Chương : 41
Rượu anh đào này, tuy uống có vị ngọt, nhưng là tác dụng chậm. Chỉ trong chốc lát, Niếp Thanh Lân đã cảm thấy mềm nhũn không có sức lực, chỉ có thể nằm ở trên giường, gắng gượng giơ bàn tay trắng như ngọc ngăn lồng ngực của Thái phó lại, cảm thấy da thịt dưới tay nóng hổi như uống rượu nồng được ủ lâu năm.
Thái phó cúi đầu xuống, xem xét bé con đang nằm uyển chuyển dưới thân mình, giống như là rượu ngon thấm vào quả ngọt. Chỉ thoáng liếc qua cũng đủ làm người ta thèm chảy nước miếng, cứ tưởng tượng như vậy bụng dưới lại rục rịch. Dục niệm đã ngủ đông, ở ẩn mấy tháng, thật muốn một phát ăn luôn người ở dưới thân.
Từ khi tiếp xúc với Long Châu liền lây thói quen kén ăn của bé con, bình thường những thị thiếp trong nhà nhìn cũng tốt, nhưng hắn không muốn chạm vào dù chỉ một chút. Ngũ phu nhân vào phủ lâu như vậy cũng chưa từng bước vào phòng của nàng ta, chịu đói bụng lâu như vậy, chỉ có mộtthứ hợp khẩu vị của mình mà lại chỉ có nhìn mà không thể ăn!
Nhìn ánh mắt tiểu Long Châu say rượu, mắt như có sương mờ che mất, Thái phó thầm nghĩ: Cũng không biết nhũ danh ‘Trứng gà’ là do ai đặt, thật sựlà hợp với người này, vừa non mềm vừa ngây ngô lại cực kì ngon miệng.
Mình đói như vậy, sao lại phải chịu tội, để tiểu nữ này vô tri tự tại?
Nghĩ như vậy, liền kéo xuống quần áo che khuất thân thể ngàn vàng kia, lại gọi Nguyễn công công đang chờ ở bên ngoài mang tới một hộp uyên ương bát diễn. Lại lấy tập tranh vẽ đi vào màn che, cùng thưởng thức tranh với thánh thượng.
Niếp Thanh Lân bị Thái phó ôm ở trong ngực, nghiêng đầu, híp mắt mình tập tranh, thoáng cái mặt đã thành trái chín.
Tranh của vị họa sĩ này rất cao minh, có thể hiểu được ý của Thái phó một cách kỳ lạ.
Tranh vẽ nhân vật đều không phải nửa hở nửa kín, mà là không một mảnh vải. Loại tiểu thuyết gối chăn, bí mật sau bức màn che, ván giường rung đột nhiên xuất hiện trước mắt.
Nếu nói nàng vừa mới mười sáu xuân xanh, không tò mò mấy sự tình trong khuê phòng thì đều là nói dối. Loại đồ vật vốn chỉ nên vụng trộm thưởng thức này, bây giờ lại bị nam tử cao ngạo quang minh chính đại cầm đến trước mắt, có thể trông thấy hình ảnh hương diễm nóng bỏng, bên người toàn là mùi hương chỉ có trên người nam tử ở sau lưng kia. Bàn tay to lại còn chỉ trỏ, chỉ dẫn thánh thượng nhìn mấy chỗ cấm trẻ em nhìn, lại còn cảm nhận được hơi nóng nhẹ nhàng phun bên tai…
Thái phó cũng nổi lên ý xấu, cố ý đùa Trứng gà trong ngực, đang định muốn ôm ấp xoa nắn bé con, lúc định hỏi nàng tập tranh này có đẹp hay không, lại phát hiện cánh tay của mình có hơi ẩm ướt. Thái phó hơi cau mày cúi đầu xem xét.
Lễ trưởng thành của tân Hoàng đế Đại Ngụy, Hoàng đế nhìn tập “uyên ương bát diễn”, rơi xuống lạc hồng…
Cái mũi xinh xắn kia lại nhỏ từng giọt máu thẫm đỏ tươi.
Cũng không thể trách Niếp Thanh Lân không cầm nổi long huyết vào lúc ấy.
Mấy ngày nay đồ ăn rất có dinh dưỡng. Vi thần y vì muốn đạt hiệu quả thần tốc trong bảy tháng, nên đã cố ý mang đến một con dê cái to mà ông dùng thảo dược để nuôi. Mỗi sáng sớm sẽ dồn một chén sữa dê nóng hổi rất đặc để Hoàng thượng uống.
