Chương : 31
Khi Marion tốt nghiệp đại học, ông bố vội vàng đề nghị ông giám đốc phụ trách phòng quảng cáo cho công ty Kingship Copper lưu ý đến trường hợp của nàng. Do đó người ta định giao cho nàng công việc viết quảng cáo. Mặc dù rất thích công việc này, nhưng Marion từ chối lời đề nghị trên. Cuối cùng nàng tự xoay sở tìm cho mình một chỗ làm ở một chi nhánh không lớn lắm. Ở đó người ta cho phép nàng viết quảng cáo cho những cơ sở nhỏ với điều kiện việc ấy không ảnh hưởng đến công việc hành ngày của nàng.
Một năm sau, khi Dorothy theo Ellen làm cổ động viên cho những trận đấu bóng và bắt đầu có những buổi hẹn hò, trao đổi những nụ hôn với bạn trai, Marion vẫn sống thui thủi trong tòa nhà rộng lớn với ông bố. Nhưng hai cha con sống như hình với bóng, thầm lặng đi bên nhau. Dù ông bố phản đối quyết liệt, Marion vẫn quyết định ra ở riêng.
Nàng đến thuê một căn nhà có hai phòng ở tầng trên của một gia đình khá giả ở khu đông. Nàng sửa soạn, trang trí căn phòng rất cẩn thận. Bởi vì hai phòng quá nhỏ, không rộng lớn như nhà ông bố, nàng không thể mang hết đồ dùng đ theo. Do đó Marion phải cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng những vật gì nàng thích nhất, có ý nghĩa với nàng nhất. Việc này phải làm một cách chính xác mới được. Nhưng khi treo những bức tranh lên, khi sắp xếp sách lên giá sách, nàng mới thấy nàng trình bày không phải cho cảm quan của mình mà cho thị hiếu, ý thích của bất cứ ai tình cờ đến viếng thăm nàng, dù người khách đó là nam hay nữ. Mỗi đồ vật đều phản ánh tâm tư, tình cảm của nàng, từ cái gạt tàn thuốc đến tranh ảnh, đĩa nhạc, sách, mỗi đồ dùng đều được nàng chọn lựa tỉ mỉ. Với nàng, sách là một vật phản ánh rõ nét nhất bản chất của người đọc, do đó nàng đã đầu tư nhiều thời gian trong việc chọn sách. Có thể nói căn phòng của nàng là một thư viện thu nhỏ lại, một phòng triển lãm bỏ túi. Tranh của Charles Demuth, nhạc của Brahms, Grieg, Rachmanioff, và Stravinski…, sách của Proust… 1 Tuy nhiên, nhìn chung sự bày biện ấy càng cho thấy nỗi lẻ loi cô độc của nàng. Nếu là một họa sĩ, hẳn Marion có thể phác họa chân dung của mình một cách chính xác. Vì qua sự trình bày trong phòng, một ngày nào đó sẽ có một người khách đọc được, đoán được những tâm tư tình cảm thầm kín của nàng, phát hiện ra con người sâu lắng của nàng và sẽ thấy thật khó giao cảm với nàng.
Những công việc quan trọng trong tuần của nàng là vào tối thứ tư nàng dùng cơm tối với ông bố, ngày thứ bảy dọn dẹp, lau chùi căn phòng. Việc đầu tiên là vì bổn phận, việc thứ hai là vì yêu thích lao động. Nàng đánh bóng và chùi sạch kính, phủi bụi, xếp đặt lại đồ dùng một cách cẩn thận đến ngạc nhiên.
Nàng vẫn có khách đấy chứ. Đó là hai cô em gái, Ellen và Dorothy, mỗi dịp nghỉ hè đều về thăm nàng và đôi lúc cả hai người đều thấy ganh tị với chị, vì quả thật Marion là một phụ nữ khéo léo, đảm đang. Ông bố cũng đến thăm và khi lên hết cầu thang thì ông mệt lử, ngao ngán nhìn căn phòng ngủ tù túng và cái bếp chật hẹp. Thỉnh thoảng một vài cô bạn gái ở cơ quan đến chơi, đánh bài, khiến cho căn phòng ồn ào náo nhiệt cả lên, ta có cảm tưởng nơi đây đạo và đời đang diễn ra một cách gay gắt. Một lần có chàng thanh niên thông minh, đẹp trai, học ngành tư pháp đến thăm nàng, nhưng đôi mắt anh ta cứ chăm bẳm nhìn chiếc đivăng trong phòng.
