Chương 41
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Ân Thừa Ngọc thật sự rất mệt mỏi và tiều tụy. Tiết Thứ giúp y xoa bóp một hồi, đoạn sai người mang nước ấm và khăn tới, tự tay chườm lên mắt và gáy giúp y thả lỏng.
Mấy ngày nay tinh thần Ân Thừa Ngọc căng như dây đàn, bây giờ được trộm nghỉ ngơi một lúc, y thoải mái thở ra một hơi dài.
Tiết Thứ đang giúp y xoa bóp vai, thấy thế, hắn hỏi:
- Tình hình ở phủ Tuyên không ổn sao?
Tất cả nạn dân trốn thoát đến Thiểm Tây đều đã bị bắt về, nhưng Ân Thừa Ngọc vẫn còn lo lắng, vậy đương nhiên là gặp rắc rối ở phủ Tuyên.
Ân Thừa Ngọc đáp:
- Số dân quay về phủ ít hơn số người chạy thoát nhiều lắm. Trong số đó không biết có bao nhiêu người nhiễm bệnh, Cô sợ rằng bệnh dịch sẽ lây lan ra trực lệ.
Mọi chuyện cứ lần lượt ập tới, dịch bệnh vừa mới tốt lên lại gặp rắc rối, ai mà không mệt mỏi được.
Tiết Thứ tiếp lời:
- Việc khống chế dịch bệnh ở Sơn Tây đã có hiệu quả, ngài cứ chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Lỡ như dịch bệnh cũng bùng phát ở trực lệ, chúng ta làm theo phương pháp ở Sơn Tây thì chắc chắn tình hình sẽ không quá tệ.
- Mong là thế.
Ân Thừa Ngọc lại hỏi:
- Ngươi đã tra hỏi hai tên kia được gì rồi?
- Xác thực nạn dân bạo động ở Đại Đồng là do có người sách động, thế nhưng tên này trốn trong đám đông, khó mà tra ra được. Hai người bị bắt kia chỉ là dân chúng bình thường bị kích động, do biết đường tắt đến Thiểm Tây nên mới được chọn là người dẫn đầu.
Tuy đã sớm đoán được song khi nghe có người cố tình xúi giục nạn dân bạo loạn, Ân Thừa Ngọc vẫn rất tức giận:
- Quá vô lý!
Ngay thời điểm nhạy cảm nhất mà dám sách động nạn dân bạo động, y nhắm mắt cũng biết được đây là tác phẩm của ai.
Nhưng không biết là nhị hoàng tử hay là tam hoàng tử.
Long Phong Đế đi Nam Kinh, dẫn theo Văn quý phi và Đức phi, hiển nhiên là Ân Thừa Chương và Ân Thừa Cảnh cũng đi theo, để thái tử là y ở lại giám quốc.
E rằng nhị hoàng tử và tam hoàng tử đang lo lắng lắm, sợ y khống chế được dịch bệnh ở Sơn Tây, ghi thêm một bút công danh, sau này càng khó lật đổ.
- Là do Cô thiển cận.
Ân Thừa Ngọc ngồi thẳng dậy, nén tức giận xuống:
- Mà thôi, bây giờ tức giận cũng chẳng làm được gì. Trước mắt phải khống chế được dịch bệnh ở Sơn Tây và tăng cường phòng dịch ở vùng trực lệ.
Giao bản liệt kê công việc cần làm đã chỉnh sửa xong cho Tiết Thứ, y nói tiếp:
- Tổng binh Đại Đồng rất vô dụng, mọi chuyện ở phủ Đại Đồng giao cho ngươi, tuyệt đối không để việc nạn dân chạy trốn xảy ra nữa.
Vì xảy ra bạo động, Ân Thừa Ngọc ở lại phủ Đại Đồng chừng mười ngày.
Có bản việc cần làm do đích thân y viết và Tiết Thứ giám sát, việc cứu tế ở đây dần đi vào nề nếp.
Hạ tuần* tháng năm, sau khi đi thị sát tình hình cứu tế ở mấy châu phủ khác, Ân Thừa Ngọc quay về Thái Nguyên.
*Người xưa chia mỗi tháng ra làm 3 tuần (không phải tuần lễ trong dương lịch), gồm: thượng tuần (từ mồng 1 đến 10) gọi là thượng hoán; trung tuần (từ 11 đến 20) gọi là trung hoán; hạ tuần (từ 21 đến 30) gọi là hạ hoán.