Hôm nay lại uống một chút rượu trái cây, mấy thứ khô nóng cộng vào, tập tranh vô cùng hạ lưu biến thành mồi lửa, toàn bộ hóa thành máu phun ra ngoài.
một cái mũi đầy máu làm cho cả tẩm cung gà bay chó chạy. Vi thần y đang đắc ý uống rượu trong điện cũng luống cuống chạy tới.
Lúc tiến vào nội điện, chỉ thấy màn vải trùng trùng điệp điệp, một bàn tay trắng nõn từ màn lụa mỏng lộ ra.
Sau khi xem mạch, Vi thần y thầm nghĩ: Quái lạ, mấy ngày trước là mạch hàn, sao hôm nay lại nóng như vậy?
Muốn hỏi Thái phó đang ngồi một bên, khuôn mặt vẫn luôn âm trầm, rốt cuộc đã làm gì nữ tử trong màn, nhưng Thái phó không kiên nhẫn nheo mắt lại.
Vi thần y rụt cổ, chỉ nói là có chút nóng, máu đã ngừng, ăn uống cần điều tiết là được. Lúc sắp đi, tấm lòng của lương y vẫn là không nhịn được, dặn dò một câu: “Thái phó đại nhân, tiểu nhân thấy ngài cũng đang thượng hỏa, máu huyết không chỗ khai thông, vừa rồi kê thuốc cho tiểu thư, nếu Thái phó không ngại thì cũng uống cùng…”
Thân thể mảnh mai của Niếp Thanh Lân không ngờ lại có tác dụng, cảnh “lạc hồng” lần này rất dọa người. Ít nhất thì sau sinh thần, Thái phó cũng hiểu chỉ nhìn không ăn được là tra tấn. Tuy ngày nào cũng gặp nhưng không trêu chọc nàng giống như lúc trước.
Niếp Thanh Lân có thể cảm giác được bây giờ Thái phó càng cố gắng giữ khoảng cách giữa mình và các thần tử hơn lúc trước. Bình thường, ngoài trừ quy định đầu tháng phải lên triều thì nàng rất ít khi vào triều.
Nhưng có một vài trường hợp muốn tránh cũng không thể. Tuy kỳ thi mùa xuân đã qua, nhưng chức quan của trạng nguyên, thám hoa vẫn còn chưa quyết định.
Thái phó dùng người rất trọng về sự thiết thực, nên đám học trò được ghi danh trên bảng cũng không biết còn có cửa ải cuối cùng đang chờ đợi họ. Lúc tiến vào điện diện thánh Thái phó tuyên bố:
Trước mặt thánh thượng, chư vị tân khoa trong thời gian một nén nhang hãy viết một bài văn về khuyết điểm cần được sửa chữa của quốc gia.
Niếp Thanh Lân chán muốn chết vừa nhìn bài trí, vừa nhìn học trò dưới điện. Lần này nàng phát hiện ra ngay thanh niên anh tuấn nhìn chằm chằm nàng tại thọ yến sinh nhật đang múa bút thành văn.
Chỉ chốc lát, kì thi Đình đã xong. Niếp Thanh Lân theo Thái phó vào thư phòng, chờ Thái phó xem xét xong hết bài thì thì cùng dùng bữa với nàng.
Lúc bảng vàng được niêm yết, Niếp Thanh Lân đang ở Hoa Khê thôn khoan thai sống qua ngày, tất nhiên không biết một đám tân rường cột nước nhà là người như thế nào.
Về sau bị Thái phó đại nhân gọi tới, mài mực châm nước cho hắn, ở trên án thư, nàng lại thấy tên của các tân khoa tài tử.
Trong đó có cái tên hắn liệt kê làm nàng chú ý: Cát Thanh Viễn.
Theo như sắp xếp tên trong danh sách kia, Cát Thanh Viễn vốn đứng đầu, có tài làm trạng nguyên, nhưng chẳng biết tại sao bị Thái phó vung bút cho thành xếp cuối cùng. Nếu dựa vào thứ tự này, thì chờ đợi người bạn này là vận mệnh làm tiểu quan lại ở địa phương ngoài biên thùy rồi.
