Chương 31: Mời cháu một ly nước nhé!
Phí Quốc Cơ dọn về lại căn nhà cũ ở Lam Châu cách đây hơn 2 tháng khi ông nhận dược thông tin cắt giảm nhân sự từ nhà máy mà mình đã gắn bó hơn 8 năm. Hơn nữa, Phí Quốc Cơ nhận trách nhiệm lo hương hỏa cho bố mẹ, không có chỗ khác để nương thân, số tiền dành dụm bao nhiêu lâu nay cũng không đủ mua nhà ở thành phố lớn, một con người mang chí lớn, tham vọng lớn như Phí Quốc Cơ đành chịu chôn chân ở cái chỗ nhỏ thó này.
Khác với sự sôi nổi ở Thành Đô hay Anh Châu, thậm chí là đặc khu Tô Hàn, Lam Châu không có quá nhiều cơ hội việc làm. Thế nên, một người không có bằng cấp như Phí Quốc Cơ lại từng bị sa thải rất khó khăn để có thể tìm được một chỗ để lo toan đồng ra đồng vào.
May mắn thay, Phí Quốc Cơ vẫn còn hưởng được cái danh của bố mẹ mình, một cặp vợ chồng mẫu mực luôn thích giúp đỡ người khác. Họ còn là những người có đóng góp nhiều cho sự phát triển của thị trấn trung tâm Lam Châu từ những ngày thị trấn còn là một địa khu sơ khai. Mỗi năm gia đình họ Phí còn góp công góp sức trong lễ thắp đèn của những người trưởng thành trong trấn. Do đó, ai cũng dành sự yêu mến và trân trọng với gia đình họ Phí.
Thế nên, chính Phí Quốc cũng nhận được sự ưu ái này. Ngày về lại quê nhà Lam Châu, trưởng trấn đồng thuận bảo lãnh nên không khai báo với cảnh sát. Lúc biết Phí Quốc Cơ chưa thể tìm được việc làm, trưởng trấn còn cật lực giới thiệu anh tham gia một chân phục vụ sửa chữa cơ sở và dịch vụ công ích của thành phố.
Mấy năm lăn lộn, làm đủ thứ nghề, việc lớn việc nhỏ đến cuối cùng mới có một nhà máy sản xuất thiết bị y tế nhận vào, nên chuyện sửa điện, nối dây, bảo trì các thiết bị ở những cơ sơ công của thành phố hay các vấn đề lặt vặt cơ bản không làm khó được Phí Quốc Cơ. Chỉ là làm dịch vụ công ích, tiền kiếm được khá ít ỏi. Nhưng với mức sống ở đây, số tiền này cũng đã đủ để qua ngày.
Hơn nữa, mọi người trong trấn đánh giá Phí Quốc Cơ làm việc rất tốt. Gần đây, hắn nhận thêm việc ở trường Tinh Nhuệ về việc bảo trì các thiết bị trong phòng học. Mặt khác, Tinh Nhuệ đang tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng nên Phí Quốc Cơ cũng dành nhiều thường xuyên tới đây.
Bề ngoài của Phí Quốc Cơ mang vẻ phong sương bụi phủ, râu bao quanh mép, mái tóc muối hoa tiêu dài được Phí Quốc Cơ cột lại goin gàng mới khiến hắn không trông giống kẻ vô gia cư nhưng lại làm hắn lộ ra đôi mắt sắc lạnh, vẻ ngoài góc cạnh và khó gần.
Những năm bôn ba làm việc, sự tàn phá của thời gian và gánh nặng cơm áo in hằn lên dáng vẻ, ánh mắt và khuôn mặt của Phí Quốc Cơ. Hơn nữa, vết sẹo cắt kéo dài từ trán qua phần đuôi mắt khiến Phí Quốc Cơ khoác lên sự đáng sợ trong mắt các học sinh trường Tinh Nhuệ.
Từ lúc Phí Quốc Cơ nhận việc, thường xuyên lui tới, ngoài sự xa lánh của các học sinh thì lời xì xầm bàn tán sau lưng ông cũng nhiều vô kể. Thậm chí có một giai thoại bất hảo của Phí Quốc Cơ được các học sinh liên tục truyền tai nhau, hoang đường cỡ nào cũng có.