Khi Dorothy tự tử, Marion về ở với bố được hai tuần. Khi Ellen chết, nàng về ở hơn một tháng. Nhưng không vì thế mà hai bố con gần gũi nhau thêm dù cả hai người đã cố tìm cách. Đến cuối tháng, ông bố, chưa bao giờ cảm thấy lúng túng và khó khăn đến thế, đề nghị Marion dọn về ở với ông. Marion từ chối. Ý nghĩ phải rời khỏi căn nhà đang thuê là điều nàng không hề nghĩ đến, như thể nàng đã tự nhốt kín mình ở nơi đó vậy. Tuy nhiên sau thời gian ấy, nàng thường về ăn tối với ông bố mỗi tuần va lần thay vì một lần như trước kia.
Cứ vào những ngày thư bảy, nàng chùi nhà, và mỗi tháng một lần nàng lại mở tất cả các quyển sách ra để bìa khỏi rít lại.
Vào khoảng tháng chín, một buổi sáng thư bảy, chuông điện thoại vang lên. Marion lúc đó đang quì gối khom người chùi mặt dưới chiếc bàn lót kính, ngước nhìn về phía điện thoại hy vọng người ta gọi nhầm số. Chuông điện thoại lại reo. Miễn cưỡng, Marion đứng dậy đi về phía điện thoại, tay vẫn cầm giẻ lau nhà.
- Alô. Ai gọi đó? – Giọng nàng hời hợt.
- Có phải cô Kingship không ạ? – Giọng xa lạ của một người đàn ông,
- Vâng, chính tôi.
- Cô không biết tôi. Tôi là bạn của Ellen – Bỗng nhiên nàng cảm thấy lúng túng – “Bạn Ellen, một người đẹp trai, ăn nói hoạt bát… nhưng bên trong là một người trầm buốn, âu sầu…” – Marion nhớ lại những gì Ellen đã kể cho nàng nghe. Tuy nhiên Marion chẳng bận tâm đến. Nàng trở lại bình thường…
- Tôi là… - Giọng người đó tiếp tục – Burton Corliss… Bud Corliss.
- Ồ, vâng vâng, tôi có nghe Ellen nói về anh… - “Em rất yêu anh ấy”, Ellen nhắc mãi đến điều đó khi đến thăm Marion lần cuối cùng, “Anh ấy cũng yêu em lắm”. Marion mừng cho em, nhưng đêm về, lòng nàng thấy buồn buồn thế nào ấy.
- Tôi có thể gặp cô được không? – Hắn nói – Tôi có một vài vật Ellen để lại. Trong số đó có quyển sách Ellen đã cho tôi mượn trước khi nàng đi Blue River. Tôi nghĩ là cô muốn lấy lại quyển sách đó.
“Thứ sách ba ba xu chứ gì?” Marion nghĩ thầm nhưng rồi tự trách tính nhỏ nhặt ấy của mình, nàng vội nói:
- Ồ cám ơn. Thế thì tốt quá.
Đầu dây bên kia im lặng một chốc, rồi giọng người ấy lại vang lên.
- Tôi sẽ đem lại ngay. Tôi ở cùng ven đô gần đây.
- Ồ không không, tôi phải đi bây giờ! – Nàng nói nhanh.
- Thôi mai vậy.
- Ngày mai tôi cũng không có ở nhà đâu – Nàng thấy hổ thẹn vì đã nói dối, vì chẳng muốn hắn có mặt trong căn phòng này. “Có thể hắn không đến nỗi nào”, Marion nghĩ – Hắn đã yêu Ellen và giờ đây Ellen đã chết, hắn muốn trả lại những gì của Ellen. Chẳng có gì phải ngại, nghĩ thế nên nàng nói:
- Chiều nay ta gặp nhau ở đâu đấy cũng được.
- Vậy thì hay quá – Hắn đáp.
- Tôi sẽ đến đại lộ Năm.
- Ta sẽ gặp nhau trước tượng đồng ngay trung tâm Pockefeller, chỗ mà ngày xưa Atlas đã dựng lên thế giới.
- Vâng, tôi sẽ đến đó.
- Vào lúc ba giờ được không?
- Được. Cám ơn anh đã gọi điện.
- Có gì đâu – Hắn nói – Chào Marion nhé! – Im lặng – Tôi gọi thế được chứ? Ellen hay kể về Marion lắm.
- Cũng chẳng sao – Marion lại bối rối, không biết nên gọi hắn là Bud hay là cậu Corliss – Xin chào.
- Chào Marion – Hắn đáp lại.
Nàng gác máy, đứng nhìn máy điện thoại một lúc, rồi quay lại bàn tiếp tục lau chùi. Chưa bao giờ nàng nôn nóng đến thế bởi vì trọn buổi chiều nay xem như không làm gì được rồi.
