Chương 15
Nhắc đến Triệu Bạch Ngư, cả triều văn võ không mấy người biết, nhưng nhắc đến công chúa Xương Bình thì đều như lẽ đương nhiên nhìn về phía Triệu tế chấp, người sau sừng sững bất động, phảng phất như từ chối không nhận có quen biết với người tên Triệu Bạch Ngư này.
Mọi người có thể hiểu được, đều là đàn ông, nếu như được một cô công chúa xinh đẹp si tình quấn lấy là một chuyện tình yêu tuyệt vời, nhưng công chúa ngang tàng bá đạo, đoạt nhân sở ái, đố kỵ thậm chí muốn giết hại thê tử hậu trạch của người ta, thật sự là không thể chấp nhận nổi mà.
Trăm quan nhanh chóng nhớ lại sự việc cưới gả om sòm vào đoạn thời gian trước, người vốn bị gả đi là Triệu Ngọc Tranh được cưng chiều nhất, kết quả đổi thành Triệu Bạch Ngư, tiết mục treo đầu dê bán thịt chó này, trong lòng ai nấy đều rõ.
Đến đây, cả triều văn võ lại chú ý thêm một đối tượng nữa, Lâm An quận vương.
Nguyên Thú đế chau mày, quét qua Triệu Bá Ung và Hoắc Kinh Đường không để lại dấu vết gì, người đứng trước sắc mặt âm trầm, ghét cay ghét đắng cái tên Xương Bình, hận ốc cùng ô (*) nên hẳn là không biết chuyện, nhìn lại Hoắc Kinh Đường bất lộ thanh sắc, bình tĩnh vững chãi, có lẽ chắc cũng không phải do hắn đưa ra chủ ý!
(*) Nguyên văn là 恨屋及乌: nghĩa của nó giống như câu thành ngữ bên mình: yêu ai yêu cả đường đi – ghét ai ghét cả tông ti họ hàng.
"Truyền người vào điện."
Chỉ ý truyền xuống, bóng dáng Triệu Bạch Ngư nhanh chóng xuất hiện trước cửa Thùy Củng điện, chỉ thấy y mặc một bộ quần áo mùa hè bằng lụa trắng, quảng tụ trường sam, tóc búi cao, cơ thể cao ráo, thẳng tắp như chim hạc, khí chất quân tử như ngọc, lịch sự tao nhã, trái lại mang theo vài phần phong thái của một sĩ phu.
Triệu Bạch Ngư vào trong điện, quỳ xuống chắp tay: "Thần Triệu Bạch Ngư tham kiến bệ hạ."
Nguyên Thú đế hỏi: "Thiên địa quân thân sư, vậy mà ngươi lại muốn cáo trạng ân sư của mình sao?"
Triệu Bạch Ngư: "Trời đất chứng giám, quân ở trước sư, ta cáo trạng ân sư là vì lương tâm thúc giục, cũng là hành động của trung quân. Vi thần cáo trạng ân sư Trần Sư Đạo chấp mà không hóa (*), không biết vu vi, làm quan đã bốn mươi năm mà vẫn sống dựa vào bổng lộc triều đình, gia cảnh quá nghèo không dư thừa đồng nào, đến cả người làm hầu hạ nhiều năm xuất giá cũng không lấy ra được món gì ra làm quà ban thưởng. Nhà khó khăn, đến khi người môi giới đều biết trong phủ Lễ bộ Thị lang Trần Sư Đạo không có gì béo bở để vơ vét thì đùn đẩy ba lần bốn lượt không ai dám tới làm, không còn cách nào khác phải mua lại tay cờ bạc tự bán thân mình với cái giá rẻ mạt. Tay cờ bạc vào phủ vẫn nghiện ngập không thay đổi, Trần phủ lớn đến thế cũng không đút nổi cho hắn no, vậy nên hắn nhận tiền cấu kết với kẻ gian, cho bà ta lẻn vào phủ, dẫn thẳng đến thư phòng của Trần thị lang, để bà ta đánh cắp đề thi mới nhất, làm hỏng đại điển tuyển tài!"
(*) Chấp mà không hoá: Ý nói cố chấp làm một việc không thay đổi
Mạch suy nghĩ của Triệu Bạch Ngư rõ ràng, đứng trên điện cất cao giọng nói: "Cho nên vi thần cáo trạng Trần Sư Đạo trị dưới không nghiêm, cay nghiệt thiếu tình cảm! Nếu như Trần Sư Đạo không quá rộng lượng với người hầu, thì làm sao bọn họ có thể mất đi lòng kính sợ, chỉ vì mấy chục lượng bạc trắng mà bán đứng gia chủ? Nếu chẳng phải Trần Sư Đạo quá coi trong lề thói cũ, ngày lễ ngày tết không thạo thu lễ, hằng năm bên dưới đưa băng đưa than tới đều một mực từ chối, làm sao lại không có tiền khen thưởng cho người làm? Bình thường ít ban ân huệ, vậy nên gian tặc trong nhà mới có thể bị người ngoài mua chuộc! Từ đó dẫn đến tai họa lộ đề! Giặc trong nhà Trần Sư Đạo gây sự, học sinh thiên hạ phải chịu liên lụy hay sao! Trên thật tình cáo lỗi với sự tin tưởng của bệ hạ, dưới thật tình cáo lỗi với lê dân bách tính, cử tử trong thiên hạ, nhưng vi thần muốn không phụ lòng trời đất chứng giám, không phụ lòng bệ hạ, cho nên cáo trạng ân sư, đại nghĩa diệt thân!"
