Chương : 47
NHIỀU NĂM TRƯỚC KHI TRỞ THÀNH NÔ LỆ cho nhà Antoni Fortuny, Sophie Carax là một phụ nữ sống nhờ vào tài năng. Năm mới mười chín tuổi, bà đến Barcelona mong tìm một công việc hứa hẹn, điều không bao giờ trở thành hiện thực. Trước khi chết, cha bà đã xin được những lời giới thiệu cần thiết để bà vào làm việc cho nhà Benarens, một gia đình phong lưu làm nghề buôn bán, xuất thân từ Alsace, đã xây dựng được cơ ngơi ở Barcelona.
“Khi bố chết, con hãy đến nhà họ, rồi họ sẽ coi con như con gái trong nhà,” ông nài nỉ
Sự chào đón nồng hậu bà nhận được cũng là một phần của rắc rối. Ông Benarens quả thật đã đón tiếp bà với vòng tay rộng mở - quá rộng mở, theo ý bà vợ. Bà Benarens cho Sophie một trăm peso và đuổi ra khỏi nhà, không hề tỏ chút thương xót cho bà và vận hạn của bà.
“Mày có cả cuộc đời phía trước, còn tao chỉ có một lão chồng xấu xa, dâm dật.”
Một trường nhạc trên phố Diputación đã nhận Sophie vào làm gia sư dạy nhạc và đàn dương cầm. Vào thời ấy, các cô gái con nhà khá giả được dạy dỗ cách giao tiếp ứng xử và bập bõm nhạc đàn cho những dịp đến chốn tiệc tùng giao lưu, nơi mà những điệu polonaise được cho là đỡ nguy hại hơn so với chuyện trò hay văn chương đáng ngờ. Vậy nên Sophie Carax bắt đầu lui tới các dinh thự, nơi những cô hầu cứng nhắc và câm lặng sẽ dẫn bà vào phòng nhạc. Ở đó những đứa trẻ khó bảo con các nhà quý tộc công nghiệp đang chờ bà đến, cười nhạo trước giọng nói, sự bẽn lẽn hay địa vị thấp hèn của bà – dẫu bà có thể đọc nhạc, thì cũng chẳng thay đổi được gì. Dần dần, Sophie biết tập trung vào số nhỏ những học sinh vượt lên khỏi vị trí loài sâu mọt bọc hương, và biết cách quên đi những đứa còn lại.
Trong thời gian này, Sophie gặp một thợ làm mũ trẻ tuổi (vì ông ta thích gọi như vậy, với niềm tự hào nghề nghiệp) tên là Antoni Fortuny, người dường như quyết tâm theo đuổi bà, với bất cứ giá nào. Antoni Fortuny, người mà Sophie cảm nhận một tình bạn nồng ấm và chỉ thế thôi, không mất nhiều thời gian để ngỏ lời cầu hôn bà, một lời cầu hôn mà Sophie từ chối – và tiếp tục từ chối, hàng chục lần mỗi tháng. Mỗi khi họ tạm biệt nhau, Sophie hy vọng bà không gặp ông ta nữa, vì bà không muốn làm ông ta tổn thương. Ông bán mũ, bất chấp những lần chối từ, vẫn giữ thế tấn công, vẫn mời bà đi nhảy, đi dạo bộ, hay uống ly sô cô la nóng ăn cùng bánh bích quy trên phố Canuda. Cô đơn ở Barcelona, Sophie thấy thật khó cưỡng lại lòng nhiệt tình của ông ta, sự bầu bạn của ông, sự tận tâm của ông. Bà chỉ cần nhìn vào Antoni Fortuny là biết bà không bao giờ có thể yêu ông ta được. Không yêu theo cách bà mơ ước sẽ yêu một người. Nhưng bà thấy thật khó xóa bỏ cái hình ảnh về bản thân mà bà nhìn thấy được phản chiếu trong đôi mắt mê cuồng của ông bán mũ. Chỉ trong đôi mắt ấy, bà mới thấy cô Sophie bà mong ước trở thành.
