Chương : 42
Bất đồng quan điểm là một phần không thể thiếu trong bất cứ mối quan hệ nào, vì mỗi chúng ta không được sinh ra theo một khuôn mẫu để có thể giống nhau từ ngoại hình đến suy nghĩ. Mỗi người là một cá thể, có chính kiến, có suy nghĩ cũng như mong muốn riêng biệt; vì vậy, những cuộc tranh luận là điều đương nhiên. Trong gia đình cũng vậy, chắc bạn cũng từng có những cuộc "khẩu chiến" nảy lửa với người bạn đời của mình. Có khi nào bạn tự hỏi: Bạn muốn chiến thắng để chứng minh rằng mình đúng, hay bạn thật lòng muốn tìm ra một giải pháp chung? Sẽ tích cực hơn khi bạn từ bỏ ý nghĩ hơn thua và hướng đến cơ hội cùng nhau giải quyết vấn đề trong không khí hòa hợp.
Hãy nhớ một điều rất quan trọng trong các cuộc tranh cãi giữa vợ chồng: không hề có kẻ thắng người thua, chỉ có cả hai cùng thua hoặc cùng thắng.
Theo Corman McCarthy, người chuyên dạy về các kỹ năng giải quyết xung đột ở trẻ em, người lớn và cảnh những cặp vợ chồng thì: "Đầu tiên, hãy xác định tình hình một cách khách quan, xem nguyên nhân xảy ra tình huống bắt nguồn từ đâu để từ đó đề ra hướng cải thiện. Đây là bước tuy đơn giản nhưng mang tính quyết định vì không thể giải quyết được mâu thuẫn nếu chúng ta không biết chính xác mâu thuẫn đó là gì".
Bước tiếp theo, McCarthy nói: "Cần nhận thức rõ rằng cả hai cùng chống lại rắc rối chứ không phải chống lại nhau. Hầu hết mọi người - kể cả trong các xung đột mang tính quốc gia - đều sa vào cuộc chiến vô nghĩa khi cố chứng minh đúng-sai, tốt-xấu. Điều này không có ý nghĩa gì cả, chỉ khiến chúng ta bị tổn thương. Đừng tập trung vào đối phương, hãy tập trung vào vấn đề đang cản trở hai người. Nhờ vậy, bạn mới có thể đem lại một không khí hợp tác thay vì thái độ hơn thua".
Ông tiếp tục: "Cuối cùng, hãy bắt đầu với những gì có thể làm được, khôi phục lại sự bình yên theo quy luật tất yếu của nó. Một vết xước nhỏ cũng có thể gây nên tổn thương trong quan hệ hôn nhân, nếu bạn thờ ơ, nó sẽ lớn dần theo thời gian và gây hậu quả khó lường".
Gandhi đã từng nói: "Đừng bắt đối thủ phải quỳ gối, hãy giải thích cho họ hiểu". Hai vợ chồng cần xác định rõ giải quyết mâu thuẫn trong gia đình không phải là chuyện thắng-thua hay đúng-sai mà mục đích cuối cùng và cao nhất là giúp cho mối bất hòa nhanh chóng qua đi để cả hai càng hiểu nhau và yêu nhau hơn.
Hãy nhớ một điều rất quan trọng trong các cuộc tranh cãi giữa vợ chồng: không hề có kẻ thắng người thua, chỉ có cả hai cùng thua hoặc cùng thắng.
Theo Corman McCarthy, người chuyên dạy về các kỹ năng giải quyết xung đột ở trẻ em, người lớn và cảnh những cặp vợ chồng thì: "Đầu tiên, hãy xác định tình hình một cách khách quan, xem nguyên nhân xảy ra tình huống bắt nguồn từ đâu để từ đó đề ra hướng cải thiện. Đây là bước tuy đơn giản nhưng mang tính quyết định vì không thể giải quyết được mâu thuẫn nếu chúng ta không biết chính xác mâu thuẫn đó là gì".
Bước tiếp theo, McCarthy nói: "Cần nhận thức rõ rằng cả hai cùng chống lại rắc rối chứ không phải chống lại nhau. Hầu hết mọi người - kể cả trong các xung đột mang tính quốc gia - đều sa vào cuộc chiến vô nghĩa khi cố chứng minh đúng-sai, tốt-xấu. Điều này không có ý nghĩa gì cả, chỉ khiến chúng ta bị tổn thương. Đừng tập trung vào đối phương, hãy tập trung vào vấn đề đang cản trở hai người. Nhờ vậy, bạn mới có thể đem lại một không khí hợp tác thay vì thái độ hơn thua".
Ông tiếp tục: "Cuối cùng, hãy bắt đầu với những gì có thể làm được, khôi phục lại sự bình yên theo quy luật tất yếu của nó. Một vết xước nhỏ cũng có thể gây nên tổn thương trong quan hệ hôn nhân, nếu bạn thờ ơ, nó sẽ lớn dần theo thời gian và gây hậu quả khó lường".
Gandhi đã từng nói: "Đừng bắt đối thủ phải quỳ gối, hãy giải thích cho họ hiểu". Hai vợ chồng cần xác định rõ giải quyết mâu thuẫn trong gia đình không phải là chuyện thắng-thua hay đúng-sai mà mục đích cuối cùng và cao nhất là giúp cho mối bất hòa nhanh chóng qua đi để cả hai càng hiểu nhau và yêu nhau hơn.