Chương 9
Đã chọn được người đi Trường Lô Diêm Sử Tư, ít ngày nữa Ân Thừa Ngọc sẽ phải thu xếp xuất phát.
Trước khi rời kinh, y đến Khôn Ninh Cung từ biệt Ngu hoàng hậu.
Hiện giờ Ngu hoàng hậu mang thai tám tháng, bụng lớn hơn nhiều so với lúc trước. Phỏng chừng một hai tháng nữa sẽ lâm bồn.
Ân Thừa Ngọc đỡ Ngu hoàng hậu ngồi xuống, tự mình châm trà nóng cho nàng: "Chuyến này ta đi không biết khi nào mới quay lại, sinh con lắm nguy hiểm, khi ta không ở trong cung mẫu hậu nhất định phải cẩn trọng." Y đặt vào tay Ngu hoàng hậu một thẻ lệnh bài: "Ta không mang hết người của Đông cung đi, nếu mẫu hậu xảy ra chuyện thì sai người đến Đông Cung điều vài người đi thông báo cho ngoại tổ phụ biết."
Kiếp trước, Ngu hoàng hậu gặp chuyện vào ngày hai mươi mốt tháng hai.
Bây giờ là mồng bốn tháng hai, tuy Ân Thừa Ngọc đã sắp xếp người âm thầm bảo vệ Ngu hoàng hậu còn báo cho ngoại tổ phụ chú ý trong cung nhiều hơn, nhưng nếu không thể tự mình bảo hộ khó tránh khỏi lo lắng, chỉ sợ sống lại cũng không thể thoát khỏi bi kịch đời trước.
Vẻ mặt y quá nghiêm trọng, sau cùng Ngu hoàng hậu còn phải an ủi y: "Ta ở trong cung còn có thể xảy ra chuyện gì được? Ngược lại là ngươi, chuyến này đi Thiên Tân Vệ khó lường trước nguy hiểm, ngàn vạn không được mạo hiểm." Nàng biết rõ tính cách đứa nhỏ này, cho dù làm việc gì cũng dốc sức đạt được kết quả tốt nhất, không cho phép mình sai sót một chỗ nào: "Không có gì quan trọng hơn an nguy của ngươi."
"Nhi thần đã biết."
Ân Thừa Ngọc nói chuyện với Ngu hoàng hậu một hồi, bất kể nàng nói cái gì y đều đồng ý. Ngồi đến sau canh ba, mắt thấy khuôn mặt Ngu hoàng hậu lộ vẻ mệt mỏi y mới ngừng nói, để cho nhũ mẫu hầu hạ nàng nghỉ ngơi.
Vừa ra khỏi Khôn Ninh Cung thì nhìn thấy Tiết Thứ đang đứng chờ ngoài điện.
Bây giờ hắn đã là giám quan Ngự Mã Giám kiêm Lí Hình thiên hộ Tây Xưởng, tọa trấn Tứ Vệ Doanh, nắm thực quyền trong tay nên không mặc y phục quy định của phiên dịch là bố y giày trắng nữa mà dưới lớp áo choàng đen là áo bào Duệ Tát* có hoa văn Kì Lân bằng lụa hoa mà Long Phong Đế ban cho. Đầu đội mũ ô sa** mạ vàng, vòng eo thon gầy hữu lực đeo đai sừng tê, dáng người cao ngất, khí chất lỗi lạc.
(*Duệ Tát 曳撒: y phục của cận vệ triều đình thời Minh (điển hình là Cẩm Y Vệ), người mặc phải được hoàng đế cho phép nếu không sẽ bị xử trảm.)
(**Mũ ô sa là tên thông dụng gọi loại mũ của quan lại thời phong kiến Á Đông dùng làm một phần trong trang phục khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau nhô cao hơn phần trán.)
Ân Thừa Ngọc nhìn lướt qua lại như thể nhìn thấy Cửu Thiên Tuế phong thái tùy tiện của kiếp trước.
Y thoáng sững người một lát rồi mới tiến đến: "Tiết giám quan chờ ở đây là có chuyện gì tìm Cô sao?"
Thấy rõ hiện tại hoàng đế cố ý bồi dưỡng Tiết Thứ thành tai mắt tâm phúc của ông ta, Ân Thừa Ngọc cũng muốn việc này thành công nên bên ngoài tỏ ra khách khí duy trì khoảng cách với Tiết Thứ, không hề thân thiết chút nào.
Tiết Thứ chắp tay hành lễ: "Năm trăm dũng sĩ Tứ Vệ Doanh đã điểm danh đầy đủ, thuyền ở bến tàu Thông Châu cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. Thần đến xác nhận thời gian xuất phát vào ngày mai với điện hạ."
"Nên đi sớm, không cần trì hoãn, xuất phát vào giờ Dần đi."
