Chương : 41
Khoa thi là con đường chủ yếu nhất để Đại Ngụy chọn ra quan viên, bao gồm ba vòng thi là thi hương, thi hội, thi đình (1).
Thi hương thường được tổ chức vào mùa thu, do các quận, phủ nha các vùng chủ trì.
Kể từ thời hoàng đế đầu tiên của Đại Ngụy lập quốc ở vùng Tam Xuyên, trải qua hàng trăm năm, cuối cùng phát triển ra được sáu quận, từ bắc chí nam lần lượt là Thượng Đảng Nam quận, Hà Đông quận, Tam Xuyên quận, Tống quận, Dĩnh Bắc quận và Nam Dương quận.
Trong đó, Thượng Đảng Nam quận và Dĩnh Bắc quận lần lượt tiếp giáp với nước Hàn ở phương bắc và nước Sở ở phương nam, trước nay thường xuyên xảy ra chiến tranh, chỉ có thể xem là quận nhỏ, còn các quận còn lại đều là quận lớn, bao gồm Tống quận được thành lập từ sau khi thiên tử Đại Ngụy tiêu diệt nước Tống.
Do các quận này lớn nhỏ khác nhau nên số lượng sĩ tử chiêu mộ được từ mỗi kỳ thi hương cũng khác nhau, thường là quận nhỏ thì ba trăm người, quận lớn thì năm trăm người, thế nên nếu tính sơ lược thì vào kỳ thi hội được tổ chức mỗi ba năm một lần, số lượng sĩ tử sẽ vượt hơn hai ngàn sáu trăm người, thi hội từ đó có thể được gọi là một sự kiện văn đàn rất lớn của Đại Ngụy mỗi ba năm một lần.
Thế nên đương nhiên, được làm chủ giám khảo quan của hơn hai ngàn sáu trăm sĩ tử này là một vinh dự cực kỳ lớn.
Ít ra sử bộ lang trung La Văn Trung cho rằng như thế.
Nhắc đến chuyện này, La Văn Trung cảm thấy cảm khái sâu sắc về thế sự vô thường, thiên ý khó đoán, bởi vì mới cách đây bảy ngày, con trai La Vanh của ông ta còn vì vô ý đắc tội với bát hoàng tử của Đại Ngụy là Triệu Hoằng Nhuận mà khiến cả nhà họ La bị liên lụy, không ngờ bảy ngày sau, thiên tử Đại Ngụy lại khâm điển cho ông ta đảm nhận chức chủ giám khảo quan của thi hội năm nay, lẽ nào đây chính là câu nói đại nạn không chết tất có hậu phúc?
Ngày hai mươi sáu tháng ba năm mười sáu Đại Ngụy Hồng Đức chính là ngày đầu tiên thi hội bắt đầu. La Văn Trung từ sáng sớm đã đi đến phủ nha sử bộ.
Để mừng ngày đặc biệt này, La Văn Trung còn thay một bộ quan phục mới toanh.
Trên đường vào phủ nha sử bộ, chốc chốc ông ta lại gặp được vài quan viên sử bộ, đó là các đồng liêu bước đến chúc mừng ông ta.
La Văn Trung trong lòng cảm thấy rất vui trước việc này, vì khoa thi trước nay đều do sử bộ tả hoặc hữu thị lang đảm nhiệm chức quan chủ khảo, làm gì đến lượt một lang trung như ông ta? Từ trước đến nay ông ta cùng lắm chỉ được làm một trong mười sáu vị quan giám khảo mà thôi, làm sao có được vinh dự và tư cách của một chủ giám khảo quan?
Sau khi ông ta vào trong tiền điện của nha phủ sử bộ ngồi một lát thì mười sau vị quan viên sử bộ đảm nhận vị trí quan giám khảo cũng lần lượt đến nơi. Các quan viên này có phẩm hàm quan viên bằng với La Văn Trung, đều là lang trung trong sử bộ, ngoại lệ thì có vài vị chủ sự, bởi vì lang trung tuy là một phẩm hàm không cao lắm trong sử bộ, nhưng khắp cả bốn ty sử bộ cũng chỉ có được mười sáu vị. Hơn nữa, không phải tất cả các lang trung đều có cơ hội tham gia khoa thí, sẽ luôn có một hai vị không biết là không may hay là may mắn mà đúng lúc này thì chính vụ lại quá bận rộn, thế nên bỏ lỡ cơ hội được lộ diện trước các sĩ tử trong dịp này, từ đó giúp cho các chủ sự có chức vụ nhỏ hơn có thể ra thay thế.
