Chương 38
Ra khỏi thành Thái Nguyên, đoàn người tiến về phía nam.
Đi hết ba canh giờ, bọn họ mới thấy được một thôn xóm phía xa xa.
Nhưng người phụ nữ không dẫn đám người vào mà đi đường vòng tới ngọn núi nằm phía sau thôn.
- Tại sao không vào thôn?
Tướng sĩ đi theo bảo vệ cảnh giác hỏi.
- Không phải các người muốn đến xem người bệnh sao?
Trên đường đi, thấy bọn họ không có ác ý, người phụ nữ dần thả lỏng, bình tĩnh giải thích:
- Nạn dịch hạch lây lan quá nhanh, chúng tôi không thể để người bệnh ở trong thôn nên đành phải sắp xếp cho bọn họ ở một nơi khác.
Nàng ta giơ tay chỉ vào đường mòn mờ mờ trong rừng, nói tiếp:
- Người bệnh đang ở trong miếu thổ địa đằng kia.
Trên bầu trời vắng sao, ánh trăng yếu ớt, dưới ánh sáng le lói của ngọn đuốc, đoàn người chỉ thấy một con đường mờ ảo.
Đi thêm một khắc nữa, bọn họ mới tới được miếu thổ địa.
Tới trước một cây cổ thụ, người phụ nữ dùng lại, đưa tay cản đoàn người bước tiếp, nói không đi vào trong được.
Nàng ta tìm một hồi bên hông cây to, lâu sau mới moi ra được một sợi dây thừng. Người phụ nữ kéo dây, chợt có tiếng chuông trong trẻo vang lên.
Trong miếu thổ địa tối tăm bỗng sáng đèn, có tiếng động phát ra.
- Bên trong đều là người nhiễm bệnh, trừ tôi ra thì ít có người nào được vào đây. Các người mau bịt khăn vào.
Đợi sau khi nhóm người Ân Thừa Ngọc đeo khăn xong, có một người đàn ông trẻ tuổi cầm lồng đèn bước ra.
Trên mặt cậu ta cũng bịt khăn, không bước tới gần, dừng chân cách bọn họ ba bước. Vì trời tối và ánh được heo hắt, người đàn ông không để ý đến đám người Ân Thừa Ngọc, tưởng rằng người trong thôn tới. Cậu ta nhỏ giọng hỏi:
- Đại phu, cô lấy được thuốc rồi hả?
- Ừm, lấy được rồi.
Người phụ nữ - hay còn gọi là Ôn Linh - không nói gì đến tình hình trong thành, đặt sọt thuốc xuống đất, hỏi:
- Tình hình sao rồi?
Người đàn ông cúi đầu ho khan mấy tiếng, đoạn thở dài:
- Chết thêm năm người. Bọn tôi đã thiêu xác rồi, chôn tro cốt ở phía sau miếu. Hai ngày nay không còn thuốc, bệnh tình của người nhiễm càng nặng hơn. Hôm nay có mười mấy người nôn ra máu, tôi đã chuyển họ đến chỗ khác.
Ôn Linh cau mày, nói:
- Hai sọt này tạm đủ dùng. Sáng sớm mai ông gọi người tới sắc thuốc. Thuốc phải uống liên tục mới có hiệu quả.
- Tôi biết rồi.
Người đàn ông đáp, nói tiếp:
- Hôm nay tôi nghe bà lão nhà họ Triệu nói, con trai bà ấy nghe ngóng được quan phủ chở lương thực đến cứu tế đấy. Không biết tình hình ở trong thành ra sao rồi? Nếu quan phủ thật sự đến cứu tế thì tốt, tôi sợ rằng bọn họ lại muốn bắt hết rồi thiêu sống đám người bệnh chúng ta ấy chứ.
Nói xong, cậu ta lại thở dài một hơi, giọng nói hơi khàn khàn vì ho.
Ôn Linh vô thức nhìn sang đám người Ân Thừa Ngọc, trấn an người đàn ông:
- Không đâu, tôi nghe nói người đến cứu tế là thái tử đương nhiệm. Thái tử nhân hậu, hiền lành, tôi chưa nghe thấy ngài ấy ra lệnh bắt người...
Người đàn ông than vãn mấy tiếng, dường như không tin tưởng lắm.
Hai người nói thêm mấy câu nữa, Ôn Linh mới dẫn đoàn người rời đi.
Sau khi bọn họ đi xa, người đàn ông vác sọt thuốc lên, quay vào trong miếu.
Ôn Linh dẫn đám người Ân Thừa Ngọc về lại thôn xóm.
Trên đường tới đây, nàng ta đã biết thân phận Ân Thừa Ngọc nhưng không hề sợ hãi, trái lại còn hoài nghi:
- Thái tử điện hạ đã thấy rồi chứ, ngài chuẩn bị xử lý bọn họ thế nào?