——
Thùy Củng điện lại bị yên lặng bao trùm, bá quan văn võ không nói gì nhìn về phía Triệu Bạch Ngư đang quỳ trên đại điện, dáng vẻ không thẹn với trời đất, trong lòng là hàng vạn con chữ phóng to không thể nói.
Cái này gọi là cáo trạng ân sư sao?
Cái này gọi là đại nghĩa diệt thân ư?
Gì mà còn cay nghiệt ít ân, chấp mà không hóa, trị dưới không nghiêm —— thiệt cho y phải nói ra điều đó!
Tên này làm quan cùng lắm được ba năm, còn là nhờ dựa vào gia tộc mới có thể làm một chức quan thất phẩm nho nhỏ, ấy vậy mà da mặt còn dày hơn cả đám người làm quan mấy chục năm như bọn họ.
"Càn rỡ!" Nguyên Thú đế tức giận: "Ngươi tố cáo Trần Sư Đạo là giả, thật ra muốn cáo trẫm không phân biệt được trắng đen sao?"
Triệu Bạch Ngư: "Vi thần không dám, vốn dĩ ý của vi thần đúng là cáo trạng ân sư Trần Sư Đạo. Đại điển tuyển tài, khoa thi cuối năm, chuyện liên quan đến nền tảng dựng nước, chỉ vì một việc nhỏ mà gây họa cho cả thiên hạ giống như ngàn dặm đê bị phá bởi một ổ kiến. Lòng thần buộc với triều đình, phát hiện "ổ kiến" nghèo khó của Trần Sư Đạo, tất nhiên trước hết phải nói cho triều đình, nói cho bệ hạ biết!"
Trong điện vẫn yên lặng, trăm quan như ngừng thở, nghe Triệu Bạch Ngư dùng lòng trung oan ức tố cáo, trái tim đập liên hồi cũng dần chậm rãi lại.
Nguyên Thú đế bật cười: "Vậy trẫm phải khen thưởng cho ngươi nhỉ?"
Triệu Bạch Ngư: "Bệ hạ là nhân quân thánh minh thiên cổ, nhìn rõ mọi việc, yêu dân như con, vì bệ hạ phân ưu chính là bổn phận của thần, không phải là để được khen thưởng."
Một câu nói chặn đứng hết thảy, lại còn được tiện nghi khoe tài. Nguyên Thú đế bị cản trở nhanh chóng lạnh mặt trở lại, trong lòng tự biết chuyện này ông đúng là nên xử lý công bằng.
"Thái tử!"
Thái tử nhanh chóng quỳ xuống: "Có nhi thần!"
"Người ta nói kẻ tư thông với Trần Sư Đạo là Lưu thị, nói người bị Trần Sư Đạo lợi dụng, kẻ cùng làm lộ đề với ông ấy cũng là Lưu thị, lời khai trước sau không giống nhau, cũng bước ra từ Đông cung, chẳng lẽ là ngươi bày mưu lập kế để bà ta bêu xấu nguyên lão ba triều sao?"
"Oan cho nhi thần!" Thái tử lập tức hô không dám, đầu óc nhanh nhạy xoay chuyển: "Ban đầu là Vương thượng thư ở trong nhà lao cấu kết vu cáo Lưu thị và Trần Sư Đạo, vậy mới dính líu đến nhi thần. Mọi người đều biết, Vương thượng thư là môn khách của Tần vương, ngoại trừ chuyện công ở triều đình thì không có quan hệ gì với nhi thần cả. Nhi thần vì để chứng minh trong sạch, lay động Lưu thị, cũng hiểu lý, làm Lưu thị hoài cảm tình nuôi dưỡng nhi thần năm đó mới khiến bà ta đổi lời giúp nhi thần thoát tội. Lưu thị để lại huyết thư tự vẫn, nhi thần tuy ứng phó không kịp nhưng cũng hết sức cứu chữa. Lưu thị mà chết ở Đông cung, chẳng qua nhi thần chỉ bị nghi giết người diệt khẩu, nhưng bà ta bị đưa vào Đại lý tự, sự thật được tra ra là chuyện sớm muộn. Cho nên nếu như thật sự là do nhi thâng xúi giục Lưu thị bêu xấu, thì tại sao đêm hôm còn gõ cửa mời thái y đến giữ mạng cho bà ấy?"