Thành ra, mỗi lần ông xuất hiện thì lại y như rằng mũi giáo dư luận cũng lập tức chĩa về ông. May mắn làm quen được bạn nhỏ Lưu Tỉnh. Người hay giúp ông làm mấy việc vặt không hề kể công.
Hôm nay lúc Phí Quốc Cơ loay hoay kiểm tra đường điện trên cao, ông vô tình để rơi bộ đồ nghề khiến tiếng dụng cụ đổ ầm xuống nghe đinh hết cả tai.
"Chú Phí! Cháu giúp chú." Giọng nói thanh lãnh của Lưu Tỉnh reo bên tai, chạy nhanh đến đỡ thùng đồ nghề giúp Phí Quốc Cơ. .
"Tỉnh Tỉnh! Hôm nay cháu không phải đến viện dưỡng lão sao? Giờ này còn ở đây làm gì?"
"Hôm nay cháu có lớp học thêm nên không đến viện được. Cháu tính đi về thì thấy chú lọ mọ ở đây."
"Mấy bữa nay, mắt chú không tốt lắm, có cần cháu giúp không?"
"Việc này hơi nặng, cháu có ngại không?"
"Không ạ!"
"Vậy giúp chú giữ thùng đồ nghề nhé!" Phí Quốc Cơ mỉm cười, tiện tay xoa đầu Lưu Tỉnh, cả hai thân mật giống như những người bạn đã quen rất lâu.
Lưu Tỉnh vui vẻ cầm hộp đồ nghề phụ giúp Phí Quốc Cơ, còn rất nhanh chưa đưa một chân đặt lên bậc đầu tiên của thang cao đảm bảo người phía trên không bị mất thăng bằng. Trong lúc quay xuống để đổi dụng cụ, Phí Quốc Cơ tình cờ nhìn thấy nụ cười trong veo của Lưu Tỉnh vẫn luôn chân thành hướng về mình, trái tim đột nhiên được khơi dậy rất nhiều sự ấm áp.
Cô bé rất ngoan ngoãn, rất thích giúp đỡ người khác, lần đầu Phí Quốc Cơ gặp Lưu Tỉnh là khi Lưu Tỉnh đang làm thêm tại viện dưỡng lão. Chính sự đáng yêu và cởi mở của Lưu Tỉnh, những câu hỏi ngây thơ của con bé, những lần cả hai ngồi ở sân sau viện dưỡng lão chăm cho bầy mèo hoang, tất cả khiến bộ giáp phòng vệ của ông, những vết chai trong tim ông cứ dần dần mềm ra.
Rất nhiều lần, Phí Quốc Cơ thầm nghĩ, nếu 15 năm trước, tai nạn không xảy đến, con gái của mình chắc có lẽ cũng dễ thương, cũng ngoan ngoãn như Lưu Tỉnh, cũng sẽ đón ông bằng nụ cười mang theo tia ấm xoa dịu mọi chai sạn và tủi hờn trong cuộc đời ông.
Đã lâu lắm rồi, từ lúc gặp lại Lưu Tỉnh, Phí Quốc Cơ mới cảm nhận rõ rệt vị ngọt của nụ cười mà một người đơn thuần dành cho mình. Đó không phải là những tiếng cười cợt chói tai, những lần nhoẻn miệng xã giao để bắt ông phải thực hiện điều gì đó. Đó đơn giản là nụ cười của con người ôm ấp con tim.
Nhờ có sự ngọt ngào của Lưu Tỉnh, Phí Quốc Cơ mới cảm thấy mỗi bước chân của mình trong Tinh Nhuệ không còn đơn độc, những ánh mắt dò xét ném về mình cũng không còn gai góc.
"Tỉnh Tỉnh, mời cháu một ly nước nhé!"
"Cháu muốn uống nước cam."
Sau khi kiểm tra xong phòng đường dây điện ở khu vực đang bảo trì, Phí Quốc Cơ cùng Lưu Tỉnh đi đến chỗ máy bán nước nằm ở bên hông sân bóng rổ của trường. Phí Quốc Cơ rất vui vẻ đưa cho Lưu Tỉnh chai nước cam rồi cùng nhau ngồi xuống. Hôm đó, Phí Quốc Cơ nhớ mình đã cười rất tươi. Ông rất ít khi cười, chỉ có lúc này mới cảm thấy nụ cười giãn ra thoải mái như vậy.