Niếp Thanh Lân âm thầm thở dài lắc đầu, nhàn rỗi không có việc gì, thừa cơ Thái phó đang răn dạy đại thần, nhìn văn chương của đám học trò viết đạo trị quốc. Nếu không có gì bất ngờ, thì Thái phó sẽ căn cứ vào những phân tích tình hình quốc gia của các thí sinh này mà sắp xếp chức quan cho họ.
Rút bài thi kia ra nhìn, văn chương không tệ, nhưng bút lực quá mức mạnh mẽ, văn thao vũ lược tận đáy lòng được biểu hiện hết trên giấy. Tài văn chương như vậy, đáng lẽ nên được Thái phó đại nhân thưởng thức, nhưng hắn là con cháu thế gia có bối cảnh, đấy là chỗ trí mạng đáng bị vứt bỏ rồi.
Lúc Niếp Thanh Lân nhìn danh sách liền biết dụng ý của Thái phó. Đứng đầu danh sách đều là xuất thân hàn sĩ áo vải (thư sinh nghèo khó). Là con cháu thế gia không có được bao nhiêu tên được sắp xếp ở phía trước.
Vệ Lãnh Hầu đang chuẩn bị đào tạo, thay máu cho triều đình. Lúc triều đại thay đổi, khó tránh khỏi những hi sinh, mà Cát Thanh Viễn này dù bụng đầy học thức, nhưng xuất thân của hắn nhất định sẽ xuống dốc ở biên thùy xa xôi.
Niếp Thanh Lân nhẹ nhàng thả bài thi xuống, suy nghĩ một lúc lại cầm bút đỏ và tờ giấy trắng, kê lên bài thi bắt đầu luyện chữ. Nàng cũng không viết thơ, mà lấy bừa mấy chữ khắc trên đồ vật cạnh bình phong bên án thư, cắt câu lấy nghĩa chép lại:
“Vân khởi phong dũng… Tẩu nhi tống chi… Tam nhân thước chi… Khả hữu nhi vi…”
Đến lúc viết xong, màu đỏ của bút xuyên qua giấy mỏng in lên bài thi của Cát Thanh Viễn. Niếp Thanh Lân vừa lòng, liền dịu dàng gọi: “Thái phó! Đến xem trẫm luyện kiểu chữ mới…”
Sau đó, Thái phó quay người đi tới, thấy bé con đang giơ cao giấy, lộ ra kích động mình vừa mới tập viết chữ cổ, tay áo rộng thùng thình của Hoàng thượng cũng quét lên nghiên mực, “loảng xoảng” hất hết lên bài thi mới thu về.
Tiểu Hoàng đế cũng há hốc mồm, không ngừng gọi Nguyễn công công tới thu dọn án thư, sau đó cúi đầu ảo não nói: “Thái phó đang bận, trẫm lại có chút mệt mỏi, muốn về tẩm cung nghỉ ngơi trước. Thần y nói mấy ngày nay trẫm không thể suy nghĩ nhiều, cũng không được buồn hay lo…”
nói xong, cũng không đợi Thái phó răn dạy, mang tay áo có dính chu sa chạy ra khỏi thư phòng.
Thái phó trừng mắt nhìn bóng Long Châu gây họa vội vã bỏ chạy, hừ lạnh một tiếng.
đi đến trước thư án, nhìn bài thi bị hủy gần hết, nhíu mày nói: “Bây giờ cũng không còn sớm, không có thời gian để bọn hắn làm bài thi lại, Nguyễn công công, đem bài thi trả lại, gọi đám học trò đang chờ ở cửa đại điện sao chép lại trong thời gian nửa nén hương rồi thu lại.”
Đám tân khoa vốn tưởng công công đi ra để tuyên bố thứ tự, lại không nghĩ tới còn phải chép lại một phần, muốn oán trách, lại nhìn thấy mực chu sa rơi trên giấy, ngoan ngoãn đem bất mãn nuốt vào, cố gắng phân tích chữ viết, dựa vào trí nhớ chép lại.
Cát Thanh Viễn cũng lấy được bài thi của mình, cũng may, hắn chỉ bị một chút lên vài chữ, nhưng mà… chữ viết có chút vặn vẹo lại giống như bút tích quen thuộc của đứa bé…
Trong lòng vừa động, hắn giải chữ đầu, rất nhanh hợp ra hai chữ “kênh đào”.
Bài thi của đám học trò rất nhanh được thu lên, Thái phó cầm lấy bài thi lần lượt nhìn, trong đó có một quyển thu hút chú ý của hắn.