Thành thử, do nhu cầu hoặc do yếu đuối, Sophie tiếp tục vui thỏa cuộc săn đón của ông bán mũ, với niềm tim sẽ có một ngày ông ta gặp được một cô gái đáp lại tình cảm của ông ta và cuộc đời ông ta sẽ nhận được nhiều hơn... Trong lúc ấy, được ham muốn và được nâng niu là đ làm vơi đi nỗi cô đơn và niềm mong mỏi đối với mọi thứ bà bỏ lại đằng sau. Bà gặp Antoni vào các ngày Chủ nhật, sau lễ mixa. Những ngày còn lại bà bận bịu với những buổi dạy nhạc. Học trò yêu thích của bà là một cô bé tên Ana Valls, con gái của một nhà sản xuất máy dệt phát đạt, ông ta xây nên cơ nghiệp từ con số không, nhờ những nỗ lực và hy sinh lớn lao, mà hầu hết là của kẻ khác. Ana bày tỏ ước muốn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại và thường bắt Sophie lắng nghe những đoạn nhạc cô bé sáng tác, học theo những mô típ của Grieg và Schumann – không phải không có kỹ thuật. Dù ông Valls tin là phụ nữ không có khả năng làm được gì ngoài mấy thứ thêu thùa may vá, ông ta vẫn ủng hộ con gái nghệ sĩ tài năng trên những phím đàn, vì ông ta đã sắp đặt gả con mình cho người thừa kế một dòng họ danh giá nào đấy. Ông ta biết rằng những người cao sang thích khám phá những phẩm chất khác thường ở các cô gái đến tuổi lấy chồng, bên cạnh sự hiền thục và mắn đẻ của tuổi xuân.
Chính ở nhà ông Valls mà Sophie đã gặp một trong những ân nhân và là bố già tài chính vĩ đại nhất của ông Valls. Don Ricardo Aldaya, người thừa kế của đế chế Aldaya, lúc ấy đã là niềm hy vọng sáng ngời của tập đoàn đầu sỏ xứ Catalan vào cuối thế kỷ. Mới vài tháng tước, Don Ricardo Aldaya đã thành hôn một người thừa kế giàu có, một vầng nhan sắc sững sờ với cái tên rất khó đọc, ấy là theo lời những kẻ ngồi lê đôi mách, mặc dù ông chồng mới cưới dường như không thấy chút sắc đẹp gì ở bà ta và chưa bao giờ thèm nhắc đến tên bà ta. Đó là cuộc hôn nhân được sắp xếp giữa các gia đình và ngân hàng, không hề có chút tình cảm vớ vẩn gì ở đây, ông Valls nói, vì ông ta hiểu rõ một đằng là chuyện trên giường còn đằng kia là chuyện cái đầu.
Sophie chỉ cần một thoáng trao ánh mắt với Don Ricardo Aldaya cũng đủ biết bà đã bị đánh gục. Aldaya có cặp mắt sói, háu đói và sắc sảo, cặp mắt của người đàn ông biết phải tấn công lúc nào và ở đâu. Ông hôn tay bà chầm chậm, đầu môi mơn trớn những khấc tay. Ở ông bán mũ toát lên vẻ ân cần và nồng ấm, thì Don Ricardo phát ra sự tàn nhẫn và quyền uy. Nụ cười nanh ác tỏ rõ rằng ông ta có thể đọc suy nghĩ và khao khát của bà và thấy chúng thật nực cười. Cảm giác của Sophie về ông ta là kiểu khinh thường bị đánh thức trong lòng ta bởi những điều ta khao khát nhất nhưng không hề hay biết. Bà ngay lập tức tự nhủ sẽ không gặp ông ta nữa, sẽ thôi dạy cô học sinh yêu quý của mình nếu đó là cần thiết để tránh sự đụng độ nào nữa với Ricardo Aldaya trong tương lai. Chưa bao giờ có gì khiến bà sợ hãi đến vậy khi cảm nhận cái bản tính thú vật ấy dưới lớp da thịt mình, bản năng của con mồi nhận ra kẻ ăn thịt đang khoác lớp vải áo tinh tế. Bà chỉ mất vài giây bịa ra một cái cớ vụn vặt để rời phòng, trước sự bối rối của ông Valls, sự thích thú của Aldaya, và sự thất vọng của Ana bé nhỏ, cô bé hiểu con người còn hơn hiểu âm nhạc, và cô bé biết mình đã mất cô giáo rồi.