Dứt lời để lại một khoảng lặng, Nguyên Thú đế rât lâu cũng không nói gì.
Lúc này Hoắc Kinh Đường mới bước ra: "Bệ hạ, Lưu thị là do thần thẩm vấn, chính xác là vì áy náy nên đã tự nguyện viết thư tự vẫn, không phải là do Thái tử ép cung."
Nghe vậy, sắc mặt Nguyên Thú đế hơi hòa hoãn lại, nghiêm nghị chất vấn: "Ngươi nói Lưu thị bêu xấu Trần Sư Đạo, có chứng cứ không?"
"Ngày Lưu thị trộm đề, thần đã bắt gặp thẻ ngà bị rơi, chỉ cần điều tra ghi chép xuất cung ngày đó là được. Người làm bị Lưu thị mua chuộc nên giao ra cũng đã giao rồi, thỉnh bệ hạ cho phép để Lưu thị và người làm đối chất."
Lúc này Hoắc Kinh Đường mới chắp tay trả lời: "Vậy thần sẽ đi bắt người!"
Nguyên Thú đế lại liếc nhìn hắn vài lần, thấy Hoắc Kinh Đường vẫn còn dám ra vẻ hắn cũng rất ngạc nhiên thì không khỏi bực bội. Người phụ trách toàn án là hắn, chẳng lẽ hắn không biết sự thật?
Hồ sơ được hắn trình lên chỉ viết lại lời Lưu thị khai báo bà và Trần Sư Đạo tư thông trộm đề, không phải là mua chuộc người làm để được trộm đề, rõ ràng là lo lắng cho danh tiếng của Thái tử!
Nhưng tâm tư hắn lại tài tình, chỉ điểm Triệu Bạch Ngư gõ trống. Để cho y tự tới kêu oan thay Trần Sư Đạo.
Bởi vì chân tướng vụ trộm đề lại đơn giản như vậy, đơn giản đến mức người ta khó mà tin được, cũng chính vì người dính dấp trong đó và lợi ích cũng đơn giản đến mức có thể nói là không đáng kể, cho nên đến cả Đại lý tử kết án như thần cũng không tra được mấu chốt quan trọng trong đó.
Càng nói rõ hơn Thái tử và những người còn lại không liên quan, tất thảy xuất phát từ đám người Lưu thị vì lợi riêng mà tham lam.
Dù là người làm kia hay là Lưu thị, đều là thứ tiểu nhân lừa gạt phản chủ, như Triệu Bạch Ngư nói, ngàn dặm đê bị hủy chỉ vì một ổ kiến, trị dưới không nghiêm, trái lại bị trừng phạt.
Nghĩ đến đây, Nguyên Thú đế nhìn về phía Triệu Bạch Ngư, tuy là được Hoắc Kinh Đường chỉ điểm, nhưng dám gõ trống kêu oan vì ân sư mà lên tiếng chứng minh trong sạch, quả là một tấm lòng son.
Chỉ là ân sư thôi mà đã tri ân báo đáp như vậy, ấy là còn chưa nói đến lòng trung quân ái quốc.
Nguyên Thú đế lên tiếng: "Ngươi theo Thừa Giới đi xử lý lời khai của Lưu thị lần nữa đi, còn Trần lão trong sạch, thuận tiện chuyển giao vụ án một chút."
Triệu Bá Ung tự Thừa Giới, ông và Hoắc Kinh Đường đồng thời đáp vâng.
Trăm quan từ việc Nguyên Thú đế thay đổi cách gọi Trần Sư Đạo thì nhìn ra được ông nghiêng về đâu, vì vậy cho dù vụ án có chuyển giao cho Triệu tế chấp, thì ông ta vẫn phải xử lí theo lẽ công bằng.
Bệ hạ tuy lưu hành đại ngục, nhưng ông vẫn để ý đến nguyên lão ba triều Trần thị lang, vẫn luôn nghĩ đến vị lão thần này.
Trăm quan rối rít xúc động, bởi vì Nguyên Thú đế mới vừa rồi không lưu tình mà lòng phát rét, trước mắt đều an tâm thở phào, thả lỏng thần kinh căng thẳng.
"Còn ngươi, Triệu Bạch Ngư, tuy rằng bổn ý là lòng tốt, nhưng phương pháp cứu người có hàng ngàn cách, thầy như cha mẹ tái sinh, ngươi lại muốn lánh ích hề kính (*) cáo trạng ân sư! Dùng trí khôn để đạt lợi, khoe khoang thông minh, phạt ngươi hai tháng bổng lộc." Nguyên Thú đế nhìn mọi người ở xe, khoát khoát tay: "Lui xuống hết đi."