Ôn Linh bình tĩnh hỏi, song đôi mắt lại hơi rưng rưng:
- Lúc lên núi hái thuốc, tôi vô tình phát hiện ra bọn họ nên mới giữ lại. Những người bệnh ở đây đều chạy trốn từ thành Thái Nguyên và mấy huyện, thị trấn xung quanh. Có người đã nhiễm bệnh, có người tới đây mới nhiễm. Bọn họ không muốn liên lụy đến người khác nhưng cũng không chịu được việc bị thiêu sống cho nên mới chạy đến thôn xóm hoang vắng này để cầu xin được sống. Sau này, số nạn dân ngày càng tăng lên, một truyền mười, mười truyền trăm, nhà nào có thân nhân nhiễm bệnh đều đưa đến đây. Vì ngăn chặn lây lan bệnh dịch, chúng tôi sắp xếp bệnh nhân ở trong miếu thổ địa, để người bệnh nhẹ chăm sóc người bệnh nặng. Còn gia quyến của người bệnh thì trốn ở trong thôn, tìm thời cơ đi kiếm lương thực và thảo dược, đồng thời phải đề phòng binh sĩ lục soát.
Nàng thuật lại những khổ sở mà nạn dân đã trải qua, đoạn nói tiếp:
- Đáng tiếc thay, y thuật tôi có hạn, chỉ kê được mấy phương thuốc trị dịch bệnh thông thường. Mặc dù mỗi ngày người bệnh uống thuốc có thể làm chậm dấu hiệu bệnh nhưng không thể chữa khỏi được. Hầu như ngày nào cũng có người bệnh trong miếu thổ địa này chết đi, chúng tôi không kịp tìm được chỗ an táng, đành phải thiêu xác rồi rắc tro cốt ra miếu sơn thần ở đằng sau. Bây giờ phía sau miếu đã chất một đống tro cốt rồi.
Nói tới đây, tuy Ôn Linh trông khá lạnh nhạt, không có căm hận gì, chỉ có ngón tay run rẩy nhè nhẹ thể hiện ra tâm tình của nàng.
Nàng không phải không sợ, nhưng bây giờ bọn họ không còn dựa vào ai được nữa, chỉ còn duy nhất lương tâm của những người này mà thôi.
Nếu bọn họ có chút thương hại nhỏ nhoi, có lẽ người bệnh sẽ có một con đường sống.
Ân Thừa Ngọc nhìn thấu được lo lắng của nàng ta, bình thản nói:
- Một mình ngươi không thể chăm sóc được hết một đám người bệnh này, đưa bọn họ đến lều cứu nạn đi.
- Ban đầu, lúc binh lính đi điều tra người bệnh, có nói sẽ đưa đến lều cứu nạn. Song, những người bị đưa đến đó đều bị thiêu sống, cho nên không ai dám đi nữa.
Ôn Linh nắm chặt tay, không chùn bước, lời nói thẳng thắn, sắc bén như dao:
- Thái tử điện hạ, ngài cũng sẽ thiêu sống bọn họ sao?
- Cô không thể hứa hẹn trước điều gì với các ngươi.
Ân Thừa Ngọc nhìn nàng, không giấu ý định của mình:
- Thái y và nhiều đại phu khác đang tìm cách chữa trị dịch bệnh. Ngươi là thầy thuốc, chắc cũng biết nạn dịch hạch khác với những bệnh dịch thông thường. Nếu lần này không khống chế được bệnh dịch, không ai biết được hậu quả sẽ là gì. Hôm nay Cô chỉ có thể cam đoan với các ngươi, những người bệnh được đưa tới lều cứu nạn sẽ đều được dốc hết sức chữa trị. Trước khi bước đến đường cùng, Cô sẽ không bỏ rơi bất kì một ai.
Ôn Linh suy tư một hồi, đoạn khàn giọng, đáp:
- Tôi biết rồi.
- Cô đang chiêu mộ đại phu khắp nơi để tìm cách chữa trị bệnh dịch. Nếu đại phu Ôn nguyện ý, có thể góp một tay.
Ân Thừa Ngọc nói tiếp:
- Còn những người bệnh này, phải mau chóng đưa về lều cứu nạn, phòng ngừa lây nhiễm cho nhiều người hơn.
- Tôi sẽ giúp ngài khuyên bọn họ.
Ôn Linh nghĩ thông suốt, không do dự nữa.
- Nhờ cả vào đại phu.
Ân Thừa Ngọc gật đầu, sai binh sĩ đi theo giúp Ôn Linh chuyển người bệnh đi.
Cho đến khi Ân Thừa Ngọc về đến thành, trời đã dần sáng, mặt trời lấp ló nhô lên.