Ân Thừa Ngọc sóng vai với hắn, dư quang lại liếc mắt nhìn hắn, nói: "Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân*, Tiết giam quan của hiện tại quả thật không giống ngày trước."
(*Bản gốc là "Người dựa xiêm y, ngựa dựa yên" 人靠衣服马靠鞍: có nghĩa là quần áo ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của con người.)
Trái lại, Tiết Thứ vẫn chưa thấy mình thay đổi chỗ nào nhưng khi đối diện với ánh mắt của Ân Thừa Ngọc hắn lại ngây ra một lúc, sau đó đột nhiên phúc chí tâm linh*, hạ giọng dò hỏi: "Điện hạ thích nhìn ta mặc thế này sao?"
(*Phúc chí tâm linh 福至心灵: có nghĩa là khi vận khí đến thì tự nhiên tâm tư cũng mẫn tiệp linh động ra.)
Ân Thừa Ngọc thu hồi tầm mắt, lạnh nhạt nói: "Ta khách sáo thôi, Tiết giám quan chớ xem là thật."
Nói xong bước nhanh hơn, bỏ lại Tiết Thứ phía sau.
Người khác đã thấy tình cảnh này, sau lại rơi vào tai Long Phong Đế lập tức khiến ông ta yên tâm hơn.
Quả nhiên xem ra ông ta không hề chọn sai người, e rằng Thái Tử đã sớm mâu thuẫn với Tiết Thứ.
*
Nha môn Trường Lô Diêm Sử Tư thiết lập ở Thiên Tân Vệ.
Thiên Tân Vệ nằm ở Cửu Hà Hạ Tiêu, vốn có danh xưng là "Vọng Kinh Môn Hộ" lại có Kinh Hàng Đại Vận Hà* chảy về kinh đô, dễ dàng thủy vận. Từ bến tàu Thông Châu ở phủ Thuận Thiên đi thuyền đường sông mất nhiều nhất hai ngày là đến Thiên Tân Vệ.
Giờ dần hôm sau, Đông Phương* còn chưa lộ rõ, Ân Thừa Ngọc ngồi trên xe ngựa dưới sự hộ tống của Tiết Thứ và năm trăm cấm quân đi tới bến tàu Thông Châu để lên thuyền.
(*Đông Phương 东方: hướng Đông, hướng mặt trời mọc.)
Vì hành trình gấp gáp nên lần xuất phát này hạn chế thuyền, chuyển sang sử dụng tào thuyền. Tào thuyền là thuyền chuyên vận chuyển hàng hóa, tuy phòng cho người ở trong đó đã được dọn dẹp sắp xếp lại nhưng vẫn không thể thoải mái so với ngự dụng hoàng thuyền.
Sau khi Tào thuyền rời bến không lâu, Ân Thừa Ngọc có chút say thuyền.
Y nghiêng người dựa vào ghế quý phi đặt sát cửa sổ, tứ chi thoát lực, ngay cả đồ ăn sáng cũng không dùng, nhìn qua dáng vẻ giống như dựa vào cửa sổ hóng gió. Tào thuyền theo gợn sóng lắc lư, lục phủ ngũ tạng của y cũng lắc lư theo, sắc mặt trắng bệch.
Trịnh Đa Bảo thấy thế cực kỳ sốt ruột, tự mình đến trù phòng xem người làm chút điểm tâm.
Tiết Thứ đứng canh bên cạnh y, thấy y như vậy cũng lộ vẻ lo lắng. Chần chờ một chút mới nói: "Nếu điện hạ khó chịu thì để ta giúp người bấm huyệt? Có thể giảm bớt đau đầu."
Ân Thừa Ngọc ngước mắt liếc hắn, có lẽ do quá khó chịu nên cả người nhìn rất yếu ớt, y không do dự lâu, gật đầu: "Ngươi thử xem."
Tiết Thứ được cho phép liền cởi giày lên ghế, ngồi xổm sau lưng y, để đầu y gối lên đầu gối của hắn, thành thạo day huyệt Thái Dương cho y để giảm bớt khó chịu.
"Điện hạ không ăn không uống thế này sẽ không chống đỡ được, thuyền phải đi tận một ngày một đêm, chạng vạng ngày mai mới đến. Sinh khương* lợi cho dạ dày giúp dừng nôn, đợi một lát nữa ta sai người nấu một chén trà gừng cho điện hạ uống nửa chén trước khi dùng bữa, có thể dễ chịu hơn một chút."
(*Sinh khương: Gừng tươi.)
Ân Thừa Ngọc nhắm mắt, uể oải nói: "Cô không muốn uống."