Hôm nay thành Thái Nguyên đã dần nào nhiệt hơn, không còn giống thành chết như khi trước. Ban ngày dân chúng ra đường làm việc, giúp đỡ xây dựng lệ nhân sở và thiện tế đường, buổi tối lại quay về thành nghỉ ngơi. Vì đã thấy tận mắt người bệnh ở lệ nhân sở được chữa trị, cho nên mặc dù mỗi ngày đều có thiêu xác người chết nhưng người bệnh đã không còn tuyệt vọng chờ chết nữa.
Dân chúng có người thân có dấu hiệu nhiễm bệnh đều bắt đầu tích cực báo cáo, chủ động đến lệ nhân sở chữa trị.
Lệ nhân sở nằm ngoài thành Thái Nguyên đã được xây dựng thêm, chia làm hai bên nội ngoại, cách ly người bệnh nặng và người bệnh nhẹ. Mỗi ngày đều có đại phu theo dõi bắt mạch và cho uống thuốc cho nên tuy không thể chữa hết bệnh song số người chết đã giảm bớt rất nhiều.
Về tới thành, Ân Thừa Ngọc đi quan thự xem công văn mấy ngày gần đây, còn Tiết Thứ lại đến xem chuồng chó hắn cho dựng khi trước. Thuộc hạ báo cho hắn, những con chó sống chung với chuột mấy hôm bắt đầu ăn thịt chuột. Hiện tại có hơn nửa số chó có dấu hiệu mệt mỏi, không ăn uống gì, có một số con nổi hạch dưới cổ giống như người.
Chuồng chó được xây ở chỗ vắng người. Để ngăn chặn chuột đào thoát, xung quanh chuồng chó được bọc lưới sắt, chừa mỗi lỗ thông gió và cửa quan sát.
Tiết Thứ đứng phía xa nhìn tình hình, đoạn sai người đi mời thái y đến.
Trong khoảng thời gian này, thái y trong cung và đại phu được mời từ khắp nơi đang tập trung nghiên cứu cách chữa trị nạn dịch hạch, thế nhưng vẫn chưa được gì cả.
Xác định được nạn dịch hạch có liên quan đến chuột, chắc có lẽ sẽ giúp được chút ít.
Nửa canh giờ sau, Ân Thừa Ngọc, Ôn Linh và ba vị thái y cùng nhau đến.
- Sao điện hạ tới đây? Chỗ này dễ nhiễm bệnh.
Tiết Thứ cau mày, đưa một cái khăn đã huân ngải cứu cho y, không cho y tiến lên đằng trước.
- Nghe nói về việc chuồng chó cho nên Cô tới đây xem thử? Ngươi làm từ khi nào thế?
Ân Thừa Ngọc dừng chân. Ba vị thái y và Ôn Linh đổi một bộ quần áo dày, mang khăn bịt mặt rồi huân ngải cứu xong mới đến gần chuồng chó.
Tiết Thứ đáp:
- Sau khi quay về từ thôn họ Vương. Khi đó thần nghe được điện hạ nói, cho nên đánh liều làm thử. Mong rằng nó có tác dụng.
Trong lúc hai người đang nói chuyện, có phiên dịch bắt mấy con chó bị bệnh từ trong chuồng chó ra.
Sau khi kiểm tra xong, ba vị thái y và Ôn Linh lần lượt nói:
- Bệnh trạng giống với nạn dịch hạch.
- Quả thật mấy con chuột này có mang theo lệ khí, cho dù là người hay chó ăn phải, đều có khả năng cao mắc bệnh dịch.
Ôn Linh thì cẩn thận hơn, nàng quan sát thật kĩ những con chó bị nhiễm bệnh, lại sai người bắt mấy con không nhiễm bệnh ra. So sánh một hồi, nàng mới ngập ngừng:
- Nói là ăn phải, nhưng mấy con chó ở chuồng khác không ăn chuột vẫn có ba con có dấu hiệu bệnh. Tất cả chó nhiễm bệnh đều xuất hiện lở loét trên da, vết thương giống hệt bị ve cắn. Còn những con chưa nhiễm bệnh lại trông rất sạch sẽ, tạm thời chưa thấy vết lở loét nào. Tôi đoán rằng, ăn thịt chuột hay sống chung với chuột lâu ngày cũng có khả năng mắc bệnh chăng?
Mấy hôm nay cùng làm việc với ba vị thái y, nàng cũng đã nghe nói về chuyện ở thôn họ Vương:
- Dân ở thôn họ Vương không có lương thực, đành phải bắt chuột nuôi trong nhà để làm thức ăn. Nhà của nông dân thường nhỏ hẹp, đa phần là nuôi trong sân hoặc phòng bếp. Mỗi ngày giết chuột đều phải tiếp xúc với nó, rất có khả năng bị ve bọ trên người chuột cắn.