Có Ôn Linh giúp khuyên nhóm người bệnh đầu tiền về lều cứu nạn, sự sợ hãi do Chu Vi Thiện để lại cũng dần biến mất. Sau đó, ngày càng có nhiều người bệnh đồng ý đến lều cứu nạn.
Vì chưa tìm được cách chữa trị, bọn họ đành cố hết sức cách ly người bệnh, ngăn chặn nạn dịch hạch tiếp tục lây lan.
Ân Thừa Ngọc thở phào. Dưới sự hầu hạ của Tiết Thứ, y cởi áo ngoài to dài, thay một bộ quần áo mỏng gọn.
Dường như vì quá đau lòng, y không tài nào ngủ được, bèn ngồi trên giường la hán cạnh cửa sổ, từ tốn pha trà. Nhìn hơi nước lượn lờ, y dần bình tĩnh lại.
Tiết Thứ đứng hầu hạ bên cạnh y.
Hắn cúi đầu, giấu khuôn mặt trong bóng tối, hàng mi dài che kín đôi mắt, không thấy rõ được.
Ân Thừa Ngọc tráng chén trà, tự châm một chén trà nóng, đưa lên môi nhấp một ngụm. Đoạn, y ngẩng đầu lên nhìn Tiết Thứ:
- Dạo trước ngươi có nói ngươi từng trải qua dịch bệnh, vả lại còn nói ngươi từng sống ở Tế Ninh...
Y chậm rãi xoay nhẫn ngọc trên ngón tay, như thể đang nói chuyện phiếm:
- Cô chợt nhớ ra, hình như vào năm Long Phong thứ mười bốn, Cô đã tới huyện Ngư Đài thuộc phủ Tế Ninh cứu tế. Khi đó...ngươi đang ở Ngư Đài sao?
Động tác xoay nhẫn của y rất thong thả, nhưng ánh mắt nhìn Tiết Thứ lại rất sắc bén, mang ý dò hỏi:
- Ngươi từng gặp Cô ở Ngư Đài?
Vừa là câu hỏi vừa là khẳng định.
Dựa theo hành động của Tiết Thứ mấy ngày nay, chắc chắn hắn từng trải qua bệnh dịch.
Y nhớ lại khi ở Thiên Tân Vệ, Tiết Thứ từng nói nguyên quán của hắn Thiểm Tây, sau này mới di cư sang phủ Tế Ninh, song hắn lại không nói ở vùng nào thuộc Tế Ninh.
Tuy năm nào Sơn Đông cũng đều có lũ lụt, kéo theo đó là dịch bệnh, nhưng nếu như gọi là đại dịch, chắc hẳn là lần ở huyện Ngư Đài vào năm Long Phong thứ mười bốn.
Liên hệ với thái độ không bình thường của Tiết Thứ dành cho y, trong lòng Ân Thừa Ngọc có suy đoán. Y cố tình chờ tới một đêm sau một ngày mệt mỏi để thử hắn.
Trên mặt Tiết Thứ không có biểu cảm gì.
Từ lúc Ân Thừa Ngọc bắt đầu dò hỏi, hắn đã chuẩn bị tinh thần rồi. Bây giờ, y vạch trần bí mật của hắn, Tiết Thứ cũng không bị dao động gì.
Hắn nhìn Ân Thừa Ngọc, trầm giọng:
- Nếu thần nói thật, điện hạ có thưởng không?
Ân Thừa Ngọc nheo mắt, đưa tay kéo vạt áo để hắn cúi hẳn người xuống:
- Ngươi còn muốn Cô thưởng cho à?
Đôi mắt phượng long lanh, y giơ đôi bàn tay đeo nhẫn ngọc lên, tay còn lại chậm rãi tháo nhẫn xuống.
Màu xanh lục nhạt làm tôn lên làn da trắng bóc của y.
Tiết Thứ nín thở một giây.
- Có thích cái nhẫn ngọc này không?
Ân Thừa Ngọc cầm nhẫn ngọc, quơ trước mặt hắn.
Tiết Thứ chưa kịp đáp lời, y đã kéo vạt cổ áo của hắn ra, nhét nhẫn ngọc vào, khẽ cười:
- Thưởng cho ngươi đó.
Nhẫn ngọc lạnh lẽo lăn trên da thịt, Tiết Thứ chợt rùng mình.
- Không đủ.
Hắn ngắc ngứ đáp. Dưới ánh mắt kinh ngạc của Ân Thừa Ngọc, hắn nắm chặt cổ tay y, đưa ngón tay từng đeo nhẫn ngọc vào miệng mình, cắn mạnh.
Ân Thừa Ngọc đau đến nhăn mặt. Y đang định quát lớn thì thấy hắn nhả ra, ngẩng đầu lên, ngang bướng nhìn y.