Bài viết này không giống phần lớn học trò viết Bắc Hải Nam Cương, mà nhằm vào một quyển sách chỉnh lý đường sông, trình bày và phân tích kênh đào bên ngoài kinh thành. Tuy không đủ mạnh mẽ nhưng ý kiến lại rất đúng trọng tâm, dùng trúc để gia cố đê bằng đất, gieo trồng cây xanh, dùng bè trúc thay thế các tuyến ở chỗ nước cạn. Đều là những kiến nghị đúng trọng tâm.
Bài văn này tuy thiếu văn thao vũ lược, nhưng đều liên quan tới hiện thực quốc kế dân sinh (đường lối phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân) của Đại Ngụy. Thái phó nhìn ký tên ở bên dưới, bên trên viết: Cát Thanh Viễn.
Lại là hắn?
Thái phó có chút kinh ngạc. Cát gia vốn là vọng tộc trong triều, đến thế hệ này của Cát lão đại nhân, làm quan thanh liêm, chỉ là vị Cát đại nhân ôm đường làm quan quá lâu. Lúc trước kiều thê của ông ta thông dâm cùng tiên hoàng, cả kinh thành đều biết. Ông ta lại có thể đứng giữa triều như không có việc gì, đội mũ xanh mà vẫn bất động.
Nam nhân như vậy hoặc là sẽ thành đại sự, hoặc là cực kì yếu hèn.
Dựa vào việc mấy năm nay vị đại nhân này luôn theo khuôn phép cũ, nên có thể nghĩ ông ta là một tên hèn nhát. Nhưng… không nghĩ tới công tử thế gia nhưng lại có cái nhìn nghiêm túc, nhìn xa trông rộng.
Sau khi khảo thi tại thiên điện, hoàng bảng được phát ra, mấy vị học trò xuất thân áo vải đều vừa lòng với chức quan, được phân đất phong hầu, mà hầu hết con cháu thế gia phải ra ngoài kinh thành làm quan, mấy chỗ thâm sơn cùng cốc này làm cho lòng người tuyệt vọng.
Chỉ có vị công tử của Cát gia, dù không phải ra khỏi kinh thành, nhưng lại đến Công bộ, cũng là nha môn không có tiền đồ gì, khiến cho những bằng hữu chi giao của Cát công tử không biết nên chúc mừng hay nên an ủi.
Nhưng Cát Thanh Viễn vẫn ung dung bình tĩnh, nhìn qua thì rất thỏa mãn với thánh dụ này.
Thái phó cúi đầu xuống, xem xét bé con đang nằm uyển chuyển dưới thân mình, giống như là rượu ngon thấm vào quả ngọt. Chỉ thoáng liếc qua cũng đủ làm người ta thèm chảy nước miếng, cứ tưởng tượng như vậy bụng dưới lại rục rịch. Dục niệm đã ngủ đông, ở ẩn mấy tháng, thật muốn một phát ăn luôn người ở dưới thân.
Từ khi tiếp xúc với Long Châu liền lây thói quen kén ăn của bé con, bình thường những thị thiếp trong nhà nhìn cũng tốt, nhưng hắn không muốn chạm vào dù chỉ một chút. Ngũ phu nhân vào phủ lâu như vậy cũng chưa từng bước vào phòng của nàng ta, chịu đói bụng lâu như vậy, chỉ có mộtthứ hợp khẩu vị của mình mà lại chỉ có nhìn mà không thể ăn!
Nhìn ánh mắt tiểu Long Châu say rượu, mắt như có sương mờ che mất, Thái phó thầm nghĩ: Cũng không biết nhũ danh ‘Trứng gà’ là do ai đặt, thật sựlà hợp với người này, vừa non mềm vừa ngây ngô lại cực kì ngon miệng.
Mình đói như vậy, sao lại phải chịu tội, để tiểu nữ này vô tri tự tại?
Nghĩ như vậy, liền kéo xuống quần áo che khuất thân thể ngàn vàng kia, lại gọi Nguyễn công công đang chờ ở bên ngoài mang tới một hộp uyên ương bát diễn. Lại lấy tập tranh vẽ đi vào màn che, cùng thưởng thức tranh với thánh thượng.
Niếp Thanh Lân bị Thái phó ôm ở trong ngực, nghiêng đầu, híp mắt mình tập tranh, thoáng cái mặt đã thành trái chín.
Tranh của vị họa sĩ này rất cao minh, có thể hiểu được ý của Thái phó một cách kỳ lạ.
