Chương : 25
Roger Seagraves đã biết được nơi Stastory ở và cho người đến căn nhà ấy khi không có ai. Họ sục sạo kĩ càng và không để lại bất cứ vết tích gì cho rằng họ đã từng ở đó. Và quan trọng hơn, họ lấy được vân tay của Stastory từ chiếc ly thủy tinh và bàn bếp.
Seagraves đã so với dấu vân tay lưu trữ trong kho dữ liệu chung của CIA, nhưng chẳng tìm thấy gì. Sử dụng mật mã ăn cắp được từ một đồng nghiệp, hắn cố gắng kiểm tra trong phần dữ liệu tối mật. Truy nhập được rồi, hắn đặt vân tay Stastory vào phễu. Một phút sau, dẫn đến thư mục con mang số hiệu 666, cái thư mục mà hắn chắc chắn biết rõ mặc dù phần tìm kiếm với dấu vân tay của Stastory cho kết quả “Không truy cập được”. Seagraves quá quen thuộc với thư mục con ‘666’ bởi vì đó là nơi dấu vân tay của chính mình đang được lưu giữ, hay ít nhất là cái ‘nhân thân’ mà hắn đã từng mang. Hắn thường cười cái mã số ‘666’, nghĩ rằng việc gắn mã như thế khá xấc xược, mà thực sự là thế.
Seagraves hài lòng với kết quả tìm thấy và rồi trầm tư. Stastory đã làm việc cho CIA, đối với tuổi tác như thế, thì có lẽ lâu lắm rồi. Ông ta có lẽ đã từng là người chuyên đi thủ tiêu người vì nhóm 666 chưa bao giờ dành cho mấy người làm công tác văn phòng trong CIA cả. Lúc này thì Seagreaves vẫn chưa biết nên hiểu điều mới khám phá này như thế nào cho đúng. Hắn biết rằng người bạn thủ thư của Stastory được ủy quyền bán bộ sưu tập sách của DeHaven. Xui rủi là vụ đuổi theo Stastory của mấy đứa nhân viên đã làm Stastory nghi hoặc. Và một người ‘666’ được sinh ra với tính đa nghi cố hữu; đó là một trong những phẩm chất phải có để làm công việc của ông ta.
Mình có nên giết hắn không? Hay khử hắn làm mọi chuyện phức tạp hơn?Seagraves cuối cùng cũng quyết định bỏ cái bước giết người ấy đi. Hắn sẽ luôn chọn giết người sau khi xong việc của mình.Mẹ kiếp, tao sẽ tự tay giết mày. Từ thằng ‘666’ này đến thằng ‘666’ khác. Thằng trẻ đấu với thằng già, và trẻ luôn thắng trận. Mày phải sống Oliver Stastory ạ. Ngay lúc này.
Nhưng hắn phải làm gì đó để phủ đầu ông già đó. Không thời điểm nào tốt hơn lúc này.
Hai ngày sau chuyến viếng thăm nhà DeHaven, Stastory và Reuben lái chiếc mô-tô đến một tiệm sách quý ở khu chợ cũ Alexandria. Tên tiệm sách đặt bằng tiếng La-tinh, có nghĩa là “Sách Bốn Câu”. Caleb có cổ phần trong tiệm sách này - trước đây nó có tên “Sách của ông Doug” cho đến khi Caleb nảy ra ý tưởng nâng tầm ảnh hưởng của hiệu sách lên hoàn toàn. Stastory đến đây không phải vì ông muốn ngắm nhìn những cuốn sách cũ. Ông đã gửi vài vật dụng ở tiệm sách và giờ đây muốn lấy về sử dụng.
Chủ cửa tiệm, người tên Doug được đề cập ở trên, người được gọi trang trọng hơn với tên “Douglas”, cho phép Stastory tự do ra vào chỗ trú ẩn của ông ấy. Có chuyện này là vì Douglas rất sợ Oliver Stastory - người được Caleb mô tả (với sự “đạo diễn” của Stastory) là một tên mắc bệnh cuồng sát đi lại tự do chỉ nhờ kỹ thuật giết người.