- Đại phu Ôn nói cũng có lý.
Thái y lại quan sát hồi lâu, đoạn nói:
- Nếu con chuột nhiễm lệ khí, ve bọ trên người nó ắt sẽ bị lây.
Ân Thừa Ngọc chợt hiểu ra:
- Nếu chúng ta diệt sạch chuột, không cho ve bọ tiếp xúc với người, vậy có thể tránh được việc lây lan nạn dịch hạch không?
- Có thể thử. Nhưng mà bệnh dịch đã lây lan, bây giờ chúng ta diệt chuột là mất bò mới lo làm chuồng.
Thái y thở dài.
Ân Thừa Ngọc bật cười, tiếp lời:
- Mất bò mới lo làm chuồng cũng không muộn. Việc tìm cách chữa trị nạn dịch hạch giao cho các vị, cô sẽ sai người tuyên truyền tác hại của chuột rồi sau đó sẽ tiến hành diệt sạch chuột trong thành, tránh cho có thêm người nhiễm bệnh.
Sau khi sai người tiêu hủy chó mắc bệnh và chuồng chó, Ân Thừa Ngọc và Tiết Thứ quay về thành.
Đêm đó, y sai người viết bố cáo để sáng mai cho binh lính dán và đọc lớn trong thành, tuyên truyền tác hại của chuột.
Ngoài ra y còn chuẩn bị ngải cứu phát cho dân chúng, gần như huân cả thành để loại bỏ lệ khí còn sót lại.
Đầu tháng sáu, toàn bộ thành Thái Nguyên đều ngâm mình trong mùi thảo dược nồng nặc.
Ngày nào cũng có người quét tước, dọn dẹp sạch sẽ trên đường phố, khó tìm thấy một con chuột nào trong thành.
Đương lúc tình hình bệnh dịch ở Thái Nguyên dần ổn định, tấu chương từ trực lệ lại ùn ùn kéo tới báo cáo tin xấu: phủ Đại Danh, phủ Thuận Đức, phủ Tuyên lần luật xuất hiện bệnh dịch, có xu hướng bùng phát diện rộng.
Vừa mới thở phào vì tình hình ở Sơn Tây dần chuyển biến tốt đẹp, Ân Thừa Ngọc lại bắt đầu căng thẳng.
Mặc dù đã lường trước được chuyện này kể từ lúc nạn dân chạy trốn nhưng hôm nay nghe được tin xấu, y vẫn cảm thấy nặng nề vô cùng.
Cho gọi bố chính Kinh Vệ Sơn đến, y bàn giao công việc ở Sơn Tây cho ông:
- Mọi chuyện ở Sơn Tây đã vào nề nếp, ngươi cứ theo đó mà làm, không được để xảy ra sai sót. Trực lệ đã liên tục báo tin nguy cấp, Cô phải về kinh thành để xử lý, dân chúng ở Sơn Tây giao cho ngươi.
Mấy hôm nay đi theo Ân Thừa Ngọc, Kinh Vệ Sơn hệt như cổ thụ trổ bông, bùng lên nhiệt huyết. Bỗng dưng nghe y nói phải rời đi, tuy có hồi hộp lo lắng trong chớp mắt song đã mau chóng bình tĩnh lại:
- Thần nhất định không phụ lòng tin của thái tử điện hạ.
*
Ngày mười hai tháng sáu, Ân Thừa Ngọc quay về kinh thành.
Trước đó, chỉ có ông ngoại Ngu Hoài An, Trịnh Đa Bảo và một số thân tín biết y rời khỏi kinh thành, mấy đại thần còn lại sau mấy lần không tìm được y mới biết được thái tử đã âm thầm đến Sơn Tây cứu tế.
Chẳng qua là người đã đi mất rồi, bọn họ không có chỗ náo loạn. Cộng thêm việc thủ phụ Ngu vốn đang cáo bệnh lại đứng ra trấn giữ triều đình, cuối cùng không ai dám gây rối nữa.
Sau khi Ân Thừa Ngọc lên đường quay về, tấu chương báo cáo tình hình dịch bệnh của trực lệ và các châu phủ đã đến nội các.
Vừa về tới kinh thành, y lập tức triệu tập Đại học sĩ nội các để thương nghị việc phòng chống dịch. Cho đến khi sắp xếp xong mọi chuyện thì đã qua ba, bốn ngày, cuối cùng y cũng được thả lỏng nghỉ ngơi.