Trên ngón tay vừa bị cắn lại hằn một vòng dấu răng đỏ tươi.
Da Ân Thừa Ngọc trắng, làm vệt đỏ càng nổi bật lên.
- Ngươi là chó hả?
Ân Thừa Ngọc không vui, chán ghét nhìn ngón tay dính chút nước miếng. Đoạn, y đưa ngón tay đến trước mặt hắn, lạnh nhạt nói:
- Sao chưa lau đi cho Cô?
Tiết Thứ cúi đầu, không nói gì. Hắn lấy một cái khăn từ trong ngực ra, định lau cho y.
- Đợi đã.
Ân Thừa Ngọc ngăn hắn lại, lấy một cái khăn khác ra, ném cho hắn:
- Dùng cái này lau.
Y nhíu mày, ghét bỏ nhìn cái khăn vừa nãy trong tay Tiết Thứ..
Ai mà biết được hắn đã dùng cái khăn này làm gì đâu.
Tiết Thứ bèn cất khăn của mình đi, cầm cái khăn của Ân Thừa Ngọc, cẩn thận lau sạch ngón tay cho y.
Ân Thừa Ngọc hài lòng, rút tay về. Y lại nâng chén trà lên, nhìn hắn:
- Nói đi.
Tiết Thứ nhìn chằm chằm y một hồi, cuối cùng cũng đáp.
Chuyện xưa bắt đầu từ lần gặp gỡ ở Ngư Đài, đến tận lúc gian nan vào cung.
Hắn xé rách vết thương lòng của mình, bày ra trước mặt Ân Thừa Ngọc.
Vẻ mặt Ân Thừa Ngọc khó đoán, như vui lại không, như giận lại chẳng. Y buông chén trà trên tay xuống, cảm tưởng như bây giờ mình mới chính thức quen biết người trước mặt. Mặc dù trong lòng đã có đáp án, nhưng y vẫn hỏi Tiết Thứ:
- Cho nên...vì sao ngươi muốn vào cung?
- Vì điện hạ.
Tiết Thứ thẳng thắn đáp, không giấu giếm khát vọng của mình:
- Muốn đến gần điện hạ hơn.
Ân Thừa Ngọc không nói nên lời. Một lát sau, y chậm rãi xoa dấu răng đỏ tươi trên ngón tay, hỏi:
- Ngươi báo đáp ân nhân của ngươi thế này sao?
Như thể đang hỏi Tiết Thứ, mà cũng như thông qua hắn, hỏi người ở đời trước kia.
Nhưng bây giờ Tiết Thứ không phải là Cửu Thiên Tuế luôn đùa bỡn y của đời trước. Hắn nhìn vệt đỏ trên ngón tay y, hùng hồn đáp:
- Người xưa có nói, ơn cứu mạng phải lấy thân báo đáp.
Ân Thừa Ngọc vốn đang khó chịu bị hắn chọc tức đến bật cười.
Y cố gắng kìm nén cơn tức, bày ra vẻ bình tĩnh, rộng lượng nói với Tiết Thứ:
- Thôi, Cô không so đo với người không học vấn, nói linh tinh như ngươi nữa.
Y lại rót một chén trà, phất tay đuổi người:
- Cút đi, đừng ở đây làm phiền Cô nữa.
Tiết Thứ đứng yên tại chỗ.
Hắn nhạy bén nhận ra Ân Thừa Ngọc không có giận, hình như còn có ý cười.
Khát vọng kêu gào trong lòng hắn được sự dung túng âm thầm này bồi bổ, nó càng thêm mạnh mẽ hơn. Hắn bình tĩnh nhìn Ân Thừa Ngọc, hỏi một câu không mong đáp lời:
- Điện hạ hết giận chưa?
Hắn không biết tại sao điện hạ tức giận, nhưng hắn biết, nếu điện hạ hết giận, hết thảy sẽ khác.
Khát khao trong lòng Tiết Thứ sinh sôi như cỏ dại.
Nghe vậy, Ân Thừa Ngọc phì cười, đứng dậy, bước tới gần hắn. Ngón tay y vuốt ve đôi môi khô nứt của hắn, dài giọng:
- Cô hẹp hòi, lại nhớ dai, có lẽ trong một chốc cũng không nguôi giận được đâu.
Tiết Thứ nhìn chằm chằm ngón tay y, đoạn ngập ngừng:
- Vậy ta chờ điện hạ hết giận.
Sau khi nguôi giận sẽ thế nào, không ai trong bọn họ nói ra.
Ân Thừa Ngọc hừ lạnh, phất tay áo lướt qua mặt hắn:
- Cút đi, đừng làm phiền Cô nghỉ ngơi.
- -------------------
Cún: Đánh dấu rồi thì là của ta.
