Chương 36: Cao quý khác biệt
Lời tác giả: Xin phép đổi cách xưng hô của nhân vật để tăng thêm độ ngọt ngào
_______________________
Trần Thành là một thiếu niên xuất chúng, mới mười tuổi đã đỗ kì thi Hương lại còn có vẻ ngoài đạo mạo tuấn tú. Ở chốn kinh thành hắn được mệnh danh là Tiểu mỹ nam, cái dành này lưu truyền khắp lộ Đông Đô. Hơn nữa thiếu niên này thân thế cũng không tầm thường, tuy cha mất sớm nhưng chú ruột của hắn lại là Uy Dũng Quốc công vang danh bốn bể. Quốc công hiếm muộn, đường con cái cô quạnh, thiên hạ đồn đoán, ông vô cùng yêu mến đứa cháu trai này, tương lai có thể nhận hắn làm con thừa tự. Anh trai của hắn học rộng tài cao, văn chương xuất chúng hiện đang làm tới chức thị lang lễ bộ. Trâm anh thế phiệt ở Thăng Long, nhà nào có con gái đều mong muốn được gả cho hắn. Trần Thành chưa đến tuổi cập kê, bà mối đã chực chờ ở cửa.
Ta thay y phục của hầu gái, búi tóc đơn giản, không đeo phục sức, đứng trên mũi thuyền họ Trần. Khác với chiếc thuyền nhỏ được thuê của nhà ta, thuyền của Trần Thành là thuyền chính chủ, to lớn đồ sộ, sơn son thếp vàng. Mấy cột gỗ lim to chắc kiên cố làm cột buồm, cả thảy có bốn cái. Khoang thuyền rộng rãi như nhà ở, mỗi phòng đều được ngăn cách bởi gỗ hồ đào tươi sáng. Trên thuyền dù chỉ có mình công tử Thành nhưng có đến hơn chục đầy tớ đi đi lại lại. Một cô gái khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi tiến đến bên cạnh ta, lễ phép chào hỏi, nàng ta gương mặt xinh xắn ưa nhìn, điểm thêm một lúm đồng tiền trên má vô cùng duyên dáng
- Cô nương, tôi là Hoài Nhi, công tử dặn tôi cùng mấy chị em hầu hạ cô
Ta cúi đầu đáp lễ, nhẹ nhàng tiếp lời
- Không cần gò bó, ta hiện giờ cũng chỉ là người hầu như các cô thôi
Phải, hiện tại ta cũng chỉ là một hầu gái tự do thoải mái, ta muốn làm gì thì làm, nói chuyện cùng ai thì cứ nói. Thuyền phu trên thuyền của phủ Uy Dũng Quốc công thân thể cường tráng, vai u thịt bắp cao gần cả ngũ (2m), thân có xăm giao long*. Tuy to lớn áp người nhưng họ không giống những phàm phu tục tử ngoài kia. Không nói lớn, không cười to, không sỗ sàng bỗ bã với hầu gái, đó là những gì ta nhìn thấy được từ họ. Ta ngồi trên ghế nhỏ trên mũi thuyền, cùng một thuyền phu lớn tuổi tên là Lê Bính trò chuyện. Thông qua lão Bính, ta biết được khá nhiều chuyện hay ho: rằng vương tôn quý tộc ở kinh đô thường có việc đi khắp nước nên phải nuôi quân là thuyền phu, vừa thông thuộc thủy lợi vừa biết võ nghệ phòng khi gặp cướp biển; rằng Trần Thành là con trai châu báu của mẹ hắn, hắn đến thư viện học bà không yên lòng, cử theo gần 20 người phục dịch chăm sóc; rằng ở kinh đô hắn được gọi là thiếu niên trong mộng của rất nhiều hào môn khuê nữ, tương lai sau này bà mối sẽ đạp nát cửa nhà hắn.