Một tuần sau Sophie gặp Don Ricardo Aldaya đang đợi bà ở cổng trường nhạc trên phố Diputación, đang hút thuốc và lật giở trang báo. Họ liếc nhìn nhau, và không nói một lời, ông ta dẫn bà đến một tòa nhà cách đó hai dãy phố. Đó là một tòa nhà mới xây, vẫn chưa có người ở. Họ lên tầng hai. Don Ricardo mở cửa và đẩy bà vào. Sophie vào căn hộ, một mê cung những hành lang và phòng ốc, không có đồ đạc, tranh ảnh, đèn đón, hay bất cứ vật dụng nào khác cho thấy đó là một chốn để ở. Don Ricardo Aldaya đóng cửa, và họ nhìn nhau.
“Cả tuần nay anh không thôi nghĩ về em. Nếu em bảo rằng em không hề nghĩ đến anh, anh sẽ để em đi, và em sẽ không bao giờ gặp anh nữa,” Ricardo nói.
Sophie lắc đầu.
Những cuộc hẹn bí mật của họ kéo dài chín mươi sáu ngày. Họ gặp nhau vào các buổi chiều, luôn ở trong một căn hộ trống ở góc phố giữa Diputación và Rambla de Catalua. Thứ Ba và thứ Năm, lúc ba giờ. Những cuộc hẹn hò không bao giờ kéo dài quá một tiếng đồng hồ. Đôi khi Sophie nằm trên giường một mình, lúc này Aldaya đã đi khỏi, bà khóc lóc và run rẩy trong góc phòng ngủ. Rồi, khi Chủ nhật đến, Sophie tuyệt vọng nhìn vào đôi mắt ông bán mũ để tìm kiếm dấu vết của người phụ nữ đang dần biến mất, đang mong mỏi cả sự hiến dâng lẫn sự lừa gạt. Ông bán mũ không thấy những dấu vết trên da bà, những vết xước và bỏng chi chít trên cơ thể bà. Ông bán mũ không thấy sự tuyệt vọng trong nụ cười của bà, trong sự ngoan ngoãn của bà. Ông bán mũ không thấy gì hết. Có lẽ vì lý do ấy, bà đã nhận lời hứa hôn của ông ta. Lúc ấy, bà đã ngờ mình đang mang thai đứa con của Aldaya, nhưng sợ không dám nói, cũng như sợ đánh mất ông ta. Một lần nữa, chính Aldaya đã nhìn thấy ở Sophie điều bà không đủ khả năng thừa nhận. Ông ta đưa bà năm trăm peso cùng một địa chỉ ở phố Platería và lệnh cho bà phá bỏ đứa bé. Sophie từ chối. Don Ricardo Aldaya tát cho đến khi tai bà chảy máu, rồi đe dọa sẽ cho người giết bà nếu bà dám nhắc đến những cuộc hẹn bí mật của họ hay thừa nhận rằng đứa con là của ông ta. Khi Sophie bảo ông bán mũ rằng bà bị bọn côn đồ hành hung tại Quảng trường Pino, ông đã tin bà. Khi bà bảo rằng bà muốn làm vợ ông, ông tin bà. Vào ngày cưới, có ai đó sơ xuất gửi vòng hoa tang đến nhà thờ. Mọi người cười cợt một cách bồn chồn khi họ thấy đó là lỗi của người bán hoa. Tất cả mọi người, trừ Sophie, bà biết quá rõ Don Aldaya không quên ngày cưới của bà.
