Chương 59: Đến Kha Mộc
Ngày nào cũng như nhau. Nếu vẫn chưa được triệu gọi vào cung thì Chỉ Ni chỉ quanh quẩn ở Thận phủ mà không rời chân nửa bước. Càng ở lại thêm một ngày là trong lòng lại thêm lo lắng không yên. Lưu Thuận đã lớn tuổi rồi, chuyện lớn chuyện nhỏ ở nhà chẳng biết có cáng đáng nổi hay không. Vừa nghĩ vừa nhìn ngắm chiếc khăn tay đang thêu dở trong tay mình, nàng chỉ biết thở dài chán nản.
Bên ngoài có bóng người bước vào. Vừa vào trong thì Bạch Hạc đã nói:
- Tiểu thư, Quận chúa nói người cứ đi dạo quanh Kinh thành cho khuây khoả. Hiện chính vụ rối rắm nên Bệ hạ sẽ không triệu gọi ngay đâu.
- Ta biết rồi! Hay là chị đi cùng ta đến chợ phiên mua vài thứ, ta muốn làm gì đó để trả ơn Quận chúa đã cho chúng ta tá túc những ngày qua.
Nói xong liền đứng dậy. Còn chưa nhận được câu trả lời thì Chỉ Ni đã nắm lấy cổ tay và kéo Bạch Hạc rời đi.
- Mà Xích Ảnh đâu rồi? Những ngày qua ta chẳng thấy anh ấy đâu cả.
- Xích Ảnh phải tìm mua một số thứ do y sĩ dặn dò nên tạm rời đi vài ngày ạ.
Chỉ Ni gật gù và không nói gì nữa. Dẫu sao thì nam nhân như Xích Ảnh nên chạy nhảy nơi này đến nơi khác, chẳng cần kè kè bên cạnh một nữ nhân như nàng để làm gì.
Cả hai cùng tản bộ đến chợ phiên huyên náo. Chợ ở kinh thành khác hẳn hoàn toàn với chợ huyện ở mọi nơi mà nàng từng đi qua. Tất thảy mọi thứ, dù gần hay xa đều được bày bán đầy đủ cả.
Đi bên cạnh, Bạch Hạc hỏi:
- Tiểu thư muốn mua thứ chi?
Nhìn xung quanh một lúc khiến Chỉ Ni có đôi chút do dự. Lê Ngọc Thiền là Quận chúa, còn lập được không ít công danh thì đương nhiên thứ gì cũng chẳng thiếu. Những thứ ở chợ phiên lúc này cũng không đặc sắc, chẳng biết phải tặng thứ gì cho cam.
Nấn ná một lúc rồi nàng nói:
- Chị nghĩ xem, ta sẽ may một chiếc áo tặng cho công tử có được không?
Bạch Hạc mỉm cười:
- Tiểu thư suy tính thật thấu đáo, trẻ con rất dễ dỗ dành, một món quà nhỏ cũng sẽ rất vui.
- Vậy thì chúng ta đến tiệm vải thôi.
Nói thì nói như vậy nhưng chẳng có một ai biết đường. Để đến được tiệm vải thì cả hai đã phải hỏi han mấy lần mới có thể đi đến được. Trước mặt là một cửa tiệm rất lớn với vô số gấm vóc lụa là. Chỉ Ni không ngần ngại mà bước vào trong đó xem sao.
Cửa tiệm này quả thực quá hoành tráng, không những vậy mà khách còn ra vào tấp nập. Còn vải vóc thì không cần phải bàn, tất thảy đều được trưng bày đầy bắt mắt với muôn vàn sắc màu và kiểu hoa văn.
[Xin chào hai vị tiểu thư, cho hỏi hai vị muốn mua loại vải nào?]
Chỉ Ni nói:
- Tôi muốn xem lụa gấm.
[Dạ được, mời đi lối này.]
Hai người đi theo chủ tiệm xem những cây vải ở sâu bên trong. Ở đây toàn bộ đều là vải hiếm và đẹp bật nhất cả Kinh thành. Có loại còn không ngừng ánh lên một màu vàng kim lấp lánh.
