Chương : 5
Tầm nhìn của tui vượt qua huyện thành về phía đông bắc, con đường sắt của Đức chạy từ Thanh Đảo, đã biến thành con rết không lồ bị đập bể sọ, đang quằn quại. Một đám đông đen ngòm dày đặc trên cách đồng chớm xuân mầu xanh nhạt, phất cờ, những lá cờ mầu sắc pha tạp, ùn ùn kéo về phía đường sắt. Lúc này tui chưa biết đó là chatui đang cầm đầu đám người chống đối, nếu biết, tui không còn bụng dạ nào tiếp tục cuộc chơi. Tui trông thấy phía đường sắt từng cột khói bốc lên như những cây to biết cử động, rồi những tiếng nổ nặng nề rất nhanh dội tới.
Đội nghi trượng của cha nuôi ngày càng tới gần, đã tiếp cận cửa Nam. Tiếng thanh la còn rõ hơn, tiếng hô càng trầm hùng hơn, những lá cờ ủ rũ dưới mưa, y hệt những tấm da chó rướm máu. Tui trông thấy mồ hôi lấm tấm trên mặt, nghe tiếng thở nặng nhọc của bọn phu khiêng kiệu. Người đi đường đều dừng lại cúi đầu, không một ai dám nói to hoặc một cử chỉ khác thường. Những con chó dữ nổi tiếng của nhà Đỗ Giải Nguyên cũng im thin thít, có thể thấy cái uy của cha nuôi, ngay súc vật cũng không dám nhờn. Tui trong lòng rạo rực, trong tim như có cái bếp lò, trên bếp hâm bình rượu. Cha nuôi thân yêu của tui, tui nhớ Người cháy ruột cháy gan! Hãy hoà Người vào trong bình rượu! Tui dùng hết sức đu lên thật cao, để qua rèm cha nuôi trông thấy tấm thân yêu kiều của tui.
Từ trên cây đu, tui trông thấy đoàn người phía xa dày đặc như một đám mây đen cuồn cuộn, không thể phân biệt đàn ông đàn bà, người già người trẻ, nhìn không ra ai là Cột ai là Kèo, nhưng mấy ngọn cờ đại của họ thì rực rỡ khiến tui hoa mắt! Họ í ới gọi nhau, kỳ thực tui hoàn toàn không nghe rõ tiếng gọi, mà chỉ phỏng đoán. Cha đẻ tui xuất thân két hát Miêu Xoang, tổ sư đời thứ hai của làn điệu này. Miêu Xoang vốn là một làn điệu dân gian, cha đẻ tui đã nâng tầm nó lên, trở thành một loại hình kịch nghệ nỗi tiếng cả vùng rộng lớn, phía bắc đến phủ Lai Châu, phía nam đến Phủ Đăng Châu, tổng cộng mười tám huyện. Tôn Bính hát Miêu Xoang, phụ nữ lệ chảy tràn. Oâng vốn là người thích hò la. Nay dẫn đầu đám quân, ông không hò hét sao được? Để không bỏ sót cảnh này, để được nhìn thêm lúc nữa, tui đưa đu lên thật cao. Những kẻ ngu ngốc đứng dưới cứ tưởng tui biểu diễn cho chúng xem. Chúng hoa chân múa tay, hò hét như điên. Hôm ấy tui mặc đồ mỏng, lại thêm mồ hôi ướt đẫm – Cha nuôi tui bảo mồ hôi tui thơm mùi hoa hồng. Tui huy động bằng hết những bảo bối trên người, cái mông tròn lẳn vổng ra sau, bộ ngực xinh xinh nhô ra trước, cho bọn háo sắc thèm rỏ rãi! Gió lạnh luồn trong áo, xoáy tròn trong nách tui. Tiếng gió mưa tiếng hoa đào xòe cách, cánh đào đẫm nước mưa. Tiếng hò tiếng hét của nha dịch, tiếng lanh canh của vòng sắt, tiếng rao hàng của dân bán dạo, tiếng nghé ọ của con nghé… tất cả quyện vào nhau. Một cái tết thanh minh ồn ào, một mồng ba tháng Ba rực lửa. Tại khu mộc ở góc tây nam, mấy bà già tóc bạc phơ đang hoá vàng. Một con lốc nhỏ quyện khói dựng đứng trên khu mộ, trông giống những cây bạch dương xám xịt xung quanh. Đội nghi trượng của cha nuôi ra khỏi cửa Nam, những người xem đánh đu đều quay lại nhìn. Quan huyện đến rồi! Có người kêu lên. Đội nghi trương của cha nuôi lượn một dòng quanh giáo trường, bọn nha dịch lên gân lên cốt, ngực ưỡn mắt tròn xoe. Cha nuôi, qua bức rèm trúc, tui trông thấy chiếc mũ đội trên đầu và khuân mặt hình chữ điền hồng hào của cha, trông thấy bô râu với những sợi thẳng và cứng như thép, nhúng vào nước không rối. Bộ râu của ông là chìa khóa, khóa chặt trái tim ông và tui, là sợi tơ hồng của ông Nguyệt lão, không có bộ râu của ông và bộ râu của cha đẻ tui, thì ông tìm đâu ra cô con nuôi ngon lành như tui?
Bọn nha dịch ra oai, thực ra chính là cha nuôi tui ra oai, thấy đã dủ, liền hạ kiệu xuống bên rìa giáo trường. Phía tây giáo trường là vườn hoa đào nở rộ, cây nọ nối tiếp cây kia, trong màn mưa mông lung, trông như những cụm khói. Một nha dịch đao cài thắt lưng tiến lên vén rèm, cha nuôi bước xuống kiệu. Mũ cánh chuồn đội ngay ngắn trên đầu, cha nuôi phải phủi phủi tay áo, rồi chắp tay trước ngực, cha xá mộ xá, cất giọng sang sảng: “Thưa các phụ lão, các con dân, chúc ăn tết vui vẻ!”