Căn phòng bí mật của Stastory nằm dưới tầng hầm sau một bức tường giả, mở ra bằng cách kéo sợi dây giăng ngang lò sưởi liền kề. Một cái hốc trước đây dành cho một cha xứ trong tòa nhà cổ như thế này, giờ chứa rất nhiều vật dụng ông sử dụng trong cuộc đời cũ của mình, cộng với bộ sưu tập các bài báo cắt từ báo giấy và tạp chí.
Với sự giúp đỡ của Reuben, ông tìm ra vài cuốn nhật ký báo và đem về. Reuben thả ông xuống căn nhà ở nghĩa trang.
“Cẩn thận nhé Oliver”, Reuben nhắc nhở. “Nếu thằng Behan nhỏ thó có liên quan đến vụ này, nó sẽ dùng vũ lực và các mối quan hệ để xử anh đó”.
Stastory trấn an Reuben rằng ông sẽ cẩn trọng, chào tạm biệt và bước vào nhà. Ông pha chút cà phê đậm đặc, ngồi vào bàn và bắt đầu xem lại mấy cuốn nhật ký báo. Câu chuyện ông chọn ra để xử lý là vụ ám sát Chủ tịch Hạ viện, Robert Bob Bradley. Và cả ngôi nhà bị nổ xảy ra cùng thời điểm, một sự kiện mà chỉ có mấy thằng đần độn nhất mới nghĩ rằng chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Nhưng có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào giữa vụ ám sát Bradley và sự nhúng tay của nhóm khủng bố nội địa tên “Chống người Mỹ năm 1984” và cái chết dường như vô tội của Jonathan DeHaven cả. Phía FBI đã nhận được thông báo của nhóm này nói rằng Bradley bị giết là bước khởi đầu trong cuộc chiến với chính quyền liên bang. Bọn khủng bố hứa hẹn sẽ có nhiều vụ tấn công hơn, và an ninh ở Washingtơn đã phải được thắt chặt hơn để đề phòng rủi ro.
Khi giở trang nhật ký báo, cái gì đó làm Stastory khó chịu, nhưng ông không kìm nén được. Bradley chỉ làm Chủ tịch Hạ viện trong một thời gian ngắn, sau cuộc cải tổ chính trị mà người Chủ tịch đương nhiệm cùng thủ lĩnh phe đa số bị kết tội mua bán sự ảnh hưởng và che giấu gốc tích của số tiền vận động chính trị. Thông thường, vị trí Chủ tịch Hạ viện sẽ chuyển cho người đứng đầu đảng chiếm đa số ghế, nhưng với việc hai người lãnh đạo cao nhất đều đi tù thì phải sử dụng giải pháp đặc biệt. Và thế là Bob Bradley, vị chủ tịch ủy ban quyền lực với danh tiếng không chút tỳ vết bỏ khá xa nấc thang lãnh đạo ô uế của đảng mình, trở thành con bài chính trị được đưa ra để dẫn dắt nhóm người của ông ta khỏi bụi rậm những sai lầm bẩn thỉu.
Ông ta bắt đầu công việc của mình với lời hứa dọn sạch lại Hạ viện và kết thúc việc bè phái chính trị. Rất nhiều người đã hứa như thế nhưng rất ít người làm được điều đó, ai cũng nghĩ rằng ‘nếu mọi người có thể hứa thì Bradley cũng có thể hứa’.
Stastory giở cuốn nhật ký báo khác và một câu chuyện khác. Câu chuyện này nói về Cornelius Behan, nhắc lại gã đã đến đất nước này không một đồng dính túi và từ hai bàn tay trắng đã xây dựng một khối đoàn kết quốc tế bằng mồ hôi và mưu trí của chính mình. Những nhà thầu vũ khí phòng thủ có tiếng là không coi luân thường đạo lý ra gì. Dùng tiền bịt miệng các dân biểu để được hưởng lợi chính trị là một trong những trò cũ mèm ở Washington, và thế là mấy kẻ sản xuất xe tăng máy bay cũng chơi trò ấy đâu thua gì những người khác.
