Chương 105
Đặt ra hàng loạt câu hỏi trong lòng nhưng không hề nhận được câu trả lời làm cho bản thân càng tò mò hơn, nhưng nhìn biểu cảm của anh chủ quan thì chắc chắn là không phải ngày hôm nay rồi, thôi thì nén lại rồi đợi như lời ảnh mới nói, "hiện tại" và "hãy đợi".
Đặt ra câu hỏi khác cũng khiến lòng băn khoăn không kém:
- "Bọn anh" ở đây là ai ạ anh?
- Gồm người yêu anh với bạn bè thân thiết của Trinh là chính, nhìn anh thế này thôi mà anh chỉ phụ trách mảng tiếp đón, họ bắt tay chuẩn bị hết những thứ em thấy đó.
Bạn bè thân thiết của Trinh, là ai? Sao họ tổ chức rồi lại không ở lại chúc mừng, với lại:
- Ban nãy anh bảo với em chưa đạt yêu cầu, nhưng tại sao lại là em chứ không phải là người đạt yêu cầu, như vậy sẽ làm tốt hơn với không phụ sự kì vọng của mọi người sao.
Anh chủ lắc đầu, vẫn giọng từ tốn nói:
- Đừng hiểu nhầm ý anh, có nhiều người hoàn hảo hơn em, nhưng em thấy đấy. Anh dừng lại một chút, hướng ánh mắt ra phía cửa nơi Trinh đang đang khuất bóng rồi tiếp lời. Đây là lần đầu tiên anh thấy Trinh có khuân mặt hạnh phúc đến vậy.
Nghe anh nói xong thì bật ngửa, cái con hâm dở này khó tính với cả bạn bè thân thiết nó thế á. Công nhận đôi lúc hơi dữ dằn một tý nhưng mà nếu các anh cho nó ăn thêm nhiều một tý thì sẽ lại dịu dàng ngay ấy mà, còn thêm đồ ngon nữa có mà cười ngoác đến tận mang tai. Vừa nhắc tào tháo, tào tháo đã ngó đầu vào lèm bèm:
- Còn không đi về để tao chết cóng ngoài này à.
Đấy cái mặt vừa ló vào kinh dị như chuẩn bị nhai đầu người như vậy mà anh bảo hạnh phúc, khái niệm của anh đúng là lạ thật, vội xin phép về nhờ anh dọn vậy chứ chậm chân tý nữa tốn công anh dọn thêm cái xác nữa lại khổ thân.
Trên đường về có lẽ hai đứa khoảng cách gần thêm chút, lần này Trinh áp tai lên vai mình, quay mặt vào trong hát vu vơ bài nhạc nào đó, tay không còn túm áo như trước mà đã vòng hờ qua eo khẽ siết nhẹ, dù chỉ một chút cũng được nhưng mong thời gian này là mãi mãi. Dịu dàng hỏi nó:
- Hôm nay mày vui lắm hả?
Do Trinh quay mặt vào trong nên không biết biểu cảm ra sao nữa, chỉ cảm thấy eo được siết thêm một đoạn kèm theo câu trả lời nhẹ nhàng như tiếng gió:
- Vui! Rất là vui!
Rồi sau buổi tối đó, không biết là hai đứa đã xác nhận ngầm một điều gì đó hay không mà dường như khoảng cách xóa một đoạn, dù rất ngắn, hoặc do bản thân tưởng tượng ra không nữa nhưng khi đi xuống căng tin nay sánh vai cùng bước, ngồi ăn cùng hướng, thi thoảng có những hành động nếm thử đồ ăn của đối phương. Mọi người xung quanh hồi mới đầu cũng hay chỉ trỏ bàn tán này nọ nhưng gần đây đã coi như đó là chuyện mặc định, hai đứa cũng nghiễm nhiên coi nó như vậy. Tuy mọi chuyện nhìn vào là thế, mọi chuyện như các cặp đôi bình thường mà chỉ có mình cảm giác có màn chắn vô hình ở giữa, cứ mỗi lần có ý định tiến thêm một bước nữa lại bị cản lại tinh tế từ Trinh. Với lại trong đầu vẫn luôn đọng lại câu hỏi "cái người đi moto hay chở mày về là ai?", cơ mà không bao giờ thốt được ra thành lời bởi sâu trong thâm tâm bị sợ, sợ câu trả lời làm vỡ đi khoảng thời gian vui vẻ này, nỗi ám ảnh năm lớp tám vẫn chưa quên được làm câu hỏi đó lại càng chôn chặt hơn. Có lẽ như thế này là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Thời gian thấm thoát thoi đưa chưa gì đã sắp đến 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam, lúc này là khoảng thời gian bận rộn của tiệm tạp hóa nhỏ nhà mình. Ngày 20-11 là ngày lễ kỉ niệm nghề nhà giáo truyền thống Việt Nam, đây chính là dịp lễ để học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình, sẽ có các tiết mục văn nghệ được biểu diễn và những bó hoa hương sắc tặng người lái đò. Đây là một trong những dịp hiếm hoi cái tiệm tạp hóa không thể bỏ qua, hết chuẩn bị hoa, xong tìm phụ kiện trang phục biểu diễn, rồi nhận làm các đơn nhỏ nhỏ giống kiểu lồng hoa, cắm cờ. Do vấn đề kinh tế cộng thêm thời gian học, thời gian làm đan xen nhau choán hết những chiều tập xe của hai đứa nên tạm gác lại, Trinh dạo này cũng bận cái gì đó mà bí mật lắm, úp úp mở mở, giờ truy bài còn đóng cửa miễn cờ đỏ nữa là. Thôi thì mỗi người có công việc riêng của mình mà, có chút hụt hẫng nhưng bù lại có đồng ra đồng vào lấp lại cái khoản rỗng thủng đáy trước đó. Thế mới thấy đồng tiền nó ảnh hưởng đến chuyện cảm xúc của con người đến như thế nào.