Cha nuôi, ông chỉ giỏi vờ vĩnh! Nhớ lại những lúc ông đùa với tui ở Tây Hoa sảnh, tui không nhịn được cười! Nghĩ tới nỗi khổ mà ông phải chịu trong mùa xuân năm nay, tui bất giác chỉ muốn khóc. Tui dừng đu, tay vịn thừng đứng trên bàn đạp, miệng hé mở, mắt đắm đuối nhìn cha nuôi làm trò, trong lòng rộn lên bao nỗi ngọt bùi cay đắng! Cha nuôi hiểu dụ:
- Bản quan xưa nay vẫn khuyến khích trồng đào…
Cà nhắc cà nhót đi theo sau cha nuôi tui là viên xã trưởng thành Nam, lão nói to:
- Quan tri huyện nhân tết xuân mưa phùn, trồng một cây phiên đào để làm gương cho dân chúng noi theo…
Cha nuôi liếc xéo viên xã trưởng một cái tỏ ý không bằng lòng về cái tội nói leo, ông nói tiếp:
- Hỡi các con dân, các ngươi hãy trồng đào trước nhà trước cửa, vườn trước vườn sau, “bớt chuyện gẫu bát phố, nên đọc sách, trồng đào”. Chỉ mươi năm là cùng, huyện Cao Mật sẽ có những ngày tươi đẹp.
“Nghìn vạn cây đào hoa nở rộ, muôn dân tận hưởng khúc âu ca”
Cha nuôi ngâm xong hai câu thơ, liền cầm xẻng xúc đất, lưỡi xẻng chạm một hòn cuội, tóe lửa. Đúng lúc đó, tên sai vặt Xuân Sinh lăn tới như một quả bóng. Hắn quấn quít vừa nói vừa thở:
- Bẩm quan lớn, hỏng rồi, hỏng rồi!…
Cha nuôi nghiêm giọng hỏi:
- Chuyện gì mà hỏng?
Xuân Sinh nói:
- Bọn dân đen ở vùng đông bắc làm phản…
Cha nuôi quẳng cái xẻng xuống, phủ tay áo, chui luôn vào trong kiệu chạy như bay, bọn nha dịch thất thểu chạy theo như chó nhà có tang.
Tui đứng trên đu, đưa mắt nhìn theo đội nghi trượng, trong lòng buồn rầu không kể xiết. Cha đẻ ơi, cha làm cái tết mất vui rồi. Tôi thẫn thờ nhảy xuống, lách vào đám đông ồn ào nhốn nháo, cắn răng chịu đựng bọn trai tơ đục nước béo cò, nghĩ là mình nên vào vườn đào ngắm hoa hay về nhà luộc thịt chó. Đang phân vân thì Giáp Con từ xó xỉnh nào vụt hiện ra trước mặt tui, mặt đỏ gay, mắt trợn trừng trợn trạc, miệng lắp bắp:
- Bố tớ, bố tớ về rồi!
Quái quỉ thật! Tự dưng tòi ra ông bố chồng. Bố anh chết rồi kia mà? Chẳng phải đã hơn hai mươi năm nay không có tin gì về bố anh đấy sao?
Giáp Con toát mồ hôi hột, vẫn tiếng được tiếng mất:
- Về rồi, đúng là về rồi!
Tui cùng Giáp Con hộc tốc chạy về nhà. Trên đường về, tui rất bật mình, hỏi Giáp Con đâu tự dưng tòi ra một ông bố? Cầm chắc là một tên cha căng chú kiết nào giở trò bịp, để tui xem hắn từ đâu tới, được thôi, bà mà nổi điên lên, đầu tiên là đánh gãy chân, sau đó lôi lên huyện, bất kể phải trái nện luôn hai trăm gậy cho nát mông ra, vãi cứt vãi đái ra, xem hắn còn dám xưng xưng là bố người ta nữa thôi!
Trên đường, gặp bất cứ ai, Giáp Con cũng níu lại, vẻ thần bí: “Bố tớ về rồi”. Họ ngớ ra, không hiểu đầu cua tai nheo làm sao, thì Giáp Con gào toáng lên:
- Tớ có bố rồi!
Chưa về tới nơi, tui đã trông thấy một cỗ xe kiệu đỗ bên ngoài cổng nhà tui, dân phố xúm xít chung quanh. Mấy đứa trẻ đầu để chỏm luồn lách giữa đám người. kéo xe là một con ngựa mầu tía, béo núc ních. Một lớp bụi dầy bám trên xe, chứng tỏ đã đi một quảng đường dài. Mọi người nhìn tui bằng con mắt kỳ quặc, ánh mắt lấp lóe như ma trơi ngoài nghĩa trang. Bà Ngô chủ hiệu tạp hóa, vờ vĩnh ngõ lời chúc mừng: “Xin mừng anh chị, đúng là có phúc ắt có phần, thần tài chỉ yêu người giàu sang! Đã ăn không hết mà nay lại có một ông bố từ trên trời rơi xuống, lưng giắt hàng vạn quan tiền! Chị Hai Triệu này, lợn béo vào nhà, của cải dôi ra, đại hỉ rồi!”.
Tui liếc xéo người đàn bà miệng loe như ống nhổ, bảo, bà Ngô này, bà cứ ngoác cái miệng lảm nhảm cái gì thế? Nếu nhà bà thiếu bố thì đón ông ta về, tui không tiếc mảy may! Bà ta cười hì hì, nói:
- Chị nói thật không đấy?
Tôi nói, thật thế, đứa nào không đón ông ta đi, thì nó là con la, bố lừa mẹ ngựa!
Giáp Con giận dữ ngắt ngang lời tui:
- Đứa nào dám cướp bố tớ, tớ đập chết!