Điện hạ:?
Đi hết ba canh giờ, bọn họ mới thấy được một thôn xóm phía xa xa.
Nhưng người phụ nữ không dẫn đám người vào mà đi đường vòng tới ngọn núi nằm phía sau thôn.
- Tại sao không vào thôn?
Tướng sĩ đi theo bảo vệ cảnh giác hỏi.
- Không phải các người muốn đến xem người bệnh sao?
Trên đường đi, thấy bọn họ không có ác ý, người phụ nữ dần thả lỏng, bình tĩnh giải thích:
- Nạn dịch hạch lây lan quá nhanh, chúng tôi không thể để người bệnh ở trong thôn nên đành phải sắp xếp cho bọn họ ở một nơi khác.
Nàng ta giơ tay chỉ vào đường mòn mờ mờ trong rừng, nói tiếp:
- Người bệnh đang ở trong miếu thổ địa đằng kia.
Trên bầu trời vắng sao, ánh trăng yếu ớt, dưới ánh sáng le lói của ngọn đuốc, đoàn người chỉ thấy một con đường mờ ảo.
Đi thêm một khắc nữa, bọn họ mới tới được miếu thổ địa.
Tới trước một cây cổ thụ, người phụ nữ dùng lại, đưa tay cản đoàn người bước tiếp, nói không đi vào trong được.
Nàng ta tìm một hồi bên hông cây to, lâu sau mới moi ra được một sợi dây thừng. Người phụ nữ kéo dây, chợt có tiếng chuông trong trẻo vang lên.
Trong miếu thổ địa tối tăm bỗng sáng đèn, có tiếng động phát ra.
- Bên trong đều là người nhiễm bệnh, trừ tôi ra thì ít có người nào được vào đây. Các người mau bịt khăn vào.
Đợi sau khi nhóm người Ân Thừa Ngọc đeo khăn xong, có một người đàn ông trẻ tuổi cầm lồng đèn bước ra.
Trên mặt cậu ta cũng bịt khăn, không bước tới gần, dừng chân cách bọn họ ba bước. Vì trời tối và ánh được heo hắt, người đàn ông không để ý đến đám người Ân Thừa Ngọc, tưởng rằng người trong thôn tới. Cậu ta nhỏ giọng hỏi:
- Đại phu, cô lấy được thuốc rồi hả?
- Ừm, lấy được rồi.
Người phụ nữ - hay còn gọi là Ôn Linh - không nói gì đến tình hình trong thành, đặt sọt thuốc xuống đất, hỏi:
- Tình hình sao rồi?
Người đàn ông cúi đầu ho khan mấy tiếng, đoạn thở dài:
- Chết thêm năm người. Bọn tôi đã thiêu xác rồi, chôn tro cốt ở phía sau miếu. Hai ngày nay không còn thuốc, bệnh tình của người nhiễm càng nặng hơn. Hôm nay có mười mấy người nôn ra máu, tôi đã chuyển họ đến chỗ khác.
Ôn Linh cau mày, nói:
- Hai sọt này tạm đủ dùng. Sáng sớm mai ông gọi người tới sắc thuốc. Thuốc phải uống liên tục mới có hiệu quả.
- Tôi biết rồi.
Người đàn ông đáp, nói tiếp:
- Hôm nay tôi nghe bà lão nhà họ Triệu nói, con trai bà ấy nghe ngóng được quan phủ chở lương thực đến cứu tế đấy. Không biết tình hình ở trong thành ra sao rồi? Nếu quan phủ thật sự đến cứu tế thì tốt, tôi sợ rằng bọn họ lại muốn bắt hết rồi thiêu sống đám người bệnh chúng ta ấy chứ.
Nói xong, cậu ta lại thở dài một hơi, giọng nói hơi khàn khàn vì ho.
Ôn Linh vô thức nhìn sang đám người Ân Thừa Ngọc, trấn an người đàn ông:
- Không đâu, tôi nghe nói người đến cứu tế là thái tử đương nhiệm. Thái tử nhân hậu, hiền lành, tôi chưa nghe thấy ngài ấy ra lệnh bắt người...
Người đàn ông than vãn mấy tiếng, dường như không tin tưởng lắm.
Hai người nói thêm mấy câu nữa, Ôn Linh mới dẫn đoàn người rời đi.
Sau khi bọn họ đi xa, người đàn ông vác sọt thuốc lên, quay vào trong miếu.
Ôn Linh dẫn đám người Ân Thừa Ngọc về lại thôn xóm.
Trên đường tới đây, nàng ta đã biết thân phận Ân Thừa Ngọc nhưng không hề sợ hãi, trái lại còn hoài nghi:
- Thái tử điện hạ đã thấy rồi chứ, ngài chuẩn bị xử lý bọn họ thế nào?