Đặt ra câu hỏi khác cũng khiến lòng băn khoăn không kém:
- "Bọn anh" ở đây là ai ạ anh?
- Gồm người yêu anh với bạn bè thân thiết của Trinh là chính, nhìn anh thế này thôi mà anh chỉ phụ trách mảng tiếp đón, họ bắt tay chuẩn bị hết những thứ em thấy đó.
Bạn bè thân thiết của Trinh, là ai? Sao họ tổ chức rồi lại không ở lại chúc mừng, với lại:
- Ban nãy anh bảo với em chưa đạt yêu cầu, nhưng tại sao lại là em chứ không phải là người đạt yêu cầu, như vậy sẽ làm tốt hơn với không phụ sự kì vọng của mọi người sao.
Anh chủ lắc đầu, vẫn giọng từ tốn nói:
- Đừng hiểu nhầm ý anh, có nhiều người hoàn hảo hơn em, nhưng em thấy đấy. Anh dừng lại một chút, hướng ánh mắt ra phía cửa nơi Trinh đang đang khuất bóng rồi tiếp lời. Đây là lần đầu tiên anh thấy Trinh có khuân mặt hạnh phúc đến vậy.
Nghe anh nói xong thì bật ngửa, cái con hâm dở này khó tính với cả bạn bè thân thiết nó thế á. Công nhận đôi lúc hơi dữ dằn một tý nhưng mà nếu các anh cho nó ăn thêm nhiều một tý thì sẽ lại dịu dàng ngay ấy mà, còn thêm đồ ngon nữa có mà cười ngoác đến tận mang tai. Vừa nhắc tào tháo, tào tháo đã ngó đầu vào lèm bèm:
- Còn không đi về để tao chết cóng ngoài này à.
Đấy cái mặt vừa ló vào kinh dị như chuẩn bị nhai đầu người như vậy mà anh bảo hạnh phúc, khái niệm của anh đúng là lạ thật, vội xin phép về nhờ anh dọn vậy chứ chậm chân tý nữa tốn công anh dọn thêm cái xác nữa lại khổ thân.
Trên đường về có lẽ hai đứa khoảng cách gần thêm chút, lần này Trinh áp tai lên vai mình, quay mặt vào trong hát vu vơ bài nhạc nào đó, tay không còn túm áo như trước mà đã vòng hờ qua eo khẽ siết nhẹ, dù chỉ một chút cũng được nhưng mong thời gian này là mãi mãi. Dịu dàng hỏi nó:
- Hôm nay mày vui lắm hả?
Do Trinh quay mặt vào trong nên không biết biểu cảm ra sao nữa, chỉ cảm thấy eo được siết thêm một đoạn kèm theo câu trả lời nhẹ nhàng như tiếng gió:
- Vui! Rất là vui!
Rồi sau buổi tối đó, không biết là hai đứa đã xác nhận ngầm một điều gì đó hay không mà dường như khoảng cách xóa một đoạn, dù rất ngắn, hoặc do bản thân tưởng tượng ra không nữa nhưng khi đi xuống căng tin nay sánh vai cùng bước, ngồi ăn cùng hướng, thi thoảng có những hành động nếm thử đồ ăn của đối phương. Mọi người xung quanh hồi mới đầu cũng hay chỉ trỏ bàn tán này nọ nhưng gần đây đã coi như đó là chuyện mặc định, hai đứa cũng nghiễm nhiên coi nó như vậy. Tuy mọi chuyện nhìn vào là thế, mọi chuyện như các cặp đôi bình thường mà chỉ có mình cảm giác có màn chắn vô hình ở giữa, cứ mỗi lần có ý định tiến thêm một bước nữa lại bị cản lại tinh tế từ Trinh. Với lại trong đầu vẫn luôn đọng lại câu hỏi "cái người đi moto hay chở mày về là ai?", cơ mà không bao giờ thốt được ra thành lời bởi sâu trong thâm tâm bị sợ, sợ câu trả lời làm vỡ đi khoảng thời gian vui vẻ này, nỗi ám ảnh năm lớp tám vẫn chưa quên được làm câu hỏi đó lại càng chôn chặt hơn. Có lẽ như thế này là tốt nhất ở thời điểm hiện tại.
Thời gian thấm thoát thoi đưa chưa gì đã sắp đến 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam, lúc này là khoảng thời gian bận rộn của tiệm tạp hóa nhỏ nhà mình. Ngày 20-11 là ngày lễ kỉ niệm nghề nhà giáo truyền thống Việt Nam, đây chính là dịp lễ để học sinh thể hiện lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo của mình, sẽ có các tiết mục văn nghệ được biểu diễn và những bó hoa hương sắc tặng người lái đò. Đây là một trong những dịp hiếm hoi cái tiệm tạp hóa không thể bỏ qua, hết chuẩn bị hoa, xong tìm phụ kiện trang phục biểu diễn, rồi nhận làm các đơn nhỏ nhỏ giống kiểu lồng hoa, cắm cờ. Do vấn đề kinh tế cộng thêm thời gian học, thời gian làm đan xen nhau choán hết những chiều tập xe của hai đứa nên tạm gác lại, Trinh dạo này cũng bận cái gì đó mà bí mật lắm, úp úp mở mở, giờ truy bài còn đóng cửa miễn cờ đỏ nữa là. Thôi thì mỗi người có công việc riêng của mình mà, có chút hụt hẫng nhưng bù lại có đồng ra đồng vào lấp lại cái khoản rỗng thủng đáy trước đó. Thế mới thấy đồng tiền nó ảnh hưởng đến chuyện cảm xúc của con người đến như thế nào.