[Đây là các loại lụa gấm mà tiệm của chúng tôi đang có. Màu đỏ này là lụa đến từ Khê Hà, có làng dệt nổi tiếng nhất cả nước. Còn bên đây là lụa ở Lam Giang, tuy không sánh bằng Khê Hà nhưng cũng là một trong những loại lụa tốt nhất. Bên này và cả bên này nữa, đều xuất phát từ các làng dệt nhỏ, tuy nhiên vải được dệt tỉ mỉ không kém gì những nơi khác.]
Nhìn một lượt những loại vải mà chủ tiệm vừa giới thiệu. Từ đầu đến cuối Chỉ Ni cũng chỉ ưng ý mỗi cây lụa đỏ ở làng Khê Hà. Không những màu sắc đẹp mắt mà còn có hoa văn được lồng ghép rất tinh xảo.
- Để cây vải này sang bên kia đi, tôi sẽ xem thêm vài thứ nữa.
[Dạ!]
Chỉ Ni cùng Bạch Hạc xem tiếp một số loại vải đến từ các làng dệt khác. Không hổ danh là làng dệt Khê Hà nổi tiếng nhất cả nước, khi xem cây vải ấy rồi liền thấy những loại khác không hề vừa mắt một chút nào.
[Tiểu thư, cây vải này đẹp thật đó. May một bộ y phục để gặp người ấy thì quả thực tuyệt vời.]
[Phải! Rất đẹp! Ta sẽ lấy cây vải này.]
[Xin lỗi hai vị tiểu thư, cây vải này đã có khách chọn rồi ạ.]
[Chọn thì đã sao? Ngươi có biết tiểu thư nhà ta là ai không hả?]
Nghe huyên náo ở sau lưng thì cả hai cùng quay đầu nhìn lại. Lúc này hai người đều thấy có hai nữ nhân cùng đôi co với chủ tiệm vải.
Chỉ Ni thì thầm:
- Hình như là từ cây vải mà chúng ta chọn, cùng đi đến đó xem sao.
Cùng đi đến chỗ chủ tiệm, từ đầu đến cuối Chỉ Ni chỉ thấy được bóng lưng của nữ nhân kia nên cũng không rõ đó là người nào, có quen biết hay là xa lạ.
[Ta nói rồi, chọn hay không chọn là chuyện của họ, chưa trả tiền tức là chưa mua.]
[Sao tiểu thư lại nói như vậy được. Tiệm của chúng tôi làm ăn lớn, đâu thể nói bán cho ai là bán.]
Chỉ Ni hỏi:
- Bà chủ à, có chuyện chi vậy?
Chủ tiệm bất lực nhíu đôi mày:
- Hai vị tiểu thư đây muốn mua cây vải này.
Chỉ Ni nghiêng đầu nhìn sang thì thấy Đường Hoa Hoài đang nhìn mình. Nhận ra người quen, nàng hơi cúi người chào hỏi:
- Thanh Huyện chúa!
Nhìn nàng trong giây lát rồi đảo mắt đi, Đường Hoa Hoài cong nhẹ khoé môi mềm:
- Còn tưởng là ai, hoá ra là Lưu cô nương ở Thận phủ. Nếu cô đã mua thì thôi vậy, bổn tiểu thư cũng không thích tranh giành.
Đường Hoa Hoài biết rõ Chỉ Ni có mối quan hệ rất tốt với Lê Ngọc Thiền, không những vậy còn là ân nhân cứu mạng của Lê Dực Định, tốt nhất là bản thân không nên áp bức làm gì. Thông qua nàng thì nàng ta còn biết được khá nhiều thứ nữa.
Chỉ Ni mỉm cười:
- Không sao! Nếu như Huyện chúa thích cây vải này thì cứ lấy đi, đằng nào dân nữ cũng chưa trả tiền.