"Tỉnh Tỉnh, cháu không sợ chú sao?"
"Tại sao cháu cần phải sợ ạ?"
"Ngoại hình của chú?"
"Mọi người đều nói chú giống một kẻ xấu."
"Cháu không biết mọi người có thường nhìn vẻ ngoài để nói về người đó xấu hay tốt, nhưng cháu thường thì cháu không như thế, cháu thích quan sát hơn. Xấu hay tốt, mình cảm nhận được mà."
"Chú là người tốt."
"Con bé này!" Phí Quốc Cơ phì cười, một bàn tay co lại, thúc nhẹ vai của Lưu Tỉnh rồi trông cả hai phá lên cười.
"Nếu lỡ một ngày, cháu phát hiện chú không hề là một người tốt thì sao?"
Với một đứa trẻ bình thường, khi nghe câu hỏi này sẽ lập tức che chắn bản thân rất kỹ càng, thậm chí sẽ cầm giày chạy mất, nhưng Lưu Tỉnh từng tiếp xúc với rất nhiều những ông bà lớn tuổi, được trò chuyện với họ, lắng nghe những tâm tư và suy nghĩ trong cuộc đời họ, cũng hiểu bản thân họ khát khao thế nào khi nhìn thấy tia sáng của sự quan tâm chạm đến đời mình.
Thế nên, khi lắng nghe câu hỏi này, Lưu Tỉnh chỉ mất vài giây ngạc nhiên nhưng nhanh chóng lấy lại sự tinh nghịch của mình, nhìn vào đôi mắt nâu trầm đã mờ đi vẻ tinh anh vì tuổi tác của Phí Quốc Cơ.
"Thì cháu sẽ nghỉ chơi chú!"
"Mẹ cháu từng nói một người nếu bất chợt thay đổi khác xa với những gì mình biết về họ, ắt hẳn bản thân đã trải qua rất nhiều khó khăn, cũng rất nhiều tranh đấu mới phải đưa ra một lựa chọn để làm tổn thương người xung quanh."
"Chú à! Cháu sẽ không bao giờ thay đổi ấn tượng ban đầu về chú, bây giờ cũng vậy, sau này cũng vậy. Lỡ một ngày nào đó, chú đột ngột thay đổi, cháu tin chú có lý do."
"Lát nữa có cần chú chở cháu đến viện dưỡng lão không?"
"Không cần đâu ạ! Cháu muốn đi bộ."
Lưu Tỉnh rất ngại phải nhờ vả, dù thân thiết nhưng rõ ràng là không cùng đường, Lưu Tỉnh không muốn Phí Quốc Cơ phải quá bận tâm. Hơn nữa, mắt của Phí Quốc Cơ gần đây trở đau, tầm nhìn cũng bị ảnh hưởng. Cô bé nghĩ sự có mặt của mình sẽ càng làm Phí Quốc Cơ tập trung cao độ, ảnh hưởng đến thị lực nhiều hơn.
Cũng trong cuộc trò chuyện hôm đó, Lưu Tỉnh khoe với Phí Quốc Cơ rằng mình được giới thiệu một công việc chăm sóc thời vụ cho một cụ bà ở ngoài thị trấn. Cô sẽ bắt tàu rời thị trấn và trở lại với chuyến tàu cuối cùng mỗi ngày.
"Tại sao cháu phải đi xa đến vậy?"
"Cháu muốn mua cho mẹ cháu quà sinh nhật, tháng sau là sinh nhật mẹ cháu đấy. Hơn nữa, cháu cũng muốn kiếm chút tiền để dành." Cô bé cười xòa.
Lưu Tỉnh luôn là một cô bé rất hiểu chuyện. Cô bé hiểu chuyện đến mức mẹ cô bé đã rất đau lòng vì sự trưởng thành quá nhanh đôi lúc khiến cô bé phải đánh mất rất nhiều niềm vui thanh thuần, cảm xúc ngô nghê mà đáng lý tuổi của cô bé nên được có.