--- ------ ------ ------ -------
1 Johannes Brahms: (1833 – 1897) nhạc sĩ người Đức
Edw ard Grieg: (1843 – 1907) nhạc sĩ người Na Uy
Rachmaninoff: (1873 – 1943) nhạc sĩ người Nga
Proust: (1871 – 1922) nhà văn người Pháp
Stranvinski: nhạc sĩ người Nga
Một năm sau, khi Dorothy theo Ellen làm cổ động viên cho những trận đấu bóng và bắt đầu có những buổi hẹn hò, trao đổi những nụ hôn với bạn trai, Marion vẫn sống thui thủi trong tòa nhà rộng lớn với ông bố. Nhưng hai cha con sống như hình với bóng, thầm lặng đi bên nhau. Dù ông bố phản đối quyết liệt, Marion vẫn quyết định ra ở riêng.
Nàng đến thuê một căn nhà có hai phòng ở tầng trên của một gia đình khá giả ở khu đông. Nàng sửa soạn, trang trí căn phòng rất cẩn thận. Bởi vì hai phòng quá nhỏ, không rộng lớn như nhà ông bố, nàng không thể mang hết đồ dùng đ theo. Do đó Marion phải cân nhắc, chọn lựa kỹ lưỡng những vật gì nàng thích nhất, có ý nghĩa với nàng nhất. Việc này phải làm một cách chính xác mới được. Nhưng khi treo những bức tranh lên, khi sắp xếp sách lên giá sách, nàng mới thấy nàng trình bày không phải cho cảm quan của mình mà cho thị hiếu, ý thích của bất cứ ai tình cờ đến viếng thăm nàng, dù người khách đó là nam hay nữ. Mỗi đồ vật đều phản ánh tâm tư, tình cảm của nàng, từ cái gạt tàn thuốc đến tranh ảnh, đĩa nhạc, sách, mỗi đồ dùng đều được nàng chọn lựa tỉ mỉ. Với nàng, sách là một vật phản ánh rõ nét nhất bản chất của người đọc, do đó nàng đã đầu tư nhiều thời gian trong việc chọn sách. Có thể nói căn phòng của nàng là một thư viện thu nhỏ lại, một phòng triển lãm bỏ túi. Tranh của Charles Demuth, nhạc của Brahms, Grieg, Rachmanioff, và Stravinski…, sách của Proust… 1 Tuy nhiên, nhìn chung sự bày biện ấy càng cho thấy nỗi lẻ loi cô độc của nàng. Nếu là một họa sĩ, hẳn Marion có thể phác họa chân dung của mình một cách chính xác. Vì qua sự trình bày trong phòng, một ngày nào đó sẽ có một người khách đọc được, đoán được những tâm tư tình cảm thầm kín của nàng, phát hiện ra con người sâu lắng của nàng và sẽ thấy thật khó giao cảm với nàng.
Những công việc quan trọng trong tuần của nàng là vào tối thứ tư nàng dùng cơm tối với ông bố, ngày thứ bảy dọn dẹp, lau chùi căn phòng. Việc đầu tiên là vì bổn phận, việc thứ hai là vì yêu thích lao động. Nàng đánh bóng và chùi sạch kính, phủi bụi, xếp đặt lại đồ dùng một cách cẩn thận đến ngạc nhiên.
Nàng vẫn có khách đấy chứ. Đó là hai cô em gái, Ellen và Dorothy, mỗi dịp nghỉ hè đều về thăm nàng và đôi lúc cả hai người đều thấy ganh tị với chị, vì quả thật Marion là một phụ nữ khéo léo, đảm đang. Ông bố cũng đến thăm và khi lên hết cầu thang thì ông mệt lử, ngao ngán nhìn căn phòng ngủ tù túng và cái bếp chật hẹp. Thỉnh thoảng một vài cô bạn gái ở cơ quan đến chơi, đánh bài, khiến cho căn phòng ồn ào náo nhiệt cả lên, ta có cảm tưởng nơi đây đạo và đời đang diễn ra một cách gay gắt. Một lần có chàng thanh niên thông minh, đẹp trai, học ngành tư pháp đến thăm nàng, nhưng đôi mắt anh ta cứ chăm bẳm nhìn chiếc đivăng trong phòng.
Khi Dorothy tự tử, Marion về ở với bố được hai tuần. Khi Ellen chết, nàng về ở hơn một tháng. Nhưng không vì thế mà hai bố con gần gũi nhau thêm dù cả hai người đã cố tìm cách. Đến cuối tháng, ông bố, chưa bao giờ cảm thấy lúng túng và khó khăn đến thế, đề nghị Marion dọn về ở với ông. Marion từ chối. Ý nghĩ phải rời khỏi căn nhà đang thuê là điều nàng không hề nghĩ đến, như thể nàng đã tự nhốt kín mình ở nơi đó vậy. Tuy nhiên sau thời gian ấy, nàng thường về ăn tối với ông bố mỗi tuần va lần thay vì một lần như trước kia.