Chắc là tay nghề của Tiết Thứ cũng không tệ nên y khôi phục tinh thần được một chút, câu được câu không nói chuyện với Tiết Thứ: "Vào năm Long Phong thứ mười bốn, Sơn Đông bị lũ lụt, Cô phụng mệnh đi giúp nơi gặp nạn và cũng đi bằng đường thủy. Đó là lần đầu tiên Cô ngồi thuyền, còn khó chịu hơn so với bây giờ. Lúc đó trên thuyền có một trù nương, sau khi nghe được thì dâng cho Cô một lọ..." Nói được một nửa, y không tài nào nhớ được tên của nó, đành phải bỏ qua rồi nói tiếp: "Lọ đó hình như làm từ sinh khương, ngon miệng giúp thèm ăn. Mấy ngày Cô ở trên thuyền phải nhờ đến nó mới ăn cơm được."
"Là Tương Tử Khương*." Tiết Thứ nói tiếp nói.
(*Một loại món ăn truyền thống của tỉnh Sơn Đông.)
"Đúng, nó là Tương Tử Khương!" Ân Thừa Ngọc nói xong lại hơi nghi hoặc, ngước mắt nhìn hắn: "Tại sao ngươi biết?"
Tiết Thứ hạ mắt, giọng nói không hề dao động: "Vào năm Long Phong thứ mười bốn, ta đang ở châu Tế Ninh. Nhà nào ở châu Tế Ninh cũng biết làm Tương Tử Khương, trù nương kia có lẽ là người Tế Ninh."
Lúc này Ân Thừa Ngọc mới bừng tỉnh, khó trách khi đó y cứ khăng khăng muốn ban thưởng cho trù nương đó nhưng đối phương không bằng lòng nhận, chỉ nói không đáng bao nhiêu bạc.
"Ngươi cũng là người Tế Ninh?" câu hỏi thoát khỏi môi Ân Thừa Ngọc y mới giật mình nhận ra hình như mình hoàn toàn không hề biết gì về Tiết Thứ cả.
Quê quán của hắn ở đâu, trong nhà có bao nhiêu người cũng không biết.
Lúc y nhận thức Tiết Thứ thì hắn đã là "Cửu Thiên Tuế" người người kinh sợ, còn về phần lai lịch, tất cả đều bị vùi dưới tầng thân phận này của hắn, không ai dám tò mò.
"Không phải, nguyên quán của ta là ở Thiểm Tây, gần Gia Dục quan*, sau này mới chuyển đến Tế Ninh." (*Gia Dục quan 嘉峪关 là một cửa ải ở cực tây của Vạn Lý Trường Thành. Đây là một trong các cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành.)
Đây là lần đầu tiên Ân Thừa Ngọc nghe được chuyện này, y nổi hứng tò mò hỏi: "Vậy tại sao lại chuyển đến Tế Ninh, nhà ngươi còn người thân nào nữa không? Tại sao lại muốn tịnh thân vào cung?"
Nhiều vấn đề liên tiếp làm Tiết Thứ trầm mặc một lúc rồi đắn đo nói: "Năm nào vùng Gia Dục quan cũng bị bộ tộc Ngoã Lạt phá hoại cướp bóc, ta với mẫu thân và trưởng tỷ không chịu nổi nữa nên quyết định đi Sơn Đông tìm cha...Sau lại định cư ở Tế Ninh làm buôn bán nhỏ."
"Vừa vặn sau đó Tế Ninh bị lũ lụt, mẫu thân chết vì bệnh, trưởng tỷ cũng gả cho người ta, còn lại ta lẻ loi không nơi nương tựa nên mới đi đến kinh thành." Khi nói đến chuyện xưa và người thân đã khuất, hắn chỉ qua loa dăm ba câu, giọng điệu hời hợt.
Ân Thừa Ngọc vốn dĩ đang đầy hứng thú liền trầm mặc, im lặng một lúc mới nói: "Quá khứ đã là quá khứ rồi, không còn gì để nói. Ngươi kể cho Cô nghe vài chuyện thú vị đi."
Tiết Thứ tòng thiện như lưu* không kể chuyện xưa nhàm chán nữa mà kể vài chuyện lý thú gặp trên phố cho y nghe.
(*Tòng thiện như lưu从善如流: biết tiếp thu ý kiến của người khác.)
Giọng hắn trầm thấp dễ nghe, trong lúc nghe Ân Thừa Ngọc dần ngủ thiếp đi. Y nghiêng mặt gối lên đùi Tiết Thứ, tóc xõa ra, mắt phượng khép lại thu liễm dáng vẻ tôn quý xa cách, mơ hồ lộ ra vẻ mềm mại yếu ớt.
Tiết Thứ cẩn thận nâng đầu y đặt lên gối mềm mới xuống khỏi ghế.