Tranh vẽ nhân vật đều không phải nửa hở nửa kín, mà là không một mảnh vải. Loại tiểu thuyết gối chăn, bí mật sau bức màn che, ván giường rung đột nhiên xuất hiện trước mắt.
Nếu nói nàng vừa mới mười sáu xuân xanh, không tò mò mấy sự tình trong khuê phòng thì đều là nói dối. Loại đồ vật vốn chỉ nên vụng trộm thưởng thức này, bây giờ lại bị nam tử cao ngạo quang minh chính đại cầm đến trước mắt, có thể trông thấy hình ảnh hương diễm nóng bỏng, bên người toàn là mùi hương chỉ có trên người nam tử ở sau lưng kia. Bàn tay to lại còn chỉ trỏ, chỉ dẫn thánh thượng nhìn mấy chỗ cấm trẻ em nhìn, lại còn cảm nhận được hơi nóng nhẹ nhàng phun bên tai…
Thái phó cũng nổi lên ý xấu, cố ý đùa Trứng gà trong ngực, đang định muốn ôm ấp xoa nắn bé con, lúc định hỏi nàng tập tranh này có đẹp hay không, lại phát hiện cánh tay của mình có hơi ẩm ướt. Thái phó hơi cau mày cúi đầu xem xét.
Lễ trưởng thành của tân Hoàng đế Đại Ngụy, Hoàng đế nhìn tập “uyên ương bát diễn”, rơi xuống lạc hồng…
Cái mũi xinh xắn kia lại nhỏ từng giọt máu thẫm đỏ tươi.
Cũng không thể trách Niếp Thanh Lân không cầm nổi long huyết vào lúc ấy.
Mấy ngày nay đồ ăn rất có dinh dưỡng. Vi thần y vì muốn đạt hiệu quả thần tốc trong bảy tháng, nên đã cố ý mang đến một con dê cái to mà ông dùng thảo dược để nuôi. Mỗi sáng sớm sẽ dồn một chén sữa dê nóng hổi rất đặc để Hoàng thượng uống.
Hôm nay lại uống một chút rượu trái cây, mấy thứ khô nóng cộng vào, tập tranh vô cùng hạ lưu biến thành mồi lửa, toàn bộ hóa thành máu phun ra ngoài.
một cái mũi đầy máu làm cho cả tẩm cung gà bay chó chạy. Vi thần y đang đắc ý uống rượu trong điện cũng luống cuống chạy tới.
Lúc tiến vào nội điện, chỉ thấy màn vải trùng trùng điệp điệp, một bàn tay trắng nõn từ màn lụa mỏng lộ ra.
Sau khi xem mạch, Vi thần y thầm nghĩ: Quái lạ, mấy ngày trước là mạch hàn, sao hôm nay lại nóng như vậy?
Muốn hỏi Thái phó đang ngồi một bên, khuôn mặt vẫn luôn âm trầm, rốt cuộc đã làm gì nữ tử trong màn, nhưng Thái phó không kiên nhẫn nheo mắt lại.
Vi thần y rụt cổ, chỉ nói là có chút nóng, máu đã ngừng, ăn uống cần điều tiết là được. Lúc sắp đi, tấm lòng của lương y vẫn là không nhịn được, dặn dò một câu: “Thái phó đại nhân, tiểu nhân thấy ngài cũng đang thượng hỏa, máu huyết không chỗ khai thông, vừa rồi kê thuốc cho tiểu thư, nếu Thái phó không ngại thì cũng uống cùng…”
Thân thể mảnh mai của Niếp Thanh Lân không ngờ lại có tác dụng, cảnh “lạc hồng” lần này rất dọa người. Ít nhất thì sau sinh thần, Thái phó cũng hiểu chỉ nhìn không ăn được là tra tấn. Tuy ngày nào cũng gặp nhưng không trêu chọc nàng giống như lúc trước.
Niếp Thanh Lân có thể cảm giác được bây giờ Thái phó càng cố gắng giữ khoảng cách giữa mình và các thần tử hơn lúc trước. Bình thường, ngoài trừ quy định đầu tháng phải lên triều thì nàng rất ít khi vào triều.
Nhưng có một vài trường hợp muốn tránh cũng không thể. Tuy kỳ thi mùa xuân đã qua, nhưng chức quan của trạng nguyên, thám hoa vẫn còn chưa quyết định.