Ân Thừa Ngọc đặt tấu chương xuống bàn, quay đầu nhìn ra bầu trời tối mịt bên ngoài, mệt mỏi thở ra một hơi.
Y theo thói quen định bảo Tiết Thứ xoa bóp nhưng khi mở miệng lại chợt bừng tỉnh. Bây giờ y đang ở trong cung Từ Khánh, Tiết Thứ không có ở đây.
Ân Thừa Ngọc ngửa đầu ra sau, dựa vào thành ghế, day trán, đoạn gọi Trịnh Đa Bảo vào.
Cánh cửa phát ra tiếng động nho nhỏ, Trịnh Đa Bảo nhẹ chân bước vào, đặt một chén mì lên bàn.
Ân Thừa Ngọc nhìn chén mì nóng hầm hập, cau mày:
- Tại sao giờ này vẫn còn đưa mì tới?
Y chợt cảm thấy có gì đó không đúng, ngẩng đầu lên thì thấy Tiết Thứ đang cung kính đứng trước mặt.
- Sao ngươi lại đến đây?
Ân Thừa Ngọc nhăn mặt, trong mắt vương chút ý cười.
- Hôm nay là sinh nhật của điện hạ.
Tiết Thứ nhìn y, đáp.
Ân Thừa Ngọc ngạc nhiên, lâu sau y mới tỉnh táo lại:
- Hình như mấy ngày trước Cô có nghe Trịnh Đa Bảo nhắc đến.
Sau khi về kinh thành, y sứt đầu mẻ trán vì tình hình dịch bệnh ở trực lệ. Khi ấy Trịnh Đa Bảo tới hỏi, y thuận miệng đáp không tổ chức.
Không ngờ Tiết Thứ lại nhớ kỹ.
Ý cười trong mắt càng đậm hơn, y nhìn Tiết Thứ:
- Ngươi đây tặng Cô có một chén mì thôi hả?
Tiết Thứ mím môi, lấy thêm một hộp gấm từ trong ngực ra:
- Mì là Trịnh Đa Bảo chuẩn bị, đây mới là quà của thần.
Hắn rủ mi, đưa hộp gấm đến trước mặt Ân Thừa Ngọc.
Ân Thừa Ngọc nhận lấy, mở ra. Trong hộp gấm nho nhỏ là một đồng điếu cát tường bằng ngọc bích*.
*cái này nha
Chất ngọc của đồng điếu trong veo, đúng là vật quý hiếm, đương nhiên không phải là thứ tiện tay lấy tới.
- Ngươi có lòng rồi.
Ân Thừa Ngọc không từ chối, cất hộp gấm đi. Y lại cố ý hỏi tiếp:
- Bao giờ đến sinh nhật ngươi?
Trải qua một đời, y biết rõ sinh nhật của Tiết Thứ.
Thế nhưng y chỉ đón được duy nhất một lần sinh nhật của hắn mà thôi.
Y nhớ rất rõ, khi ấy y đưa món quà được lựa chọn tỉ mỉ cho Tiết Thứ, cuối cùng hình như hắn không thích quà của y cho lắm, nói cái gì mà "Điện hạ hà tất phải bỏ công chọn quà, ngài là món quà tốt nhất đối với ta đây". Sau đó hắn tự nhiên viện ra đủ mọi cớ để ở lại tẩm điện của y, tìm đủ mọi cách giày vò y.
Kể từ khi đó, Ân Thừa Ngọc không bao giờ tặng quà sinh nhật cho hắn nữa.
Mặc dù Tiết Thứ tức giận vì y không tặng quà, lại tìm cách giày vò y song thà rằng y bị đùa giỡn chứ nhất định không tốn công tốn sức đưa quà sinh nhật.
Mà dường như Tiết Thứ muốn hơn thua với y, mỗi năm vào sinh nhật y, hắn đều là người tặng quà đầu tiên.
Hộp quà gấm trông rất sang trọng nhưng bên trong thật ra là những thứ đồ chơi đáng xấu hổ.
- Mười sáu tháng bảy.
Tiết Thứ trả lời.
- Sau sinh nhật Cô một tháng.
Nhớ lại mấy món đồ chơi Tiết Thứ đưa cho y đời trước, ý xấu trong lòng Ân Thừa Ngọc nổi lên. Y bật cười nham hiểm, dài giọng:
- Đợi đến sinh nhật ngươi, Cô sẽ tặng ngươi một món quà.
- -------------------
Điện hạ: Tặng ngươi thứ đời trước ngươi không có:)))
Cún:?