Phí Quốc Cơ cũng cảm thấy đau lòng.
Ba ngày sau, Phí Quốc Cơ nghe tin, Lưu Tỉnh qua đời. Khi bà Ôn tổ chức đám tang, Phí Quốc Cơ cũng có đến viếng, còn rất thận trọng cúi người bái lễ bà Ôn.
Khác với sự sôi nổi ở Thành Đô hay Anh Châu, thậm chí là đặc khu Tô Hàn, Lam Châu không có quá nhiều cơ hội việc làm. Thế nên, một người không có bằng cấp như Phí Quốc Cơ lại từng bị sa thải rất khó khăn để có thể tìm được một chỗ để lo toan đồng ra đồng vào.
May mắn thay, Phí Quốc Cơ vẫn còn hưởng được cái danh của bố mẹ mình, một cặp vợ chồng mẫu mực luôn thích giúp đỡ người khác. Họ còn là những người có đóng góp nhiều cho sự phát triển của thị trấn trung tâm Lam Châu từ những ngày thị trấn còn là một địa khu sơ khai. Mỗi năm gia đình họ Phí còn góp công góp sức trong lễ thắp đèn của những người trưởng thành trong trấn. Do đó, ai cũng dành sự yêu mến và trân trọng với gia đình họ Phí.
Thế nên, chính Phí Quốc cũng nhận được sự ưu ái này. Ngày về lại quê nhà Lam Châu, trưởng trấn đồng thuận bảo lãnh nên không khai báo với cảnh sát. Lúc biết Phí Quốc Cơ chưa thể tìm được việc làm, trưởng trấn còn cật lực giới thiệu anh tham gia một chân phục vụ sửa chữa cơ sở và dịch vụ công ích của thành phố.
Mấy năm lăn lộn, làm đủ thứ nghề, việc lớn việc nhỏ đến cuối cùng mới có một nhà máy sản xuất thiết bị y tế nhận vào, nên chuyện sửa điện, nối dây, bảo trì các thiết bị ở những cơ sơ công của thành phố hay các vấn đề lặt vặt cơ bản không làm khó được Phí Quốc Cơ. Chỉ là làm dịch vụ công ích, tiền kiếm được khá ít ỏi. Nhưng với mức sống ở đây, số tiền này cũng đã đủ để qua ngày.
Hơn nữa, mọi người trong trấn đánh giá Phí Quốc Cơ làm việc rất tốt. Gần đây, hắn nhận thêm việc ở trường Tinh Nhuệ về việc bảo trì các thiết bị trong phòng học. Mặt khác, Tinh Nhuệ đang tiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng nên Phí Quốc Cơ cũng dành nhiều thường xuyên tới đây.
Bề ngoài của Phí Quốc Cơ mang vẻ phong sương bụi phủ, râu bao quanh mép, mái tóc muối hoa tiêu dài được Phí Quốc Cơ cột lại goin gàng mới khiến hắn không trông giống kẻ vô gia cư nhưng lại làm hắn lộ ra đôi mắt sắc lạnh, vẻ ngoài góc cạnh và khó gần.
Những năm bôn ba làm việc, sự tàn phá của thời gian và gánh nặng cơm áo in hằn lên dáng vẻ, ánh mắt và khuôn mặt của Phí Quốc Cơ. Hơn nữa, vết sẹo cắt kéo dài từ trán qua phần đuôi mắt khiến Phí Quốc Cơ khoác lên sự đáng sợ trong mắt các học sinh trường Tinh Nhuệ.
Từ lúc Phí Quốc Cơ nhận việc, thường xuyên lui tới, ngoài sự xa lánh của các học sinh thì lời xì xầm bàn tán sau lưng ông cũng nhiều vô kể. Thậm chí có một giai thoại bất hảo của Phí Quốc Cơ được các học sinh liên tục truyền tai nhau, hoang đường cỡ nào cũng có.
Thành ra, mỗi lần ông xuất hiện thì lại y như rằng mũi giáo dư luận cũng lập tức chĩa về ông. May mắn làm quen được bạn nhỏ Lưu Tỉnh. Người hay giúp ông làm mấy việc vặt không hề kể công.