Nguyên văn 另辟蹊径 (Lánh ích hề kính) Thành ngữ chỉ những phương pháp mới thoát ra hẳn những lề thói, quan niệm cố hữu.
Trăm quan ra khỏi Thùy Củng điện, Triệu Bạch Ngư vẫn còn quỳ tại chỗ, đến khi Hoắc Kinh Đường dừng lại bên cạnh y nói: "Không sao rồi, đứng lên đi." Y mới há miệng thở dốc, nghe được tiếng tim mình đập như sấm rền.
Triệu Bạch Ngư trên điện hùng hồn kể lể, nhìn như ung dung tự tại, thực tế chỉ y mới biết sau lưng mình đã bị mồ hôi thấm ướt.
Thiên gia oai phong, xã hội phong kiến không thể giỡn chơi, Thiên tử cũng không nhu nhược hay ngỗ nghịch giống như trên ti vi thời hiện đại. Cả trọng thần mà Thiên tử tin cậy nhất như Hoắc Kinh Đường vẫn phải nghĩ đủ mọi cách giúp y chu toàn, phải rất khéo léo mới có thể cứu được ân sư, huống chi y chỉ là một người bình thường không được yêu thích?
Người xưa tôn sư trọng đạo, coi như y có lòng cứu người, nhưng cáo trạng ân sư lại không hợp với giá trị quan của thánh nhân môn sinh, hơn nữa ngang ngược chống lại lời Thiên tử, nếu nói không cẩn thận sẽ đẩy Thái tử vào tình cảnh bất nghĩa, hình phạt hai tháng bổng lộc đã là kết quả tốt, vô cùng tốt rồi.
Triệu Bạch Ngư rốt cuộc cũng hiểu, tại sao Kỷ đại nhân lần nào bãi triều trở về cũng khó chịu tựa như phát cơn bệnh nặng vậy, không khí như thế này, ai mà chịu nổi?
Giọng nói của Hoắc Kinh Đường truyền tới từ trên đỉnh đầu: "Còn đi được không?"
"Được." Triệu Bạch Ngư nuốt nước bọt, trán áp sát đất, từ từ khôi phục hơi thở, nhỏ giọng nói: "Đa tạ quận vương."
Hoắc Kinh Đường lạnh giọng: "Người một nhà, cần gì phải nói lời xa lạ như vậy?"
"..." Triệu Bạch Ngư ngẩng đầu, phát hiện Hoắc Kinh Đường vào triều lại đeo mặt nạ, cho tên tin đồn hắn bị hủy dung, mặt mày vàng vọt là thật sao? "Dám hỏi lúc Vương gia gửi sính lễ đến có biết đối tượng là ta không? Ngài nhìn kĩ đi, ta không phải Triệu Ngọc Tranh."
Hoắc Kinh Đường nghiêm túc nhìn y, gật đầu một cái.
Triệu Bạch Ngư đoán không ra ý hắn, hỏi tiêp: "Ta không phải đối tượng mà ngài muốn cầu hôn ban đầu, không đắc tội ngài, không được Triệu gia coi trọng, cũng không có giá trị lợi dụng, ta không nghĩ ra lý do gì để ngài mãi không chịu từ hôn đấy."
Hoắc Kinh Đường rũ mắt nhìn Triệu Bạch Ngư, con ngươi mang sắc lưu ly rất nhạt, từ góc độ Triệu Bạch Ngư ngửa mặt trông lên thì thấy giống hệt như ánh mắt Bồ Tát trong chùa nhìn xuống thế nhân vậy, vừa lạnh nhạt vừa như trách trời thương dân.
Hoắc Kinh Đường vươn tay ra, ngón tay có bốn đốt xương, thon dài trắng nõn như ngọc, nhưng lòng bàn tay và ngón tay có nhiều vết chai sần, Triệu Bạch Ngư giương mắt nhìn bàn tay ấy vỗ lên đầu mình một cái, không phải là động tác vỗ về chó con mèo con, mà giống như sự quan tâm, an ủi đôn hậu mà cẩn trọng không tiếng động của người cha, của anh lớn vậy.
Triệu Bạch Ngư ngạc nhiên, bối rối đến mức tim đập trật mất mấy nhịp, tinh thần còn chưa tỉnh táo lại, Hoắc Kinh Đường đã đi xa, nhưng không khí quanh y vẫn còn lưu lại mùi đàn hương ấm áp tinh tế trên áo bào của Hoắc Kinh Đường, nồng đậm thơm phức.
Một hồi lâu sau, Triệu Bạch Ngư bước đi trên đường rời cung, vỗ bộp vào đầu mình một cái: "Vậy là tới lui vẫn chẳng chịu nói có từ hôn hay không à!"
Rốt cuộc Hoắc Kinh Đường có ý gì?