(Tặng gì cho biết với:))))))
- -------------------
Không liên quan nma tui xin flex chồng tí:)))))
Ân Thừa Ngọc thật sự rất mệt mỏi và tiều tụy. Tiết Thứ giúp y xoa bóp một hồi, đoạn sai người mang nước ấm và khăn tới, tự tay chườm lên mắt và gáy giúp y thả lỏng.
Mấy ngày nay tinh thần Ân Thừa Ngọc căng như dây đàn, bây giờ được trộm nghỉ ngơi một lúc, y thoải mái thở ra một hơi dài.
Tiết Thứ đang giúp y xoa bóp vai, thấy thế, hắn hỏi:
- Tình hình ở phủ Tuyên không ổn sao?
Tất cả nạn dân trốn thoát đến Thiểm Tây đều đã bị bắt về, nhưng Ân Thừa Ngọc vẫn còn lo lắng, vậy đương nhiên là gặp rắc rối ở phủ Tuyên.
Ân Thừa Ngọc đáp:
- Số dân quay về phủ ít hơn số người chạy thoát nhiều lắm. Trong số đó không biết có bao nhiêu người nhiễm bệnh, Cô sợ rằng bệnh dịch sẽ lây lan ra trực lệ.
Mọi chuyện cứ lần lượt ập tới, dịch bệnh vừa mới tốt lên lại gặp rắc rối, ai mà không mệt mỏi được.
Tiết Thứ tiếp lời:
- Việc khống chế dịch bệnh ở Sơn Tây đã có hiệu quả, ngài cứ chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Lỡ như dịch bệnh cũng bùng phát ở trực lệ, chúng ta làm theo phương pháp ở Sơn Tây thì chắc chắn tình hình sẽ không quá tệ.
- Mong là thế.
Ân Thừa Ngọc lại hỏi:
- Ngươi đã tra hỏi hai tên kia được gì rồi?
- Xác thực nạn dân bạo động ở Đại Đồng là do có người sách động, thế nhưng tên này trốn trong đám đông, khó mà tra ra được. Hai người bị bắt kia chỉ là dân chúng bình thường bị kích động, do biết đường tắt đến Thiểm Tây nên mới được chọn là người dẫn đầu.
Tuy đã sớm đoán được song khi nghe có người cố tình xúi giục nạn dân bạo loạn, Ân Thừa Ngọc vẫn rất tức giận:
- Quá vô lý!
Ngay thời điểm nhạy cảm nhất mà dám sách động nạn dân bạo động, y nhắm mắt cũng biết được đây là tác phẩm của ai.
Nhưng không biết là nhị hoàng tử hay là tam hoàng tử.
Long Phong Đế đi Nam Kinh, dẫn theo Văn quý phi và Đức phi, hiển nhiên là Ân Thừa Chương và Ân Thừa Cảnh cũng đi theo, để thái tử là y ở lại giám quốc.
E rằng nhị hoàng tử và tam hoàng tử đang lo lắng lắm, sợ y khống chế được dịch bệnh ở Sơn Tây, ghi thêm một bút công danh, sau này càng khó lật đổ.
- Là do Cô thiển cận.
Ân Thừa Ngọc ngồi thẳng dậy, nén tức giận xuống:
- Mà thôi, bây giờ tức giận cũng chẳng làm được gì. Trước mắt phải khống chế được dịch bệnh ở Sơn Tây và tăng cường phòng dịch ở vùng trực lệ.
Giao bản liệt kê công việc cần làm đã chỉnh sửa xong cho Tiết Thứ, y nói tiếp:
- Tổng binh Đại Đồng rất vô dụng, mọi chuyện ở phủ Đại Đồng giao cho ngươi, tuyệt đối không để việc nạn dân chạy trốn xảy ra nữa.
Vì xảy ra bạo động, Ân Thừa Ngọc ở lại phủ Đại Đồng chừng mười ngày.
Có bản việc cần làm do đích thân y viết và Tiết Thứ giám sát, việc cứu tế ở đây dần đi vào nề nếp.
Hạ tuần* tháng năm, sau khi đi thị sát tình hình cứu tế ở mấy châu phủ khác, Ân Thừa Ngọc quay về Thái Nguyên.
*Người xưa chia mỗi tháng ra làm 3 tuần (không phải tuần lễ trong dương lịch), gồm: thượng tuần (từ mồng 1 đến 10) gọi là thượng hoán; trung tuần (từ 11 đến 20) gọi là trung hoán; hạ tuần (từ 21 đến 30) gọi là hạ hoán.