“Khi bố chết, con hãy đến nhà họ, rồi họ sẽ coi con như con gái trong nhà,” ông nài nỉ
Sự chào đón nồng hậu bà nhận được cũng là một phần của rắc rối. Ông Benarens quả thật đã đón tiếp bà với vòng tay rộng mở - quá rộng mở, theo ý bà vợ. Bà Benarens cho Sophie một trăm peso và đuổi ra khỏi nhà, không hề tỏ chút thương xót cho bà và vận hạn của bà.
“Mày có cả cuộc đời phía trước, còn tao chỉ có một lão chồng xấu xa, dâm dật.”
Một trường nhạc trên phố Diputación đã nhận Sophie vào làm gia sư dạy nhạc và đàn dương cầm. Vào thời ấy, các cô gái con nhà khá giả được dạy dỗ cách giao tiếp ứng xử và bập bõm nhạc đàn cho những dịp đến chốn tiệc tùng giao lưu, nơi mà những điệu polonaise được cho là đỡ nguy hại hơn so với chuyện trò hay văn chương đáng ngờ. Vậy nên Sophie Carax bắt đầu lui tới các dinh thự, nơi những cô hầu cứng nhắc và câm lặng sẽ dẫn bà vào phòng nhạc. Ở đó những đứa trẻ khó bảo con các nhà quý tộc công nghiệp đang chờ bà đến, cười nhạo trước giọng nói, sự bẽn lẽn hay địa vị thấp hèn của bà – dẫu bà có thể đọc nhạc, thì cũng chẳng thay đổi được gì. Dần dần, Sophie biết tập trung vào số nhỏ những học sinh vượt lên khỏi vị trí loài sâu mọt bọc hương, và biết cách quên đi những đứa còn lại.
Trong thời gian này, Sophie gặp một thợ làm mũ trẻ tuổi (vì ông ta thích gọi như vậy, với niềm tự hào nghề nghiệp) tên là Antoni Fortuny, người dường như quyết tâm theo đuổi bà, với bất cứ giá nào. Antoni Fortuny, người mà Sophie cảm nhận một tình bạn nồng ấm và chỉ thế thôi, không mất nhiều thời gian để ngỏ lời cầu hôn bà, một lời cầu hôn mà Sophie từ chối – và tiếp tục từ chối, hàng chục lần mỗi tháng. Mỗi khi họ tạm biệt nhau, Sophie hy vọng bà không gặp ông ta nữa, vì bà không muốn làm ông ta tổn thương. Ông bán mũ, bất chấp những lần chối từ, vẫn giữ thế tấn công, vẫn mời bà đi nhảy, đi dạo bộ, hay uống ly sô cô la nóng ăn cùng bánh bích quy trên phố Canuda. Cô đơn ở Barcelona, Sophie thấy thật khó cưỡng lại lòng nhiệt tình của ông ta, sự bầu bạn của ông, sự tận tâm của ông. Bà chỉ cần nhìn vào Antoni Fortuny là biết bà không bao giờ có thể yêu ông ta được. Không yêu theo cách bà mơ ước sẽ yêu một người. Nhưng bà thấy thật khó xóa bỏ cái hình ảnh về bản thân mà bà nhìn thấy được phản chiếu trong đôi mắt mê cuồng của ông bán mũ. Chỉ trong đôi mắt ấy, bà mới thấy cô Sophie bà mong ước trở thành.