Stastory đọc xong câu chuyện về Behan, đề cập chi tiết hai vụ kinh doanh thành công lớn gần đây nhất. Một là xây dựng hệ thống tên lửa thế hệ mới cho Lầu Năm Góc và hai là xây một boongke thật lớn cho Quốc hội bên ngoài Washington đề phòng biến động chính trị. Trong khi vài kẻ yếu thế tranh luận rằng điều tốt nhất có thể xảy đến cho đất nước trong trường hợp có biến động chính trị là thủ tiêu cơ quan quyền lực là Quốc hội đi, thì Stastory cho rằng đất nước vẫn cần phải có chính quyền.
Mỗi một hợp đồng như thế trị giá nghìn tỷ đôla, và Behan gom cả hai hợp đồng vào tay mình. Như bài báo giải thích, hắn đã loại bỏ được các đối thủ vào lúc gay go nhất. “Cứ như thể ông ta biết đọc suy nghĩ của người khác” - người phóng viên viết như thế. Stastory không tin có những người đọc được suy nghĩ của người khác; nhưng đã từng là gián điệp khi còn trẻ, ông tin rằng có những bí mật bị đánh cắp.
Stastory dựa người vào ghế và nhấp một ngụm cà phê. Nếu người tiền nhiệm của Bradley đã nằm trong túi quần của Behan và Bradley hứa hẹn giải quyết triệt để tham nhũng, có lẽ đó là cái giá phải trả của một người muốn làm cuộc cách mạng trong Hạ viện. Không gì bảo đảm rằng người kế nhiệm của Bradley sẽ còn hợp tác với những thằng như Behan nhưng những yếu tố dọa dẫm đã lộ ra hết. Chủ tịch Hạ viện mới có dám tiếp bước Bradley đem lại sự trong sạch cho Hạ viện khi lời hứa y chang đã dẫn đến cái chết bất đắc kì tử của người đồng nghiệp? Nhóm khủng bố chỉ là bình phong, màn tung hỏa mù không thể xác thực được vào thời điểm đó.
Stastory bắt đầu nghĩ đến cái chết của Bradley bởi vì ông chỉ thấy mối liên hệ duy nhất giữa kẻ giết Bradley và kẻ giết DeHaven. Đó là Cornelius Behan, gã đã kiếm được hàng tỷ đôla bằng cách buôn bán vô số thứ giết người, dưới danh nghĩa hòa bình.
Có phải người của Behan ở trong chiếc xe tải “Công trình công cộng D.C” hay không? Có khi nào chúng làm cho Mật vụ phải rút lui bằng cách nào đó? Hoặc đó là một cơ quan khác có quan hệ mật thiết với Behan đóng vai trò can thiệp cho gã chăng? Con người đã tranh cãi hàng thập kỷ về việc có tồn tại hay không mối quan hệ công nghiệp - quân sự. Stastory chưa bao giờ tự hỏi về điều này. Ông đã tham gia trong liên minh đó nhiều năm rồi. Nếu như có mối quan hệ như thế ba mươi năm về trước, nó sẽ là một lực lượng có uy lực cần phải được cân nhắc đến. Nó cũng là một lực lượng không ngần ngại thủ tiêu những chướng ngại vật trên đường. Stastory biết được nhờ kinh nghiệm cá nhân. Suy cho cùng thì ông đã từng là một trong những kẻ đi thủ tiêu những người chướng ngại mà.
Ông sẽ nhờ Milton tìm càng nhiều thông tin về Bradley và Behan càng tốt. Milton có thể xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu mà anh ta không được phép lai vãng; tuy nhiên các cơ sở dữ liệu ấy lại là những cái thú vị nhất. Stastory sẽ đến căn nhà cháy trụi của Bradley để coi có thu thập được thêm gì hay không. Rồi ông sẽ quay lại nhà Jonathan DeHaven vì ông muốn quan sát bằng kính viễn vọng một lần nữa, không phải vì háo hức muốn được xem màn kích dục mới của Behan. Không, có một điều gì đó rõ ràng là ông hoàn toàn bỏ sót.