Hắn không lập tức lui ra ngoài mà bình tĩnh đứng một hồi bên cạnh ghế quý phi, nhẹ giọng nói: "Thật ra khi đó ta ở Ngư Đài*."
(*Ngư Đài 鱼台 là một huyện thuộc Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.)
Bọn họ đều không nói thật với đối phương.
Năm Long Phong thứ mười bốn, Sơn Đông quả thật bị lũ lụt nhưng năm nào Sơn Đông cũng có lũ lụt, đây không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Điều thật sự khiến cho Thái Tử đại giá là vì năm đó huyện Ngư Đài thuộc châu Tế Ninh bạo phát dịch bệnh.
Mà lúc đó hắn và mẫu thân, trưởng tỷ chỉ mới định cư ở Ngư Đài được nửa năm.
Sau khi dịch bệnh bùng nổ, huyện Ngư Đài trở thành luyện ngục trần gian.
Huyện lệnh Ngư Đài ăn không ngồi rồi, dịch bệnh nổ ra nhưng không hề quan tâm bá tánh sống hay chết, vội vàng báo cáo lên trên rồi ra lệnh quan binh phong tỏa toàn bộ huyện Ngư Đài. Người sống, người chết và người nhiễm bệnh bị nhốt chung một chỗ, người không bệnh qua một thời gian cũng bị nhiễm bệnh.
Điều khó khăn nhất là thiếu lương thực.
Sau lũ lụt nhà cửa bị tàn phá, không còn mễ lương. Bá tánh bị nhốt đánh nhau một mất một còn để tranh giành lương thực, đói đến mức có nhiều nhà phải dịch tử nhi thực*.
(*Dịch tử nhi thực 易子而食: Thời Xuân Thu, nước Tống bị vây, trong thành hết lương, dân chúng không nỡ giết con cái của mình, các gia đình đành phải trao đổi với nhau, ông giết con tôi, tôi giết con ông để làm thức ăn cho chính mình. Về sau nó được dùng để mô tả cuộc sống vô cùng bi thảm của nạn dân.)
Trong cảnh ngộ vô vọng, mẫu thân hắn nhiễm bệnh dịch.
Người nhiễm bệnh lại bị xa lánh, bọn họ chỉ có thể dung thân ở ngôi miếu đổ nát gần như sập xuống, không tìm được thức ăn, không có dược liệu, mỗi ngày chỉ có thể lấp đầy bụng bằng vỏ cây, sống như chờ ngày chết.
Sau này vì để đổi lấy dược liệu chữa bệnh mà trưởng tỷ phải giao phó bản thân cho Từ viên ngoại đã thầm thương nàng từ lâu.
Nhưng dù vậy, mẫu thân vẫn không qua khỏi.
Thi cốt mẫu thân chưa lạnh, trưởng tỷ thì mất tung tích. Hắn đi hỏi thăm xung quanh mới biết được Từ viên ngoại dùng bạc mua chuộc quan sai trông coi, trốn khỏi huyện Ngư Đài, trưởng tỷ cũng bị đưa đi.
Sau đó dường như nghe nói dịch bệnh trong thành rất nghiêm trọng nên phía trên ra lệnh đốt thành.
Khoảng thời gian đó hắn cứ ngơ ngơ ngác ngác như đang chìm giữa vũng bùn sâu không thấy đáy, bất kể thế nào cũng không bò ra được, nghĩ rằng hay là chết quách đi cho rồi.
Thời buổi loạn thế dơ bẩn này không còn thứ gì đáng giá để lưu luyến.
Cho đến khi hắn vô ý ngẩng đầu thấy cửa thành mở ra, Ân Thừa Ngọc một thân tố y tóc đen nhanh nhẹn đi đến.
Như thần tiên hạ phàm.
Lúc trước hắn khinh thường người khác cầu thần bái phật, nhiều người chịu khổ như vậy, thần linh làm sao quan tâm hết được? Cầu người không bằng cầu chính mình*.
(*Bản gốc là Cầu nhân bất như cầu kỷ 求人不如求己.)
Nhưng sau này hắn mới biết thật ra thần có thể cứu thế nhân đang chịu khổ cực.
Y nói huyện lệnh Ngư Đài tự ý rời bỏ cương vị, đã bị xử tử.
Y nói bá tánh tồn tại thì Cô tồn tại, Ngư Đài tuyệt đối không đốt thành, mọi người phải sống sót.
Vì thế hắn cố gắng sống sót, vùng vẫy thoát khỏi vũng lầy, đi tới kinh thành, đến trước mặt y.
Từ nay về sau, y là Thần mà hắn thành tâm hầu hạ.
- -------------------------------------------------------------
Tiết cún con: Ta nguyện ý dâng hết tất cả mọi thứ của ta cho Thần, bao gồm thân thể. ( ̄▽ ̄)/
Điện hạ:???