Cặp má bánh đúc của bà Ngô vụt đỏ lựng. Người đàn bà hay ngồi lê đôi mách, đơm đặt chuyện thiên hạ biết tui thân với quan lớn Tiền thì sinh lòng ghen ghét, thậm chí rất cay cú. Bị tui chửi vỗ mặt, Giáp Con lại bồi thêm một chưởng, mụ cụt hứng bỏ đi, miệng lảm nhảm những gì nghe không rõ. Tui bước lên bậc tam cấp bằng đá, quay lại nói với mọi người, thưa các vị hàng xóm láng giềng, vị nào muốn xem thì xin mời vào, không vào thì cút đi cho tui nhờ, đừng có đứng đực ra đấy! Mọi người lặng lẽ giải tán. Tui biết họ, ngoài miệng thì nịnh nọt tui bằng những lời đường mật, nhưng sau lưng thì nghiến răng nghiến lợi, chỉ mong tui nghèo xác nghèo xơ, phải đi hát rong độ nhật. Với bọn này thì chẳng cần nể nang, chẳng cần khách khí làm gì!
Vào trong sân, tui gào lên rõ to, thần linh nào gián trần thế nhỉ? Cho tui chiêm ngưỡng một tí nào! Tui nghĩ bụng, không mềm mỏng vội, bố thật hay bố hảo thì cũng phải cho một đòn phủ đầu để lão biết tay, sau này khỏi tác oai tác phúc với con này! Tui trông thấy một chiếc ghế Thái sư bằng gỗ đàn hương quang dầu mầu huyết dụ kê ở giữa sân, một ông lão khó đăm đăm, đuôi sam bé tí trên đầu, đang lúi húi lau bụi trên ghế. Thực ra, chiếc ghế đã sạch bong, lẽ ra không cần lau chùi nữa. Nghe tui nói vậy, lão chậm rãi đứng lên, quay lại nhìn tui một thoáng, ánh mắt sắc lạnh. Mẹ ơi, cặp mắt gian giảo nằm sâu trong hốc mắt sắc như dao mổ lơn của Giáp Con! Giáp Con lon ton chạy đến trước mặt cha, nhệch miệng cười ngơ ngẩn, giới thiệu:
- Bố, đây là vợ con, mẹ cưới cho con đấy!
Lão già cũng không thèm nhìn lại tui một cái cho tử tế, miệng ừ ào mà tui không hiểu lão nói gì.
Người đánh xe sau khi đã ăn uống no nê ở quán cơm lão Vương Thăng bên kia đường, cầm roi trở lại nhà tui, cáo từ. Lão già rút tờ ngân phiếu trong bọc đưa cho anh ta, chấp tay trước ngực vái liền mấy vái:
- Người anh em, đi đường bình yên!
Chui cha, lão già đặc giọng Bắc Kinh, cũng phát âm chuẩn như quan lớn Tiền, không khác nhau là mấy. Người đánh xe sau khi liếc qua tờ ngân phiếu, nét mặt sầu khổ bổng tươi rói. Anh cuối rạp liền ba cái, miệng tuôn hàng tràng như đánh rắm:
- Cảm ơn lão gia, cảm ơn lão gia, cảm ơn lão gia!…
Chà, lão già quả đáng gờm, có vẻ một tài chủ lắm bạc nhiều tiền! Cái vật cồm cộm bên trong áo chùng, ắt hẳn là ngân phiếu. Nghìen lượng hay vạn lượng? Được lắm, thời buổi này ai cho sữa người đó là mẹ, ai cho tiền người ấy là cha. Tui phủ phục trước mặt lão, dập đầu một cái rõ kêu, nói như hát:
- Con chào cha!
Giáp Con thấy tui quì lạy cũng vội quì xuống, dập đầu đánh “cốp” một cái, không nói gì, chỉ cười ngây ngô.
Lão già không ngờ tui dùng đại lễ để chào lão nên lão có vẻ lúng túng đôi chút. Lão chìa hai tay ra – tui ngạc nhiên đến sững sờ khi trông thấy đôi bàn tay của lão – làm như định nâng tui dậy, nhưng không, lão không nâng tui, cũng không nâng Giáp Con, mà chỉ nói:
- Miễn lễ, miễn lễ, người nhà không nên khách khí!
Tui mất hứng, buộc phải đứng lên. Giáp Con cũng đứng dậy theo tui. Lão thò tay vào trong bọc, tui mừng thầm, tưởng lão lấy ngân phiếu cho tui. Mò mẫm hồi lâu, lão lấy ra một vật xinh xinh mầu cách trả giơ ra trước mặt tui, nói:
- Lần đầu gặp mặt, chẳng có gì thưởng cho con, cầm cái này mà chơi!
Tui đón lấy cái đồ chơi, bắt chước lão, nói người nhà không nên khách khí. Cái đồ chơi nằng nặng, mềm nhũn, mầu xanh cánh tả trông thích mắt. Tui ngủ cùng quan lớn Tiền đã mấy năm, biết khá nhiều vật phẩm văn hóa, không đến nỗi quê mùa quá. Tui biết đây là vật quí, nhưng không biết nó là cái gì?
Giáp Con dẩu môi nhìn cha, có vẻ tủi thân. Lão cười cười, bảo.
Giáp Con nghe theo, cúi xuống. Lão già đeo vào cổ Giáp Con chuỗi hạt mầu sắc óng ả, xâu bằng chỉ đỏ. Tui nhận ra đó là chuỗi hạt cầu phước, bất giác bĩu môi nghĩ thầm, lão già, lão cho rằng con trai lão mới một trăm ngày tuổi chắc!
Về sau, tui đưa cái quà ra mắt của bố chồng cho cha nuôi xem. Cha nuôi bảo đó là cái bào tay dùng khi bắn cung, làm bằng ngọc phỉ thúy, quý hơn vàng, chỉ hoàng thân quốc thích, vương công quí tộc mới có báu vật này. Cha nuôi tay trái mân mê núm vú tui, tay phải nghịch nghịch cái bao tay, luôn miệng khen: “Của quí của quí của quí, đúng là của quí!” Tui bảo, cha nuôi thích nó thì biếu cha. Cha nuôi nói: “Không dám không dám, người quân tử không chiếm đoạt tình yêu của người khác”. Tui bảo, phụ nữ như tui, yêu cái bao tay để làm gì? Cha nuôi vẫn lựa lời thoái thác, tui bảo, nếu cha không nhận thì tui xé nát nó. Cha nuôi vội nói: “Chao ôi, nàng đừng xé, ta nhận vậy”. Cha nuôi đeo cái bao tay, giơ ngang tầm mắt ngắm nghía, quên cả công việc quan trọng là sờ vú tui. Sau đó cha nuôi đeo vào cổ tui cái tượng Bồ tát bằng ngọc. Tui mừng quá đỗi,::145i1::y mới là thứ dành cho phụ nữ! Tui vuốt râu cha nuôi, nói lời cảm ơn. Cha nuôi vật tui ra, cưỡi tui như cưỡi lên con ngựa của cha, vừa thở vừa nói:
- Mi Nương, Mi Nương, ta phải đi tìm hiểu xem bố chồng Mi Nương là con người như thế nào?