Một cơn gió lạnh lùa đến, ông đứng dậy đốt lò sưởi. Rồi ông dừng lại và chà xát da thịt mình. Ông thấy lạnh, rất lạnh. Người phụ nữ đó đã nói cái quái gì nhỉ? Ông đấu tranh tư tưởng để gắng nhớ chính xác từng chữ. “Thân nhiệt của anh đang tăng trở lại”. Đúng rồi, đó là lời cô y tá chăm sóc Caleb đã nói. Ông thấy câu nói ấy kì kì bởi vì trong bệnh viện người ta thường nghe rằng anh đang hồi phục vì thân nhiệt của anhhạ xuốngbình thường rồi. Nhưng cô y tá nói thân nhiệt anh ta gần nhưtăng lênmức bình thường rồi, ông chắn chắn mình nghe không sai chữ nào.
Stastory bỗng thấy phấn khích lạ thường. Cuối cùng thì cũng đã có manh mối. Ông chộp lấy di động để gọi cho mọi người nhưng rồi bất chợt nhìn ra cửa sổ. Từ đây ông có thể thấy dãy đèn đường chiếu sáng con đường bên ngoài khu nghĩa trang. Một chiếc xe tải “Công trình công cộng D.C” đang đậu ở đó. Ông thấy nó rất rõ dưới ánh đèn đường.
Ngay lập tức Stastory tránh ra khỏi cửa sổ. Ông gọi cho Reuben nhưng không kết nối được. Nhìn vào điện thoại, ông chẳng thấy cột sóng đâu nữa, dù khu vực này sóng điện thoại rất mạnh. Ông liếc nhìn ra ngoài cửa sổ.Đài từ làm nhiễu sóng. Ông thử dùng điện thoại bàn. Nó im như chết.
Ông cầm áo khoác chạy ra cửa sau. Ông sẽ nhảy qua bờ rào và chạy ra mấy con đường ở khu Georgetown đến một căn nhà bỏ hoang mà ông thường sử dụng làm nơi trú ngụ an toàn. Ông cẩn trọng mở cửa và bước ra, bờ rào ở đằng kia.
Viên đạn bắn vào ngực làm ông ngừng lại và khụy gối. Đã từng rơi vào trạng thái bất tỉnh nhân sự, Stastory vẫn có thể ngước nhìn người đàn ông đứng ở đó, mặc chiếc áo khoác trùm đầu màu đen, cầm súng bằng hai tay. Stastory cảm thấy hắn mỉm cười mặc dù nạn nhân của hắn ngã gục xuống nền đất cứng và bất động.
Seagraves đã so với dấu vân tay lưu trữ trong kho dữ liệu chung của CIA, nhưng chẳng tìm thấy gì. Sử dụng mật mã ăn cắp được từ một đồng nghiệp, hắn cố gắng kiểm tra trong phần dữ liệu tối mật. Truy nhập được rồi, hắn đặt vân tay Stastory vào phễu. Một phút sau, dẫn đến thư mục con mang số hiệu 666, cái thư mục mà hắn chắc chắn biết rõ mặc dù phần tìm kiếm với dấu vân tay của Stastory cho kết quả “Không truy cập được”. Seagraves quá quen thuộc với thư mục con ‘666’ bởi vì đó là nơi dấu vân tay của chính mình đang được lưu giữ, hay ít nhất là cái ‘nhân thân’ mà hắn đã từng mang. Hắn thường cười cái mã số ‘666’, nghĩ rằng việc gắn mã như thế khá xấc xược, mà thực sự là thế.
Seagraves hài lòng với kết quả tìm thấy và rồi trầm tư. Stastory đã làm việc cho CIA, đối với tuổi tác như thế, thì có lẽ lâu lắm rồi. Ông ta có lẽ đã từng là người chuyên đi thủ tiêu người vì nhóm 666 chưa bao giờ dành cho mấy người làm công tác văn phòng trong CIA cả. Lúc này thì Seagreaves vẫn chưa biết nên hiểu điều mới khám phá này như thế nào cho đúng. Hắn biết rằng người bạn thủ thư của Stastory được ủy quyền bán bộ sưu tập sách của DeHaven. Xui rủi là vụ đuổi theo Stastory của mấy đứa nhân viên đã làm Stastory nghi hoặc. Và một người ‘666’ được sinh ra với tính đa nghi cố hữu; đó là một trong những phẩm chất phải có để làm công việc của ông ta.