==
Tác giả muốn nói:
Kinh đô phủ thiếu doãn là quan lục phẩm, nhưng trong mắt đại quan không khác gì với quan thất phẩm.
==
Mọi người có thể hiểu được, đều là đàn ông, nếu như được một cô công chúa xinh đẹp si tình quấn lấy là một chuyện tình yêu tuyệt vời, nhưng công chúa ngang tàng bá đạo, đoạt nhân sở ái, đố kỵ thậm chí muốn giết hại thê tử hậu trạch của người ta, thật sự là không thể chấp nhận nổi mà.
Trăm quan nhanh chóng nhớ lại sự việc cưới gả om sòm vào đoạn thời gian trước, người vốn bị gả đi là Triệu Ngọc Tranh được cưng chiều nhất, kết quả đổi thành Triệu Bạch Ngư, tiết mục treo đầu dê bán thịt chó này, trong lòng ai nấy đều rõ.
Đến đây, cả triều văn võ lại chú ý thêm một đối tượng nữa, Lâm An quận vương.
Nguyên Thú đế chau mày, quét qua Triệu Bá Ung và Hoắc Kinh Đường không để lại dấu vết gì, người đứng trước sắc mặt âm trầm, ghét cay ghét đắng cái tên Xương Bình, hận ốc cùng ô (*) nên hẳn là không biết chuyện, nhìn lại Hoắc Kinh Đường bất lộ thanh sắc, bình tĩnh vững chãi, có lẽ chắc cũng không phải do hắn đưa ra chủ ý!
(*) Nguyên văn là 恨屋及乌: nghĩa của nó giống như câu thành ngữ bên mình: yêu ai yêu cả đường đi – ghét ai ghét cả tông ti họ hàng.
"Truyền người vào điện."
Chỉ ý truyền xuống, bóng dáng Triệu Bạch Ngư nhanh chóng xuất hiện trước cửa Thùy Củng điện, chỉ thấy y mặc một bộ quần áo mùa hè bằng lụa trắng, quảng tụ trường sam, tóc búi cao, cơ thể cao ráo, thẳng tắp như chim hạc, khí chất quân tử như ngọc, lịch sự tao nhã, trái lại mang theo vài phần phong thái của một sĩ phu.
Triệu Bạch Ngư vào trong điện, quỳ xuống chắp tay: "Thần Triệu Bạch Ngư tham kiến bệ hạ."
Nguyên Thú đế hỏi: "Thiên địa quân thân sư, vậy mà ngươi lại muốn cáo trạng ân sư của mình sao?"
Triệu Bạch Ngư: "Trời đất chứng giám, quân ở trước sư, ta cáo trạng ân sư là vì lương tâm thúc giục, cũng là hành động của trung quân. Vi thần cáo trạng ân sư Trần Sư Đạo chấp mà không hóa (*), không biết vu vi, làm quan đã bốn mươi năm mà vẫn sống dựa vào bổng lộc triều đình, gia cảnh quá nghèo không dư thừa đồng nào, đến cả người làm hầu hạ nhiều năm xuất giá cũng không lấy ra được món gì ra làm quà ban thưởng. Nhà khó khăn, đến khi người môi giới đều biết trong phủ Lễ bộ Thị lang Trần Sư Đạo không có gì béo bở để vơ vét thì đùn đẩy ba lần bốn lượt không ai dám tới làm, không còn cách nào khác phải mua lại tay cờ bạc tự bán thân mình với cái giá rẻ mạt. Tay cờ bạc vào phủ vẫn nghiện ngập không thay đổi, Trần phủ lớn đến thế cũng không đút nổi cho hắn no, vậy nên hắn nhận tiền cấu kết với kẻ gian, cho bà ta lẻn vào phủ, dẫn thẳng đến thư phòng của Trần thị lang, để bà ta đánh cắp đề thi mới nhất, làm hỏng đại điển tuyển tài!"
(*) Chấp mà không hoá: Ý nói cố chấp làm một việc không thay đổi
Mạch suy nghĩ của Triệu Bạch Ngư rõ ràng, đứng trên điện cất cao giọng nói: "Cho nên vi thần cáo trạng Trần Sư Đạo trị dưới không nghiêm, cay nghiệt thiếu tình cảm! Nếu như Trần Sư Đạo không quá rộng lượng với người hầu, thì làm sao bọn họ có thể mất đi lòng kính sợ, chỉ vì mấy chục lượng bạc trắng mà bán đứng gia chủ? Nếu chẳng phải Trần Sư Đạo quá coi trong lề thói cũ, ngày lễ ngày tết không thạo thu lễ, hằng năm bên dưới đưa băng đưa than tới đều một mực từ chối, làm sao lại không có tiền khen thưởng cho người làm? Bình thường ít ban ân huệ, vậy nên gian tặc trong nhà mới có thể bị người ngoài mua chuộc! Từ đó dẫn đến tai họa lộ đề! Giặc trong nhà Trần Sư Đạo gây sự, học sinh thiên hạ phải chịu liên lụy hay sao! Trên thật tình cáo lỗi với sự tin tưởng của bệ hạ, dưới thật tình cáo lỗi với lê dân bách tính, cử tử trong thiên hạ, nhưng vi thần muốn không phụ lòng trời đất chứng giám, không phụ lòng bệ hạ, cho nên cáo trạng ân sư, đại nghĩa diệt thân!"