Sau khi hàn huyên vài câu với các đồng liêu, La Văn Trung thân là chủ giám khảo quan của thi hội lần này nên phải có nghĩa vụ tìm hiểu tình hình chuẩn bị của thi hội.
Thật ra công tác chuẩn bị thi hội đã hoàn thành từ lâu rồi, La Văn Trung trong lòng hiểu rõ điều đó nên dù có hỏi vài câu cũng chỉ là cho có lệ, nhân tiện thể hiện một chút thân phận hiện tại, để các lang trung và chủ sự còn lại sẽ thay đổi thái độ, xem ông ta là người đứng đầu của thi hội lần này mà thôi.
“Chư vị, chư vị, lần này La mỗ may mắn được bệ hạ chọn khâm điển làm chủ giám khảo quan của thi hội lần này, hiểu rõ trọng trách lớn lao. Nếu trong quá trình có xảy ra sơ suất thì mong chư vị đồng liêu giúp La mỗ một tay.”
“Đâu dám đâu dám.”
“La đại nhân quá lời rồi.”
“Là trách nhiệm mà, La đại nhân yên tâm đi.”
Các vị quan viên sử bộ phụ trách giám khảo đều tỏ thái độ tôn kính, tuy trước đây bọn họ ngang bằng nhau, nhưng hiện giờ La Văn Trung đã được thiên tử khâm điển làm chủ giám khảo quan, thế thì đương nhiên sẽ là người đứng đầu, mặc dù trong lòng ít nhiều có sự đố kỵ nhưng họ tuyệt đối không thể biểu lộ ra bên ngoài, bởi họ đều là những quan viên lăn lộn nhiều năm trên quan trường, hiểu rõ điều này.
“Ngoài ra, thi hội năm nay, bệ hạ còn khâm điển một vị hoàng tử đảm nhiệm bồi giám nữa, việc này các vị đại nhân có biết không?”
Một giám khảo quan tò mò hỏi.
Thấy có người nhắc đến việc này, các quan viên sử bộ đều cảm thấy kỳ lạ, vì việc hoàng tử bồi giám trong mấy kỳ thi hội suốt mấy năm nay chưa từng xảy ra, nếu nói việc này không có gì mờ ám thì chẳng ai tin cả.
“Có thể là do việc gian lận trong khoa thi mấy năm nay liên tục xảy ra đúng không?”
Một quan viên sử bộ mở miệng rút ra kết luận.
Ông ta vừa nói xong thì bầu không khí trong phòng lập tức trầm xuống.
Làm việc ở sử bộ, bọn họ sao lại không biết rõ những việc gian lận trong khoa thi? Nói thẳng ra thì có lẽ hơn một nửa trong số bọn họ ít nhiều đều có liên quan đến việc này. Có người vì muốn cầu tài, có người lại vì muốn củng cố quan hệ, có người lại vì muốn chiếu cố thân tộc hoặc học sinh của mình. Tuy không đến mức quá lộ liễu, nhưng cũng sẽ có châm chước chiếu cố, cho dù là quan viên không hề liên can thì cũng sẽ có lúc nhắm một mắt mở một mắt cho qua.
Cũng phải, dù gì cũng là những đồng liêu cùng làm trong phủ nha sử bộ, ngẩng đầu không gặp thì cúi đầu cũng gặp, nên không nhất thiết phải trở thành kẻ thù của nhau.
Càng huống hồ, nhiều khi bọn họ giúp đỡ đồng liêu thì sẽ nhận được tiền tài hoặc quan hệ tốt, thế thì tội gì không giúp?
“Nhưng không rõ rốt cuộc là vị hoàng tử nào sẽ đảm nhiệm bồi giám?” Một quan viên thắc mắc hỏi.
“Có lẽ là Đông Cung thái tử điện hạ.”
“Cũng chưa chắc, có thể là Ung Vương hoặc Tương Vương điện hạ không chừng.”