Trong khi bố chồng tui cười nhạt đầy nham hiểm, chiếc ghế thái sư và chuổi hạt bằng gỗ đàn hương trong tay bố chồng đột nhiên tỏa mùi thơm gắt khiến tui đầu váng mắt hoa, ruột gan như lữa đốt. Lão không thèm quan tâm cha tui sống hay chết, không mảy may xúc động trước tình cảm của tui, lão run rẫy đứng lên, quẳng chuỗi hạt – vật bất li thân của lão, mắt lão tóe lữa. Cái gì làm lão xúc động đến như thế? Cái gì làm lão lo lắng đến như thế? Lão giơ hai bàn tay nhỏ xúi như tay loài yêu quái, miệng rên lên hừ hừ, mắt nhìn tui không chớp, nét hung dữ trong con mắt tan biến, lão van vỉ:
- Rửa tay… rửa tay!
Tui múc hai gáo nước lạnh trong ang, đổ vào chậu đồng, trông thấy lão vội vội vàng vàng ngâm tay trong nước, tui nghe thấy tiếng răng nghiến ken két trong miệng lão, không đoán được cảm giác của lão như thế nào. Tui trông thấy hai bàn tay của lão đỏ ửng lên như than hồng, những ngón tay nuột nà co quắp như móng vuốt của con gà trống. Tui hốt hoảng khi thấy tay lão như thép nung đỏ, nước trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi. Kỳ quặc thật! Lần đầu tiên, tui được chứng kiến chuyện kỳ lạ như thế này! Lão già ngâm tay trong nước lạnh chắc khoan khoái lắm, hãy nhìn khuôn mặt lão: mắt lim dim, hít không khí vào qua kẻ răng, giữ hơi một lúc lâu mới thở ra. Rõ ràng là cách thở của anh nghiện. Đã nghiện chưa, đồ con lừa! Không ngờ lão có cái trò quỉ quái này, con yêu già!
Thoải mái lắm rồi, lão giơ hai tay nước rớt tong tỏng, trở lại ghế thái sư, khác chăng là lúc này lão không nhắm mắt nữa, mà là mở mắt nhìn trân trân hai bàn tay, nhìn những giọt nước rớt từ đầu ngón tay xuống đất. Lão thư giản toàn thân, gân cốt chùng xuống, thỏa mãn cao độ.
Cha nuôi cũng vừa như thế trên mình tui…
Khi đó tui vẫn chưa biết lão là tên đao phủ khét tiếng. Tui cứ chăm chăm vào số ngân phiếu giắt trong người lão. Tui dịu dàng bảo lão:
- Cha ơi, hình như con đấm bóp hầu cha, cha thấy dễ chịu lắm. Cái mạng nhỏ nhoi của cha đẻ con không đêm nay thì sáng mai đi đức, dù sao cũng là xui gia, cha tính cách giúp con. Cha cứ từ từ mà nghĩ, để con nấu cháo huyết cha dùng.
Tui múc nước giếng vo gạo, cảm giác trống trải vẫn đeo đẳng trong lòng. Tui nhìn lên mái đao miếu Thành hoàng, một đàn chim câu mầu xám đang rủ rỉ, chúng đậu ken khít nhau, chẳng hiểu đang bàn bạc gì đó. Ngoài đường lát đá xanh rộn lên tiếng vó ngựa: một toáng lính Đức đi qua. Qua khe hở, tui thấy chúng đội mũ hình ống có cắm lông chim. Tui giật mình, tim đập rộn lên, linh cảm thấy sự có mặt của bọn Đức liên quan đến chuyện cha tui. Tiểu Giáp mài xong dao, đang sắp xếp đồ nghề. Anh chàng cầm cây gậy bằng gỗ bạch lạp, một đầu có móc sắt, lôi một con lợn đen ra khỏi chuồng. Cái móc ở đầu gậy móc vào hàm dưới con lợn, có kêu thảm thiết, lông gáy dựng ngược, gúm người cố trằn lại, chân sau và mông miết trên mặt đất, mắt đỏ ngầu những tia máu. Nhưng nó không cưỡng nổi sức mạnh như thần của Giáp Con. Anh chàng chỉ cần nhún thấp một tí, vận sức ra tay, bàn chân như bàn cuốc từng bước từng bước lún sâu đến ba tấc, lôi con lợn ra, móng lợn cày đất thành rãnh, chẳng khác cày ruộng. Nói lại thì chậm, lúc làm thì nhanh, Giáp Con đã kéo được con lợn đến trước bàn mổ. Một tay ghìm móc, tay kia tóm đuôi lợn, anh chàng “hự” một tiếng đứng thẳng lên, nhấc bổng con lợn lên bàn mổ. Con lợn bị choáng quên cả chống cự, chỉ há miệng mà kêu, bốn chân thẳng đuỗn. Giáp Con mở cái móc quăng hẳn một bên, thuận tay cầm lấy con dao chọc tiết sắc như nước để trong chậu sành, rồi gần như không cần tính toán, anh chàng đâm một nhác vào cổ con lợn, đường dao đi ngọt như đâm vào tảng đậu phụ, ấn thêm một nhát nữa, lưỡi dao rồi cả cán dao lút sâu trong cổ lợn. Tiếng kêu im bặt, chỉ còn tiếng nấc cục, rồi tiếng nấc cục cũng không còn. Con lợn run rẩy, chân run, da run, đám lông cũng run. Giáp Con rút dao ra, lật nghiên con lợn để chỗ cắt tiết chiếu thẳng vào chậu hứng ở phía dưới. Một dòng máu nóng vuột ra, loang loáng mầu đỏ tươi, phun thẳng xuống chậu.
