Chương : 3
Khi cô ta đi rồi, rôi uống hết một lon Coca nữa, đi tắm nước nóng dưới vòi hoa sen rồi cạo râu. Tôi sắp dùng hết sạch mọi thứ – xà phòng, dầu gội đầu, kem cạo râu.
Tôi bước ra khỏi vòi hoa sen, lau khô tóc, xoa sữa dưỡng thể, lấy ráy tai. Rồi tôi vào bếp hâm lại chỗ cà phê còn thừa. Chỉ để thấy rằng: không một ai ngồi ở phía đối điện chiếc bàn. Nhìn trân trân vào chiếc ghế không ai ngồi ấy, tôi cảm thấy mình như là một thằng bé con trong bức họa của De Chirico, bị bỏ rơi đơn độc tại một đất nước xa lạ. Tất nhiên là tôi chẳng còn bé bỏng gì nữa. Tôi quyết định thôi không nghĩ về hình ảnh đó nữa mà dành thời gian nhâm nhi cà phê và thuốc lá.
Mặc dù không hề chợp mắt trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ nhưng tôi thấy tỉnh táo một cách kỳ lạ. Cơ thể rã rượi đến tận xương tủy nhưng trí óc tôi cứ mải miết bơi vun vút qua những đường nước xoắn xít của ý thức tôi, như một sinh vật nước không ngưng nghỉ.
Chiếc ghế trống trước mặt khiến tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết Mỹ mà tôi từng đọc cách đây đã lâu. Sau khi người vợ bỏ đi, người chồng vẫn giữ nguyên chiếc váy ngủ choàng hờ hững trên ghế. Giờ đây nghĩ lại, câu chuyện đó bỗng trở nên có nghĩa. Đúng thật, chiếc váy có lẽ không giúp sự việc trở nên sáng sủa hơn, nhưng có nó còn hơn là chậu hoa phong lữ héo nhìn trân trân vào tôi. Ngoài ra, có lẽ con mèo cũng cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng mấy thứ đồ của cô ta vẫn còn đâu đây.
Tôi kiểm tra phòng ngủ, mở tất cả ngăn kéo tủ của cô ta, mọi thứ đều rỗng không. Chỉ còn lại một chiếc khăn đã bị mối xông, ba cái mắc áo và một gói thuốc chống mối. Đồ trang điểm, đồ vệ sinh cá nhân, lô uốn tóc, bàn chải đánh răng, máy sấy tóc, thuốc men đã được sắp xếp thành từng loại, bốt, xăng đan, dép, mấy chiếc hộp đựng mũ, mấy thứ đồ phụ tùng, túi xách tay, túi đeo vai, va li, ví đầm, đám quần lót lúc nào cũng được xếp gọn ghẽ, tất dài, tất ngắn, thư từ, tất cả mọi thứ với chút mùi đàn bà phảng phất đều không còn. Cô ta có lẽ đã xóa hết cả dấu vân tay cũng nên. Một phần ba số sách vở và đĩa nhạc cũng đã biến mất – mọi thứ cô ta tự bỏ tiền ra mua hoặc tôi mua tặng.
Trong cuốn album ảnh, mọi bức ảnh có hình cô ta đã bị bóc đi. Những bức ảnh có cả hai đứa chúng tôi đều đã bị cắt bỏ, phần có hình cô ta được cẩn thận cắt đi, phần có hình tôi được để lại. Những bức ảnh chụp tôi một mình hoặc ảnh chụp núi sông, hươu hiếc, mèo miếc đều được để nguyên. Ba cuốn album ảnh đã biến thành một quá khứ được sửa đổi. Mọi thứ như thể tôi sinh ra đã cô độc rồi, cô độc suốt quãng đời, và sẽ tiếp tục cô độc mãi.
Một chiếc váy ngủ! Lẽ ra ít nhất cô ta cũng có thể để lại một chiếc váy ngủ.
Đó là lựa chọn của cô ta, và lựa chọn này là không để lại một dấu vết gì. Tôi có thể hoặc chấp nhận nó hoặc, như tôi hình dung đó là chủ ý của cô ta, có thể khiến mình tin rằng cô ta chưa từng tồn tại. Nếu cô ta chưa bao giờ tồn tại thì chiếc váy ngủ cũng vậy.
Tôi dập thuốc vào gạt tàn, nghĩ một chút về chiếc váy ngủ của cô ta, rồi thôi không nghĩ nữa và đi ngủ.