Ôn Linh bình tĩnh hỏi, song đôi mắt lại hơi rưng rưng:
- Lúc lên núi hái thuốc, tôi vô tình phát hiện ra bọn họ nên mới giữ lại. Những người bệnh ở đây đều chạy trốn từ thành Thái Nguyên và mấy huyện, thị trấn xung quanh. Có người đã nhiễm bệnh, có người tới đây mới nhiễm. Bọn họ không muốn liên lụy đến người khác nhưng cũng không chịu được việc bị thiêu sống cho nên mới chạy đến thôn xóm hoang vắng này để cầu xin được sống. Sau này, số nạn dân ngày càng tăng lên, một truyền mười, mười truyền trăm, nhà nào có thân nhân nhiễm bệnh đều đưa đến đây. Vì ngăn chặn lây lan bệnh dịch, chúng tôi sắp xếp bệnh nhân ở trong miếu thổ địa, để người bệnh nhẹ chăm sóc người bệnh nặng. Còn gia quyến của người bệnh thì trốn ở trong thôn, tìm thời cơ đi kiếm lương thực và thảo dược, đồng thời phải đề phòng binh sĩ lục soát.
Nàng thuật lại những khổ sở mà nạn dân đã trải qua, đoạn nói tiếp:
- Đáng tiếc thay, y thuật tôi có hạn, chỉ kê được mấy phương thuốc trị dịch bệnh thông thường. Mặc dù mỗi ngày người bệnh uống thuốc có thể làm chậm dấu hiệu bệnh nhưng không thể chữa khỏi được. Hầu như ngày nào cũng có người bệnh trong miếu thổ địa này chết đi, chúng tôi không kịp tìm được chỗ an táng, đành phải thiêu xác rồi rắc tro cốt ra miếu sơn thần ở đằng sau. Bây giờ phía sau miếu đã chất một đống tro cốt rồi.
Nói tới đây, tuy Ôn Linh trông khá lạnh nhạt, không có căm hận gì, chỉ có ngón tay run rẩy nhè nhẹ thể hiện ra tâm tình của nàng.
Nàng không phải không sợ, nhưng bây giờ bọn họ không còn dựa vào ai được nữa, chỉ còn duy nhất lương tâm của những người này mà thôi.
Nếu bọn họ có chút thương hại nhỏ nhoi, có lẽ người bệnh sẽ có một con đường sống.
Ân Thừa Ngọc nhìn thấu được lo lắng của nàng ta, bình thản nói:
- Một mình ngươi không thể chăm sóc được hết một đám người bệnh này, đưa bọn họ đến lều cứu nạn đi.
- Ban đầu, lúc binh lính đi điều tra người bệnh, có nói sẽ đưa đến lều cứu nạn. Song, những người bị đưa đến đó đều bị thiêu sống, cho nên không ai dám đi nữa.
Ôn Linh nắm chặt tay, không chùn bước, lời nói thẳng thắn, sắc bén như dao:
- Thái tử điện hạ, ngài cũng sẽ thiêu sống bọn họ sao?
- Cô không thể hứa hẹn trước điều gì với các ngươi.
Ân Thừa Ngọc nhìn nàng, không giấu ý định của mình:
- Thái y và nhiều đại phu khác đang tìm cách chữa trị dịch bệnh. Ngươi là thầy thuốc, chắc cũng biết nạn dịch hạch khác với những bệnh dịch thông thường. Nếu lần này không khống chế được bệnh dịch, không ai biết được hậu quả sẽ là gì. Hôm nay Cô chỉ có thể cam đoan với các ngươi, những người bệnh được đưa tới lều cứu nạn sẽ đều được dốc hết sức chữa trị. Trước khi bước đến đường cùng, Cô sẽ không bỏ rơi bất kì một ai.
Ôn Linh suy tư một hồi, đoạn khàn giọng, đáp:
- Tôi biết rồi.
- Cô đang chiêu mộ đại phu khắp nơi để tìm cách chữa trị bệnh dịch. Nếu đại phu Ôn nguyện ý, có thể góp một tay.
Ân Thừa Ngọc nói tiếp:
- Còn những người bệnh này, phải mau chóng đưa về lều cứu nạn, phòng ngừa lây nhiễm cho nhiều người hơn.
- Tôi sẽ giúp ngài khuyên bọn họ.
Ôn Linh nghĩ thông suốt, không do dự nữa.
- Nhờ cả vào đại phu.
Ân Thừa Ngọc gật đầu, sai binh sĩ đi theo giúp Ôn Linh chuyển người bệnh đi.
Cho đến khi Ân Thừa Ngọc về đến thành, trời đã dần sáng, mặt trời lấp ló nhô lên.