*Xăm hình giao long: Xưa nghề nông chưa phát triển, dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nhưng thường bị loài Giao Long (một loài cá sấu lớn trên các sông ngòi thời xưa) làm hại. Họ đã nghĩ ra cách xăm mình thành người có nhiều vảy như loài Giao Long, để loài này tưởng nhầm là đồng loại sẽ không làm hại
- Đang nói gì mà em trông vui thế? - Trần Thành bước ra khỏi khoang thuyền, hắn vận một bộ viên lĩnh đơn giản màu bạc sáng bằng gấm hoa, tóc buộc đuôi ngựa đơn giản, lưng đeo ngọc thơm, trông khí chất mà không khoa trương.
Ta cùng lão Bính giật mình kết thúc câu chuyện. Lão Bính vội đứng dậy, khom lưng chắp tay chào cậu chủ để lộ hình xăm sóng nước cuồn cuồn trên bả vai trông sống động như thật. Trần Thành thế chỗ của Lê Bính nhìn ta tươi cười, đôi mắt phượng cong cong.
- Không có gì, ta chỉ hỏi còn bao lâu mới đến Đông Đô thôi
Hắn nhìn ta dịu dàng, phất tay gọi người đem đến cho ta một chén yến chưng đường phèn
- Đừng lo sẽ sớm đến thôi! Em ăn đi, ta thấy em xanh xao quá nên tẩm bổ một chút!
Ta đón lấy chén yến từ tay Hoài Nhi, chén ngọc lưu ly xanh trong quý giá, hơi ấm từ nó làm ta thấy dễ chịu. Ta không thể không đánh giá hắn là loại công tử quần là áo lượt. Tuy nhà ta điền sản dưới quê tích cóp nhiều đời cũng vô cùng phú quý, cha ta cũng là một ông quan tứ phẩm nhưng sự xa hoa này nhà ta đuổi sáu ngựa cũng không thể bì kịp.
- Em vẫn nên nói chuyện với ta chứ...chúng ta sẽ đi cùng nhau thêm mười mấy ngày nữa, sẽ rất buồn chán. - Hắn siết chặt lấy chiếc quạt cán ngọc tay, lòng vô cùng khó chịu. Từ lúc lên thuyền nàng luôn miệng ríu rít cùng đám đầy tớ, thuyền phu nhưng đối với hắn chỉ nói được ba câu là cùng.
Ta ngừng chiếc thìa bạc trong tay, chớp chớp mắt nhìn hắn, cảm thấy hắn vô cùng kì quái. Thân phận của ta thế nào, của hắn thế nào chứ. Ta tiến đến gần hắn chỉ sợ bị nói là trèo cao, là cố tình quyến rũ, tốt nhất vẫn nên giữ khoảng cách đôi chút. Dù thế nào ta cũng chỉ là một đứa con vợ lẽ quan tứ phẩm áo lục, sau này có thể gả cho tú tài, cho quan nhân bát phẩm cửu phẩm làm chính thất đã là vui mừng, sao có thể đến gần người của phủ Quốc công để chịu đời đàm tiếu.
Thấy ta chỉ cười không đáp, Trần Thành tức giận phất tay áo đứng dậy
- Em ghét ta đến vậy sao?
Ta đưa chén lưu ly cho Hoài Nhi, mỉm cười lắc đầu, thấy cái nhíu mày của hắn, ta đành đáp
- Công tử Thành, công tử là người của phủ Quốc công, mới đây vừa đậu thi Hương, tài mạo song toàn. Nghe nói ở chốn kinh đô, người trông chờ công tử làm lên việc lớn không ít, khuê nữ thế gia muốn gả cho công tử cũng nhiều. Ta chỉ là thứ nữ nhà tứ phẩm, thân cận với công tử chính trở thành cái gai trong mắt những nhà quyền quý ấy.
Trần Thành nghiêm mặt, ngồi lại xuống ghế
- Ta không thích bọn họ!
- Công tử không thích thì sao chứ, có liên quan gì đến ta?
- Em...em... - Hắn tức giận, vung quạt trong tay đi thẳng vào khoang thuyền, bỏ lại ta ngơ ngác chẳng hiểu gì. Ta không muốn nói chuyện với ngươi, ngươi đâu thể nào ép ta như thế.