- Không cần đâu…
Đường Hoa Hoài chưa nói xong thì thị nữ bên cạnh đã níu tay áo và thì thầm:
- Tiểu thư! Cây trâm cô ta đang cài là cây trâm quý ở Hồng Hoa Lâu mà tiểu thư bị hớt tay trên đó.
- Sao?
Thị nữ lia lịa gật đầu chắc nịch. Nhìn thị nữ bên cạnh rồi đảo mắt một vòng, Đường Hoa Hoài khẽ mỉm môi rồi quay sang nhìn Chỉ Ni.
- À, ta chợt nhớ sắp tới phải đến nhà Lễ bộ thượng thư, nếu Lưu cô nương không phiền thì ta sẽ lấy cây vải này vậy.
Nàng gật đầu:
- Huyện chúa thích là được rồi.
Đường Hoa Hoài thôi nhìn nàng, cũng không nói thêm một lời nào nữa, cứ thế mà cho thị nữ kia trả tiền rồi rời đi.
Sự việc từ đầu đến cuối đều thu hết vào trong tầm mắt, không ngờ nữ nhân ở Qui Nam lại nhỏ nhen, hẹp hòi đến vậy. Bạch Hạc nhíu mày:
- Tiểu thư, tại sao phải nhường cho nàng ta chứ? Chúng ta có chi phải nhượng bộ đâu.
Chỉ Ni thở dài, cười khổ:
- Chị không thấy thị nữ bên cạnh nàng ấy sao? Hung dữ như vậy. Nếu không phải là chúng ta thì cũng sẽ bị lấy đi thôi. Vả lại người ta cũng là thiên kim nhà quyền quý, còn chúng ta chỉ ở Kinh thành vài ngày, đỡ được chuyện nào thì hay chuyện đó.
Nói rồi nàng quay sang chủ tiệm và tiếp lời:
- Bà chủ, chúng tôi muốn xem thêm vài cây vải khác.
[Được! Hai vị tiểu thư, mời đi bên này.]
…
Sau hai ngày khởi hành thì cũng đã đến được Kha Mộc. Thay vì đến phủ trực tiếp bắt Tề An thì Lê Dực Định đã hoá thường dân để xem cư dân bách tánh sống như thế nào. Hắn ta là một tên gian xảo, nếu biết trước sẽ giàn xếp đủ điều. Cũng may là Lê Dực Định đã hành động trong âm thầm không để lộ một chút kẽ hở. Chỉ khi tội chồng thêm tội, tội lỗi của Tề An càng nặng thì Hoàng hậu sẽ càng khó có cơ hội trở mình.
Cùng Dương Hựu đi dạo một vòng quanh chợ phiên, để nắm rõ được tình hình thì hắn phải hiểu được những gì nhân dân đang phải đối mặt.
Đến trước quầy bánh, Dương Hựu vừa mua hàng vừa có ý thăm dò:
- Ông chủ, lấy cho ta hai cái bánh.
[Có ngay!]
- À ông chủ, xung quanh đây có quán trọ nào không? Công tử nhà ta đang lỡ đường, cần nơi tá túc.
[Quán trọ thì có nhưng trước tiên phải nộp thuế cho sai nha.]
- Nộp thuế? Ở quê nhà của ta đã nộp rồi, đến đây ở đỡ một đêm mà cũng nộp thuế sao?
[Ngươi không biết đó thôi. Ở đây thứ gì cũng cần phải nộp thuế. Thứ không phải nộp thì giá cả ở trên trời. Các đồn điền còn có thuế má nặng nề hơn nữa.]
- Nếu ta không nộp thì sao?
[Ta nói nhỏ ngươi nghe. Muốn yên ổn ở lại đây thì tốt nhất nên nộp thuế đầy đủ, bằng không sai nha sẽ truy bắt và tống giam vào ngục và bị gán ghép cho vài tội danh trời ơi đất hỡi.]
- Nghe sợ vậy? Vậy thì ta tìm sai nha đóng thuế là được rồi chứ gì?