Trước khi rời kinh, y đến Khôn Ninh Cung từ biệt Ngu hoàng hậu.
Hiện giờ Ngu hoàng hậu mang thai tám tháng, bụng lớn hơn nhiều so với lúc trước. Phỏng chừng một hai tháng nữa sẽ lâm bồn.
Ân Thừa Ngọc đỡ Ngu hoàng hậu ngồi xuống, tự mình châm trà nóng cho nàng: "Chuyến này ta đi không biết khi nào mới quay lại, sinh con lắm nguy hiểm, khi ta không ở trong cung mẫu hậu nhất định phải cẩn trọng." Y đặt vào tay Ngu hoàng hậu một thẻ lệnh bài: "Ta không mang hết người của Đông cung đi, nếu mẫu hậu xảy ra chuyện thì sai người đến Đông Cung điều vài người đi thông báo cho ngoại tổ phụ biết."
Kiếp trước, Ngu hoàng hậu gặp chuyện vào ngày hai mươi mốt tháng hai.
Bây giờ là mồng bốn tháng hai, tuy Ân Thừa Ngọc đã sắp xếp người âm thầm bảo vệ Ngu hoàng hậu còn báo cho ngoại tổ phụ chú ý trong cung nhiều hơn, nhưng nếu không thể tự mình bảo hộ khó tránh khỏi lo lắng, chỉ sợ sống lại cũng không thể thoát khỏi bi kịch đời trước.
Vẻ mặt y quá nghiêm trọng, sau cùng Ngu hoàng hậu còn phải an ủi y: "Ta ở trong cung còn có thể xảy ra chuyện gì được? Ngược lại là ngươi, chuyến này đi Thiên Tân Vệ khó lường trước nguy hiểm, ngàn vạn không được mạo hiểm." Nàng biết rõ tính cách đứa nhỏ này, cho dù làm việc gì cũng dốc sức đạt được kết quả tốt nhất, không cho phép mình sai sót một chỗ nào: "Không có gì quan trọng hơn an nguy của ngươi."
"Nhi thần đã biết."
Ân Thừa Ngọc nói chuyện với Ngu hoàng hậu một hồi, bất kể nàng nói cái gì y đều đồng ý. Ngồi đến sau canh ba, mắt thấy khuôn mặt Ngu hoàng hậu lộ vẻ mệt mỏi y mới ngừng nói, để cho nhũ mẫu hầu hạ nàng nghỉ ngơi.
Vừa ra khỏi Khôn Ninh Cung thì nhìn thấy Tiết Thứ đang đứng chờ ngoài điện.
Bây giờ hắn đã là giám quan Ngự Mã Giám kiêm Lí Hình thiên hộ Tây Xưởng, tọa trấn Tứ Vệ Doanh, nắm thực quyền trong tay nên không mặc y phục quy định của phiên dịch là bố y giày trắng nữa mà dưới lớp áo choàng đen là áo bào Duệ Tát* có hoa văn Kì Lân bằng lụa hoa mà Long Phong Đế ban cho. Đầu đội mũ ô sa** mạ vàng, vòng eo thon gầy hữu lực đeo đai sừng tê, dáng người cao ngất, khí chất lỗi lạc.
(*Duệ Tát 曳撒: y phục của cận vệ triều đình thời Minh (điển hình là Cẩm Y Vệ), người mặc phải được hoàng đế cho phép nếu không sẽ bị xử trảm.)
(**Mũ ô sa là tên thông dụng gọi loại mũ của quan lại thời phong kiến Á Đông dùng làm một phần trong trang phục khi chấp sự hoặc dự việc có tính cách nghi lễ. Mũ có dạng úp lên đầu, phần phía sau nhô cao hơn phần trán.)
Ân Thừa Ngọc nhìn lướt qua lại như thể nhìn thấy Cửu Thiên Tuế phong thái tùy tiện của kiếp trước.
Y thoáng sững người một lát rồi mới tiến đến: "Tiết giám quan chờ ở đây là có chuyện gì tìm Cô sao?"
Thấy rõ hiện tại hoàng đế cố ý bồi dưỡng Tiết Thứ thành tai mắt tâm phúc của ông ta, Ân Thừa Ngọc cũng muốn việc này thành công nên bên ngoài tỏ ra khách khí duy trì khoảng cách với Tiết Thứ, không hề thân thiết chút nào.
Tiết Thứ chắp tay hành lễ: "Năm trăm dũng sĩ Tứ Vệ Doanh đã điểm danh đầy đủ, thuyền ở bến tàu Thông Châu cũng đã chuẩn bị sẵn sàng. Thần đến xác nhận thời gian xuất phát vào ngày mai với điện hạ."
"Nên đi sớm, không cần trì hoãn, xuất phát vào giờ Dần đi."