Hôm nay thành Thái Nguyên đã dần nào nhiệt hơn, không còn giống thành chết như khi trước. Ban ngày dân chúng ra đường làm việc, giúp đỡ xây dựng lệ nhân sở và thiện tế đường, buổi tối lại quay về thành nghỉ ngơi. Vì đã thấy tận mắt người bệnh ở lệ nhân sở được chữa trị, cho nên mặc dù mỗi ngày đều có thiêu xác người chết nhưng người bệnh đã không còn tuyệt vọng chờ chết nữa.
Dân chúng có người thân có dấu hiệu nhiễm bệnh đều bắt đầu tích cực báo cáo, chủ động đến lệ nhân sở chữa trị.
Lệ nhân sở nằm ngoài thành Thái Nguyên đã được xây dựng thêm, chia làm hai bên nội ngoại, cách ly người bệnh nặng và người bệnh nhẹ. Mỗi ngày đều có đại phu theo dõi bắt mạch và cho uống thuốc cho nên tuy không thể chữa hết bệnh song số người chết đã giảm bớt rất nhiều.
Về tới thành, Ân Thừa Ngọc đi quan thự xem công văn mấy ngày gần đây, còn Tiết Thứ lại đến xem chuồng chó hắn cho dựng khi trước. Thuộc hạ báo cho hắn, những con chó sống chung với chuột mấy hôm bắt đầu ăn thịt chuột. Hiện tại có hơn nửa số chó có dấu hiệu mệt mỏi, không ăn uống gì, có một số con nổi hạch dưới cổ giống như người.
Chuồng chó được xây ở chỗ vắng người. Để ngăn chặn chuột đào thoát, xung quanh chuồng chó được bọc lưới sắt, chừa mỗi lỗ thông gió và cửa quan sát.
Tiết Thứ đứng phía xa nhìn tình hình, đoạn sai người đi mời thái y đến.
Trong khoảng thời gian này, thái y trong cung và đại phu được mời từ khắp nơi đang tập trung nghiên cứu cách chữa trị nạn dịch hạch, thế nhưng vẫn chưa được gì cả.
Xác định được nạn dịch hạch có liên quan đến chuột, chắc có lẽ sẽ giúp được chút ít.
Nửa canh giờ sau, Ân Thừa Ngọc, Ôn Linh và ba vị thái y cùng nhau đến.
- Sao điện hạ tới đây? Chỗ này dễ nhiễm bệnh.
Tiết Thứ cau mày, đưa một cái khăn đã huân ngải cứu cho y, không cho y tiến lên đằng trước.
- Nghe nói về việc chuồng chó cho nên Cô tới đây xem thử? Ngươi làm từ khi nào thế?
Ân Thừa Ngọc dừng chân. Ba vị thái y và Ôn Linh đổi một bộ quần áo dày, mang khăn bịt mặt rồi huân ngải cứu xong mới đến gần chuồng chó.
Tiết Thứ đáp:
- Sau khi quay về từ thôn họ Vương. Khi đó thần nghe được điện hạ nói, cho nên đánh liều làm thử. Mong rằng nó có tác dụng.
Trong lúc hai người đang nói chuyện, có phiên dịch bắt mấy con chó bị bệnh từ trong chuồng chó ra.
Sau khi kiểm tra xong, ba vị thái y và Ôn Linh lần lượt nói:
- Bệnh trạng giống với nạn dịch hạch.
- Quả thật mấy con chuột này có mang theo lệ khí, cho dù là người hay chó ăn phải, đều có khả năng cao mắc bệnh dịch.
Ôn Linh thì cẩn thận hơn, nàng quan sát thật kĩ những con chó bị nhiễm bệnh, lại sai người bắt mấy con không nhiễm bệnh ra. So sánh một hồi, nàng mới ngập ngừng:
- Nói là ăn phải, nhưng mấy con chó ở chuồng khác không ăn chuột vẫn có ba con có dấu hiệu bệnh. Tất cả chó nhiễm bệnh đều xuất hiện lở loét trên da, vết thương giống hệt bị ve cắn. Còn những con chưa nhiễm bệnh lại trông rất sạch sẽ, tạm thời chưa thấy vết lở loét nào. Tôi đoán rằng, ăn thịt chuột hay sống chung với chuột lâu ngày cũng có khả năng mắc bệnh chăng?
Mấy hôm nay cùng làm việc với ba vị thái y, nàng cũng đã nghe nói về chuyện ở thôn họ Vương:
- Dân ở thôn họ Vương không có lương thực, đành phải bắt chuột nuôi trong nhà để làm thức ăn. Nhà của nông dân thường nhỏ hẹp, đa phần là nuôi trong sân hoặc phòng bếp. Mỗi ngày giết chuột đều phải tiếp xúc với nó, rất có khả năng bị ve bọ trên người chuột cắn.