——
Thùy Củng điện lại bị yên lặng bao trùm, bá quan văn võ không nói gì nhìn về phía Triệu Bạch Ngư đang quỳ trên đại điện, dáng vẻ không thẹn với trời đất, trong lòng là hàng vạn con chữ phóng to không thể nói.
Cái này gọi là cáo trạng ân sư sao?
Cái này gọi là đại nghĩa diệt thân ư?
Gì mà còn cay nghiệt ít ân, chấp mà không hóa, trị dưới không nghiêm —— thiệt cho y phải nói ra điều đó!
Tên này làm quan cùng lắm được ba năm, còn là nhờ dựa vào gia tộc mới có thể làm một chức quan thất phẩm nho nhỏ, ấy vậy mà da mặt còn dày hơn cả đám người làm quan mấy chục năm như bọn họ.
"Càn rỡ!" Nguyên Thú đế tức giận: "Ngươi tố cáo Trần Sư Đạo là giả, thật ra muốn cáo trẫm không phân biệt được trắng đen sao?"
Triệu Bạch Ngư: "Vi thần không dám, vốn dĩ ý của vi thần đúng là cáo trạng ân sư Trần Sư Đạo. Đại điển tuyển tài, khoa thi cuối năm, chuyện liên quan đến nền tảng dựng nước, chỉ vì một việc nhỏ mà gây họa cho cả thiên hạ giống như ngàn dặm đê bị phá bởi một ổ kiến. Lòng thần buộc với triều đình, phát hiện "ổ kiến" nghèo khó của Trần Sư Đạo, tất nhiên trước hết phải nói cho triều đình, nói cho bệ hạ biết!"
Trong điện vẫn yên lặng, trăm quan như ngừng thở, nghe Triệu Bạch Ngư dùng lòng trung oan ức tố cáo, trái tim đập liên hồi cũng dần chậm rãi lại.
Nguyên Thú đế bật cười: "Vậy trẫm phải khen thưởng cho ngươi nhỉ?"
Triệu Bạch Ngư: "Bệ hạ là nhân quân thánh minh thiên cổ, nhìn rõ mọi việc, yêu dân như con, vì bệ hạ phân ưu chính là bổn phận của thần, không phải là để được khen thưởng."
Một câu nói chặn đứng hết thảy, lại còn được tiện nghi khoe tài. Nguyên Thú đế bị cản trở nhanh chóng lạnh mặt trở lại, trong lòng tự biết chuyện này ông đúng là nên xử lý công bằng.
"Thái tử!"
Thái tử nhanh chóng quỳ xuống: "Có nhi thần!"
"Người ta nói kẻ tư thông với Trần Sư Đạo là Lưu thị, nói người bị Trần Sư Đạo lợi dụng, kẻ cùng làm lộ đề với ông ấy cũng là Lưu thị, lời khai trước sau không giống nhau, cũng bước ra từ Đông cung, chẳng lẽ là ngươi bày mưu lập kế để bà ta bêu xấu nguyên lão ba triều sao?"
"Oan cho nhi thần!" Thái tử lập tức hô không dám, đầu óc nhanh nhạy xoay chuyển: "Ban đầu là Vương thượng thư ở trong nhà lao cấu kết vu cáo Lưu thị và Trần Sư Đạo, vậy mới dính líu đến nhi thần. Mọi người đều biết, Vương thượng thư là môn khách của Tần vương, ngoại trừ chuyện công ở triều đình thì không có quan hệ gì với nhi thần cả. Nhi thần vì để chứng minh trong sạch, lay động Lưu thị, cũng hiểu lý, làm Lưu thị hoài cảm tình nuôi dưỡng nhi thần năm đó mới khiến bà ta đổi lời giúp nhi thần thoát tội. Lưu thị để lại huyết thư tự vẫn, nhi thần tuy ứng phó không kịp nhưng cũng hết sức cứu chữa. Lưu thị mà chết ở Đông cung, chẳng qua nhi thần chỉ bị nghi giết người diệt khẩu, nhưng bà ta bị đưa vào Đại lý tự, sự thật được tra ra là chuyện sớm muộn. Cho nên nếu như thật sự là do nhi thâng xúi giục Lưu thị bêu xấu, thì tại sao đêm hôm còn gõ cửa mời thái y đến giữ mạng cho bà ấy?"