Ân Thừa Ngọc sóng vai với hắn, dư quang lại liếc mắt nhìn hắn, nói: "Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân*, Tiết giam quan của hiện tại quả thật không giống ngày trước."
(*Bản gốc là "Người dựa xiêm y, ngựa dựa yên" 人靠衣服马靠鞍: có nghĩa là quần áo ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của con người.)
Trái lại, Tiết Thứ vẫn chưa thấy mình thay đổi chỗ nào nhưng khi đối diện với ánh mắt của Ân Thừa Ngọc hắn lại ngây ra một lúc, sau đó đột nhiên phúc chí tâm linh*, hạ giọng dò hỏi: "Điện hạ thích nhìn ta mặc thế này sao?"
(*Phúc chí tâm linh 福至心灵: có nghĩa là khi vận khí đến thì tự nhiên tâm tư cũng mẫn tiệp linh động ra.)
Ân Thừa Ngọc thu hồi tầm mắt, lạnh nhạt nói: "Ta khách sáo thôi, Tiết giám quan chớ xem là thật."
Nói xong bước nhanh hơn, bỏ lại Tiết Thứ phía sau.
Người khác đã thấy tình cảnh này, sau lại rơi vào tai Long Phong Đế lập tức khiến ông ta yên tâm hơn.
Quả nhiên xem ra ông ta không hề chọn sai người, e rằng Thái Tử đã sớm mâu thuẫn với Tiết Thứ.
*
Nha môn Trường Lô Diêm Sử Tư thiết lập ở Thiên Tân Vệ.
Thiên Tân Vệ nằm ở Cửu Hà Hạ Tiêu, vốn có danh xưng là "Vọng Kinh Môn Hộ" lại có Kinh Hàng Đại Vận Hà* chảy về kinh đô, dễ dàng thủy vận. Từ bến tàu Thông Châu ở phủ Thuận Thiên đi thuyền đường sông mất nhiều nhất hai ngày là đến Thiên Tân Vệ.
Giờ dần hôm sau, Đông Phương* còn chưa lộ rõ, Ân Thừa Ngọc ngồi trên xe ngựa dưới sự hộ tống của Tiết Thứ và năm trăm cấm quân đi tới bến tàu Thông Châu để lên thuyền.
(*Đông Phương 东方: hướng Đông, hướng mặt trời mọc.)
Vì hành trình gấp gáp nên lần xuất phát này hạn chế thuyền, chuyển sang sử dụng tào thuyền. Tào thuyền là thuyền chuyên vận chuyển hàng hóa, tuy phòng cho người ở trong đó đã được dọn dẹp sắp xếp lại nhưng vẫn không thể thoải mái so với ngự dụng hoàng thuyền.
Sau khi Tào thuyền rời bến không lâu, Ân Thừa Ngọc có chút say thuyền.
Y nghiêng người dựa vào ghế quý phi đặt sát cửa sổ, tứ chi thoát lực, ngay cả đồ ăn sáng cũng không dùng, nhìn qua dáng vẻ giống như dựa vào cửa sổ hóng gió. Tào thuyền theo gợn sóng lắc lư, lục phủ ngũ tạng của y cũng lắc lư theo, sắc mặt trắng bệch.
Trịnh Đa Bảo thấy thế cực kỳ sốt ruột, tự mình đến trù phòng xem người làm chút điểm tâm.
Tiết Thứ đứng canh bên cạnh y, thấy y như vậy cũng lộ vẻ lo lắng. Chần chờ một chút mới nói: "Nếu điện hạ khó chịu thì để ta giúp người bấm huyệt? Có thể giảm bớt đau đầu."
Ân Thừa Ngọc ngước mắt liếc hắn, có lẽ do quá khó chịu nên cả người nhìn rất yếu ớt, y không do dự lâu, gật đầu: "Ngươi thử xem."
Tiết Thứ được cho phép liền cởi giày lên ghế, ngồi xổm sau lưng y, để đầu y gối lên đầu gối của hắn, thành thạo day huyệt Thái Dương cho y để giảm bớt khó chịu.
"Điện hạ không ăn không uống thế này sẽ không chống đỡ được, thuyền phải đi tận một ngày một đêm, chạng vạng ngày mai mới đến. Sinh khương* lợi cho dạ dày giúp dừng nôn, đợi một lát nữa ta sai người nấu một chén trà gừng cho điện hạ uống nửa chén trước khi dùng bữa, có thể dễ chịu hơn một chút."
(*Sinh khương: Gừng tươi.)
Ân Thừa Ngọc nhắm mắt, uể oải nói: "Cô không muốn uống."