Do không có cách nào dò la được thông tin trong cung nên họ chỉ còn nước đoán mò.
Trò chuyện vài câu xong, các vị giám khảo của khoa thi sau đó đều lục tục đi đến địa điểm tổ chức thi.
Lúc này, có vài vị đồng liêu nhân lúc không ai để ý liền lén dúi vào tay La Văn Trung vài mảnh giấy.
La Văn Trung nhẹ nhàng cất các mảnh giấy ấy đi.
Cảnh tượng này có lẽ đã bị các quan viên sử bộ còn lại nhìn thấy, nhưng họ đều giả vờ như không biết gì.
Bởi vì nếu đoán không lầm thì trên các mảnh giấy ấy có lẽ sẽ viết tên một vài người, chính là con cháu các nhà quyền quý tham gia thi hội lần này, muốn nhờ các quan viên sử bộ âm thầm chiếu cố một chút.
Đương nhiên, điều đó không có nghĩa rằng tất cả con cháu nhà quyền quý đều chẳng có tài năng. Thật ra, chẳng hạn như những sĩ tử được lục hoàng tử Triệu Hoằng Chiêu mời tham gia hội thơ ở Nhã Phong các, đó hầu như đều là những công tử con nhà quyền quý có chức có quyền trong kinh thành, người nào người nấy đều giỏi văn chương thơ phú, một bụng thi thư, tuyệt đối không phải hạng tử đệ lêu lổng bất tài vô học.
Tuy nhiên, cho dù biết con cháu của mình chẳng phải hạng bất tài, nhưng nếu có thể bỏ ra chút tiền mà nhờ được các quan viên giám khảo trong sử bộ âm thầm chiếu cố một chút thì các nhà quyền quý trong kinh thành nào có tiếc chi?
Bỏ tiền ra thì sẽ yên tâm hơn mà.
Cứ lấy La Văn Trung ra mà nói, con trai La Vanh của ông ta năm nay cũng tham gia thi hội lần này, ông ta cũng không ngại nhắc khéo các đồng liêu của mình để nhờ họ giúp chiếu cố một chút, mặc dù La Vanh tính cách tuy hơi ngông nghênh nhưng vẫn có tài thực sự.
Nơi diễn ra thi hội là miếu Phu Tử ở sử bộ Trần Đô Đại Lương. Nơi ấy vốn là học miếu mà sử bộ dùng làm nơi dạy học cho con em các quan viên thượng thư tỉnh lục bộ, chỉ cần là con cháu trong nhà các quan viên thì đều có tư cách vào học, là một học phủ được mở ra dành riêng cho một vài tử đệ cũng giống như Cung học hay Tông học vậy.
Nhưng trong lúc diễn ra thi hội thì miếu Phu Tử sẽ tạm thời dừng dạy học, trở thành nơi sử bộ tổ chức thi cử.
Trong miếu Phu Tử lúc này, những thành viên tổ chức khoa thi của sử bộ đều đã có mặt đầy đủ, ngoại trừ một quan chủ khảo và mười sáu quan giám khảo ra thì còn có mười mấy lệnh sử, hai mươi mấy chủ sự và hàng trăm nha dịch binh đinh được mượn đến từ các nha phủ Đại Lý Tự, Doãn Lệnh Phủ và Thành Môn Đốc Phủ để phụ trách đảm bảo trật tự cho cả trường thi.
Còn đám người La Văn Trung thật ra là những người cuối cùng vào trường thi, bởi vì những việc lặt vặt thì đương nhiên không thể giao cho những người đường đường là lang trung, đường đường là quan giám khảo như họ làm được, tất cả đều đã có các chủ sự, cán sự bậc dưới xử lý hết rồi.
Khi đám người quan giám khảo đến chính điện của miếu Phu Tử, do vẫn còn sớm nên họ tạm thời nghỉ ngơi một chút ở chính điện, chỉ khi đến giờ Tỵ thì mới chính thức bắt đầu khoa thi năm nay, lúc ấy mới từ từ cho các học tử bên ngoài miếu vào trường thi.