Đội nghi trượng của cha nuôi ngày càng tới gần, đã tiếp cận cửa Nam. Tiếng thanh la còn rõ hơn, tiếng hô càng trầm hùng hơn, những lá cờ ủ rũ dưới mưa, y hệt những tấm da chó rướm máu. Tui trông thấy mồ hôi lấm tấm trên mặt, nghe tiếng thở nặng nhọc của bọn phu khiêng kiệu. Người đi đường đều dừng lại cúi đầu, không một ai dám nói to hoặc một cử chỉ khác thường. Những con chó dữ nổi tiếng của nhà Đỗ Giải Nguyên cũng im thin thít, có thể thấy cái uy của cha nuôi, ngay súc vật cũng không dám nhờn. Tui trong lòng rạo rực, trong tim như có cái bếp lò, trên bếp hâm bình rượu. Cha nuôi thân yêu của tui, tui nhớ Người cháy ruột cháy gan! Hãy hoà Người vào trong bình rượu! Tui dùng hết sức đu lên thật cao, để qua rèm cha nuôi trông thấy tấm thân yêu kiều của tui.
Từ trên cây đu, tui trông thấy đoàn người phía xa dày đặc như một đám mây đen cuồn cuộn, không thể phân biệt đàn ông đàn bà, người già người trẻ, nhìn không ra ai là Cột ai là Kèo, nhưng mấy ngọn cờ đại của họ thì rực rỡ khiến tui hoa mắt! Họ í ới gọi nhau, kỳ thực tui hoàn toàn không nghe rõ tiếng gọi, mà chỉ phỏng đoán. Cha đẻ tui xuất thân két hát Miêu Xoang, tổ sư đời thứ hai của làn điệu này. Miêu Xoang vốn là một làn điệu dân gian, cha đẻ tui đã nâng tầm nó lên, trở thành một loại hình kịch nghệ nỗi tiếng cả vùng rộng lớn, phía bắc đến phủ Lai Châu, phía nam đến Phủ Đăng Châu, tổng cộng mười tám huyện. Tôn Bính hát Miêu Xoang, phụ nữ lệ chảy tràn. Oâng vốn là người thích hò la. Nay dẫn đầu đám quân, ông không hò hét sao được? Để không bỏ sót cảnh này, để được nhìn thêm lúc nữa, tui đưa đu lên thật cao. Những kẻ ngu ngốc đứng dưới cứ tưởng tui biểu diễn cho chúng xem. Chúng hoa chân múa tay, hò hét như điên. Hôm ấy tui mặc đồ mỏng, lại thêm mồ hôi ướt đẫm – Cha nuôi tui bảo mồ hôi tui thơm mùi hoa hồng. Tui huy động bằng hết những bảo bối trên người, cái mông tròn lẳn vổng ra sau, bộ ngực xinh xinh nhô ra trước, cho bọn háo sắc thèm rỏ rãi! Gió lạnh luồn trong áo, xoáy tròn trong nách tui. Tiếng gió mưa tiếng hoa đào xòe cách, cánh đào đẫm nước mưa. Tiếng hò tiếng hét của nha dịch, tiếng lanh canh của vòng sắt, tiếng rao hàng của dân bán dạo, tiếng nghé ọ của con nghé… tất cả quyện vào nhau. Một cái tết thanh minh ồn ào, một mồng ba tháng Ba rực lửa. Tại khu mộc ở góc tây nam, mấy bà già tóc bạc phơ đang hoá vàng. Một con lốc nhỏ quyện khói dựng đứng trên khu mộ, trông giống những cây bạch dương xám xịt xung quanh. Đội nghi trượng của cha nuôi ra khỏi cửa Nam, những người xem đánh đu đều quay lại nhìn. Quan huyện đến rồi! Có người kêu lên. Đội nghi trương của cha nuôi lượn một dòng quanh giáo trường, bọn nha dịch lên gân lên cốt, ngực ưỡn mắt tròn xoe. Cha nuôi, qua bức rèm trúc, tui trông thấy chiếc mũ đội trên đầu và khuân mặt hình chữ điền hồng hào của cha, trông thấy bô râu với những sợi thẳng và cứng như thép, nhúng vào nước không rối. Bộ râu của ông là chìa khóa, khóa chặt trái tim ông và tui, là sợi tơ hồng của ông Nguyệt lão, không có bộ râu của ông và bộ râu của cha đẻ tui, thì ông tìm đâu ra cô con nuôi ngon lành như tui?
Bọn nha dịch ra oai, thực ra chính là cha nuôi tui ra oai, thấy đã dủ, liền hạ kiệu xuống bên rìa giáo trường. Phía tây giáo trường là vườn hoa đào nở rộ, cây nọ nối tiếp cây kia, trong màn mưa mông lung, trông như những cụm khói. Một nha dịch đao cài thắt lưng tiến lên vén rèm, cha nuôi bước xuống kiệu. Mũ cánh chuồn đội ngay ngắn trên đầu, cha nuôi phải phủi phủi tay áo, rồi chắp tay trước ngực, cha xá mộ xá, cất giọng sang sảng: “Thưa các phụ lão, các con dân, chúc ăn tết vui vẻ!”