Hôm nay lúc Phí Quốc Cơ loay hoay kiểm tra đường điện trên cao, ông vô tình để rơi bộ đồ nghề khiến tiếng dụng cụ đổ ầm xuống nghe đinh hết cả tai.
"Chú Phí! Cháu giúp chú." Giọng nói thanh lãnh của Lưu Tỉnh reo bên tai, chạy nhanh đến đỡ thùng đồ nghề giúp Phí Quốc Cơ. .
"Tỉnh Tỉnh! Hôm nay cháu không phải đến viện dưỡng lão sao? Giờ này còn ở đây làm gì?"
"Hôm nay cháu có lớp học thêm nên không đến viện được. Cháu tính đi về thì thấy chú lọ mọ ở đây."
"Mấy bữa nay, mắt chú không tốt lắm, có cần cháu giúp không?"
"Việc này hơi nặng, cháu có ngại không?"
"Không ạ!"
"Vậy giúp chú giữ thùng đồ nghề nhé!" Phí Quốc Cơ mỉm cười, tiện tay xoa đầu Lưu Tỉnh, cả hai thân mật giống như những người bạn đã quen rất lâu.
Lưu Tỉnh vui vẻ cầm hộp đồ nghề phụ giúp Phí Quốc Cơ, còn rất nhanh chưa đưa một chân đặt lên bậc đầu tiên của thang cao đảm bảo người phía trên không bị mất thăng bằng. Trong lúc quay xuống để đổi dụng cụ, Phí Quốc Cơ tình cờ nhìn thấy nụ cười trong veo của Lưu Tỉnh vẫn luôn chân thành hướng về mình, trái tim đột nhiên được khơi dậy rất nhiều sự ấm áp.
Cô bé rất ngoan ngoãn, rất thích giúp đỡ người khác, lần đầu Phí Quốc Cơ gặp Lưu Tỉnh là khi Lưu Tỉnh đang làm thêm tại viện dưỡng lão. Chính sự đáng yêu và cởi mở của Lưu Tỉnh, những câu hỏi ngây thơ của con bé, những lần cả hai ngồi ở sân sau viện dưỡng lão chăm cho bầy mèo hoang, tất cả khiến bộ giáp phòng vệ của ông, những vết chai trong tim ông cứ dần dần mềm ra.
Rất nhiều lần, Phí Quốc Cơ thầm nghĩ, nếu 15 năm trước, tai nạn không xảy đến, con gái của mình chắc có lẽ cũng dễ thương, cũng ngoan ngoãn như Lưu Tỉnh, cũng sẽ đón ông bằng nụ cười mang theo tia ấm xoa dịu mọi chai sạn và tủi hờn trong cuộc đời ông.
Đã lâu lắm rồi, từ lúc gặp lại Lưu Tỉnh, Phí Quốc Cơ mới cảm nhận rõ rệt vị ngọt của nụ cười mà một người đơn thuần dành cho mình. Đó không phải là những tiếng cười cợt chói tai, những lần nhoẻn miệng xã giao để bắt ông phải thực hiện điều gì đó. Đó đơn giản là nụ cười của con người ôm ấp con tim.
Nhờ có sự ngọt ngào của Lưu Tỉnh, Phí Quốc Cơ mới cảm thấy mỗi bước chân của mình trong Tinh Nhuệ không còn đơn độc, những ánh mắt dò xét ném về mình cũng không còn gai góc.
"Tỉnh Tỉnh, mời cháu một ly nước nhé!"
"Cháu muốn uống nước cam."
Sau khi kiểm tra xong phòng đường dây điện ở khu vực đang bảo trì, Phí Quốc Cơ cùng Lưu Tỉnh đi đến chỗ máy bán nước nằm ở bên hông sân bóng rổ của trường. Phí Quốc Cơ rất vui vẻ đưa cho Lưu Tỉnh chai nước cam rồi cùng nhau ngồi xuống. Hôm đó, Phí Quốc Cơ nhớ mình đã cười rất tươi. Ông rất ít khi cười, chỉ có lúc này mới cảm thấy nụ cười giãn ra thoải mái như vậy.
"Tỉnh Tỉnh, cháu không sợ chú sao?"
"Tại sao cháu cần phải sợ ạ?"