Nhưng điều làm họ bất ngờ chính là, lúc này trong miếu Phu Tử lại có một vị công tử phú quý ăn mặc sang trọng ngồi chờ sẵn. Cũng không biết đó là người nào, vì người này đeo một chiếc mặt nạ rất buồn cười che đi gương mặt của mình.
Nhưng những hộ vệ đứng sau lưng người đó thì không thể xem thường. Mười hộ vệ ấy người nào cũng mặc giáp đen, hông giắt thanh đao, ánh mắt lạnh lùng, uy vũ bất phàm.
“Các hạ là?” La Văn Trung cau mày hỏi.
Ông ta vừa dứt lời thì thấy vị công tử phú quý ấy giơ tay đưa ra một lệnh bài màu vàng lấp lánh, hệt như tấm lệnh bài mà đại thái giám Đổng Hiến đã giơ ra khi ở U Chỉ cung, chính là Thiên Tử Ngự Lệnh.
Thấy thế, mười sáu vị quan giám khảo sao có thể không hiểu, lập tức quỳ rạp xuống trước lệnh bài ấy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, vị công tử này đây chắc chắn là hoàng tử bồi giám mà thiên tử đã phái đến lần này, chỉ là không biết là vị nào thôi.
“Đứng dậy đi.” Công tử phú quý lạnh lùng phẩy tay, ánh mắt nửa cười nửa không quay sang nhìn La Văn Trung.
Có lẽ do chú ý thấy ánh mắt ấy đang nhìn mình, La Văn Trung trong lòng thấy hơi kỳ lạ, bèn chắp tay hỏi: “Dám hỏi điện hạ là vị nào?”
“Ha ha ha…”
Vị công tử phú quý ấy chỉ cười vài tiếng rồi đưa tay tháo mặt nạ ra, sau đó lại cười nói: “La Văn Trung, không nhận ra bổn điện hạ sao?”
Sau khi thấy đối phương từ từ gỡ mặt nạ để lộ dung nhan thật, gương mặt La Văn Trung lập tức biến sắc.
“Triệu… Triệu Hoằng Nhuận? Chính là bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận?”
La Văn Trung giật mình phát hiện vị hoàng tử được thiên tử Đại Ngụy phái đến bồi giám khoa thi trước mặt mình đây lại chính là bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận, người lần trước bị ông ta bày mưu hãm hại bắt giam vào Tông Phủ chịu phạt.
Ngẩng đầu nhìn lại đám hộ vệ đứng sau bát điện hạ, La Văn Trung lại thầm hít một hơi, bởi ông ta thấy hai tông vệ Thẩm Úc và Lữ Mục đang nhìn ông ta đầy căm hận.
“Chuyện này… sao có thể? Tại sao lại là hắn chứ?”
La Văn Trung trong lòng rối như tơ vò, vì theo ông ta được biết, bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận vốn không được thiên tử Đại Ngụy xem trọng, bị xem là một hoàng tử có cũng như không. Cũng chính vì lí do ấy mà La Văn Trung lúc đầu mới dám bày mưu hãm hại cậu, khiến cậu bị Tông Phủ trách phạt.
Theo ông ta nghĩ, vị hoàng tử không được xem trọng này nếu qua đêm ở khuê phòng của Tô cô nương ở Nhất Phương Thủy Tạ, làm một việc thương phong bại tục như thế mà bị Tông Phủ biết được thì làm sao có thể phạt nhẹ? Có khi còn bị giam suốt một năm không chừng.
Nhưng không ngờ, chỉ mới có bảy ngày, bát điện hạ đã thoát khỏi sự giam giữ của Tông Phủ, rồi lắc mình một cái trở thành hoàng tử bồi giám của thi hội lần này.
Chuyện này thật sự, thật sự là không thể tin được!
Trước con mắt ngơ ngác của mười sáu vị quan giám khảo còn lại, Triệu Hoằng Nhuận từ từ đứng dậy rồi chầm chậm bước đến trước La Văn Trung mặt mày khó coi, sau đó mỉm cười nói nhỏ với ông ta một câu
“Lần trước đã được ông chiếu cố, giờ chúng ta chơi hiệp hai đi, La đại nhân.”
“…”
La Văn Trung sa sầm nét mặt, im lặng không nói gì.
…….