Chắc là tay nghề của Tiết Thứ cũng không tệ nên y khôi phục tinh thần được một chút, câu được câu không nói chuyện với Tiết Thứ: "Vào năm Long Phong thứ mười bốn, Sơn Đông bị lũ lụt, Cô phụng mệnh đi giúp nơi gặp nạn và cũng đi bằng đường thủy. Đó là lần đầu tiên Cô ngồi thuyền, còn khó chịu hơn so với bây giờ. Lúc đó trên thuyền có một trù nương, sau khi nghe được thì dâng cho Cô một lọ..." Nói được một nửa, y không tài nào nhớ được tên của nó, đành phải bỏ qua rồi nói tiếp: "Lọ đó hình như làm từ sinh khương, ngon miệng giúp thèm ăn. Mấy ngày Cô ở trên thuyền phải nhờ đến nó mới ăn cơm được."
"Là Tương Tử Khương*." Tiết Thứ nói tiếp nói.
(*Một loại món ăn truyền thống của tỉnh Sơn Đông.)
"Đúng, nó là Tương Tử Khương!" Ân Thừa Ngọc nói xong lại hơi nghi hoặc, ngước mắt nhìn hắn: "Tại sao ngươi biết?"
Tiết Thứ hạ mắt, giọng nói không hề dao động: "Vào năm Long Phong thứ mười bốn, ta đang ở châu Tế Ninh. Nhà nào ở châu Tế Ninh cũng biết làm Tương Tử Khương, trù nương kia có lẽ là người Tế Ninh."
Lúc này Ân Thừa Ngọc mới bừng tỉnh, khó trách khi đó y cứ khăng khăng muốn ban thưởng cho trù nương đó nhưng đối phương không bằng lòng nhận, chỉ nói không đáng bao nhiêu bạc.
"Ngươi cũng là người Tế Ninh?" câu hỏi thoát khỏi môi Ân Thừa Ngọc y mới giật mình nhận ra hình như mình hoàn toàn không hề biết gì về Tiết Thứ cả.
Quê quán của hắn ở đâu, trong nhà có bao nhiêu người cũng không biết.
Lúc y nhận thức Tiết Thứ thì hắn đã là "Cửu Thiên Tuế" người người kinh sợ, còn về phần lai lịch, tất cả đều bị vùi dưới tầng thân phận này của hắn, không ai dám tò mò.
"Không phải, nguyên quán của ta là ở Thiểm Tây, gần Gia Dục quan*, sau này mới chuyển đến Tế Ninh." (*Gia Dục quan 嘉峪关 là một cửa ải ở cực tây của Vạn Lý Trường Thành. Đây là một trong các cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành.)
Đây là lần đầu tiên Ân Thừa Ngọc nghe được chuyện này, y nổi hứng tò mò hỏi: "Vậy tại sao lại chuyển đến Tế Ninh, nhà ngươi còn người thân nào nữa không? Tại sao lại muốn tịnh thân vào cung?"
Nhiều vấn đề liên tiếp làm Tiết Thứ trầm mặc một lúc rồi đắn đo nói: "Năm nào vùng Gia Dục quan cũng bị bộ tộc Ngoã Lạt phá hoại cướp bóc, ta với mẫu thân và trưởng tỷ không chịu nổi nữa nên quyết định đi Sơn Đông tìm cha...Sau lại định cư ở Tế Ninh làm buôn bán nhỏ."
"Vừa vặn sau đó Tế Ninh bị lũ lụt, mẫu thân chết vì bệnh, trưởng tỷ cũng gả cho người ta, còn lại ta lẻ loi không nơi nương tựa nên mới đi đến kinh thành." Khi nói đến chuyện xưa và người thân đã khuất, hắn chỉ qua loa dăm ba câu, giọng điệu hời hợt.
Ân Thừa Ngọc vốn dĩ đang đầy hứng thú liền trầm mặc, im lặng một lúc mới nói: "Quá khứ đã là quá khứ rồi, không còn gì để nói. Ngươi kể cho Cô nghe vài chuyện thú vị đi."
Tiết Thứ tòng thiện như lưu* không kể chuyện xưa nhàm chán nữa mà kể vài chuyện lý thú gặp trên phố cho y nghe.
(*Tòng thiện như lưu从善如流: biết tiếp thu ý kiến của người khác.)
Giọng hắn trầm thấp dễ nghe, trong lúc nghe Ân Thừa Ngọc dần ngủ thiếp đi. Y nghiêng mặt gối lên đùi Tiết Thứ, tóc xõa ra, mắt phượng khép lại thu liễm dáng vẻ tôn quý xa cách, mơ hồ lộ ra vẻ mềm mại yếu ớt.
Tiết Thứ cẩn thận nâng đầu y đặt lên gối mềm mới xuống khỏi ghế.
Hắn không lập tức lui ra ngoài mà bình tĩnh đứng một hồi bên cạnh ghế quý phi, nhẹ giọng nói: "Thật ra khi đó ta ở Ngư Đài*."