Một tháng trôi qua kể từ khi tôi đồng ý ly dị và cô ta dọn ra ngoài. Một tháng của những số không. Không tập trung và không cảm giác, một tháng khởi tạo những thờ ơ.
Không gì thay đổi từ ngày này qua ngày khác, không một thứ gì. Tôi thức dậy lúc bảy giờ, nướng bánh và pha cà phê, đi làm, ăn tối ở ngoài, làm một hai ly, về nhà, đọc sách trên giường độ một tiếng, tắt đèn, rồi đi ngủ. Thứ Bảy và Chủ nhật, thay vì làm việc, tôi ra ngoài giết thời gian từ sáng, đảo một vòng qua các rạp chiếu phim. Sau đó tôi ăn tối, uống vài ly, đọc và đi ngủ, một mình. Vậy đó, tôi lay lắt qua ngày đoạn tháng giống như cách người ta gạch bỏ ngày trên lịch, hết ngày này đến ngày kia.
Theo một nghĩa nào đó, sự biến mất của cô ta là do tình hình vượt quá tầm kiểm soát của tôi. Những gì đã qua là qua luôn, kiểu như thế. Chúng tôi sống với nhau thế nào trong bốn năm qua chẳng còn quan trọng nữa. Giống như những tấm ảnh bị bóc mất khỏi cuốn album.
Hoặc cũng chẳng quan trọng gì khi cô ta ngủ với một thằng trong đám bạn tôi suốt một thời gian dài, vào một ngày đẹp trời, cô ta dọn đến ở với gã đó. Tất cả những điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Những chuyện như thế diễn ra khá đều đặn, vậy thì làm sao tôi có thể nghĩ việc cô ta bỏ tôi là một điều gì đó không bình thường. Tóm lại là mọi việc tùy cô ta.
"Tóm lại là mọi việc tùy cô thôi", tôi nói.
Đó là một chiều Chủ nhật, tôi đang nhẩn nha mở nắp lon bia thì cô ta nói ra điều đó. Nói là cô ta muốn ly hôn.
"Với anh thì thế nào cũng được đúng không?" cô ta hỏi, dằn từng từ một cách chậm rãi.
"Không, với tôi thì thế nào cũng không được", tôi nói. "Tôi chỉ nói là mọi việc tùy cô".
"Nếu anh muốn biết sự thật, thì tôi không muốn bỏ anh", cô ta nói, sau một lúc.
"Được rồi, vậy thì đừng bỏ tôi", tôi nói.
"Nhưng tôi chẳng đi đến đâu khi ở lại với anh".
Cô ta không nói thêm, nhưng tôi biết cô ta muốn nói gì. Mấy tháng nữa tôi sẽ tròn ba mươi tuổi; cô ta hai mươi sáu. Và nếu tính đến độ dài quãng đời còn lại của chúng tôi thì cái nền tảng chúng tôi xây đắp hầu như không có gì. Tất cả những gì chúng tôi làm trong suốt bốn năm chung sống là phung phí số tiền tiết kiệm được.
Tôi cho rằng phần lớn lỗi là do tôi. Có lẽ tôi không bao giờ nên lấy vợ. Ít ra là không bao giờ lấy cô ta.
Lúc đầu, cô ta nghĩ mình là kẻ không hợp với xã hội và biến tôi thành kẻ hợp với xã hội. Với vai trò riêng của mình, chúng tôi khá hợp nhau. Tuy vậy, ngay khi chúng tôi nghĩ mình đã đạt tới một sự sắp đặt vĩnh viễn thì một thứ gì đó bỗng tan vỡ. Một chút xíu nhỏ nhất của một thứ gì đó, nhưng không bao giờ lấy lại được. Chúng tôi đã sánh bước một cách êm đềm dọc theo một con ngõ cụt dài thăm thẳm. Đó là kết cục của chúng tôi.
Với cô ta, tôi đã không là gì nữa. Ngay cả nếu cô ta vẫn còn yêu tôi, cũng chẳng quan trọng gì nữa rồi. Chúng tôi đã khá quen với vai trò của người kia. Cô ta hiểu điều đó bằng bản năng; tôi biết điều đó từ kinh nghiệm. Không còn hy vọng gì.
Vậy là cô ta và chiếc váy ngủ đã biến mất vĩnh viễn. Một thứ gì đó đã bị lãng quên. Một thứ gì đó biến mất, một thứ gì đó chết đi. Nhưng rốt cuộc thì người ta khó có thể gọi cái thứ ấy là tấn thảm kịch.
Tháng Bảy, ngày 24, 8:25 sáng.
