Chương : 39
Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống nhưng không phải là mục đích cuối cùng của đời người. Hãy để đồng tiền mang ý nghĩa như là một phương tiện giúp củng cố và làm phong phú niềm vui trong cuộc sống của bạn, đừng để nó điều khiển con người của bạn cũng như trở thành điều kiện để lựa chọn người bạn đời. Nếu không, đồng tiền sẽ làm mối quan hệ tình cảm của bạn trở nên tù túng, phụ thuộc và bạn dễ cảm thấy thất vọng ngay cả khi có tiền. Vì thế, hãy đặt đồng tiền vào đúng vị trí của nó, sau những điều thật sự có ý nghĩa đối với bạn.
Steve Rhode, nhân viên của chương trình tư vấn tài chính Myvesta tại Maryland nhận xét: "Một người bình thường luôn có xu hướng lạm dụng tiền bạc".
Rhode thường tư vấn cho mọi người cách sử dụng tiền hiệu quả, đồng thời thực hiện một số chương trình nói về cuộc sống và các kỹ năng trong mối quan hệ hôn nhân. Vì theo ông, những vấn đề đó gần như gắn liền với cách sử dụng tiền bạc.
Rhode nói: "Lạm dụng tiền bạc là sự bất lực trong việc kiểm soát mức độ tiêu xài của bản thân. Đó là thói quen tiêu xài liên tục, thường mang tính vô thức. Trong xã hội, chúng ta có thể nhận ra những người nghiện rượu, nghiện ma túy và nghiện ăn uống cũng như biết rằng họ cần được giúp đỡ để khắc phục những vấn đề đó. Thế còn những người lạm dụng tiền bạc thì sao?".
Theo khuyến cáo của Rhode, nguyên nhân có thể do chúng ta thường phớt lờ sự việc hoặc nghĩ việc lạm dụng tiền bạc chỉ là hậu quả của sự nhẹ dạ thay vì coi đó là một vấn đề cần nhìn nhận nghiêm túc. Nhiều người cho rằng không thể kiểm soát được tiền bạc là chuyện bình thường, có người còn che giấu thói quen tiêu xài của mình. Nhưng chính suy nghĩ sai lầm đó đã khiến cuộc sống của họ luôn bấp bênh và không tìm được sự bình yên trong tâm trí để chế ngự các vấn đề tiêu cực nảy sinh từ tiền bạc.
Rhode kết luận: "Tiền bạc chỉ mang ý nghĩa như một biện pháp bề nổi mà không thể hiện được chiều sâu của vấn đề bên trong. Sai lầm lớn nhất của chúng ta là luôn cố trám những hố sâu trong cuộc sống bằng cách sử dụng đồng tiền".
Hơn một nửa các cặp vợ chồng xung đột vì nguyên nhân tài chính. Điều đáng nói là vấn đề này nảy sinh với tất cả mọi người, bất kể mức độ thu nhập thế nào. Đừng để những tờ giấy bạc vô cảm làm rạn nứt tình yêu của bạn, đừng nhìn vào dữ liệu về thu nhập để dự đoán sức sống của một cuộc hôn nhân, cũng như đừng nghĩ rằng có thể cân đo hạnh phúc bằng giá trị vật chất.
Steve Rhode, nhân viên của chương trình tư vấn tài chính Myvesta tại Maryland nhận xét: "Một người bình thường luôn có xu hướng lạm dụng tiền bạc".
Rhode thường tư vấn cho mọi người cách sử dụng tiền hiệu quả, đồng thời thực hiện một số chương trình nói về cuộc sống và các kỹ năng trong mối quan hệ hôn nhân. Vì theo ông, những vấn đề đó gần như gắn liền với cách sử dụng tiền bạc.
Rhode nói: "Lạm dụng tiền bạc là sự bất lực trong việc kiểm soát mức độ tiêu xài của bản thân. Đó là thói quen tiêu xài liên tục, thường mang tính vô thức. Trong xã hội, chúng ta có thể nhận ra những người nghiện rượu, nghiện ma túy và nghiện ăn uống cũng như biết rằng họ cần được giúp đỡ để khắc phục những vấn đề đó. Thế còn những người lạm dụng tiền bạc thì sao?".
Theo khuyến cáo của Rhode, nguyên nhân có thể do chúng ta thường phớt lờ sự việc hoặc nghĩ việc lạm dụng tiền bạc chỉ là hậu quả của sự nhẹ dạ thay vì coi đó là một vấn đề cần nhìn nhận nghiêm túc. Nhiều người cho rằng không thể kiểm soát được tiền bạc là chuyện bình thường, có người còn che giấu thói quen tiêu xài của mình. Nhưng chính suy nghĩ sai lầm đó đã khiến cuộc sống của họ luôn bấp bênh và không tìm được sự bình yên trong tâm trí để chế ngự các vấn đề tiêu cực nảy sinh từ tiền bạc.
Rhode kết luận: "Tiền bạc chỉ mang ý nghĩa như một biện pháp bề nổi mà không thể hiện được chiều sâu của vấn đề bên trong. Sai lầm lớn nhất của chúng ta là luôn cố trám những hố sâu trong cuộc sống bằng cách sử dụng đồng tiền".
Hơn một nửa các cặp vợ chồng xung đột vì nguyên nhân tài chính. Điều đáng nói là vấn đề này nảy sinh với tất cả mọi người, bất kể mức độ thu nhập thế nào. Đừng để những tờ giấy bạc vô cảm làm rạn nứt tình yêu của bạn, đừng nhìn vào dữ liệu về thu nhập để dự đoán sức sống của một cuộc hôn nhân, cũng như đừng nghĩ rằng có thể cân đo hạnh phúc bằng giá trị vật chất.