Thành thử, do nhu cầu hoặc do yếu đuối, Sophie tiếp tục vui thỏa cuộc săn đón của ông bán mũ, với niềm tim sẽ có một ngày ông ta gặp được một cô gái đáp lại tình cảm của ông ta và cuộc đời ông ta sẽ nhận được nhiều hơn... Trong lúc ấy, được ham muốn và được nâng niu là đ làm vơi đi nỗi cô đơn và niềm mong mỏi đối với mọi thứ bà bỏ lại đằng sau. Bà gặp Antoni vào các ngày Chủ nhật, sau lễ mixa. Những ngày còn lại bà bận bịu với những buổi dạy nhạc. Học trò yêu thích của bà là một cô bé tên Ana Valls, con gái của một nhà sản xuất máy dệt phát đạt, ông ta xây nên cơ nghiệp từ con số không, nhờ những nỗ lực và hy sinh lớn lao, mà hầu hết là của kẻ khác. Ana bày tỏ ước muốn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại và thường bắt Sophie lắng nghe những đoạn nhạc cô bé sáng tác, học theo những mô típ của Grieg và Schumann – không phải không có kỹ thuật. Dù ông Valls tin là phụ nữ không có khả năng làm được gì ngoài mấy thứ thêu thùa may vá, ông ta vẫn ủng hộ con gái nghệ sĩ tài năng trên những phím đàn, vì ông ta đã sắp đặt gả con mình cho người thừa kế một dòng họ danh giá nào đấy. Ông ta biết rằng những người cao sang thích khám phá những phẩm chất khác thường ở các cô gái đến tuổi lấy chồng, bên cạnh sự hiền thục và mắn đẻ của tuổi xuân.
Chính ở nhà ông Valls mà Sophie đã gặp một trong những ân nhân và là bố già tài chính vĩ đại nhất của ông Valls. Don Ricardo Aldaya, người thừa kế của đế chế Aldaya, lúc ấy đã là niềm hy vọng sáng ngời của tập đoàn đầu sỏ xứ Catalan vào cuối thế kỷ. Mới vài tháng tước, Don Ricardo Aldaya đã thành hôn một người thừa kế giàu có, một vầng nhan sắc sững sờ với cái tên rất khó đọc, ấy là theo lời những kẻ ngồi lê đôi mách, mặc dù ông chồng mới cưới dường như không thấy chút sắc đẹp gì ở bà ta và chưa bao giờ thèm nhắc đến tên bà ta. Đó là cuộc hôn nhân được sắp xếp giữa các gia đình và ngân hàng, không hề có chút tình cảm vớ vẩn gì ở đây, ông Valls nói, vì ông ta hiểu rõ một đằng là chuyện trên giường còn đằng kia là chuyện cái đầu.
Sophie chỉ cần một thoáng trao ánh mắt với Don Ricardo Aldaya cũng đủ biết bà đã bị đánh gục. Aldaya có cặp mắt sói, háu đói và sắc sảo, cặp mắt của người đàn ông biết phải tấn công lúc nào và ở đâu. Ông hôn tay bà chầm chậm, đầu môi mơn trớn những khấc tay. Ở ông bán mũ toát lên vẻ ân cần và nồng ấm, thì Don Ricardo phát ra sự tàn nhẫn và quyền uy. Nụ cười nanh ác tỏ rõ rằng ông ta có thể đọc suy nghĩ và khao khát của bà và thấy chúng thật nực cười. Cảm giác của Sophie về ông ta là kiểu khinh thường bị đánh thức trong lòng ta bởi những điều ta khao khát nhất nhưng không hề hay biết. Bà ngay lập tức tự nhủ sẽ không gặp ông ta nữa, sẽ thôi dạy cô học sinh yêu quý của mình nếu đó là cần thiết để tránh sự đụng độ nào nữa với Ricardo Aldaya trong tương lai. Chưa bao giờ có gì khiến bà sợ hãi đến vậy khi cảm nhận cái bản tính thú vật ấy dưới lớp da thịt mình, bản năng của con mồi nhận ra kẻ ăn thịt đang khoác lớp vải áo tinh tế. Bà chỉ mất vài giây bịa ra một cái cớ vụn vặt để rời phòng, trước sự bối rối của ông Valls, sự thích thú của Aldaya, và sự thất vọng của Ana bé nhỏ, cô bé hiểu con người còn hơn hiểu âm nhạc, và cô bé biết mình đã mất cô giáo rồi.