Thái phó dùng người rất trọng về sự thiết thực, nên đám học trò được ghi danh trên bảng cũng không biết còn có cửa ải cuối cùng đang chờ đợi họ. Lúc tiến vào điện diện thánh Thái phó tuyên bố:
Trước mặt thánh thượng, chư vị tân khoa trong thời gian một nén nhang hãy viết một bài văn về khuyết điểm cần được sửa chữa của quốc gia.
Niếp Thanh Lân chán muốn chết vừa nhìn bài trí, vừa nhìn học trò dưới điện. Lần này nàng phát hiện ra ngay thanh niên anh tuấn nhìn chằm chằm nàng tại thọ yến sinh nhật đang múa bút thành văn.
Chỉ chốc lát, kì thi Đình đã xong. Niếp Thanh Lân theo Thái phó vào thư phòng, chờ Thái phó xem xét xong hết bài thì thì cùng dùng bữa với nàng.
Lúc bảng vàng được niêm yết, Niếp Thanh Lân đang ở Hoa Khê thôn khoan thai sống qua ngày, tất nhiên không biết một đám tân rường cột nước nhà là người như thế nào.
Về sau bị Thái phó đại nhân gọi tới, mài mực châm nước cho hắn, ở trên án thư, nàng lại thấy tên của các tân khoa tài tử.
Trong đó có cái tên hắn liệt kê làm nàng chú ý: Cát Thanh Viễn.
Theo như sắp xếp tên trong danh sách kia, Cát Thanh Viễn vốn đứng đầu, có tài làm trạng nguyên, nhưng chẳng biết tại sao bị Thái phó vung bút cho thành xếp cuối cùng. Nếu dựa vào thứ tự này, thì chờ đợi người bạn này là vận mệnh làm tiểu quan lại ở địa phương ngoài biên thùy rồi.
Niếp Thanh Lân âm thầm thở dài lắc đầu, nhàn rỗi không có việc gì, thừa cơ Thái phó đang răn dạy đại thần, nhìn văn chương của đám học trò viết đạo trị quốc. Nếu không có gì bất ngờ, thì Thái phó sẽ căn cứ vào những phân tích tình hình quốc gia của các thí sinh này mà sắp xếp chức quan cho họ.
Rút bài thi kia ra nhìn, văn chương không tệ, nhưng bút lực quá mức mạnh mẽ, văn thao vũ lược tận đáy lòng được biểu hiện hết trên giấy. Tài văn chương như vậy, đáng lẽ nên được Thái phó đại nhân thưởng thức, nhưng hắn là con cháu thế gia có bối cảnh, đấy là chỗ trí mạng đáng bị vứt bỏ rồi.
Lúc Niếp Thanh Lân nhìn danh sách liền biết dụng ý của Thái phó. Đứng đầu danh sách đều là xuất thân hàn sĩ áo vải (thư sinh nghèo khó). Là con cháu thế gia không có được bao nhiêu tên được sắp xếp ở phía trước.
Vệ Lãnh Hầu đang chuẩn bị đào tạo, thay máu cho triều đình. Lúc triều đại thay đổi, khó tránh khỏi những hi sinh, mà Cát Thanh Viễn này dù bụng đầy học thức, nhưng xuất thân của hắn nhất định sẽ xuống dốc ở biên thùy xa xôi.
Niếp Thanh Lân nhẹ nhàng thả bài thi xuống, suy nghĩ một lúc lại cầm bút đỏ và tờ giấy trắng, kê lên bài thi bắt đầu luyện chữ. Nàng cũng không viết thơ, mà lấy bừa mấy chữ khắc trên đồ vật cạnh bình phong bên án thư, cắt câu lấy nghĩa chép lại:
“Vân khởi phong dũng… Tẩu nhi tống chi… Tam nhân thước chi… Khả hữu nhi vi…”
Đến lúc viết xong, màu đỏ của bút xuyên qua giấy mỏng in lên bài thi của Cát Thanh Viễn. Niếp Thanh Lân vừa lòng, liền dịu dàng gọi: “Thái phó! Đến xem trẫm luyện kiểu chữ mới…”
Sau đó, Thái phó quay người đi tới, thấy bé con đang giơ cao giấy, lộ ra kích động mình vừa mới tập viết chữ cổ, tay áo rộng thùng thình của Hoàng thượng cũng quét lên nghiên mực, “loảng xoảng” hất hết lên bài thi mới thu về.