Cứ vào những ngày thư bảy, nàng chùi nhà, và mỗi tháng một lần nàng lại mở tất cả các quyển sách ra để bìa khỏi rít lại.
Vào khoảng tháng chín, một buổi sáng thư bảy, chuông điện thoại vang lên. Marion lúc đó đang quì gối khom người chùi mặt dưới chiếc bàn lót kính, ngước nhìn về phía điện thoại hy vọng người ta gọi nhầm số. Chuông điện thoại lại reo. Miễn cưỡng, Marion đứng dậy đi về phía điện thoại, tay vẫn cầm giẻ lau nhà.
- Alô. Ai gọi đó? – Giọng nàng hời hợt.
- Có phải cô Kingship không ạ? – Giọng xa lạ của một người đàn ông,
- Vâng, chính tôi.
- Cô không biết tôi. Tôi là bạn của Ellen – Bỗng nhiên nàng cảm thấy lúng túng – “Bạn Ellen, một người đẹp trai, ăn nói hoạt bát… nhưng bên trong là một người trầm buốn, âu sầu…” – Marion nhớ lại những gì Ellen đã kể cho nàng nghe. Tuy nhiên Marion chẳng bận tâm đến. Nàng trở lại bình thường…
- Tôi là… - Giọng người đó tiếp tục – Burton Corliss… Bud Corliss.
- Ồ, vâng vâng, tôi có nghe Ellen nói về anh… - “Em rất yêu anh ấy”, Ellen nhắc mãi đến điều đó khi đến thăm Marion lần cuối cùng, “Anh ấy cũng yêu em lắm”. Marion mừng cho em, nhưng đêm về, lòng nàng thấy buồn buồn thế nào ấy.
- Tôi có thể gặp cô được không? – Hắn nói – Tôi có một vài vật Ellen để lại. Trong số đó có quyển sách Ellen đã cho tôi mượn trước khi nàng đi Blue River. Tôi nghĩ là cô muốn lấy lại quyển sách đó.
“Thứ sách ba ba xu chứ gì?” Marion nghĩ thầm nhưng rồi tự trách tính nhỏ nhặt ấy của mình, nàng vội nói:
- Ồ cám ơn. Thế thì tốt quá.
Đầu dây bên kia im lặng một chốc, rồi giọng người ấy lại vang lên.
- Tôi sẽ đem lại ngay. Tôi ở cùng ven đô gần đây.
- Ồ không không, tôi phải đi bây giờ! – Nàng nói nhanh.
- Thôi mai vậy.
- Ngày mai tôi cũng không có ở nhà đâu – Nàng thấy hổ thẹn vì đã nói dối, vì chẳng muốn hắn có mặt trong căn phòng này. “Có thể hắn không đến nỗi nào”, Marion nghĩ – Hắn đã yêu Ellen và giờ đây Ellen đã chết, hắn muốn trả lại những gì của Ellen. Chẳng có gì phải ngại, nghĩ thế nên nàng nói:
- Chiều nay ta gặp nhau ở đâu đấy cũng được.
- Vậy thì hay quá – Hắn đáp.
- Tôi sẽ đến đại lộ Năm.
- Ta sẽ gặp nhau trước tượng đồng ngay trung tâm Pockefeller, chỗ mà ngày xưa Atlas đã dựng lên thế giới.
- Vâng, tôi sẽ đến đó.
- Vào lúc ba giờ được không?
- Được. Cám ơn anh đã gọi điện.
- Có gì đâu – Hắn nói – Chào Marion nhé! – Im lặng – Tôi gọi thế được chứ? Ellen hay kể về Marion lắm.
- Cũng chẳng sao – Marion lại bối rối, không biết nên gọi hắn là Bud hay là cậu Corliss – Xin chào.
- Chào Marion – Hắn đáp lại.
Nàng gác máy, đứng nhìn máy điện thoại một lúc, rồi quay lại bàn tiếp tục lau chùi. Chưa bao giờ nàng nôn nóng đến thế bởi vì trọn buổi chiều nay xem như không làm gì được rồi.
--- ------ ------ ------ -------
1 Johannes Brahms: (1833 – 1897) nhạc sĩ người Đức
Edw ard Grieg: (1843 – 1907) nhạc sĩ người Na Uy
Rachmaninoff: (1873 – 1943) nhạc sĩ người Nga
Proust: (1871 – 1922) nhà văn người Pháp
Stranvinski: nhạc sĩ người Nga