Mình có nên giết hắn không? Hay khử hắn làm mọi chuyện phức tạp hơn?Seagraves cuối cùng cũng quyết định bỏ cái bước giết người ấy đi. Hắn sẽ luôn chọn giết người sau khi xong việc của mình.Mẹ kiếp, tao sẽ tự tay giết mày. Từ thằng ‘666’ này đến thằng ‘666’ khác. Thằng trẻ đấu với thằng già, và trẻ luôn thắng trận. Mày phải sống Oliver Stastory ạ. Ngay lúc này.
Nhưng hắn phải làm gì đó để phủ đầu ông già đó. Không thời điểm nào tốt hơn lúc này.
Hai ngày sau chuyến viếng thăm nhà DeHaven, Stastory và Reuben lái chiếc mô-tô đến một tiệm sách quý ở khu chợ cũ Alexandria. Tên tiệm sách đặt bằng tiếng La-tinh, có nghĩa là “Sách Bốn Câu”. Caleb có cổ phần trong tiệm sách này - trước đây nó có tên “Sách của ông Doug” cho đến khi Caleb nảy ra ý tưởng nâng tầm ảnh hưởng của hiệu sách lên hoàn toàn. Stastory đến đây không phải vì ông muốn ngắm nhìn những cuốn sách cũ. Ông đã gửi vài vật dụng ở tiệm sách và giờ đây muốn lấy về sử dụng.
Chủ cửa tiệm, người tên Doug được đề cập ở trên, người được gọi trang trọng hơn với tên “Douglas”, cho phép Stastory tự do ra vào chỗ trú ẩn của ông ấy. Có chuyện này là vì Douglas rất sợ Oliver Stastory - người được Caleb mô tả (với sự “đạo diễn” của Stastory) là một tên mắc bệnh cuồng sát đi lại tự do chỉ nhờ kỹ thuật giết người.
Căn phòng bí mật của Stastory nằm dưới tầng hầm sau một bức tường giả, mở ra bằng cách kéo sợi dây giăng ngang lò sưởi liền kề. Một cái hốc trước đây dành cho một cha xứ trong tòa nhà cổ như thế này, giờ chứa rất nhiều vật dụng ông sử dụng trong cuộc đời cũ của mình, cộng với bộ sưu tập các bài báo cắt từ báo giấy và tạp chí.
Với sự giúp đỡ của Reuben, ông tìm ra vài cuốn nhật ký báo và đem về. Reuben thả ông xuống căn nhà ở nghĩa trang.
“Cẩn thận nhé Oliver”, Reuben nhắc nhở. “Nếu thằng Behan nhỏ thó có liên quan đến vụ này, nó sẽ dùng vũ lực và các mối quan hệ để xử anh đó”.
Stastory trấn an Reuben rằng ông sẽ cẩn trọng, chào tạm biệt và bước vào nhà. Ông pha chút cà phê đậm đặc, ngồi vào bàn và bắt đầu xem lại mấy cuốn nhật ký báo. Câu chuyện ông chọn ra để xử lý là vụ ám sát Chủ tịch Hạ viện, Robert Bob Bradley. Và cả ngôi nhà bị nổ xảy ra cùng thời điểm, một sự kiện mà chỉ có mấy thằng đần độn nhất mới nghĩ rằng chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Nhưng có vẻ như chẳng có mối liên hệ nào giữa vụ ám sát Bradley và sự nhúng tay của nhóm khủng bố nội địa tên “Chống người Mỹ năm 1984” và cái chết dường như vô tội của Jonathan DeHaven cả. Phía FBI đã nhận được thông báo của nhóm này nói rằng Bradley bị giết là bước khởi đầu trong cuộc chiến với chính quyền liên bang. Bọn khủng bố hứa hẹn sẽ có nhiều vụ tấn công hơn, và an ninh ở Washingtơn đã phải được thắt chặt hơn để đề phòng rủi ro.