[Đúng vậy! Đi hết đường này rẽ trái rồi hỏi tiếp là có người chỉ cho. Bánh của ngươi đây!]
- Đa tạ ông chủ!
Dương Hựu trả tiền song đi đến chỗ của Lê Dực Định.
- Công tử, ông ấy nói muốn ở lại đây thì phải tìm sai nha đóng thuế, bằng không sẽ bị tống giam vào ngục.
Vỗ nhài quạt vào lòng bàn tay, vừa đi Lê Dực Định vừa đáp:
- Tốt! Ta rất muốn xem lao ngục tại Kha Mộc khác gì với Kinh thành.
Lại đi dạo thêm vài vòng xem cuộc sống ở đây ra sao. Nhưng càng vào sâu thì Lê Dực Định lại càng thấy được nhiều điều bất ổn. Rõ là một trong những Châu lớn nhưng không khí lại ngột ngạt vô cùng, không hề có sự sôi động, hào hứng trong đời sống của nhân dân. Nhà cửa tứ bề cũng chẳng được khang trang gì mấy.
[Con van các ông! Con lạy các ông! Chồng con ốm đau nhiều ngày, xin các ông đừng làm như vậy.]
Tiếng khóc than ai oán chẳng biết từ đâu vọng về. Cả hai nhìn nhau rồi lại lần theo tiếng khóc để xem tình hình ra sao.
[Các ông ơi… Đừng làm vậy mà.]
[Không có tiền nộp thuế thì tống vào ngục. Luật lệ ở đây là vậy, không chịu được thì đi nơi khác mà sống.]
Lê Dực Định cùng Dương Hựu đứng ở một góc khuất xem tình hình.
Trước mắt họ là cả đám sai nha đang lôi kéo một nam nhân gầy rộc, áo quần chỗ vá chỗ khâu, đứng còn không vững ra khỏi nhà. Theo sau đó là một nữ nhân đang níu lấy chồng mình và gào khóc trông vô cùng thảm thiết.
[Tránh ra!]
[Uỵch!]
Nữ nhân kia bị đẩy cho ngã sõng soài xuống đất. Dương Hựu nhìn không thuận mắt liền muốn ra tay nhưng Lê Dực Định đã đưa quạt đặt trước ngực hắn mà ngăn lại:
- Không nên ra mặt vào lúc này.
- Nhưng bọn chúng…
- Bỏ đi!
Lê Dực Định đi hướng đến quán trọ để tìm chỗ nghỉ lưng. Nếu như là khuyển ắt sẽ đánh hơi rất nhanh mà tìm hắn. Không chừng ngày mai là có thể gặp được tên tham quan ô lại kia rồi.
Bên ngoài đã nhá nhem tối nhưng xung quanh lại không hoàn toàn được sáng đèn. Nơi thì lập lòe, nơi thì sáng hoắt, nơi lại tối om. Khó hiểu nhìn toàn cảnh khu nội Châu qua khung cửa sổ, hắn khẽ nhíu mày suy tính vài điều.
Đoàn Doanh, hình bộ thị lang vừa xem lại các chứng cứ luận tội Tề An. Những tội danh này vốn dĩ đã có thể bắt đi từ lâu, chẳng hiểu vì cớ gì mà Lê Dực Định đã trì hoãn.
Nhìn một lượt cả sấp giấy, Đoàn Doanh nói:
- Với những tội này thì ta có thể trực tiếp đến bắt giam Tề An ngay lập tức, công tử còn muốn trì hoãn sao?
Lê Dực Định xua tay:
- Không sao! Không cần gấp, sẽ sớm có người đến tìm ta thôi.
[Cốc! Cốc!]
[Công tử! Nô tài có chuyện cần bẩm báo.]
Hắn nói vọng ra:
- Vào đi!
[Cạch!]
Cánh cửa bật mở, Dương Hựu đi vào trong rồi cẩn trọng đóng chặt lại.
- Bẩm công tử, vẫn chưa tra được gì từ Lưu Thuận và hai người đi theo Lưu cô nương.