Tiểu Hoàng đế cũng há hốc mồm, không ngừng gọi Nguyễn công công tới thu dọn án thư, sau đó cúi đầu ảo não nói: “Thái phó đang bận, trẫm lại có chút mệt mỏi, muốn về tẩm cung nghỉ ngơi trước. Thần y nói mấy ngày nay trẫm không thể suy nghĩ nhiều, cũng không được buồn hay lo…”
nói xong, cũng không đợi Thái phó răn dạy, mang tay áo có dính chu sa chạy ra khỏi thư phòng.
Thái phó trừng mắt nhìn bóng Long Châu gây họa vội vã bỏ chạy, hừ lạnh một tiếng.
đi đến trước thư án, nhìn bài thi bị hủy gần hết, nhíu mày nói: “Bây giờ cũng không còn sớm, không có thời gian để bọn hắn làm bài thi lại, Nguyễn công công, đem bài thi trả lại, gọi đám học trò đang chờ ở cửa đại điện sao chép lại trong thời gian nửa nén hương rồi thu lại.”
Đám tân khoa vốn tưởng công công đi ra để tuyên bố thứ tự, lại không nghĩ tới còn phải chép lại một phần, muốn oán trách, lại nhìn thấy mực chu sa rơi trên giấy, ngoan ngoãn đem bất mãn nuốt vào, cố gắng phân tích chữ viết, dựa vào trí nhớ chép lại.
Cát Thanh Viễn cũng lấy được bài thi của mình, cũng may, hắn chỉ bị một chút lên vài chữ, nhưng mà… chữ viết có chút vặn vẹo lại giống như bút tích quen thuộc của đứa bé…
Trong lòng vừa động, hắn giải chữ đầu, rất nhanh hợp ra hai chữ “kênh đào”.
Bài thi của đám học trò rất nhanh được thu lên, Thái phó cầm lấy bài thi lần lượt nhìn, trong đó có một quyển thu hút chú ý của hắn.
Bài viết này không giống phần lớn học trò viết Bắc Hải Nam Cương, mà nhằm vào một quyển sách chỉnh lý đường sông, trình bày và phân tích kênh đào bên ngoài kinh thành. Tuy không đủ mạnh mẽ nhưng ý kiến lại rất đúng trọng tâm, dùng trúc để gia cố đê bằng đất, gieo trồng cây xanh, dùng bè trúc thay thế các tuyến ở chỗ nước cạn. Đều là những kiến nghị đúng trọng tâm.
Bài văn này tuy thiếu văn thao vũ lược, nhưng đều liên quan tới hiện thực quốc kế dân sinh (đường lối phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân) của Đại Ngụy. Thái phó nhìn ký tên ở bên dưới, bên trên viết: Cát Thanh Viễn.
Lại là hắn?
Thái phó có chút kinh ngạc. Cát gia vốn là vọng tộc trong triều, đến thế hệ này của Cát lão đại nhân, làm quan thanh liêm, chỉ là vị Cát đại nhân ôm đường làm quan quá lâu. Lúc trước kiều thê của ông ta thông dâm cùng tiên hoàng, cả kinh thành đều biết. Ông ta lại có thể đứng giữa triều như không có việc gì, đội mũ xanh mà vẫn bất động.
Nam nhân như vậy hoặc là sẽ thành đại sự, hoặc là cực kì yếu hèn.
Dựa vào việc mấy năm nay vị đại nhân này luôn theo khuôn phép cũ, nên có thể nghĩ ông ta là một tên hèn nhát. Nhưng… không nghĩ tới công tử thế gia nhưng lại có cái nhìn nghiêm túc, nhìn xa trông rộng.
Sau khi khảo thi tại thiên điện, hoàng bảng được phát ra, mấy vị học trò xuất thân áo vải đều vừa lòng với chức quan, được phân đất phong hầu, mà hầu hết con cháu thế gia phải ra ngoài kinh thành làm quan, mấy chỗ thâm sơn cùng cốc này làm cho lòng người tuyệt vọng.
Chỉ có vị công tử của Cát gia, dù không phải ra khỏi kinh thành, nhưng lại đến Công bộ, cũng là nha môn không có tiền đồ gì, khiến cho những bằng hữu chi giao của Cát công tử không biết nên chúc mừng hay nên an ủi.
Nhưng Cát Thanh Viễn vẫn ung dung bình tĩnh, nhìn qua thì rất thỏa mãn với thánh dụ này.