Khi giở trang nhật ký báo, cái gì đó làm Stastory khó chịu, nhưng ông không kìm nén được. Bradley chỉ làm Chủ tịch Hạ viện trong một thời gian ngắn, sau cuộc cải tổ chính trị mà người Chủ tịch đương nhiệm cùng thủ lĩnh phe đa số bị kết tội mua bán sự ảnh hưởng và che giấu gốc tích của số tiền vận động chính trị. Thông thường, vị trí Chủ tịch Hạ viện sẽ chuyển cho người đứng đầu đảng chiếm đa số ghế, nhưng với việc hai người lãnh đạo cao nhất đều đi tù thì phải sử dụng giải pháp đặc biệt. Và thế là Bob Bradley, vị chủ tịch ủy ban quyền lực với danh tiếng không chút tỳ vết bỏ khá xa nấc thang lãnh đạo ô uế của đảng mình, trở thành con bài chính trị được đưa ra để dẫn dắt nhóm người của ông ta khỏi bụi rậm những sai lầm bẩn thỉu.
Ông ta bắt đầu công việc của mình với lời hứa dọn sạch lại Hạ viện và kết thúc việc bè phái chính trị. Rất nhiều người đã hứa như thế nhưng rất ít người làm được điều đó, ai cũng nghĩ rằng ‘nếu mọi người có thể hứa thì Bradley cũng có thể hứa’.
Stastory giở cuốn nhật ký báo khác và một câu chuyện khác. Câu chuyện này nói về Cornelius Behan, nhắc lại gã đã đến đất nước này không một đồng dính túi và từ hai bàn tay trắng đã xây dựng một khối đoàn kết quốc tế bằng mồ hôi và mưu trí của chính mình. Những nhà thầu vũ khí phòng thủ có tiếng là không coi luân thường đạo lý ra gì. Dùng tiền bịt miệng các dân biểu để được hưởng lợi chính trị là một trong những trò cũ mèm ở Washington, và thế là mấy kẻ sản xuất xe tăng máy bay cũng chơi trò ấy đâu thua gì những người khác.
Stastory đọc xong câu chuyện về Behan, đề cập chi tiết hai vụ kinh doanh thành công lớn gần đây nhất. Một là xây dựng hệ thống tên lửa thế hệ mới cho Lầu Năm Góc và hai là xây một boongke thật lớn cho Quốc hội bên ngoài Washington đề phòng biến động chính trị. Trong khi vài kẻ yếu thế tranh luận rằng điều tốt nhất có thể xảy đến cho đất nước trong trường hợp có biến động chính trị là thủ tiêu cơ quan quyền lực là Quốc hội đi, thì Stastory cho rằng đất nước vẫn cần phải có chính quyền.
Mỗi một hợp đồng như thế trị giá nghìn tỷ đôla, và Behan gom cả hai hợp đồng vào tay mình. Như bài báo giải thích, hắn đã loại bỏ được các đối thủ vào lúc gay go nhất. “Cứ như thể ông ta biết đọc suy nghĩ của người khác” - người phóng viên viết như thế. Stastory không tin có những người đọc được suy nghĩ của người khác; nhưng đã từng là gián điệp khi còn trẻ, ông tin rằng có những bí mật bị đánh cắp.
Stastory dựa người vào ghế và nhấp một ngụm cà phê. Nếu người tiền nhiệm của Bradley đã nằm trong túi quần của Behan và Bradley hứa hẹn giải quyết triệt để tham nhũng, có lẽ đó là cái giá phải trả của một người muốn làm cuộc cách mạng trong Hạ viện. Không gì bảo đảm rằng người kế nhiệm của Bradley sẽ còn hợp tác với những thằng như Behan nhưng những yếu tố dọa dẫm đã lộ ra hết. Chủ tịch Hạ viện mới có dám tiếp bước Bradley đem lại sự trong sạch cho Hạ viện khi lời hứa y chang đã dẫn đến cái chết bất đắc kì tử của người đồng nghiệp? Nhóm khủng bố chỉ là bình phong, màn tung hỏa mù không thể xác thực được vào thời điểm đó.
Stastory bắt đầu nghĩ đến cái chết của Bradley bởi vì ông chỉ thấy mối liên hệ duy nhất giữa kẻ giết Bradley và kẻ giết DeHaven. Đó là Cornelius Behan, gã đã kiếm được hàng tỷ đôla bằng cách buôn bán vô số thứ giết người, dưới danh nghĩa hòa bình.