_______________________
Trần Thành là một thiếu niên xuất chúng, mới mười tuổi đã đỗ kì thi Hương lại còn có vẻ ngoài đạo mạo tuấn tú. Ở chốn kinh thành hắn được mệnh danh là Tiểu mỹ nam, cái dành này lưu truyền khắp lộ Đông Đô. Hơn nữa thiếu niên này thân thế cũng không tầm thường, tuy cha mất sớm nhưng chú ruột của hắn lại là Uy Dũng Quốc công vang danh bốn bể. Quốc công hiếm muộn, đường con cái cô quạnh, thiên hạ đồn đoán, ông vô cùng yêu mến đứa cháu trai này, tương lai có thể nhận hắn làm con thừa tự. Anh trai của hắn học rộng tài cao, văn chương xuất chúng hiện đang làm tới chức thị lang lễ bộ. Trâm anh thế phiệt ở Thăng Long, nhà nào có con gái đều mong muốn được gả cho hắn. Trần Thành chưa đến tuổi cập kê, bà mối đã chực chờ ở cửa.
Ta thay y phục của hầu gái, búi tóc đơn giản, không đeo phục sức, đứng trên mũi thuyền họ Trần. Khác với chiếc thuyền nhỏ được thuê của nhà ta, thuyền của Trần Thành là thuyền chính chủ, to lớn đồ sộ, sơn son thếp vàng. Mấy cột gỗ lim to chắc kiên cố làm cột buồm, cả thảy có bốn cái. Khoang thuyền rộng rãi như nhà ở, mỗi phòng đều được ngăn cách bởi gỗ hồ đào tươi sáng. Trên thuyền dù chỉ có mình công tử Thành nhưng có đến hơn chục đầy tớ đi đi lại lại. Một cô gái khoảng chừng mười lăm mười sáu tuổi tiến đến bên cạnh ta, lễ phép chào hỏi, nàng ta gương mặt xinh xắn ưa nhìn, điểm thêm một lúm đồng tiền trên má vô cùng duyên dáng
- Cô nương, tôi là Hoài Nhi, công tử dặn tôi cùng mấy chị em hầu hạ cô
Ta cúi đầu đáp lễ, nhẹ nhàng tiếp lời
- Không cần gò bó, ta hiện giờ cũng chỉ là người hầu như các cô thôi
Phải, hiện tại ta cũng chỉ là một hầu gái tự do thoải mái, ta muốn làm gì thì làm, nói chuyện cùng ai thì cứ nói. Thuyền phu trên thuyền của phủ Uy Dũng Quốc công thân thể cường tráng, vai u thịt bắp cao gần cả ngũ (2m), thân có xăm giao long*. Tuy to lớn áp người nhưng họ không giống những phàm phu tục tử ngoài kia. Không nói lớn, không cười to, không sỗ sàng bỗ bã với hầu gái, đó là những gì ta nhìn thấy được từ họ. Ta ngồi trên ghế nhỏ trên mũi thuyền, cùng một thuyền phu lớn tuổi tên là Lê Bính trò chuyện. Thông qua lão Bính, ta biết được khá nhiều chuyện hay ho: rằng vương tôn quý tộc ở kinh đô thường có việc đi khắp nước nên phải nuôi quân là thuyền phu, vừa thông thuộc thủy lợi vừa biết võ nghệ phòng khi gặp cướp biển; rằng Trần Thành là con trai châu báu của mẹ hắn, hắn đến thư viện học bà không yên lòng, cử theo gần 20 người phục dịch chăm sóc; rằng ở kinh đô hắn được gọi là thiếu niên trong mộng của rất nhiều hào môn khuê nữ, tương lai sau này bà mối sẽ đạp nát cửa nhà hắn.