Cha nuôi, ông chỉ giỏi vờ vĩnh! Nhớ lại những lúc ông đùa với tui ở Tây Hoa sảnh, tui không nhịn được cười! Nghĩ tới nỗi khổ mà ông phải chịu trong mùa xuân năm nay, tui bất giác chỉ muốn khóc. Tui dừng đu, tay vịn thừng đứng trên bàn đạp, miệng hé mở, mắt đắm đuối nhìn cha nuôi làm trò, trong lòng rộn lên bao nỗi ngọt bùi cay đắng! Cha nuôi hiểu dụ:
- Bản quan xưa nay vẫn khuyến khích trồng đào…
Cà nhắc cà nhót đi theo sau cha nuôi tui là viên xã trưởng thành Nam, lão nói to:
- Quan tri huyện nhân tết xuân mưa phùn, trồng một cây phiên đào để làm gương cho dân chúng noi theo…
Cha nuôi liếc xéo viên xã trưởng một cái tỏ ý không bằng lòng về cái tội nói leo, ông nói tiếp:
- Hỡi các con dân, các ngươi hãy trồng đào trước nhà trước cửa, vườn trước vườn sau, “bớt chuyện gẫu bát phố, nên đọc sách, trồng đào”. Chỉ mươi năm là cùng, huyện Cao Mật sẽ có những ngày tươi đẹp.
“Nghìn vạn cây đào hoa nở rộ, muôn dân tận hưởng khúc âu ca”
Cha nuôi ngâm xong hai câu thơ, liền cầm xẻng xúc đất, lưỡi xẻng chạm một hòn cuội, tóe lửa. Đúng lúc đó, tên sai vặt Xuân Sinh lăn tới như một quả bóng. Hắn quấn quít vừa nói vừa thở:
- Bẩm quan lớn, hỏng rồi, hỏng rồi!…
Cha nuôi nghiêm giọng hỏi:
- Chuyện gì mà hỏng?
Xuân Sinh nói:
- Bọn dân đen ở vùng đông bắc làm phản…
Cha nuôi quẳng cái xẻng xuống, phủ tay áo, chui luôn vào trong kiệu chạy như bay, bọn nha dịch thất thểu chạy theo như chó nhà có tang.
Tui đứng trên đu, đưa mắt nhìn theo đội nghi trượng, trong lòng buồn rầu không kể xiết. Cha đẻ ơi, cha làm cái tết mất vui rồi. Tôi thẫn thờ nhảy xuống, lách vào đám đông ồn ào nhốn nháo, cắn răng chịu đựng bọn trai tơ đục nước béo cò, nghĩ là mình nên vào vườn đào ngắm hoa hay về nhà luộc thịt chó. Đang phân vân thì Giáp Con từ xó xỉnh nào vụt hiện ra trước mặt tui, mặt đỏ gay, mắt trợn trừng trợn trạc, miệng lắp bắp:
- Bố tớ, bố tớ về rồi!
Quái quỉ thật! Tự dưng tòi ra ông bố chồng. Bố anh chết rồi kia mà? Chẳng phải đã hơn hai mươi năm nay không có tin gì về bố anh đấy sao?
Giáp Con toát mồ hôi hột, vẫn tiếng được tiếng mất:
- Về rồi, đúng là về rồi!
Tui cùng Giáp Con hộc tốc chạy về nhà. Trên đường về, tui rất bật mình, hỏi Giáp Con đâu tự dưng tòi ra một ông bố? Cầm chắc là một tên cha căng chú kiết nào giở trò bịp, để tui xem hắn từ đâu tới, được thôi, bà mà nổi điên lên, đầu tiên là đánh gãy chân, sau đó lôi lên huyện, bất kể phải trái nện luôn hai trăm gậy cho nát mông ra, vãi cứt vãi đái ra, xem hắn còn dám xưng xưng là bố người ta nữa thôi!
Trên đường, gặp bất cứ ai, Giáp Con cũng níu lại, vẻ thần bí: “Bố tớ về rồi”. Họ ngớ ra, không hiểu đầu cua tai nheo làm sao, thì Giáp Con gào toáng lên:
- Tớ có bố rồi!
Chưa về tới nơi, tui đã trông thấy một cỗ xe kiệu đỗ bên ngoài cổng nhà tui, dân phố xúm xít chung quanh. Mấy đứa trẻ đầu để chỏm luồn lách giữa đám người. kéo xe là một con ngựa mầu tía, béo núc ních. Một lớp bụi dầy bám trên xe, chứng tỏ đã đi một quảng đường dài. Mọi người nhìn tui bằng con mắt kỳ quặc, ánh mắt lấp lóe như ma trơi ngoài nghĩa trang. Bà Ngô chủ hiệu tạp hóa, vờ vĩnh ngõ lời chúc mừng: “Xin mừng anh chị, đúng là có phúc ắt có phần, thần tài chỉ yêu người giàu sang! Đã ăn không hết mà nay lại có một ông bố từ trên trời rơi xuống, lưng giắt hàng vạn quan tiền! Chị Hai Triệu này, lợn béo vào nhà, của cải dôi ra, đại hỉ rồi!”.
Tui liếc xéo người đàn bà miệng loe như ống nhổ, bảo, bà Ngô này, bà cứ ngoác cái miệng lảm nhảm cái gì thế? Nếu nhà bà thiếu bố thì đón ông ta về, tui không tiếc mảy may! Bà ta cười hì hì, nói:
- Chị nói thật không đấy?
Tôi nói, thật thế, đứa nào không đón ông ta đi, thì nó là con la, bố lừa mẹ ngựa!
Giáp Con giận dữ ngắt ngang lời tui:
- Đứa nào dám cướp bố tớ, tớ đập chết!
Cặp má bánh đúc của bà Ngô vụt đỏ lựng. Người đàn bà hay ngồi lê đôi mách, đơm đặt chuyện thiên hạ biết tui thân với quan lớn Tiền thì sinh lòng ghen ghét, thậm chí rất cay cú. Bị tui chửi vỗ mặt, Giáp Con lại bồi thêm một chưởng, mụ cụt hứng bỏ đi, miệng lảm nhảm những gì nghe không rõ. Tui bước lên bậc tam cấp bằng đá, quay lại nói với mọi người, thưa các vị hàng xóm láng giềng, vị nào muốn xem thì xin mời vào, không vào thì cút đi cho tui nhờ, đừng có đứng đực ra đấy! Mọi người lặng lẽ giải tán. Tui biết họ, ngoài miệng thì nịnh nọt tui bằng những lời đường mật, nhưng sau lưng thì nghiến răng nghiến lợi, chỉ mong tui nghèo xác nghèo xơ, phải đi hát rong độ nhật. Với bọn này thì chẳng cần nể nang, chẳng cần khách khí làm gì!