Có Ôn Linh giúp khuyên nhóm người bệnh đầu tiền về lều cứu nạn, sự sợ hãi do Chu Vi Thiện để lại cũng dần biến mất. Sau đó, ngày càng có nhiều người bệnh đồng ý đến lều cứu nạn.
Vì chưa tìm được cách chữa trị, bọn họ đành cố hết sức cách ly người bệnh, ngăn chặn nạn dịch hạch tiếp tục lây lan.
Ân Thừa Ngọc thở phào. Dưới sự hầu hạ của Tiết Thứ, y cởi áo ngoài to dài, thay một bộ quần áo mỏng gọn.
Dường như vì quá đau lòng, y không tài nào ngủ được, bèn ngồi trên giường la hán cạnh cửa sổ, từ tốn pha trà. Nhìn hơi nước lượn lờ, y dần bình tĩnh lại.
Tiết Thứ đứng hầu hạ bên cạnh y.
Hắn cúi đầu, giấu khuôn mặt trong bóng tối, hàng mi dài che kín đôi mắt, không thấy rõ được.
Ân Thừa Ngọc tráng chén trà, tự châm một chén trà nóng, đưa lên môi nhấp một ngụm. Đoạn, y ngẩng đầu lên nhìn Tiết Thứ:
- Dạo trước ngươi có nói ngươi từng trải qua dịch bệnh, vả lại còn nói ngươi từng sống ở Tế Ninh...
Y chậm rãi xoay nhẫn ngọc trên ngón tay, như thể đang nói chuyện phiếm:
- Cô chợt nhớ ra, hình như vào năm Long Phong thứ mười bốn, Cô đã tới huyện Ngư Đài thuộc phủ Tế Ninh cứu tế. Khi đó...ngươi đang ở Ngư Đài sao?
Động tác xoay nhẫn của y rất thong thả, nhưng ánh mắt nhìn Tiết Thứ lại rất sắc bén, mang ý dò hỏi:
- Ngươi từng gặp Cô ở Ngư Đài?
Vừa là câu hỏi vừa là khẳng định.
Dựa theo hành động của Tiết Thứ mấy ngày nay, chắc chắn hắn từng trải qua bệnh dịch.
Y nhớ lại khi ở Thiên Tân Vệ, Tiết Thứ từng nói nguyên quán của hắn Thiểm Tây, sau này mới di cư sang phủ Tế Ninh, song hắn lại không nói ở vùng nào thuộc Tế Ninh.
Tuy năm nào Sơn Đông cũng đều có lũ lụt, kéo theo đó là dịch bệnh, nhưng nếu như gọi là đại dịch, chắc hẳn là lần ở huyện Ngư Đài vào năm Long Phong thứ mười bốn.
Liên hệ với thái độ không bình thường của Tiết Thứ dành cho y, trong lòng Ân Thừa Ngọc có suy đoán. Y cố tình chờ tới một đêm sau một ngày mệt mỏi để thử hắn.
Trên mặt Tiết Thứ không có biểu cảm gì.
Từ lúc Ân Thừa Ngọc bắt đầu dò hỏi, hắn đã chuẩn bị tinh thần rồi. Bây giờ, y vạch trần bí mật của hắn, Tiết Thứ cũng không bị dao động gì.
Hắn nhìn Ân Thừa Ngọc, trầm giọng:
- Nếu thần nói thật, điện hạ có thưởng không?
Ân Thừa Ngọc nheo mắt, đưa tay kéo vạt áo để hắn cúi hẳn người xuống:
- Ngươi còn muốn Cô thưởng cho à?
Đôi mắt phượng long lanh, y giơ đôi bàn tay đeo nhẫn ngọc lên, tay còn lại chậm rãi tháo nhẫn xuống.
Màu xanh lục nhạt làm tôn lên làn da trắng bóc của y.
Tiết Thứ nín thở một giây.
- Có thích cái nhẫn ngọc này không?
Ân Thừa Ngọc cầm nhẫn ngọc, quơ trước mặt hắn.
Tiết Thứ chưa kịp đáp lời, y đã kéo vạt cổ áo của hắn ra, nhét nhẫn ngọc vào, khẽ cười:
- Thưởng cho ngươi đó.
Nhẫn ngọc lạnh lẽo lăn trên da thịt, Tiết Thứ chợt rùng mình.
- Không đủ.
Hắn ngắc ngứ đáp. Dưới ánh mắt kinh ngạc của Ân Thừa Ngọc, hắn nắm chặt cổ tay y, đưa ngón tay từng đeo nhẫn ngọc vào miệng mình, cắn mạnh.
Ân Thừa Ngọc đau đến nhăn mặt. Y đang định quát lớn thì thấy hắn nhả ra, ngẩng đầu lên, ngang bướng nhìn y.