- Đại phu Ôn nói cũng có lý.
Thái y lại quan sát hồi lâu, đoạn nói:
- Nếu con chuột nhiễm lệ khí, ve bọ trên người nó ắt sẽ bị lây.
Ân Thừa Ngọc chợt hiểu ra:
- Nếu chúng ta diệt sạch chuột, không cho ve bọ tiếp xúc với người, vậy có thể tránh được việc lây lan nạn dịch hạch không?
- Có thể thử. Nhưng mà bệnh dịch đã lây lan, bây giờ chúng ta diệt chuột là mất bò mới lo làm chuồng.
Thái y thở dài.
Ân Thừa Ngọc bật cười, tiếp lời:
- Mất bò mới lo làm chuồng cũng không muộn. Việc tìm cách chữa trị nạn dịch hạch giao cho các vị, cô sẽ sai người tuyên truyền tác hại của chuột rồi sau đó sẽ tiến hành diệt sạch chuột trong thành, tránh cho có thêm người nhiễm bệnh.
Sau khi sai người tiêu hủy chó mắc bệnh và chuồng chó, Ân Thừa Ngọc và Tiết Thứ quay về thành.
Đêm đó, y sai người viết bố cáo để sáng mai cho binh lính dán và đọc lớn trong thành, tuyên truyền tác hại của chuột.
Ngoài ra y còn chuẩn bị ngải cứu phát cho dân chúng, gần như huân cả thành để loại bỏ lệ khí còn sót lại.
Đầu tháng sáu, toàn bộ thành Thái Nguyên đều ngâm mình trong mùi thảo dược nồng nặc.
Ngày nào cũng có người quét tước, dọn dẹp sạch sẽ trên đường phố, khó tìm thấy một con chuột nào trong thành.
Đương lúc tình hình bệnh dịch ở Thái Nguyên dần ổn định, tấu chương từ trực lệ lại ùn ùn kéo tới báo cáo tin xấu: phủ Đại Danh, phủ Thuận Đức, phủ Tuyên lần luật xuất hiện bệnh dịch, có xu hướng bùng phát diện rộng.
Vừa mới thở phào vì tình hình ở Sơn Tây dần chuyển biến tốt đẹp, Ân Thừa Ngọc lại bắt đầu căng thẳng.
Mặc dù đã lường trước được chuyện này kể từ lúc nạn dân chạy trốn nhưng hôm nay nghe được tin xấu, y vẫn cảm thấy nặng nề vô cùng.
Cho gọi bố chính Kinh Vệ Sơn đến, y bàn giao công việc ở Sơn Tây cho ông:
- Mọi chuyện ở Sơn Tây đã vào nề nếp, ngươi cứ theo đó mà làm, không được để xảy ra sai sót. Trực lệ đã liên tục báo tin nguy cấp, Cô phải về kinh thành để xử lý, dân chúng ở Sơn Tây giao cho ngươi.
Mấy hôm nay đi theo Ân Thừa Ngọc, Kinh Vệ Sơn hệt như cổ thụ trổ bông, bùng lên nhiệt huyết. Bỗng dưng nghe y nói phải rời đi, tuy có hồi hộp lo lắng trong chớp mắt song đã mau chóng bình tĩnh lại:
- Thần nhất định không phụ lòng tin của thái tử điện hạ.
*
Ngày mười hai tháng sáu, Ân Thừa Ngọc quay về kinh thành.
Trước đó, chỉ có ông ngoại Ngu Hoài An, Trịnh Đa Bảo và một số thân tín biết y rời khỏi kinh thành, mấy đại thần còn lại sau mấy lần không tìm được y mới biết được thái tử đã âm thầm đến Sơn Tây cứu tế.
Chẳng qua là người đã đi mất rồi, bọn họ không có chỗ náo loạn. Cộng thêm việc thủ phụ Ngu vốn đang cáo bệnh lại đứng ra trấn giữ triều đình, cuối cùng không ai dám gây rối nữa.
Sau khi Ân Thừa Ngọc lên đường quay về, tấu chương báo cáo tình hình dịch bệnh của trực lệ và các châu phủ đã đến nội các.
Vừa về tới kinh thành, y lập tức triệu tập Đại học sĩ nội các để thương nghị việc phòng chống dịch. Cho đến khi sắp xếp xong mọi chuyện thì đã qua ba, bốn ngày, cuối cùng y cũng được thả lỏng nghỉ ngơi.