Vào trong sân, tui gào lên rõ to, thần linh nào gián trần thế nhỉ? Cho tui chiêm ngưỡng một tí nào! Tui nghĩ bụng, không mềm mỏng vội, bố thật hay bố hảo thì cũng phải cho một đòn phủ đầu để lão biết tay, sau này khỏi tác oai tác phúc với con này! Tui trông thấy một chiếc ghế Thái sư bằng gỗ đàn hương quang dầu mầu huyết dụ kê ở giữa sân, một ông lão khó đăm đăm, đuôi sam bé tí trên đầu, đang lúi húi lau bụi trên ghế. Thực ra, chiếc ghế đã sạch bong, lẽ ra không cần lau chùi nữa. Nghe tui nói vậy, lão chậm rãi đứng lên, quay lại nhìn tui một thoáng, ánh mắt sắc lạnh. Mẹ ơi, cặp mắt gian giảo nằm sâu trong hốc mắt sắc như dao mổ lơn của Giáp Con! Giáp Con lon ton chạy đến trước mặt cha, nhệch miệng cười ngơ ngẩn, giới thiệu:
- Bố, đây là vợ con, mẹ cưới cho con đấy!
Lão già cũng không thèm nhìn lại tui một cái cho tử tế, miệng ừ ào mà tui không hiểu lão nói gì.
Người đánh xe sau khi đã ăn uống no nê ở quán cơm lão Vương Thăng bên kia đường, cầm roi trở lại nhà tui, cáo từ. Lão già rút tờ ngân phiếu trong bọc đưa cho anh ta, chấp tay trước ngực vái liền mấy vái:
- Người anh em, đi đường bình yên!
Chui cha, lão già đặc giọng Bắc Kinh, cũng phát âm chuẩn như quan lớn Tiền, không khác nhau là mấy. Người đánh xe sau khi liếc qua tờ ngân phiếu, nét mặt sầu khổ bổng tươi rói. Anh cuối rạp liền ba cái, miệng tuôn hàng tràng như đánh rắm:
- Cảm ơn lão gia, cảm ơn lão gia, cảm ơn lão gia!…
Chà, lão già quả đáng gờm, có vẻ một tài chủ lắm bạc nhiều tiền! Cái vật cồm cộm bên trong áo chùng, ắt hẳn là ngân phiếu. Nghìen lượng hay vạn lượng? Được lắm, thời buổi này ai cho sữa người đó là mẹ, ai cho tiền người ấy là cha. Tui phủ phục trước mặt lão, dập đầu một cái rõ kêu, nói như hát:
- Con chào cha!
Giáp Con thấy tui quì lạy cũng vội quì xuống, dập đầu đánh “cốp” một cái, không nói gì, chỉ cười ngây ngô.
Lão già không ngờ tui dùng đại lễ để chào lão nên lão có vẻ lúng túng đôi chút. Lão chìa hai tay ra – tui ngạc nhiên đến sững sờ khi trông thấy đôi bàn tay của lão – làm như định nâng tui dậy, nhưng không, lão không nâng tui, cũng không nâng Giáp Con, mà chỉ nói:
- Miễn lễ, miễn lễ, người nhà không nên khách khí!
Tui mất hứng, buộc phải đứng lên. Giáp Con cũng đứng dậy theo tui. Lão thò tay vào trong bọc, tui mừng thầm, tưởng lão lấy ngân phiếu cho tui. Mò mẫm hồi lâu, lão lấy ra một vật xinh xinh mầu cách trả giơ ra trước mặt tui, nói:
- Lần đầu gặp mặt, chẳng có gì thưởng cho con, cầm cái này mà chơi!
Tui đón lấy cái đồ chơi, bắt chước lão, nói người nhà không nên khách khí. Cái đồ chơi nằng nặng, mềm nhũn, mầu xanh cánh tả trông thích mắt. Tui ngủ cùng quan lớn Tiền đã mấy năm, biết khá nhiều vật phẩm văn hóa, không đến nỗi quê mùa quá. Tui biết đây là vật quí, nhưng không biết nó là cái gì?
Giáp Con dẩu môi nhìn cha, có vẻ tủi thân. Lão cười cười, bảo.
Giáp Con nghe theo, cúi xuống. Lão già đeo vào cổ Giáp Con chuỗi hạt mầu sắc óng ả, xâu bằng chỉ đỏ. Tui nhận ra đó là chuỗi hạt cầu phước, bất giác bĩu môi nghĩ thầm, lão già, lão cho rằng con trai lão mới một trăm ngày tuổi chắc!
Về sau, tui đưa cái quà ra mắt của bố chồng cho cha nuôi xem. Cha nuôi bảo đó là cái bào tay dùng khi bắn cung, làm bằng ngọc phỉ thúy, quý hơn vàng, chỉ hoàng thân quốc thích, vương công quí tộc mới có báu vật này. Cha nuôi tay trái mân mê núm vú tui, tay phải nghịch nghịch cái bao tay, luôn miệng khen: “Của quí của quí của quí, đúng là của quí!” Tui bảo, cha nuôi thích nó thì biếu cha. Cha nuôi nói: “Không dám không dám, người quân tử không chiếm đoạt tình yêu của người khác”. Tui bảo, phụ nữ như tui, yêu cái bao tay để làm gì? Cha nuôi vẫn lựa lời thoái thác, tui bảo, nếu cha không nhận thì tui xé nát nó. Cha nuôi vội nói: “Chao ôi, nàng đừng xé, ta nhận vậy”. Cha nuôi đeo cái bao tay, giơ ngang tầm mắt ngắm nghía, quên cả công việc quan trọng là sờ vú tui. Sau đó cha nuôi đeo vào cổ tui cái tượng Bồ tát bằng ngọc. Tui mừng quá đỗi,::145i1::y mới là thứ dành cho phụ nữ! Tui vuốt râu cha nuôi, nói lời cảm ơn. Cha nuôi vật tui ra, cưỡi tui như cưỡi lên con ngựa của cha, vừa thở vừa nói:
- Mi Nương, Mi Nương, ta phải đi tìm hiểu xem bố chồng Mi Nương là con người như thế nào?