Khoé môi khẽ nhếch, tay nhẹ phẩy quạt, Lê Dực Định biết rõ thế nào cũng nhận lại kết quả này.
- Tra! Mất bao lâu cũng phải tra. Ta phải biết được chủ đích cuối cùng của họ ở Qui Nam là gì.
- Dạ!
Bên ngoài có bóng người bước vào. Vừa vào trong thì Bạch Hạc đã nói:
- Tiểu thư, Quận chúa nói người cứ đi dạo quanh Kinh thành cho khuây khoả. Hiện chính vụ rối rắm nên Bệ hạ sẽ không triệu gọi ngay đâu.
- Ta biết rồi! Hay là chị đi cùng ta đến chợ phiên mua vài thứ, ta muốn làm gì đó để trả ơn Quận chúa đã cho chúng ta tá túc những ngày qua.
Nói xong liền đứng dậy. Còn chưa nhận được câu trả lời thì Chỉ Ni đã nắm lấy cổ tay và kéo Bạch Hạc rời đi.
- Mà Xích Ảnh đâu rồi? Những ngày qua ta chẳng thấy anh ấy đâu cả.
- Xích Ảnh phải tìm mua một số thứ do y sĩ dặn dò nên tạm rời đi vài ngày ạ.
Chỉ Ni gật gù và không nói gì nữa. Dẫu sao thì nam nhân như Xích Ảnh nên chạy nhảy nơi này đến nơi khác, chẳng cần kè kè bên cạnh một nữ nhân như nàng để làm gì.
Cả hai cùng tản bộ đến chợ phiên huyên náo. Chợ ở kinh thành khác hẳn hoàn toàn với chợ huyện ở mọi nơi mà nàng từng đi qua. Tất thảy mọi thứ, dù gần hay xa đều được bày bán đầy đủ cả.
Đi bên cạnh, Bạch Hạc hỏi:
- Tiểu thư muốn mua thứ chi?
Nhìn xung quanh một lúc khiến Chỉ Ni có đôi chút do dự. Lê Ngọc Thiền là Quận chúa, còn lập được không ít công danh thì đương nhiên thứ gì cũng chẳng thiếu. Những thứ ở chợ phiên lúc này cũng không đặc sắc, chẳng biết phải tặng thứ gì cho cam.
Nấn ná một lúc rồi nàng nói:
- Chị nghĩ xem, ta sẽ may một chiếc áo tặng cho công tử có được không?
Bạch Hạc mỉm cười:
- Tiểu thư suy tính thật thấu đáo, trẻ con rất dễ dỗ dành, một món quà nhỏ cũng sẽ rất vui.
- Vậy thì chúng ta đến tiệm vải thôi.
Nói thì nói như vậy nhưng chẳng có một ai biết đường. Để đến được tiệm vải thì cả hai đã phải hỏi han mấy lần mới có thể đi đến được. Trước mặt là một cửa tiệm rất lớn với vô số gấm vóc lụa là. Chỉ Ni không ngần ngại mà bước vào trong đó xem sao.
Cửa tiệm này quả thực quá hoành tráng, không những vậy mà khách còn ra vào tấp nập. Còn vải vóc thì không cần phải bàn, tất thảy đều được trưng bày đầy bắt mắt với muôn vàn sắc màu và kiểu hoa văn.
[Xin chào hai vị tiểu thư, cho hỏi hai vị muốn mua loại vải nào?]
Chỉ Ni nói:
- Tôi muốn xem lụa gấm.
[Dạ được, mời đi lối này.]
Hai người đi theo chủ tiệm xem những cây vải ở sâu bên trong. Ở đây toàn bộ đều là vải hiếm và đẹp bật nhất cả Kinh thành. Có loại còn không ngừng ánh lên một màu vàng kim lấp lánh.