Ân Thừa Ngọc đặt tấu chương xuống bàn, quay đầu nhìn ra bầu trời tối mịt bên ngoài, mệt mỏi thở ra một hơi.
Y theo thói quen định bảo Tiết Thứ xoa bóp nhưng khi mở miệng lại chợt bừng tỉnh. Bây giờ y đang ở trong cung Từ Khánh, Tiết Thứ không có ở đây.
Ân Thừa Ngọc ngửa đầu ra sau, dựa vào thành ghế, day trán, đoạn gọi Trịnh Đa Bảo vào.
Cánh cửa phát ra tiếng động nho nhỏ, Trịnh Đa Bảo nhẹ chân bước vào, đặt một chén mì lên bàn.
Ân Thừa Ngọc nhìn chén mì nóng hầm hập, cau mày:
- Tại sao giờ này vẫn còn đưa mì tới?
Y chợt cảm thấy có gì đó không đúng, ngẩng đầu lên thì thấy Tiết Thứ đang cung kính đứng trước mặt.
- Sao ngươi lại đến đây?
Ân Thừa Ngọc nhăn mặt, trong mắt vương chút ý cười.
- Hôm nay là sinh nhật của điện hạ.
Tiết Thứ nhìn y, đáp.
Ân Thừa Ngọc ngạc nhiên, lâu sau y mới tỉnh táo lại:
- Hình như mấy ngày trước Cô có nghe Trịnh Đa Bảo nhắc đến.
Sau khi về kinh thành, y sứt đầu mẻ trán vì tình hình dịch bệnh ở trực lệ. Khi ấy Trịnh Đa Bảo tới hỏi, y thuận miệng đáp không tổ chức.
Không ngờ Tiết Thứ lại nhớ kỹ.
Ý cười trong mắt càng đậm hơn, y nhìn Tiết Thứ:
- Ngươi đây tặng Cô có một chén mì thôi hả?
Tiết Thứ mím môi, lấy thêm một hộp gấm từ trong ngực ra:
- Mì là Trịnh Đa Bảo chuẩn bị, đây mới là quà của thần.
Hắn rủ mi, đưa hộp gấm đến trước mặt Ân Thừa Ngọc.
Ân Thừa Ngọc nhận lấy, mở ra. Trong hộp gấm nho nhỏ là một đồng điếu cát tường bằng ngọc bích*.
*cái này nha
Chất ngọc của đồng điếu trong veo, đúng là vật quý hiếm, đương nhiên không phải là thứ tiện tay lấy tới.
- Ngươi có lòng rồi.
Ân Thừa Ngọc không từ chối, cất hộp gấm đi. Y lại cố ý hỏi tiếp:
- Bao giờ đến sinh nhật ngươi?
Trải qua một đời, y biết rõ sinh nhật của Tiết Thứ.
Thế nhưng y chỉ đón được duy nhất một lần sinh nhật của hắn mà thôi.
Y nhớ rất rõ, khi ấy y đưa món quà được lựa chọn tỉ mỉ cho Tiết Thứ, cuối cùng hình như hắn không thích quà của y cho lắm, nói cái gì mà "Điện hạ hà tất phải bỏ công chọn quà, ngài là món quà tốt nhất đối với ta đây". Sau đó hắn tự nhiên viện ra đủ mọi cớ để ở lại tẩm điện của y, tìm đủ mọi cách giày vò y.
Kể từ khi đó, Ân Thừa Ngọc không bao giờ tặng quà sinh nhật cho hắn nữa.
Mặc dù Tiết Thứ tức giận vì y không tặng quà, lại tìm cách giày vò y song thà rằng y bị đùa giỡn chứ nhất định không tốn công tốn sức đưa quà sinh nhật.
Mà dường như Tiết Thứ muốn hơn thua với y, mỗi năm vào sinh nhật y, hắn đều là người tặng quà đầu tiên.
Hộp quà gấm trông rất sang trọng nhưng bên trong thật ra là những thứ đồ chơi đáng xấu hổ.
- Mười sáu tháng bảy.
Tiết Thứ trả lời.
- Sau sinh nhật Cô một tháng.
Nhớ lại mấy món đồ chơi Tiết Thứ đưa cho y đời trước, ý xấu trong lòng Ân Thừa Ngọc nổi lên. Y bật cười nham hiểm, dài giọng:
- Đợi đến sinh nhật ngươi, Cô sẽ tặng ngươi một món quà.
- -------------------
Điện hạ: Tặng ngươi thứ đời trước ngươi không có:)))
Cún:?
(Tặng gì cho biết với:))))))
- -------------------
Không liên quan nma tui xin flex chồng tí:)))))