Trên ngón tay vừa bị cắn lại hằn một vòng dấu răng đỏ tươi.
Da Ân Thừa Ngọc trắng, làm vệt đỏ càng nổi bật lên.
- Ngươi là chó hả?
Ân Thừa Ngọc không vui, chán ghét nhìn ngón tay dính chút nước miếng. Đoạn, y đưa ngón tay đến trước mặt hắn, lạnh nhạt nói:
- Sao chưa lau đi cho Cô?
Tiết Thứ cúi đầu, không nói gì. Hắn lấy một cái khăn từ trong ngực ra, định lau cho y.
- Đợi đã.
Ân Thừa Ngọc ngăn hắn lại, lấy một cái khăn khác ra, ném cho hắn:
- Dùng cái này lau.
Y nhíu mày, ghét bỏ nhìn cái khăn vừa nãy trong tay Tiết Thứ..
Ai mà biết được hắn đã dùng cái khăn này làm gì đâu.
Tiết Thứ bèn cất khăn của mình đi, cầm cái khăn của Ân Thừa Ngọc, cẩn thận lau sạch ngón tay cho y.
Ân Thừa Ngọc hài lòng, rút tay về. Y lại nâng chén trà lên, nhìn hắn:
- Nói đi.
Tiết Thứ nhìn chằm chằm y một hồi, cuối cùng cũng đáp.
Chuyện xưa bắt đầu từ lần gặp gỡ ở Ngư Đài, đến tận lúc gian nan vào cung.
Hắn xé rách vết thương lòng của mình, bày ra trước mặt Ân Thừa Ngọc.
Vẻ mặt Ân Thừa Ngọc khó đoán, như vui lại không, như giận lại chẳng. Y buông chén trà trên tay xuống, cảm tưởng như bây giờ mình mới chính thức quen biết người trước mặt. Mặc dù trong lòng đã có đáp án, nhưng y vẫn hỏi Tiết Thứ:
- Cho nên...vì sao ngươi muốn vào cung?
- Vì điện hạ.
Tiết Thứ thẳng thắn đáp, không giấu giếm khát vọng của mình:
- Muốn đến gần điện hạ hơn.
Ân Thừa Ngọc không nói nên lời. Một lát sau, y chậm rãi xoa dấu răng đỏ tươi trên ngón tay, hỏi:
- Ngươi báo đáp ân nhân của ngươi thế này sao?
Như thể đang hỏi Tiết Thứ, mà cũng như thông qua hắn, hỏi người ở đời trước kia.
Nhưng bây giờ Tiết Thứ không phải là Cửu Thiên Tuế luôn đùa bỡn y của đời trước. Hắn nhìn vệt đỏ trên ngón tay y, hùng hồn đáp:
- Người xưa có nói, ơn cứu mạng phải lấy thân báo đáp.
Ân Thừa Ngọc vốn đang khó chịu bị hắn chọc tức đến bật cười.
Y cố gắng kìm nén cơn tức, bày ra vẻ bình tĩnh, rộng lượng nói với Tiết Thứ:
- Thôi, Cô không so đo với người không học vấn, nói linh tinh như ngươi nữa.
Y lại rót một chén trà, phất tay đuổi người:
- Cút đi, đừng ở đây làm phiền Cô nữa.
Tiết Thứ đứng yên tại chỗ.
Hắn nhạy bén nhận ra Ân Thừa Ngọc không có giận, hình như còn có ý cười.
Khát vọng kêu gào trong lòng hắn được sự dung túng âm thầm này bồi bổ, nó càng thêm mạnh mẽ hơn. Hắn bình tĩnh nhìn Ân Thừa Ngọc, hỏi một câu không mong đáp lời:
- Điện hạ hết giận chưa?
Hắn không biết tại sao điện hạ tức giận, nhưng hắn biết, nếu điện hạ hết giận, hết thảy sẽ khác.
Khát khao trong lòng Tiết Thứ sinh sôi như cỏ dại.
Nghe vậy, Ân Thừa Ngọc phì cười, đứng dậy, bước tới gần hắn. Ngón tay y vuốt ve đôi môi khô nứt của hắn, dài giọng:
- Cô hẹp hòi, lại nhớ dai, có lẽ trong một chốc cũng không nguôi giận được đâu.
Tiết Thứ nhìn chằm chằm ngón tay y, đoạn ngập ngừng:
- Vậy ta chờ điện hạ hết giận.
Sau khi nguôi giận sẽ thế nào, không ai trong bọn họ nói ra.
Ân Thừa Ngọc hừ lạnh, phất tay áo lướt qua mặt hắn:
- Cút đi, đừng làm phiền Cô nghỉ ngơi.
- -------------------
Cún: Đánh dấu rồi thì là của ta.
Điện hạ:?