi nghĩ có lẽ ông ta sẽ khoái mà nhìn thấy chúng ta chết dở với chuyện đó. Chúng ta đang ở cái thế được Harry Truman trông cậy, mà bây giờ sắp đến ngày bầu cử rồi, nếu có chuyện bê bối gì về ngân hàng thì hẳn là đảng Dân chủ sẽ tha hồ mà thích.
- Tôi nghĩ chả làm thế nào được. - William nói. - Tuy nhiên tôi cũng cần nói để các vị biết là Rosnovski sẽ có thể như thế nào trong trường hợp ông ta lại chơi chúng ta một cú bất ngờ nữa.
- Tôi đoán là vẫn còn có cơ hội may mắn cho chúng ta, - Tony Simmons nói. - Cả chuyện này thực ra có tội gì đâu và ông ta chỉ tỏ rõ khâm phục cái tài đầu tư của ông thôi.
- Sao ông có thể nói thế được, Tony, khi ông biết là trong chuyện này có ông bố dượng của tôi dính líu vào đó? Dễ ông tưởng Rosnovski dùng Henry Osbome để ủng hộ sự nghiệp của tôi sao? Như thế thì ông rõ ràng là không hiểu được Rosnovski. Tôi đã quan sát ông ta làm ăn cho đến nay đã hơn hai chục năm rồi. Ông ta không quen chịu thua đâu. Ông ta sẽ cứ ném con súc sắc cho đến khi nào được thì thôi. Giá như ông ta là một thành viên của gia đình thì...
- Ông đừng có bi tâm thần thế, William. Tôi cho rằng. . .
- Ông bảo tôi đừng bị tâm thần ư, Tony? ông hãy nhớ những điều khoản của công ty chúng ta giao quyền cho bất cứ ai nắm được tám phần trăm chứng khoán của ngân hàng đấy, một điều khoản mà chính tôi trước kia đã đưa vào để đề phòng bị gạt ra. Hiện nay ông ta chiếm sáu phần trăm rồi, và nếu như điều đó không phải là triển vọng khá nguy hiểm cho tương lai, thì ông cũng cần nhớ rằng chỉ trong một đêm là Rosnovski có thể giết chết công ty hàng không Liên Mỹ nếu ông ta quẳng toàn bộ chứng khoán ra thị trường.
- Nhưng như thế ông ta chẳng được gì, - Ted Leach nói. - Trái lại, chỉ mất rất nhiều tiền mà thôi.
- Ông chưa hiểu được đầu óc Abel Rosnovski như thế nào đâu, - William nói. - ông ta có cái liều lĩnh của một con sư tử, thua thiệt đối với ông ta chả có nghĩa gì. Tôi đã nhanh chóng hiểu ngay rằng ông ta chỉ muốn ăn thua với tôi. Nếu rút chứng khoán trong công ty Liên Mỹ thì cố nhiên ông ta mất tiền, nhưng ông ta vẫn còn cả một loạt những khách sạn gỡ lại. Ông biết không, hiện nay ông ta có đến hai chục khách sạn, và ông ta biết rằng nếu công ty Liên Mỹ sập tiệm thì chúng ta cũng sẽ bị đánh ngã ngửa liền. Là những nhà ngân hàng, cái mạng của chúng ta tùy thuộc nhiều vào lòng tin của công chúng, mà lòng tin ấy thì luôn thay đổi. Bây giờ, cái lòng tin ấy có thể bị Abel Rosnovski làm cho tan tác bất cứ lúc nào ông ta thấy cần.
- Hãy bình tĩnh lại đi, Wilham, - Tony Simmons nói. - Chưa đến nỗi như vậy đâu. Bây giờ chúng ta đã biết Rosnovski định làm gì, chúng ta có thể theo dõi sát được. Chúng ta có thể đối phó lại được với những thủ đoạn của ông ta nếu cần. Điều đầu tiên chúng ta nắm chắc là không ai được bán chứng khoán của mình ở Lester trước khi thăm dò ông đã. Ngân hàng sẽ hoàn toàn ủng hộ các chủ trương của ông. Riêng tôi vẫn nghĩ rằng ông nên nói chuyện trực tiếp với Rosnovski và hai người cứ nói thẳng vẫn nhau. Như vậy ít ra chúng ta cũng thể hiểu được ý đồ thật sự của ông ta là thế nào, và chúng ta có thể tự chuẩn bị cho mình một cách thích hợp.
- Ý kiến của ông cũng là như vậy chứ, Ted?
- Vâng, đúng thế. Tôi đồng ý với Tony. Tôi nghĩ ông nên liên hệ trực tiếp với ông ta. Cũng chỉ là vì lợi ích cao nhất của ngân hàng nếu chúng ta hiểu được những ý đồ thực sự của ông ta là tốt hay không tốt.
William ngồi im lặng một lát.
- Nếu hai ông đều thấy như vậy thì để tôi thử xem,- ông nói. - Tôi cũng phải nói thêm là tôi không đồng ý với các ông, nhưng có thể do cá nhân mình dính líu đến chuyện này nên xét đoán không được vô tư chăng. Các ông hãy cho tôi vài ngày để nghĩ xem gặp ông ta như thế nào là tốt nhất, và kết quả ra sao sẽ nói lại để các ông biết.
Sau khi hai ông phó chủ tịch bước ra rồi, William ngồi lại một mình, suy nghĩ về hành động mà ông đã đồng ý tiến hành, và trong bụng tin chắc là sẽ ít có hy vọng thành công với Abel Rosnovski chừng nào Henry Osborne còn dính vào đó.