Thi hương thường được tổ chức vào mùa thu, do các quận, phủ nha các vùng chủ trì.
Kể từ thời hoàng đế đầu tiên của Đại Ngụy lập quốc ở vùng Tam Xuyên, trải qua hàng trăm năm, cuối cùng phát triển ra được sáu quận, từ bắc chí nam lần lượt là Thượng Đảng Nam quận, Hà Đông quận, Tam Xuyên quận, Tống quận, Dĩnh Bắc quận và Nam Dương quận.
Trong đó, Thượng Đảng Nam quận và Dĩnh Bắc quận lần lượt tiếp giáp với nước Hàn ở phương bắc và nước Sở ở phương nam, trước nay thường xuyên xảy ra chiến tranh, chỉ có thể xem là quận nhỏ, còn các quận còn lại đều là quận lớn, bao gồm Tống quận được thành lập từ sau khi thiên tử Đại Ngụy tiêu diệt nước Tống.
Do các quận này lớn nhỏ khác nhau nên số lượng sĩ tử chiêu mộ được từ mỗi kỳ thi hương cũng khác nhau, thường là quận nhỏ thì ba trăm người, quận lớn thì năm trăm người, thế nên nếu tính sơ lược thì vào kỳ thi hội được tổ chức mỗi ba năm một lần, số lượng sĩ tử sẽ vượt hơn hai ngàn sáu trăm người, thi hội từ đó có thể được gọi là một sự kiện văn đàn rất lớn của Đại Ngụy mỗi ba năm một lần.
Thế nên đương nhiên, được làm chủ giám khảo quan của hơn hai ngàn sáu trăm sĩ tử này là một vinh dự cực kỳ lớn.
Ít ra sử bộ lang trung La Văn Trung cho rằng như thế.
Nhắc đến chuyện này, La Văn Trung cảm thấy cảm khái sâu sắc về thế sự vô thường, thiên ý khó đoán, bởi vì mới cách đây bảy ngày, con trai La Vanh của ông ta còn vì vô ý đắc tội với bát hoàng tử của Đại Ngụy là Triệu Hoằng Nhuận mà khiến cả nhà họ La bị liên lụy, không ngờ bảy ngày sau, thiên tử Đại Ngụy lại khâm điển cho ông ta đảm nhận chức chủ giám khảo quan của thi hội năm nay, lẽ nào đây chính là câu nói đại nạn không chết tất có hậu phúc?
Ngày hai mươi sáu tháng ba năm mười sáu Đại Ngụy Hồng Đức chính là ngày đầu tiên thi hội bắt đầu. La Văn Trung từ sáng sớm đã đi đến phủ nha sử bộ.
Để mừng ngày đặc biệt này, La Văn Trung còn thay một bộ quan phục mới toanh.
Trên đường vào phủ nha sử bộ, chốc chốc ông ta lại gặp được vài quan viên sử bộ, đó là các đồng liêu bước đến chúc mừng ông ta.
La Văn Trung trong lòng cảm thấy rất vui trước việc này, vì khoa thi trước nay đều do sử bộ tả hoặc hữu thị lang đảm nhiệm chức quan chủ khảo, làm gì đến lượt một lang trung như ông ta? Từ trước đến nay ông ta cùng lắm chỉ được làm một trong mười sáu vị quan giám khảo mà thôi, làm sao có được vinh dự và tư cách của một chủ giám khảo quan?
Sau khi ông ta vào trong tiền điện của nha phủ sử bộ ngồi một lát thì mười sau vị quan viên sử bộ đảm nhận vị trí quan giám khảo cũng lần lượt đến nơi. Các quan viên này có phẩm hàm quan viên bằng với La Văn Trung, đều là lang trung trong sử bộ, ngoại lệ thì có vài vị chủ sự, bởi vì lang trung tuy là một phẩm hàm không cao lắm trong sử bộ, nhưng khắp cả bốn ty sử bộ cũng chỉ có được mười sáu vị. Hơn nữa, không phải tất cả các lang trung đều có cơ hội tham gia khoa thí, sẽ luôn có một hai vị không biết là không may hay là may mắn mà đúng lúc này thì chính vụ lại quá bận rộn, thế nên bỏ lỡ cơ hội được lộ diện trước các sĩ tử trong dịp này, từ đó giúp cho các chủ sự có chức vụ nhỏ hơn có thể ra thay thế.
