Chương : 44
Bức tranh cuộc sống được tái hiện trong mỗi chúng ta qua lăng kính chủ quan của từng người. Một số người cho rằng để có hôn nhân hạnh phúc, chúng ta cần tìm kiếm sự đồng cảm từ những người có cùng quan điểm sống. Nhưng thực tế không hẳn vậy, hôn nhân hạnh phúc không phụ thuộc vào sự đồng nhất hay khác biệt về thế giới quan. Vai trò cốt yếu ở đây chính là sự tôn trọng quan điểm sống của nhau - góp phần rất lớn trong việc xây dựng và phát triển một mối quan hệ hạnh phúc dài lâu. Nói cách khác, đừng tìm cách thay đổi người bạn đời của mình mà hãy học cách chấp nhận họ, vì tình yêu của mình.
Những người sắp kết hôn thường nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè và người thân. Nhưng lại ít có ai nói cho họ biết rằng khả năng chia sẻ và tôn trọng tính cách khác biệt của người bạn đời là một yếu tố quan trọng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trả lời câu hỏi của các nhà tâm lý về điều này, Mary nói: "Phải mất một thời gian dài tôi mới hiểu ra rằng giữa chúng tôi không cần phải nhất trí về mọi thứ". Trước đây, Mary từng cảm thấy rất khó chịu khi cô không thể thuyết phục chồng mình đồng ý về một điều hệ trọng đối với cô. Nhưng sau 20 năm chung sống, cô hài lòng với sự tôn trọng quan điểm lẫn nhau của hai vợ chồng: "Không chỉ tránh hao tâm tổn sức mà chúng tôi còn tạo được một mối quan hệ yên ấm hơn khi không ai trong chúng tôi phải cố gắng để thay đổi người kia. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là: Ai là người giống mình tuyệt đối? Ai hoàn toàn nhất trí với mọi điều mình nghĩ? Chính tôi. Chỉ có tôi mà thôi. Nhưng tôi không thể kết hôn với chính mình. Vậy nên, chúng ta cần phải chấp nhận sự khác biệt và khả năng tương hợp của người bạn đời để tìm ra giải pháp chung".
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cặp vợ chồng có quan điểm tương đồng về cách sống, cách nhìn nhận cuộc sống lại không hề có cái nhìn lạc quan hơn về mối quan hệ của mình so với những cặp có ít điểm chung. Hay nói một cách đơn giản, dễ hiểu, nếu hai người có cùng sở thích, cùng quan điểm thì ít có cơ hội để thảo luận, và cuộc sống có khả năng sẽ tẻ nhạt hơn.
Những người sắp kết hôn thường nhận được rất nhiều lời khuyên từ bạn bè và người thân. Nhưng lại ít có ai nói cho họ biết rằng khả năng chia sẻ và tôn trọng tính cách khác biệt của người bạn đời là một yếu tố quan trọng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trả lời câu hỏi của các nhà tâm lý về điều này, Mary nói: "Phải mất một thời gian dài tôi mới hiểu ra rằng giữa chúng tôi không cần phải nhất trí về mọi thứ". Trước đây, Mary từng cảm thấy rất khó chịu khi cô không thể thuyết phục chồng mình đồng ý về một điều hệ trọng đối với cô. Nhưng sau 20 năm chung sống, cô hài lòng với sự tôn trọng quan điểm lẫn nhau của hai vợ chồng: "Không chỉ tránh hao tâm tổn sức mà chúng tôi còn tạo được một mối quan hệ yên ấm hơn khi không ai trong chúng tôi phải cố gắng để thay đổi người kia. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là: Ai là người giống mình tuyệt đối? Ai hoàn toàn nhất trí với mọi điều mình nghĩ? Chính tôi. Chỉ có tôi mà thôi. Nhưng tôi không thể kết hôn với chính mình. Vậy nên, chúng ta cần phải chấp nhận sự khác biệt và khả năng tương hợp của người bạn đời để tìm ra giải pháp chung".
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những cặp vợ chồng có quan điểm tương đồng về cách sống, cách nhìn nhận cuộc sống lại không hề có cái nhìn lạc quan hơn về mối quan hệ của mình so với những cặp có ít điểm chung. Hay nói một cách đơn giản, dễ hiểu, nếu hai người có cùng sở thích, cùng quan điểm thì ít có cơ hội để thảo luận, và cuộc sống có khả năng sẽ tẻ nhạt hơn.