Tôi kiểm tra mấy con số trên chiếc đồng hồ điện tử, nhắm mắt rồi thiếp đi.
Tôi bước ra khỏi vòi hoa sen, lau khô tóc, xoa sữa dưỡng thể, lấy ráy tai. Rồi tôi vào bếp hâm lại chỗ cà phê còn thừa. Chỉ để thấy rằng: không một ai ngồi ở phía đối điện chiếc bàn. Nhìn trân trân vào chiếc ghế không ai ngồi ấy, tôi cảm thấy mình như là một thằng bé con trong bức họa của De Chirico, bị bỏ rơi đơn độc tại một đất nước xa lạ. Tất nhiên là tôi chẳng còn bé bỏng gì nữa. Tôi quyết định thôi không nghĩ về hình ảnh đó nữa mà dành thời gian nhâm nhi cà phê và thuốc lá.
Mặc dù không hề chợp mắt trong vòng hai mươi tư tiếng đồng hồ nhưng tôi thấy tỉnh táo một cách kỳ lạ. Cơ thể rã rượi đến tận xương tủy nhưng trí óc tôi cứ mải miết bơi vun vút qua những đường nước xoắn xít của ý thức tôi, như một sinh vật nước không ngưng nghỉ.
Chiếc ghế trống trước mặt khiến tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết Mỹ mà tôi từng đọc cách đây đã lâu. Sau khi người vợ bỏ đi, người chồng vẫn giữ nguyên chiếc váy ngủ choàng hờ hững trên ghế. Giờ đây nghĩ lại, câu chuyện đó bỗng trở nên có nghĩa. Đúng thật, chiếc váy có lẽ không giúp sự việc trở nên sáng sủa hơn, nhưng có nó còn hơn là chậu hoa phong lữ héo nhìn trân trân vào tôi. Ngoài ra, có lẽ con mèo cũng cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng mấy thứ đồ của cô ta vẫn còn đâu đây.
Tôi kiểm tra phòng ngủ, mở tất cả ngăn kéo tủ của cô ta, mọi thứ đều rỗng không. Chỉ còn lại một chiếc khăn đã bị mối xông, ba cái mắc áo và một gói thuốc chống mối. Đồ trang điểm, đồ vệ sinh cá nhân, lô uốn tóc, bàn chải đánh răng, máy sấy tóc, thuốc men đã được sắp xếp thành từng loại, bốt, xăng đan, dép, mấy chiếc hộp đựng mũ, mấy thứ đồ phụ tùng, túi xách tay, túi đeo vai, va li, ví đầm, đám quần lót lúc nào cũng được xếp gọn ghẽ, tất dài, tất ngắn, thư từ, tất cả mọi thứ với chút mùi đàn bà phảng phất đều không còn. Cô ta có lẽ đã xóa hết cả dấu vân tay cũng nên. Một phần ba số sách vở và đĩa nhạc cũng đã biến mất – mọi thứ cô ta tự bỏ tiền ra mua hoặc tôi mua tặng.
Trong cuốn album ảnh, mọi bức ảnh có hình cô ta đã bị bóc đi. Những bức ảnh có cả hai đứa chúng tôi đều đã bị cắt bỏ, phần có hình cô ta được cẩn thận cắt đi, phần có hình tôi được để lại. Những bức ảnh chụp tôi một mình hoặc ảnh chụp núi sông, hươu hiếc, mèo miếc đều được để nguyên. Ba cuốn album ảnh đã biến thành một quá khứ được sửa đổi. Mọi thứ như thể tôi sinh ra đã cô độc rồi, cô độc suốt quãng đời, và sẽ tiếp tục cô độc mãi.
Một chiếc váy ngủ! Lẽ ra ít nhất cô ta cũng có thể để lại một chiếc váy ngủ.
Đó là lựa chọn của cô ta, và lựa chọn này là không để lại một dấu vết gì. Tôi có thể hoặc chấp nhận nó hoặc, như tôi hình dung đó là chủ ý của cô ta, có thể khiến mình tin rằng cô ta chưa từng tồn tại. Nếu cô ta chưa bao giờ tồn tại thì chiếc váy ngủ cũng vậy.
Tôi dập thuốc vào gạt tàn, nghĩ một chút về chiếc váy ngủ của cô ta, rồi thôi không nghĩ nữa và đi ngủ.
Một tháng trôi qua kể từ khi tôi đồng ý ly dị và cô ta dọn ra ngoài. Một tháng của những số không. Không tập trung và không cảm giác, một tháng khởi tạo những thờ ơ.