[Đây là các loại lụa gấm mà tiệm của chúng tôi đang có. Màu đỏ này là lụa đến từ Khê Hà, có làng dệt nổi tiếng nhất cả nước. Còn bên đây là lụa ở Lam Giang, tuy không sánh bằng Khê Hà nhưng cũng là một trong những loại lụa tốt nhất. Bên này và cả bên này nữa, đều xuất phát từ các làng dệt nhỏ, tuy nhiên vải được dệt tỉ mỉ không kém gì những nơi khác.]
Nhìn một lượt những loại vải mà chủ tiệm vừa giới thiệu. Từ đầu đến cuối Chỉ Ni cũng chỉ ưng ý mỗi cây lụa đỏ ở làng Khê Hà. Không những màu sắc đẹp mắt mà còn có hoa văn được lồng ghép rất tinh xảo.
- Để cây vải này sang bên kia đi, tôi sẽ xem thêm vài thứ nữa.
[Dạ!]
Chỉ Ni cùng Bạch Hạc xem tiếp một số loại vải đến từ các làng dệt khác. Không hổ danh là làng dệt Khê Hà nổi tiếng nhất cả nước, khi xem cây vải ấy rồi liền thấy những loại khác không hề vừa mắt một chút nào.
[Tiểu thư, cây vải này đẹp thật đó. May một bộ y phục để gặp người ấy thì quả thực tuyệt vời.]
[Phải! Rất đẹp! Ta sẽ lấy cây vải này.]
[Xin lỗi hai vị tiểu thư, cây vải này đã có khách chọn rồi ạ.]
[Chọn thì đã sao? Ngươi có biết tiểu thư nhà ta là ai không hả?]
Nghe huyên náo ở sau lưng thì cả hai cùng quay đầu nhìn lại. Lúc này hai người đều thấy có hai nữ nhân cùng đôi co với chủ tiệm vải.
Chỉ Ni thì thầm:
- Hình như là từ cây vải mà chúng ta chọn, cùng đi đến đó xem sao.
Cùng đi đến chỗ chủ tiệm, từ đầu đến cuối Chỉ Ni chỉ thấy được bóng lưng của nữ nhân kia nên cũng không rõ đó là người nào, có quen biết hay là xa lạ.
[Ta nói rồi, chọn hay không chọn là chuyện của họ, chưa trả tiền tức là chưa mua.]
[Sao tiểu thư lại nói như vậy được. Tiệm của chúng tôi làm ăn lớn, đâu thể nói bán cho ai là bán.]
Chỉ Ni hỏi:
- Bà chủ à, có chuyện chi vậy?
Chủ tiệm bất lực nhíu đôi mày:
- Hai vị tiểu thư đây muốn mua cây vải này.
Chỉ Ni nghiêng đầu nhìn sang thì thấy Đường Hoa Hoài đang nhìn mình. Nhận ra người quen, nàng hơi cúi người chào hỏi:
- Thanh Huyện chúa!
Nhìn nàng trong giây lát rồi đảo mắt đi, Đường Hoa Hoài cong nhẹ khoé môi mềm:
- Còn tưởng là ai, hoá ra là Lưu cô nương ở Thận phủ. Nếu cô đã mua thì thôi vậy, bổn tiểu thư cũng không thích tranh giành.
Đường Hoa Hoài biết rõ Chỉ Ni có mối quan hệ rất tốt với Lê Ngọc Thiền, không những vậy còn là ân nhân cứu mạng của Lê Dực Định, tốt nhất là bản thân không nên áp bức làm gì. Thông qua nàng thì nàng ta còn biết được khá nhiều thứ nữa.
Chỉ Ni mỉm cười:
- Không sao! Nếu như Huyện chúa thích cây vải này thì cứ lấy đi, đằng nào dân nữ cũng chưa trả tiền.
- Không cần đâu…
Đường Hoa Hoài chưa nói xong thì thị nữ bên cạnh đã níu tay áo và thì thầm:
- Tiểu thư! Cây trâm cô ta đang cài là cây trâm quý ở Hồng Hoa Lâu mà tiểu thư bị hớt tay trên đó.
- Sao?