Sau khi hàn huyên vài câu với các đồng liêu, La Văn Trung thân là chủ giám khảo quan của thi hội lần này nên phải có nghĩa vụ tìm hiểu tình hình chuẩn bị của thi hội.
Thật ra công tác chuẩn bị thi hội đã hoàn thành từ lâu rồi, La Văn Trung trong lòng hiểu rõ điều đó nên dù có hỏi vài câu cũng chỉ là cho có lệ, nhân tiện thể hiện một chút thân phận hiện tại, để các lang trung và chủ sự còn lại sẽ thay đổi thái độ, xem ông ta là người đứng đầu của thi hội lần này mà thôi.
“Chư vị, chư vị, lần này La mỗ may mắn được bệ hạ chọn khâm điển làm chủ giám khảo quan của thi hội lần này, hiểu rõ trọng trách lớn lao. Nếu trong quá trình có xảy ra sơ suất thì mong chư vị đồng liêu giúp La mỗ một tay.”
“Đâu dám đâu dám.”
“La đại nhân quá lời rồi.”
“Là trách nhiệm mà, La đại nhân yên tâm đi.”
Các vị quan viên sử bộ phụ trách giám khảo đều tỏ thái độ tôn kính, tuy trước đây bọn họ ngang bằng nhau, nhưng hiện giờ La Văn Trung đã được thiên tử khâm điển làm chủ giám khảo quan, thế thì đương nhiên sẽ là người đứng đầu, mặc dù trong lòng ít nhiều có sự đố kỵ nhưng họ tuyệt đối không thể biểu lộ ra bên ngoài, bởi họ đều là những quan viên lăn lộn nhiều năm trên quan trường, hiểu rõ điều này.
“Ngoài ra, thi hội năm nay, bệ hạ còn khâm điển một vị hoàng tử đảm nhiệm bồi giám nữa, việc này các vị đại nhân có biết không?”
Một giám khảo quan tò mò hỏi.
Thấy có người nhắc đến việc này, các quan viên sử bộ đều cảm thấy kỳ lạ, vì việc hoàng tử bồi giám trong mấy kỳ thi hội suốt mấy năm nay chưa từng xảy ra, nếu nói việc này không có gì mờ ám thì chẳng ai tin cả.
“Có thể là do việc gian lận trong khoa thi mấy năm nay liên tục xảy ra đúng không?”
Một quan viên sử bộ mở miệng rút ra kết luận.
Ông ta vừa nói xong thì bầu không khí trong phòng lập tức trầm xuống.
Làm việc ở sử bộ, bọn họ sao lại không biết rõ những việc gian lận trong khoa thi? Nói thẳng ra thì có lẽ hơn một nửa trong số bọn họ ít nhiều đều có liên quan đến việc này. Có người vì muốn cầu tài, có người lại vì muốn củng cố quan hệ, có người lại vì muốn chiếu cố thân tộc hoặc học sinh của mình. Tuy không đến mức quá lộ liễu, nhưng cũng sẽ có châm chước chiếu cố, cho dù là quan viên không hề liên can thì cũng sẽ có lúc nhắm một mắt mở một mắt cho qua.
Cũng phải, dù gì cũng là những đồng liêu cùng làm trong phủ nha sử bộ, ngẩng đầu không gặp thì cúi đầu cũng gặp, nên không nhất thiết phải trở thành kẻ thù của nhau.
Càng huống hồ, nhiều khi bọn họ giúp đỡ đồng liêu thì sẽ nhận được tiền tài hoặc quan hệ tốt, thế thì tội gì không giúp?
“Nhưng không rõ rốt cuộc là vị hoàng tử nào sẽ đảm nhiệm bồi giám?” Một quan viên thắc mắc hỏi.
“Có lẽ là Đông Cung thái tử điện hạ.”
“Cũng chưa chắc, có thể là Ung Vương hoặc Tương Vương điện hạ không chừng.”
Do không có cách nào dò la được thông tin trong cung nên họ chỉ còn nước đoán mò.