Bốn ngày sau, William ngồi một mình trong phòng làm việc và dặn lại những người dưới quyền là trong bất cứ trường hợp nào cũng không ai được vào làm ngắt quãng. ông biết rằng Abel Rosnovski cũng đang ngồi trong phòng làm việc của ông ta ở khách sạn Nam tước New York. Ông đã đặt sẵn một người đứng suốt buổi sáng ở khách sạn và chỉ có mỗi nhiệm vụ là khi nào thấy Rosnovski xuất hiện thì báo về. Người đứng chờ ấy đã điện thoại về. Anh ta báo Abel Rosnovski đã đến lúc tám giờ hai mươi bảy phút, đã lên thẳng chỗ làm việc của ông ta ở tầng bốn mươi hai và từ đó không thấy đi đâu nữa. Wilham nhấc điện thoại lên, bảo tổng đài gọi cho khách sạn Nam tước.
- Nam tước New York đây.
- Xin cho gặp ông Rosnovski, - William hơi cảm động nói với một cô thư ký.
- Xin cho gặp ông Rosnovski, - ông nhắc lại. Lần này giọng hơi cứng cỏi hơn một chút.
- Xin cho biết ai gọi? - cô thư ký hỏi lại.
- Tên tôi là William Kane.
Yên lặng một lúc, hay là Wilham cảm thấy lâu?
- Tôi không chắc ông ấy có nhà không, thưa ông Kane. Để tôi hỏi xem.
Lại yên lặng một lúc lâu.
- Ông Kane phải không ạ?
- Ông Rosnovski phải không ạ?
- Tôi làm gì cho ông được đây, ông Kane? - một giọng nói rất bình tĩnh và hơi cường điệu hỏi.
Mặc dầu William đã chuẩn bị rất kỹ những lời nói đầu tiên của mình, ông vẫn cảm thấy giọng nói của mình hơi có vẻ lo lắng.
- Tôi hơi lấy làm lo ngại về những cồ phần của ông trong ngân hàng Lester, ông Rosnovski, - ông nói. - Và do cái thế mạnh của ông đã có được ở một trong những công ty chúng tôi đại diện, nên tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc chúng ta nên gặp nhau để thảo luận xem ông định như thế nào. Ngoài ra cũng có một chuyện riêng tôi muốn để ông biết.
Yên lặng một lúc lâu. Người ta đã cắt rồi chăng?
- Chẳng có gì đòi hỏi chúng ta phải gặp nhau cả, ông Kane. Tôi đã quá biết về ông rồi nên không cần phải nghe ông thanh minh những gì cho quá khứ. ông hãy cứ luôn luôn mở mắt ra xem, rồi ông sẽ thấy rõ những ý đồ của tôi là thế nào. Nó rất khác với những gì đã nói trong Kinh Thánh đấy, ông Kane ạ. Một ngày kia ông sẽ nhảy ra ngoài cửa sổ tầng mười bảy của một trong những khách sạn của tôi, vì ông sẽ rất khó khăn với những cổ phần của ông trong ngân hàng Lester. Tôi chỉ cần hai phần trăm nữa là có thể dùng đến Điều khoản số Bảy, và cả hai chúng ta đều biết điều khoản đó là gì, phải không? Rồi có lẽ lần đầu tiên ông sẽ thấy được là trước kia Davis Leroy nghĩ thế nào sau khi mất hàng tháng lo nghĩ về chuyện ngân hàng đối xử với mình. Bây giờ ông hãy cứ ngồi đó mà tự hỏi xem một khi tôi đã có tám phần trăm cổ phần rồi, tôi sẽ đối đãi với ông thế nào nhé.
Những lời của Abel Rosnovski khiến William rợn người, nhưng ông cố giữ bình tĩnh trong khi đấm tay lên mặt bàn.
- Tôi có thể hiểu được ông nghĩ thế nào, ông Rosnovski, nhưng tôi nghĩ có lẽ hai chúng ta nên gặp nhau nói rõ chuyện này thì hơn. Trong chuyện này có một vài chỗ mà tôi cho rằng ông chưa hiểu hết.
- Tỷ dụ như ông đánh lừa Henry Osborne về chuyện năm trăm ngàn đô la chứ gì, phải không ông Kane?
William bỗng chốc như cứng lưỡi ra không nói được anh muốn nổi khùng lên nhưng lại một lần nữa lại cố giữ bình tĩnh.
- Không, ông Rosnovski ạ. Điều tôi muốn nói với ông không liên quan gì đến ông Osbome. Đây là chuyện riêng và chỉ liên quan đến ông thôi. Tuy nhiên tôi cũng phải đảm bảo với ông rằng tôi chưa hề lừa dối Henry Osborne về một đồng xu nào hết.
- Đó không phải là ý kiến của Henry. Ông ta bảo ông chịu trách nhiệm về cái chết của chính mẹ ông để khỏi phải trả nợ gì ông ta cả. Sau khi ông đã đối xử với David Leroy như thế, tôi cho rằng có thể tin được điều Henry nói.
Chưa bao giờ William phải cố kiềm chế mình như bây giờ. Con người kia cho ông là người như thế nào mới được chứ. Ông lặng đi đến mấy giây mới nói lại được.
- Tôi đề nghị chúng ta có thể thanh toán chuyện hiểu lầm này bằng một cuộc gặp gỡ ở chỗ nào đó tùy ông chọn, một chỗ mà không ai nhận ra được chúng ta. Được không?
- Chỉ có một chỗ mà không ai nhận ra được ông thôi, ông Kane.
- Ở đâu thế? - William hỏi.
- Ở trên thiên đường ấy, - Abel đáp, rồi bỏ máy xuống.