Thị nữ lia lịa gật đầu chắc nịch. Nhìn thị nữ bên cạnh rồi đảo mắt một vòng, Đường Hoa Hoài khẽ mỉm môi rồi quay sang nhìn Chỉ Ni.
- À, ta chợt nhớ sắp tới phải đến nhà Lễ bộ thượng thư, nếu Lưu cô nương không phiền thì ta sẽ lấy cây vải này vậy.
Nàng gật đầu:
- Huyện chúa thích là được rồi.
Đường Hoa Hoài thôi nhìn nàng, cũng không nói thêm một lời nào nữa, cứ thế mà cho thị nữ kia trả tiền rồi rời đi.
Sự việc từ đầu đến cuối đều thu hết vào trong tầm mắt, không ngờ nữ nhân ở Qui Nam lại nhỏ nhen, hẹp hòi đến vậy. Bạch Hạc nhíu mày:
- Tiểu thư, tại sao phải nhường cho nàng ta chứ? Chúng ta có chi phải nhượng bộ đâu.
Chỉ Ni thở dài, cười khổ:
- Chị không thấy thị nữ bên cạnh nàng ấy sao? Hung dữ như vậy. Nếu không phải là chúng ta thì cũng sẽ bị lấy đi thôi. Vả lại người ta cũng là thiên kim nhà quyền quý, còn chúng ta chỉ ở Kinh thành vài ngày, đỡ được chuyện nào thì hay chuyện đó.
Nói rồi nàng quay sang chủ tiệm và tiếp lời:
- Bà chủ, chúng tôi muốn xem thêm vài cây vải khác.
[Được! Hai vị tiểu thư, mời đi bên này.]
…
Sau hai ngày khởi hành thì cũng đã đến được Kha Mộc. Thay vì đến phủ trực tiếp bắt Tề An thì Lê Dực Định đã hoá thường dân để xem cư dân bách tánh sống như thế nào. Hắn ta là một tên gian xảo, nếu biết trước sẽ giàn xếp đủ điều. Cũng may là Lê Dực Định đã hành động trong âm thầm không để lộ một chút kẽ hở. Chỉ khi tội chồng thêm tội, tội lỗi của Tề An càng nặng thì Hoàng hậu sẽ càng khó có cơ hội trở mình.
Cùng Dương Hựu đi dạo một vòng quanh chợ phiên, để nắm rõ được tình hình thì hắn phải hiểu được những gì nhân dân đang phải đối mặt.
Đến trước quầy bánh, Dương Hựu vừa mua hàng vừa có ý thăm dò:
- Ông chủ, lấy cho ta hai cái bánh.
[Có ngay!]
- À ông chủ, xung quanh đây có quán trọ nào không? Công tử nhà ta đang lỡ đường, cần nơi tá túc.
[Quán trọ thì có nhưng trước tiên phải nộp thuế cho sai nha.]
- Nộp thuế? Ở quê nhà của ta đã nộp rồi, đến đây ở đỡ một đêm mà cũng nộp thuế sao?
[Ngươi không biết đó thôi. Ở đây thứ gì cũng cần phải nộp thuế. Thứ không phải nộp thì giá cả ở trên trời. Các đồn điền còn có thuế má nặng nề hơn nữa.]
- Nếu ta không nộp thì sao?
[Ta nói nhỏ ngươi nghe. Muốn yên ổn ở lại đây thì tốt nhất nên nộp thuế đầy đủ, bằng không sai nha sẽ truy bắt và tống giam vào ngục và bị gán ghép cho vài tội danh trời ơi đất hỡi.]
- Nghe sợ vậy? Vậy thì ta tìm sai nha đóng thuế là được rồi chứ gì?
[Đúng vậy! Đi hết đường này rẽ trái rồi hỏi tiếp là có người chỉ cho. Bánh của ngươi đây!]
- Đa tạ ông chủ!
Dương Hựu trả tiền song đi đến chỗ của Lê Dực Định.
- Công tử, ông ấy nói muốn ở lại đây thì phải tìm sai nha đóng thuế, bằng không sẽ bị tống giam vào ngục.