Trong khi bố chồng tui cười nhạt đầy nham hiểm, chiếc ghế thái sư và chuổi hạt bằng gỗ đàn hương trong tay bố chồng đột nhiên tỏa mùi thơm gắt khiến tui đầu váng mắt hoa, ruột gan như lữa đốt. Lão không thèm quan tâm cha tui sống hay chết, không mảy may xúc động trước tình cảm của tui, lão run rẫy đứng lên, quẳng chuỗi hạt – vật bất li thân của lão, mắt lão tóe lữa. Cái gì làm lão xúc động đến như thế? Cái gì làm lão lo lắng đến như thế? Lão giơ hai bàn tay nhỏ xúi như tay loài yêu quái, miệng rên lên hừ hừ, mắt nhìn tui không chớp, nét hung dữ trong con mắt tan biến, lão van vỉ:
- Rửa tay… rửa tay!
Tui múc hai gáo nước lạnh trong ang, đổ vào chậu đồng, trông thấy lão vội vội vàng vàng ngâm tay trong nước, tui nghe thấy tiếng răng nghiến ken két trong miệng lão, không đoán được cảm giác của lão như thế nào. Tui trông thấy hai bàn tay của lão đỏ ửng lên như than hồng, những ngón tay nuột nà co quắp như móng vuốt của con gà trống. Tui hốt hoảng khi thấy tay lão như thép nung đỏ, nước trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi. Kỳ quặc thật! Lần đầu tiên, tui được chứng kiến chuyện kỳ lạ như thế này! Lão già ngâm tay trong nước lạnh chắc khoan khoái lắm, hãy nhìn khuôn mặt lão: mắt lim dim, hít không khí vào qua kẻ răng, giữ hơi một lúc lâu mới thở ra. Rõ ràng là cách thở của anh nghiện. Đã nghiện chưa, đồ con lừa! Không ngờ lão có cái trò quỉ quái này, con yêu già!
Thoải mái lắm rồi, lão giơ hai tay nước rớt tong tỏng, trở lại ghế thái sư, khác chăng là lúc này lão không nhắm mắt nữa, mà là mở mắt nhìn trân trân hai bàn tay, nhìn những giọt nước rớt từ đầu ngón tay xuống đất. Lão thư giản toàn thân, gân cốt chùng xuống, thỏa mãn cao độ.
Cha nuôi cũng vừa như thế trên mình tui…
Khi đó tui vẫn chưa biết lão là tên đao phủ khét tiếng. Tui cứ chăm chăm vào số ngân phiếu giắt trong người lão. Tui dịu dàng bảo lão:
- Cha ơi, hình như con đấm bóp hầu cha, cha thấy dễ chịu lắm. Cái mạng nhỏ nhoi của cha đẻ con không đêm nay thì sáng mai đi đức, dù sao cũng là xui gia, cha tính cách giúp con. Cha cứ từ từ mà nghĩ, để con nấu cháo huyết cha dùng.
Tui múc nước giếng vo gạo, cảm giác trống trải vẫn đeo đẳng trong lòng. Tui nhìn lên mái đao miếu Thành hoàng, một đàn chim câu mầu xám đang rủ rỉ, chúng đậu ken khít nhau, chẳng hiểu đang bàn bạc gì đó. Ngoài đường lát đá xanh rộn lên tiếng vó ngựa: một toáng lính Đức đi qua. Qua khe hở, tui thấy chúng đội mũ hình ống có cắm lông chim. Tui giật mình, tim đập rộn lên, linh cảm thấy sự có mặt của bọn Đức liên quan đến chuyện cha tui. Tiểu Giáp mài xong dao, đang sắp xếp đồ nghề. Anh chàng cầm cây gậy bằng gỗ bạch lạp, một đầu có móc sắt, lôi một con lợn đen ra khỏi chuồng. Cái móc ở đầu gậy móc vào hàm dưới con lợn, có kêu thảm thiết, lông gáy dựng ngược, gúm người cố trằn lại, chân sau và mông miết trên mặt đất, mắt đỏ ngầu những tia máu. Nhưng nó không cưỡng nổi sức mạnh như thần của Giáp Con. Anh chàng chỉ cần nhún thấp một tí, vận sức ra tay, bàn chân như bàn cuốc từng bước từng bước lún sâu đến ba tấc, lôi con lợn ra, móng lợn cày đất thành rãnh, chẳng khác cày ruộng. Nói lại thì chậm, lúc làm thì nhanh, Giáp Con đã kéo được con lợn đến trước bàn mổ. Một tay ghìm móc, tay kia tóm đuôi lợn, anh chàng “hự” một tiếng đứng thẳng lên, nhấc bổng con lợn lên bàn mổ. Con lợn bị choáng quên cả chống cự, chỉ há miệng mà kêu, bốn chân thẳng đuỗn. Giáp Con mở cái móc quăng hẳn một bên, thuận tay cầm lấy con dao chọc tiết sắc như nước để trong chậu sành, rồi gần như không cần tính toán, anh chàng đâm một nhác vào cổ con lợn, đường dao đi ngọt như đâm vào tảng đậu phụ, ấn thêm một nhát nữa, lưỡi dao rồi cả cán dao lút sâu trong cổ lợn. Tiếng kêu im bặt, chỉ còn tiếng nấc cục, rồi tiếng nấc cục cũng không còn. Con lợn run rẩy, chân run, da run, đám lông cũng run. Giáp Con rút dao ra, lật nghiên con lợn để chỗ cắt tiết chiếu thẳng vào chậu hứng ở phía dưới. Một dòng máu nóng vuột ra, loang loáng mầu đỏ tươi, phun thẳng xuống chậu.