(*Ngư Đài 鱼台 là một huyện thuộc Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.)
Bọn họ đều không nói thật với đối phương.
Năm Long Phong thứ mười bốn, Sơn Đông quả thật bị lũ lụt nhưng năm nào Sơn Đông cũng có lũ lụt, đây không phải chuyện đáng ngạc nhiên. Điều thật sự khiến cho Thái Tử đại giá là vì năm đó huyện Ngư Đài thuộc châu Tế Ninh bạo phát dịch bệnh.
Mà lúc đó hắn và mẫu thân, trưởng tỷ chỉ mới định cư ở Ngư Đài được nửa năm.
Sau khi dịch bệnh bùng nổ, huyện Ngư Đài trở thành luyện ngục trần gian.
Huyện lệnh Ngư Đài ăn không ngồi rồi, dịch bệnh nổ ra nhưng không hề quan tâm bá tánh sống hay chết, vội vàng báo cáo lên trên rồi ra lệnh quan binh phong tỏa toàn bộ huyện Ngư Đài. Người sống, người chết và người nhiễm bệnh bị nhốt chung một chỗ, người không bệnh qua một thời gian cũng bị nhiễm bệnh.
Điều khó khăn nhất là thiếu lương thực.
Sau lũ lụt nhà cửa bị tàn phá, không còn mễ lương. Bá tánh bị nhốt đánh nhau một mất một còn để tranh giành lương thực, đói đến mức có nhiều nhà phải dịch tử nhi thực*.
(*Dịch tử nhi thực 易子而食: Thời Xuân Thu, nước Tống bị vây, trong thành hết lương, dân chúng không nỡ giết con cái của mình, các gia đình đành phải trao đổi với nhau, ông giết con tôi, tôi giết con ông để làm thức ăn cho chính mình. Về sau nó được dùng để mô tả cuộc sống vô cùng bi thảm của nạn dân.)
Trong cảnh ngộ vô vọng, mẫu thân hắn nhiễm bệnh dịch.
Người nhiễm bệnh lại bị xa lánh, bọn họ chỉ có thể dung thân ở ngôi miếu đổ nát gần như sập xuống, không tìm được thức ăn, không có dược liệu, mỗi ngày chỉ có thể lấp đầy bụng bằng vỏ cây, sống như chờ ngày chết.
Sau này vì để đổi lấy dược liệu chữa bệnh mà trưởng tỷ phải giao phó bản thân cho Từ viên ngoại đã thầm thương nàng từ lâu.
Nhưng dù vậy, mẫu thân vẫn không qua khỏi.
Thi cốt mẫu thân chưa lạnh, trưởng tỷ thì mất tung tích. Hắn đi hỏi thăm xung quanh mới biết được Từ viên ngoại dùng bạc mua chuộc quan sai trông coi, trốn khỏi huyện Ngư Đài, trưởng tỷ cũng bị đưa đi.
Sau đó dường như nghe nói dịch bệnh trong thành rất nghiêm trọng nên phía trên ra lệnh đốt thành.
Khoảng thời gian đó hắn cứ ngơ ngơ ngác ngác như đang chìm giữa vũng bùn sâu không thấy đáy, bất kể thế nào cũng không bò ra được, nghĩ rằng hay là chết quách đi cho rồi.
Thời buổi loạn thế dơ bẩn này không còn thứ gì đáng giá để lưu luyến.
Cho đến khi hắn vô ý ngẩng đầu thấy cửa thành mở ra, Ân Thừa Ngọc một thân tố y tóc đen nhanh nhẹn đi đến.
Như thần tiên hạ phàm.
Lúc trước hắn khinh thường người khác cầu thần bái phật, nhiều người chịu khổ như vậy, thần linh làm sao quan tâm hết được? Cầu người không bằng cầu chính mình*.
(*Bản gốc là Cầu nhân bất như cầu kỷ 求人不如求己.)
Nhưng sau này hắn mới biết thật ra thần có thể cứu thế nhân đang chịu khổ cực.
Y nói huyện lệnh Ngư Đài tự ý rời bỏ cương vị, đã bị xử tử.
Y nói bá tánh tồn tại thì Cô tồn tại, Ngư Đài tuyệt đối không đốt thành, mọi người phải sống sót.
Vì thế hắn cố gắng sống sót, vùng vẫy thoát khỏi vũng lầy, đi tới kinh thành, đến trước mặt y.
Từ nay về sau, y là Thần mà hắn thành tâm hầu hạ.
- -------------------------------------------------------------
Tiết cún con: Ta nguyện ý dâng hết tất cả mọi thứ của ta cho Thần, bao gồm thân thể. ( ̄▽ ̄)/
Điện hạ:???