Vỗ nhài quạt vào lòng bàn tay, vừa đi Lê Dực Định vừa đáp:
- Tốt! Ta rất muốn xem lao ngục tại Kha Mộc khác gì với Kinh thành.
Lại đi dạo thêm vài vòng xem cuộc sống ở đây ra sao. Nhưng càng vào sâu thì Lê Dực Định lại càng thấy được nhiều điều bất ổn. Rõ là một trong những Châu lớn nhưng không khí lại ngột ngạt vô cùng, không hề có sự sôi động, hào hứng trong đời sống của nhân dân. Nhà cửa tứ bề cũng chẳng được khang trang gì mấy.
[Con van các ông! Con lạy các ông! Chồng con ốm đau nhiều ngày, xin các ông đừng làm như vậy.]
Tiếng khóc than ai oán chẳng biết từ đâu vọng về. Cả hai nhìn nhau rồi lại lần theo tiếng khóc để xem tình hình ra sao.
[Các ông ơi… Đừng làm vậy mà.]
[Không có tiền nộp thuế thì tống vào ngục. Luật lệ ở đây là vậy, không chịu được thì đi nơi khác mà sống.]
Lê Dực Định cùng Dương Hựu đứng ở một góc khuất xem tình hình.
Trước mắt họ là cả đám sai nha đang lôi kéo một nam nhân gầy rộc, áo quần chỗ vá chỗ khâu, đứng còn không vững ra khỏi nhà. Theo sau đó là một nữ nhân đang níu lấy chồng mình và gào khóc trông vô cùng thảm thiết.
[Tránh ra!]
[Uỵch!]
Nữ nhân kia bị đẩy cho ngã sõng soài xuống đất. Dương Hựu nhìn không thuận mắt liền muốn ra tay nhưng Lê Dực Định đã đưa quạt đặt trước ngực hắn mà ngăn lại:
- Không nên ra mặt vào lúc này.
- Nhưng bọn chúng…
- Bỏ đi!
Lê Dực Định đi hướng đến quán trọ để tìm chỗ nghỉ lưng. Nếu như là khuyển ắt sẽ đánh hơi rất nhanh mà tìm hắn. Không chừng ngày mai là có thể gặp được tên tham quan ô lại kia rồi.
Bên ngoài đã nhá nhem tối nhưng xung quanh lại không hoàn toàn được sáng đèn. Nơi thì lập lòe, nơi thì sáng hoắt, nơi lại tối om. Khó hiểu nhìn toàn cảnh khu nội Châu qua khung cửa sổ, hắn khẽ nhíu mày suy tính vài điều.
Đoàn Doanh, hình bộ thị lang vừa xem lại các chứng cứ luận tội Tề An. Những tội danh này vốn dĩ đã có thể bắt đi từ lâu, chẳng hiểu vì cớ gì mà Lê Dực Định đã trì hoãn.
Nhìn một lượt cả sấp giấy, Đoàn Doanh nói:
- Với những tội này thì ta có thể trực tiếp đến bắt giam Tề An ngay lập tức, công tử còn muốn trì hoãn sao?
Lê Dực Định xua tay:
- Không sao! Không cần gấp, sẽ sớm có người đến tìm ta thôi.
[Cốc! Cốc!]
[Công tử! Nô tài có chuyện cần bẩm báo.]
Hắn nói vọng ra:
- Vào đi!
[Cạch!]
Cánh cửa bật mở, Dương Hựu đi vào trong rồi cẩn trọng đóng chặt lại.
- Bẩm công tử, vẫn chưa tra được gì từ Lưu Thuận và hai người đi theo Lưu cô nương.
Khoé môi khẽ nhếch, tay nhẹ phẩy quạt, Lê Dực Định biết rõ thế nào cũng nhận lại kết quả này.
- Tra! Mất bao lâu cũng phải tra. Ta phải biết được chủ đích cuối cùng của họ ở Qui Nam là gì.
- Dạ!