*Xăm hình giao long: Xưa nghề nông chưa phát triển, dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nhưng thường bị loài Giao Long (một loài cá sấu lớn trên các sông ngòi thời xưa) làm hại. Họ đã nghĩ ra cách xăm mình thành người có nhiều vảy như loài Giao Long, để loài này tưởng nhầm là đồng loại sẽ không làm hại
- Đang nói gì mà em trông vui thế? - Trần Thành bước ra khỏi khoang thuyền, hắn vận một bộ viên lĩnh đơn giản màu bạc sáng bằng gấm hoa, tóc buộc đuôi ngựa đơn giản, lưng đeo ngọc thơm, trông khí chất mà không khoa trương.
Ta cùng lão Bính giật mình kết thúc câu chuyện. Lão Bính vội đứng dậy, khom lưng chắp tay chào cậu chủ để lộ hình xăm sóng nước cuồn cuồn trên bả vai trông sống động như thật. Trần Thành thế chỗ của Lê Bính nhìn ta tươi cười, đôi mắt phượng cong cong.
- Không có gì, ta chỉ hỏi còn bao lâu mới đến Đông Đô thôi
Hắn nhìn ta dịu dàng, phất tay gọi người đem đến cho ta một chén yến chưng đường phèn
- Đừng lo sẽ sớm đến thôi! Em ăn đi, ta thấy em xanh xao quá nên tẩm bổ một chút!
Ta đón lấy chén yến từ tay Hoài Nhi, chén ngọc lưu ly xanh trong quý giá, hơi ấm từ nó làm ta thấy dễ chịu. Ta không thể không đánh giá hắn là loại công tử quần là áo lượt. Tuy nhà ta điền sản dưới quê tích cóp nhiều đời cũng vô cùng phú quý, cha ta cũng là một ông quan tứ phẩm nhưng sự xa hoa này nhà ta đuổi sáu ngựa cũng không thể bì kịp.
- Em vẫn nên nói chuyện với ta chứ...chúng ta sẽ đi cùng nhau thêm mười mấy ngày nữa, sẽ rất buồn chán. - Hắn siết chặt lấy chiếc quạt cán ngọc tay, lòng vô cùng khó chịu. Từ lúc lên thuyền nàng luôn miệng ríu rít cùng đám đầy tớ, thuyền phu nhưng đối với hắn chỉ nói được ba câu là cùng.
Ta ngừng chiếc thìa bạc trong tay, chớp chớp mắt nhìn hắn, cảm thấy hắn vô cùng kì quái. Thân phận của ta thế nào, của hắn thế nào chứ. Ta tiến đến gần hắn chỉ sợ bị nói là trèo cao, là cố tình quyến rũ, tốt nhất vẫn nên giữ khoảng cách đôi chút. Dù thế nào ta cũng chỉ là một đứa con vợ lẽ quan tứ phẩm áo lục, sau này có thể gả cho tú tài, cho quan nhân bát phẩm cửu phẩm làm chính thất đã là vui mừng, sao có thể đến gần người của phủ Quốc công để chịu đời đàm tiếu.
Thấy ta chỉ cười không đáp, Trần Thành tức giận phất tay áo đứng dậy
- Em ghét ta đến vậy sao?
Ta đưa chén lưu ly cho Hoài Nhi, mỉm cười lắc đầu, thấy cái nhíu mày của hắn, ta đành đáp
- Công tử Thành, công tử là người của phủ Quốc công, mới đây vừa đậu thi Hương, tài mạo song toàn. Nghe nói ở chốn kinh đô, người trông chờ công tử làm lên việc lớn không ít, khuê nữ thế gia muốn gả cho công tử cũng nhiều. Ta chỉ là thứ nữ nhà tứ phẩm, thân cận với công tử chính trở thành cái gai trong mắt những nhà quyền quý ấy.
Trần Thành nghiêm mặt, ngồi lại xuống ghế
- Ta không thích bọn họ!
- Công tử không thích thì sao chứ, có liên quan gì đến ta?
- Em...em... - Hắn tức giận, vung quạt trong tay đi thẳng vào khoang thuyền, bỏ lại ta ngơ ngác chẳng hiểu gì. Ta không muốn nói chuyện với ngươi, ngươi đâu thể nào ép ta như thế.