Trò chuyện vài câu xong, các vị giám khảo của khoa thi sau đó đều lục tục đi đến địa điểm tổ chức thi.
Lúc này, có vài vị đồng liêu nhân lúc không ai để ý liền lén dúi vào tay La Văn Trung vài mảnh giấy.
La Văn Trung nhẹ nhàng cất các mảnh giấy ấy đi.
Cảnh tượng này có lẽ đã bị các quan viên sử bộ còn lại nhìn thấy, nhưng họ đều giả vờ như không biết gì.
Bởi vì nếu đoán không lầm thì trên các mảnh giấy ấy có lẽ sẽ viết tên một vài người, chính là con cháu các nhà quyền quý tham gia thi hội lần này, muốn nhờ các quan viên sử bộ âm thầm chiếu cố một chút.
Đương nhiên, điều đó không có nghĩa rằng tất cả con cháu nhà quyền quý đều chẳng có tài năng. Thật ra, chẳng hạn như những sĩ tử được lục hoàng tử Triệu Hoằng Chiêu mời tham gia hội thơ ở Nhã Phong các, đó hầu như đều là những công tử con nhà quyền quý có chức có quyền trong kinh thành, người nào người nấy đều giỏi văn chương thơ phú, một bụng thi thư, tuyệt đối không phải hạng tử đệ lêu lổng bất tài vô học.
Tuy nhiên, cho dù biết con cháu của mình chẳng phải hạng bất tài, nhưng nếu có thể bỏ ra chút tiền mà nhờ được các quan viên giám khảo trong sử bộ âm thầm chiếu cố một chút thì các nhà quyền quý trong kinh thành nào có tiếc chi?
Bỏ tiền ra thì sẽ yên tâm hơn mà.
Cứ lấy La Văn Trung ra mà nói, con trai La Vanh của ông ta năm nay cũng tham gia thi hội lần này, ông ta cũng không ngại nhắc khéo các đồng liêu của mình để nhờ họ giúp chiếu cố một chút, mặc dù La Vanh tính cách tuy hơi ngông nghênh nhưng vẫn có tài thực sự.
Nơi diễn ra thi hội là miếu Phu Tử ở sử bộ Trần Đô Đại Lương. Nơi ấy vốn là học miếu mà sử bộ dùng làm nơi dạy học cho con em các quan viên thượng thư tỉnh lục bộ, chỉ cần là con cháu trong nhà các quan viên thì đều có tư cách vào học, là một học phủ được mở ra dành riêng cho một vài tử đệ cũng giống như Cung học hay Tông học vậy.
Nhưng trong lúc diễn ra thi hội thì miếu Phu Tử sẽ tạm thời dừng dạy học, trở thành nơi sử bộ tổ chức thi cử.
Trong miếu Phu Tử lúc này, những thành viên tổ chức khoa thi của sử bộ đều đã có mặt đầy đủ, ngoại trừ một quan chủ khảo và mười sáu quan giám khảo ra thì còn có mười mấy lệnh sử, hai mươi mấy chủ sự và hàng trăm nha dịch binh đinh được mượn đến từ các nha phủ Đại Lý Tự, Doãn Lệnh Phủ và Thành Môn Đốc Phủ để phụ trách đảm bảo trật tự cho cả trường thi.
Còn đám người La Văn Trung thật ra là những người cuối cùng vào trường thi, bởi vì những việc lặt vặt thì đương nhiên không thể giao cho những người đường đường là lang trung, đường đường là quan giám khảo như họ làm được, tất cả đều đã có các chủ sự, cán sự bậc dưới xử lý hết rồi.
Khi đám người quan giám khảo đến chính điện của miếu Phu Tử, do vẫn còn sớm nên họ tạm thời nghỉ ngơi một chút ở chính điện, chỉ khi đến giờ Tỵ thì mới chính thức bắt đầu khoa thi năm nay, lúc ấy mới từ từ cho các học tử bên ngoài miếu vào trường thi.
Nhưng điều làm họ bất ngờ chính là, lúc này trong miếu Phu Tử lại có một vị công tử phú quý ăn mặc sang trọng ngồi chờ sẵn. Cũng không biết đó là người nào, vì người này đeo một chiếc mặt nạ rất buồn cười che đi gương mặt của mình.