Có phải người của Behan ở trong chiếc xe tải “Công trình công cộng D.C” hay không? Có khi nào chúng làm cho Mật vụ phải rút lui bằng cách nào đó? Hoặc đó là một cơ quan khác có quan hệ mật thiết với Behan đóng vai trò can thiệp cho gã chăng? Con người đã tranh cãi hàng thập kỷ về việc có tồn tại hay không mối quan hệ công nghiệp - quân sự. Stastory chưa bao giờ tự hỏi về điều này. Ông đã tham gia trong liên minh đó nhiều năm rồi. Nếu như có mối quan hệ như thế ba mươi năm về trước, nó sẽ là một lực lượng có uy lực cần phải được cân nhắc đến. Nó cũng là một lực lượng không ngần ngại thủ tiêu những chướng ngại vật trên đường. Stastory biết được nhờ kinh nghiệm cá nhân. Suy cho cùng thì ông đã từng là một trong những kẻ đi thủ tiêu những người chướng ngại mà.
Ông sẽ nhờ Milton tìm càng nhiều thông tin về Bradley và Behan càng tốt. Milton có thể xâm nhập vào các cơ sở dữ liệu mà anh ta không được phép lai vãng; tuy nhiên các cơ sở dữ liệu ấy lại là những cái thú vị nhất. Stastory sẽ đến căn nhà cháy trụi của Bradley để coi có thu thập được thêm gì hay không. Rồi ông sẽ quay lại nhà Jonathan DeHaven vì ông muốn quan sát bằng kính viễn vọng một lần nữa, không phải vì háo hức muốn được xem màn kích dục mới của Behan. Không, có một điều gì đó rõ ràng là ông hoàn toàn bỏ sót.
Một cơn gió lạnh lùa đến, ông đứng dậy đốt lò sưởi. Rồi ông dừng lại và chà xát da thịt mình. Ông thấy lạnh, rất lạnh. Người phụ nữ đó đã nói cái quái gì nhỉ? Ông đấu tranh tư tưởng để gắng nhớ chính xác từng chữ. “Thân nhiệt của anh đang tăng trở lại”. Đúng rồi, đó là lời cô y tá chăm sóc Caleb đã nói. Ông thấy câu nói ấy kì kì bởi vì trong bệnh viện người ta thường nghe rằng anh đang hồi phục vì thân nhiệt của anhhạ xuốngbình thường rồi. Nhưng cô y tá nói thân nhiệt anh ta gần nhưtăng lênmức bình thường rồi, ông chắn chắn mình nghe không sai chữ nào.
Stastory bỗng thấy phấn khích lạ thường. Cuối cùng thì cũng đã có manh mối. Ông chộp lấy di động để gọi cho mọi người nhưng rồi bất chợt nhìn ra cửa sổ. Từ đây ông có thể thấy dãy đèn đường chiếu sáng con đường bên ngoài khu nghĩa trang. Một chiếc xe tải “Công trình công cộng D.C” đang đậu ở đó. Ông thấy nó rất rõ dưới ánh đèn đường.
Ngay lập tức Stastory tránh ra khỏi cửa sổ. Ông gọi cho Reuben nhưng không kết nối được. Nhìn vào điện thoại, ông chẳng thấy cột sóng đâu nữa, dù khu vực này sóng điện thoại rất mạnh. Ông liếc nhìn ra ngoài cửa sổ.Đài từ làm nhiễu sóng. Ông thử dùng điện thoại bàn. Nó im như chết.
Ông cầm áo khoác chạy ra cửa sau. Ông sẽ nhảy qua bờ rào và chạy ra mấy con đường ở khu Georgetown đến một căn nhà bỏ hoang mà ông thường sử dụng làm nơi trú ngụ an toàn. Ông cẩn trọng mở cửa và bước ra, bờ rào ở đằng kia.
Viên đạn bắn vào ngực làm ông ngừng lại và khụy gối. Đã từng rơi vào trạng thái bất tỉnh nhân sự, Stastory vẫn có thể ngước nhìn người đàn ông đứng ở đó, mặc chiếc áo khoác trùm đầu màu đen, cầm súng bằng hai tay. Stastory cảm thấy hắn mỉm cười mặc dù nạn nhân của hắn ngã gục xuống nền đất cứng và bất động.