"Ngoại hình của chú?"
"Mọi người đều nói chú giống một kẻ xấu."
"Cháu không biết mọi người có thường nhìn vẻ ngoài để nói về người đó xấu hay tốt, nhưng cháu thường thì cháu không như thế, cháu thích quan sát hơn. Xấu hay tốt, mình cảm nhận được mà."
"Chú là người tốt."
"Con bé này!" Phí Quốc Cơ phì cười, một bàn tay co lại, thúc nhẹ vai của Lưu Tỉnh rồi trông cả hai phá lên cười.
"Nếu lỡ một ngày, cháu phát hiện chú không hề là một người tốt thì sao?"
Với một đứa trẻ bình thường, khi nghe câu hỏi này sẽ lập tức che chắn bản thân rất kỹ càng, thậm chí sẽ cầm giày chạy mất, nhưng Lưu Tỉnh từng tiếp xúc với rất nhiều những ông bà lớn tuổi, được trò chuyện với họ, lắng nghe những tâm tư và suy nghĩ trong cuộc đời họ, cũng hiểu bản thân họ khát khao thế nào khi nhìn thấy tia sáng của sự quan tâm chạm đến đời mình.
Thế nên, khi lắng nghe câu hỏi này, Lưu Tỉnh chỉ mất vài giây ngạc nhiên nhưng nhanh chóng lấy lại sự tinh nghịch của mình, nhìn vào đôi mắt nâu trầm đã mờ đi vẻ tinh anh vì tuổi tác của Phí Quốc Cơ.
"Thì cháu sẽ nghỉ chơi chú!"
"Mẹ cháu từng nói một người nếu bất chợt thay đổi khác xa với những gì mình biết về họ, ắt hẳn bản thân đã trải qua rất nhiều khó khăn, cũng rất nhiều tranh đấu mới phải đưa ra một lựa chọn để làm tổn thương người xung quanh."
"Chú à! Cháu sẽ không bao giờ thay đổi ấn tượng ban đầu về chú, bây giờ cũng vậy, sau này cũng vậy. Lỡ một ngày nào đó, chú đột ngột thay đổi, cháu tin chú có lý do."
"Lát nữa có cần chú chở cháu đến viện dưỡng lão không?"
"Không cần đâu ạ! Cháu muốn đi bộ."
Lưu Tỉnh rất ngại phải nhờ vả, dù thân thiết nhưng rõ ràng là không cùng đường, Lưu Tỉnh không muốn Phí Quốc Cơ phải quá bận tâm. Hơn nữa, mắt của Phí Quốc Cơ gần đây trở đau, tầm nhìn cũng bị ảnh hưởng. Cô bé nghĩ sự có mặt của mình sẽ càng làm Phí Quốc Cơ tập trung cao độ, ảnh hưởng đến thị lực nhiều hơn.
Cũng trong cuộc trò chuyện hôm đó, Lưu Tỉnh khoe với Phí Quốc Cơ rằng mình được giới thiệu một công việc chăm sóc thời vụ cho một cụ bà ở ngoài thị trấn. Cô sẽ bắt tàu rời thị trấn và trở lại với chuyến tàu cuối cùng mỗi ngày.
"Tại sao cháu phải đi xa đến vậy?"
"Cháu muốn mua cho mẹ cháu quà sinh nhật, tháng sau là sinh nhật mẹ cháu đấy. Hơn nữa, cháu cũng muốn kiếm chút tiền để dành." Cô bé cười xòa.
Lưu Tỉnh luôn là một cô bé rất hiểu chuyện. Cô bé hiểu chuyện đến mức mẹ cô bé đã rất đau lòng vì sự trưởng thành quá nhanh đôi lúc khiến cô bé phải đánh mất rất nhiều niềm vui thanh thuần, cảm xúc ngô nghê mà đáng lý tuổi của cô bé nên được có.
Phí Quốc Cơ cũng cảm thấy đau lòng.
Ba ngày sau, Phí Quốc Cơ nghe tin, Lưu Tỉnh qua đời. Khi bà Ôn tổ chức đám tang, Phí Quốc Cơ cũng có đến viếng, còn rất thận trọng cúi người bái lễ bà Ôn.