Một tuần sau Sophie gặp Don Ricardo Aldaya đang đợi bà ở cổng trường nhạc trên phố Diputación, đang hút thuốc và lật giở trang báo. Họ liếc nhìn nhau, và không nói một lời, ông ta dẫn bà đến một tòa nhà cách đó hai dãy phố. Đó là một tòa nhà mới xây, vẫn chưa có người ở. Họ lên tầng hai. Don Ricardo mở cửa và đẩy bà vào. Sophie vào căn hộ, một mê cung những hành lang và phòng ốc, không có đồ đạc, tranh ảnh, đèn đón, hay bất cứ vật dụng nào khác cho thấy đó là một chốn để ở. Don Ricardo Aldaya đóng cửa, và họ nhìn nhau.
“Cả tuần nay anh không thôi nghĩ về em. Nếu em bảo rằng em không hề nghĩ đến anh, anh sẽ để em đi, và em sẽ không bao giờ gặp anh nữa,” Ricardo nói.
Sophie lắc đầu.
Những cuộc hẹn bí mật của họ kéo dài chín mươi sáu ngày. Họ gặp nhau vào các buổi chiều, luôn ở trong một căn hộ trống ở góc phố giữa Diputación và Rambla de Catalua. Thứ Ba và thứ Năm, lúc ba giờ. Những cuộc hẹn hò không bao giờ kéo dài quá một tiếng đồng hồ. Đôi khi Sophie nằm trên giường một mình, lúc này Aldaya đã đi khỏi, bà khóc lóc và run rẩy trong góc phòng ngủ. Rồi, khi Chủ nhật đến, Sophie tuyệt vọng nhìn vào đôi mắt ông bán mũ để tìm kiếm dấu vết của người phụ nữ đang dần biến mất, đang mong mỏi cả sự hiến dâng lẫn sự lừa gạt. Ông bán mũ không thấy những dấu vết trên da bà, những vết xước và bỏng chi chít trên cơ thể bà. Ông bán mũ không thấy sự tuyệt vọng trong nụ cười của bà, trong sự ngoan ngoãn của bà. Ông bán mũ không thấy gì hết. Có lẽ vì lý do ấy, bà đã nhận lời hứa hôn của ông ta. Lúc ấy, bà đã ngờ mình đang mang thai đứa con của Aldaya, nhưng sợ không dám nói, cũng như sợ đánh mất ông ta. Một lần nữa, chính Aldaya đã nhìn thấy ở Sophie điều bà không đủ khả năng thừa nhận. Ông ta đưa bà năm trăm peso cùng một địa chỉ ở phố Platería và lệnh cho bà phá bỏ đứa bé. Sophie từ chối. Don Ricardo Aldaya tát cho đến khi tai bà chảy máu, rồi đe dọa sẽ cho người giết bà nếu bà dám nhắc đến những cuộc hẹn bí mật của họ hay thừa nhận rằng đứa con là của ông ta. Khi Sophie bảo ông bán mũ rằng bà bị bọn côn đồ hành hung tại Quảng trường Pino, ông đã tin bà. Khi bà bảo rằng bà muốn làm vợ ông, ông tin bà. Vào ngày cưới, có ai đó sơ xuất gửi vòng hoa tang đến nhà thờ. Mọi người cười cợt một cách bồn chồn khi họ thấy đó là lỗi của người bán hoa. Tất cả mọi người, trừ Sophie, bà biết quá rõ Don Aldaya không quên ngày cưới của bà.