Dứt lời để lại một khoảng lặng, Nguyên Thú đế rât lâu cũng không nói gì.
Lúc này Hoắc Kinh Đường mới bước ra: "Bệ hạ, Lưu thị là do thần thẩm vấn, chính xác là vì áy náy nên đã tự nguyện viết thư tự vẫn, không phải là do Thái tử ép cung."
Nghe vậy, sắc mặt Nguyên Thú đế hơi hòa hoãn lại, nghiêm nghị chất vấn: "Ngươi nói Lưu thị bêu xấu Trần Sư Đạo, có chứng cứ không?"
"Ngày Lưu thị trộm đề, thần đã bắt gặp thẻ ngà bị rơi, chỉ cần điều tra ghi chép xuất cung ngày đó là được. Người làm bị Lưu thị mua chuộc nên giao ra cũng đã giao rồi, thỉnh bệ hạ cho phép để Lưu thị và người làm đối chất."
Lúc này Hoắc Kinh Đường mới chắp tay trả lời: "Vậy thần sẽ đi bắt người!"
Nguyên Thú đế lại liếc nhìn hắn vài lần, thấy Hoắc Kinh Đường vẫn còn dám ra vẻ hắn cũng rất ngạc nhiên thì không khỏi bực bội. Người phụ trách toàn án là hắn, chẳng lẽ hắn không biết sự thật?
Hồ sơ được hắn trình lên chỉ viết lại lời Lưu thị khai báo bà và Trần Sư Đạo tư thông trộm đề, không phải là mua chuộc người làm để được trộm đề, rõ ràng là lo lắng cho danh tiếng của Thái tử!
Nhưng tâm tư hắn lại tài tình, chỉ điểm Triệu Bạch Ngư gõ trống. Để cho y tự tới kêu oan thay Trần Sư Đạo.
Bởi vì chân tướng vụ trộm đề lại đơn giản như vậy, đơn giản đến mức người ta khó mà tin được, cũng chính vì người dính dấp trong đó và lợi ích cũng đơn giản đến mức có thể nói là không đáng kể, cho nên đến cả Đại lý tử kết án như thần cũng không tra được mấu chốt quan trọng trong đó.
Càng nói rõ hơn Thái tử và những người còn lại không liên quan, tất thảy xuất phát từ đám người Lưu thị vì lợi riêng mà tham lam.
Dù là người làm kia hay là Lưu thị, đều là thứ tiểu nhân lừa gạt phản chủ, như Triệu Bạch Ngư nói, ngàn dặm đê bị hủy chỉ vì một ổ kiến, trị dưới không nghiêm, trái lại bị trừng phạt.
Nghĩ đến đây, Nguyên Thú đế nhìn về phía Triệu Bạch Ngư, tuy là được Hoắc Kinh Đường chỉ điểm, nhưng dám gõ trống kêu oan vì ân sư mà lên tiếng chứng minh trong sạch, quả là một tấm lòng son.
Chỉ là ân sư thôi mà đã tri ân báo đáp như vậy, ấy là còn chưa nói đến lòng trung quân ái quốc.
Nguyên Thú đế lên tiếng: "Ngươi theo Thừa Giới đi xử lý lời khai của Lưu thị lần nữa đi, còn Trần lão trong sạch, thuận tiện chuyển giao vụ án một chút."
Triệu Bá Ung tự Thừa Giới, ông và Hoắc Kinh Đường đồng thời đáp vâng.
Trăm quan từ việc Nguyên Thú đế thay đổi cách gọi Trần Sư Đạo thì nhìn ra được ông nghiêng về đâu, vì vậy cho dù vụ án có chuyển giao cho Triệu tế chấp, thì ông ta vẫn phải xử lí theo lẽ công bằng.
Bệ hạ tuy lưu hành đại ngục, nhưng ông vẫn để ý đến nguyên lão ba triều Trần thị lang, vẫn luôn nghĩ đến vị lão thần này.
Trăm quan rối rít xúc động, bởi vì Nguyên Thú đế mới vừa rồi không lưu tình mà lòng phát rét, trước mắt đều an tâm thở phào, thả lỏng thần kinh căng thẳng.
"Còn ngươi, Triệu Bạch Ngư, tuy rằng bổn ý là lòng tốt, nhưng phương pháp cứu người có hàng ngàn cách, thầy như cha mẹ tái sinh, ngươi lại muốn lánh ích hề kính (*) cáo trạng ân sư! Dùng trí khôn để đạt lợi, khoe khoang thông minh, phạt ngươi hai tháng bổng lộc." Nguyên Thú đế nhìn mọi người ở xe, khoát khoát tay: "Lui xuống hết đi."
Nguyên văn 另辟蹊径 (Lánh ích hề kính) Thành ngữ chỉ những phương pháp mới thoát ra hẳn những lề thói, quan niệm cố hữu.