Không gì thay đổi từ ngày này qua ngày khác, không một thứ gì. Tôi thức dậy lúc bảy giờ, nướng bánh và pha cà phê, đi làm, ăn tối ở ngoài, làm một hai ly, về nhà, đọc sách trên giường độ một tiếng, tắt đèn, rồi đi ngủ. Thứ Bảy và Chủ nhật, thay vì làm việc, tôi ra ngoài giết thời gian từ sáng, đảo một vòng qua các rạp chiếu phim. Sau đó tôi ăn tối, uống vài ly, đọc và đi ngủ, một mình. Vậy đó, tôi lay lắt qua ngày đoạn tháng giống như cách người ta gạch bỏ ngày trên lịch, hết ngày này đến ngày kia.
Theo một nghĩa nào đó, sự biến mất của cô ta là do tình hình vượt quá tầm kiểm soát của tôi. Những gì đã qua là qua luôn, kiểu như thế. Chúng tôi sống với nhau thế nào trong bốn năm qua chẳng còn quan trọng nữa. Giống như những tấm ảnh bị bóc mất khỏi cuốn album.
Hoặc cũng chẳng quan trọng gì khi cô ta ngủ với một thằng trong đám bạn tôi suốt một thời gian dài, vào một ngày đẹp trời, cô ta dọn đến ở với gã đó. Tất cả những điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Những chuyện như thế diễn ra khá đều đặn, vậy thì làm sao tôi có thể nghĩ việc cô ta bỏ tôi là một điều gì đó không bình thường. Tóm lại là mọi việc tùy cô ta.
"Tóm lại là mọi việc tùy cô thôi", tôi nói.
Đó là một chiều Chủ nhật, tôi đang nhẩn nha mở nắp lon bia thì cô ta nói ra điều đó. Nói là cô ta muốn ly hôn.
"Với anh thì thế nào cũng được đúng không?" cô ta hỏi, dằn từng từ một cách chậm rãi.
"Không, với tôi thì thế nào cũng không được", tôi nói. "Tôi chỉ nói là mọi việc tùy cô".
"Nếu anh muốn biết sự thật, thì tôi không muốn bỏ anh", cô ta nói, sau một lúc.
"Được rồi, vậy thì đừng bỏ tôi", tôi nói.
"Nhưng tôi chẳng đi đến đâu khi ở lại với anh".
Cô ta không nói thêm, nhưng tôi biết cô ta muốn nói gì. Mấy tháng nữa tôi sẽ tròn ba mươi tuổi; cô ta hai mươi sáu. Và nếu tính đến độ dài quãng đời còn lại của chúng tôi thì cái nền tảng chúng tôi xây đắp hầu như không có gì. Tất cả những gì chúng tôi làm trong suốt bốn năm chung sống là phung phí số tiền tiết kiệm được.
Tôi cho rằng phần lớn lỗi là do tôi. Có lẽ tôi không bao giờ nên lấy vợ. Ít ra là không bao giờ lấy cô ta.
Lúc đầu, cô ta nghĩ mình là kẻ không hợp với xã hội và biến tôi thành kẻ hợp với xã hội. Với vai trò riêng của mình, chúng tôi khá hợp nhau. Tuy vậy, ngay khi chúng tôi nghĩ mình đã đạt tới một sự sắp đặt vĩnh viễn thì một thứ gì đó bỗng tan vỡ. Một chút xíu nhỏ nhất của một thứ gì đó, nhưng không bao giờ lấy lại được. Chúng tôi đã sánh bước một cách êm đềm dọc theo một con ngõ cụt dài thăm thẳm. Đó là kết cục của chúng tôi.
Với cô ta, tôi đã không là gì nữa. Ngay cả nếu cô ta vẫn còn yêu tôi, cũng chẳng quan trọng gì nữa rồi. Chúng tôi đã khá quen với vai trò của người kia. Cô ta hiểu điều đó bằng bản năng; tôi biết điều đó từ kinh nghiệm. Không còn hy vọng gì.
Vậy là cô ta và chiếc váy ngủ đã biến mất vĩnh viễn. Một thứ gì đó đã bị lãng quên. Một thứ gì đó biến mất, một thứ gì đó chết đi. Nhưng rốt cuộc thì người ta khó có thể gọi cái thứ ấy là tấn thảm kịch.
Tháng Bảy, ngày 24, 8:25 sáng.
Tôi kiểm tra mấy con số trên chiếc đồng hồ điện tử, nhắm mắt rồi thiếp đi.