Nhưng những hộ vệ đứng sau lưng người đó thì không thể xem thường. Mười hộ vệ ấy người nào cũng mặc giáp đen, hông giắt thanh đao, ánh mắt lạnh lùng, uy vũ bất phàm.
“Các hạ là?” La Văn Trung cau mày hỏi.
Ông ta vừa dứt lời thì thấy vị công tử phú quý ấy giơ tay đưa ra một lệnh bài màu vàng lấp lánh, hệt như tấm lệnh bài mà đại thái giám Đổng Hiến đã giơ ra khi ở U Chỉ cung, chính là Thiên Tử Ngự Lệnh.
Thấy thế, mười sáu vị quan giám khảo sao có thể không hiểu, lập tức quỳ rạp xuống trước lệnh bài ấy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, vị công tử này đây chắc chắn là hoàng tử bồi giám mà thiên tử đã phái đến lần này, chỉ là không biết là vị nào thôi.
“Đứng dậy đi.” Công tử phú quý lạnh lùng phẩy tay, ánh mắt nửa cười nửa không quay sang nhìn La Văn Trung.
Có lẽ do chú ý thấy ánh mắt ấy đang nhìn mình, La Văn Trung trong lòng thấy hơi kỳ lạ, bèn chắp tay hỏi: “Dám hỏi điện hạ là vị nào?”
“Ha ha ha…”
Vị công tử phú quý ấy chỉ cười vài tiếng rồi đưa tay tháo mặt nạ ra, sau đó lại cười nói: “La Văn Trung, không nhận ra bổn điện hạ sao?”
Sau khi thấy đối phương từ từ gỡ mặt nạ để lộ dung nhan thật, gương mặt La Văn Trung lập tức biến sắc.
“Triệu… Triệu Hoằng Nhuận? Chính là bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận?”
La Văn Trung giật mình phát hiện vị hoàng tử được thiên tử Đại Ngụy phái đến bồi giám khoa thi trước mặt mình đây lại chính là bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận, người lần trước bị ông ta bày mưu hãm hại bắt giam vào Tông Phủ chịu phạt.
Ngẩng đầu nhìn lại đám hộ vệ đứng sau bát điện hạ, La Văn Trung lại thầm hít một hơi, bởi ông ta thấy hai tông vệ Thẩm Úc và Lữ Mục đang nhìn ông ta đầy căm hận.
“Chuyện này… sao có thể? Tại sao lại là hắn chứ?”
La Văn Trung trong lòng rối như tơ vò, vì theo ông ta được biết, bát hoàng tử Triệu Hoằng Nhuận vốn không được thiên tử Đại Ngụy xem trọng, bị xem là một hoàng tử có cũng như không. Cũng chính vì lí do ấy mà La Văn Trung lúc đầu mới dám bày mưu hãm hại cậu, khiến cậu bị Tông Phủ trách phạt.
Theo ông ta nghĩ, vị hoàng tử không được xem trọng này nếu qua đêm ở khuê phòng của Tô cô nương ở Nhất Phương Thủy Tạ, làm một việc thương phong bại tục như thế mà bị Tông Phủ biết được thì làm sao có thể phạt nhẹ? Có khi còn bị giam suốt một năm không chừng.
Nhưng không ngờ, chỉ mới có bảy ngày, bát điện hạ đã thoát khỏi sự giam giữ của Tông Phủ, rồi lắc mình một cái trở thành hoàng tử bồi giám của thi hội lần này.
Chuyện này thật sự, thật sự là không thể tin được!
Trước con mắt ngơ ngác của mười sáu vị quan giám khảo còn lại, Triệu Hoằng Nhuận từ từ đứng dậy rồi chầm chậm bước đến trước La Văn Trung mặt mày khó coi, sau đó mỉm cười nói nhỏ với ông ta một câu
“Lần trước đã được ông chiếu cố, giờ chúng ta chơi hiệp hai đi, La đại nhân.”
“…”
La Văn Trung sa sầm nét mặt, im lặng không nói gì.
…….
Nguyên là hương thí, hội thí, ngự thí, chuyển sang dùng thi hương, thi hội, thi đình cho gần gũi với khoa cử nước ta ngày xưa, dễ hiểu hơn.