Trăm quan ra khỏi Thùy Củng điện, Triệu Bạch Ngư vẫn còn quỳ tại chỗ, đến khi Hoắc Kinh Đường dừng lại bên cạnh y nói: "Không sao rồi, đứng lên đi." Y mới há miệng thở dốc, nghe được tiếng tim mình đập như sấm rền.
Triệu Bạch Ngư trên điện hùng hồn kể lể, nhìn như ung dung tự tại, thực tế chỉ y mới biết sau lưng mình đã bị mồ hôi thấm ướt.
Thiên gia oai phong, xã hội phong kiến không thể giỡn chơi, Thiên tử cũng không nhu nhược hay ngỗ nghịch giống như trên ti vi thời hiện đại. Cả trọng thần mà Thiên tử tin cậy nhất như Hoắc Kinh Đường vẫn phải nghĩ đủ mọi cách giúp y chu toàn, phải rất khéo léo mới có thể cứu được ân sư, huống chi y chỉ là một người bình thường không được yêu thích?
Người xưa tôn sư trọng đạo, coi như y có lòng cứu người, nhưng cáo trạng ân sư lại không hợp với giá trị quan của thánh nhân môn sinh, hơn nữa ngang ngược chống lại lời Thiên tử, nếu nói không cẩn thận sẽ đẩy Thái tử vào tình cảnh bất nghĩa, hình phạt hai tháng bổng lộc đã là kết quả tốt, vô cùng tốt rồi.
Triệu Bạch Ngư rốt cuộc cũng hiểu, tại sao Kỷ đại nhân lần nào bãi triều trở về cũng khó chịu tựa như phát cơn bệnh nặng vậy, không khí như thế này, ai mà chịu nổi?
Giọng nói của Hoắc Kinh Đường truyền tới từ trên đỉnh đầu: "Còn đi được không?"
"Được." Triệu Bạch Ngư nuốt nước bọt, trán áp sát đất, từ từ khôi phục hơi thở, nhỏ giọng nói: "Đa tạ quận vương."
Hoắc Kinh Đường lạnh giọng: "Người một nhà, cần gì phải nói lời xa lạ như vậy?"
"..." Triệu Bạch Ngư ngẩng đầu, phát hiện Hoắc Kinh Đường vào triều lại đeo mặt nạ, cho tên tin đồn hắn bị hủy dung, mặt mày vàng vọt là thật sao? "Dám hỏi lúc Vương gia gửi sính lễ đến có biết đối tượng là ta không? Ngài nhìn kĩ đi, ta không phải Triệu Ngọc Tranh."
Hoắc Kinh Đường nghiêm túc nhìn y, gật đầu một cái.
Triệu Bạch Ngư đoán không ra ý hắn, hỏi tiêp: "Ta không phải đối tượng mà ngài muốn cầu hôn ban đầu, không đắc tội ngài, không được Triệu gia coi trọng, cũng không có giá trị lợi dụng, ta không nghĩ ra lý do gì để ngài mãi không chịu từ hôn đấy."
Hoắc Kinh Đường rũ mắt nhìn Triệu Bạch Ngư, con ngươi mang sắc lưu ly rất nhạt, từ góc độ Triệu Bạch Ngư ngửa mặt trông lên thì thấy giống hệt như ánh mắt Bồ Tát trong chùa nhìn xuống thế nhân vậy, vừa lạnh nhạt vừa như trách trời thương dân.
Hoắc Kinh Đường vươn tay ra, ngón tay có bốn đốt xương, thon dài trắng nõn như ngọc, nhưng lòng bàn tay và ngón tay có nhiều vết chai sần, Triệu Bạch Ngư giương mắt nhìn bàn tay ấy vỗ lên đầu mình một cái, không phải là động tác vỗ về chó con mèo con, mà giống như sự quan tâm, an ủi đôn hậu mà cẩn trọng không tiếng động của người cha, của anh lớn vậy.
Triệu Bạch Ngư ngạc nhiên, bối rối đến mức tim đập trật mất mấy nhịp, tinh thần còn chưa tỉnh táo lại, Hoắc Kinh Đường đã đi xa, nhưng không khí quanh y vẫn còn lưu lại mùi đàn hương ấm áp tinh tế trên áo bào của Hoắc Kinh Đường, nồng đậm thơm phức.
Một hồi lâu sau, Triệu Bạch Ngư bước đi trên đường rời cung, vỗ bộp vào đầu mình một cái: "Vậy là tới lui vẫn chẳng chịu nói có từ hôn hay không à!"
Rốt cuộc Hoắc Kinh Đường có ý gì?
==
Tác giả muốn nói:
Kinh đô phủ thiếu doãn là quan lục phẩm, nhưng trong mắt đại quan không khác gì với quan thất phẩm.
==