Chương 27
Sau khi trải qua kỳ thi học kỳ 1, ngay tiết chào cờ đầu tuần sau. Thầy Sang đứng trên bục sân khấu, cau mày nhìn đám học trò áo trắng ngồi ở dưới sân trường, giọng to dõng dạc, kiểm điểm chỉnh đốn học sinh toàn trường.
“Mặc dù đã phổ biến cho các bạn học sinh không được phép tự ý vào phòng phát thanh, nhưng vẫn có một bạn học sinh bỏ ngoài tai những lời tôi nói. Cụ thể như sau, tối thứ năm tuần vừa qua, có một bạn tự ý vào phòng phát thanh, sử dụng bộ đài loa để hát trước toàn trường…”
Giọng thầy Sang nghiêm nghị, răn đe toàn học sinh dưới sân trường. Thông qua bài phát biểu, đám học sinh mơ hồ đoán được nhà trường vẫn chưa tìm ra được danh tính. Bởi lẽ, bạn học sinh này lẻn vào phòng phát thanh vào lúc bác bảo vệ ra ngoài mua thức ăn. Tuy nhiên, thay vì trách cứ bạn học sinh giống như nhà trường, mọi người đều thầm mắng mỏ người nào đó mách lẻo với ban giám hiệu.
"Chỉ là hát trong trường thôi mà. Ai lại đi mách giáo viên chứ?”
"Chẳng hiểu nỗi. Chắc là kiểu đừng làm phiền tao học bài.”
Đương nhiên, chuyện này bọn họ nói cho qua chuyện, không nhắc đi nhắc lại vì chẳng ai muốn bản thân bị liên lụy cả.
Cảnh Duy bỏ ngoài tai những lời bàn tán sau lưng. Cậu ngồi trong thư viện giải đề Toán như là với niềm yêu thích say mê những con số trên tờ đề. Ngày nào cũng vậy, ngoại trừ những lúc cậu đi học trên lớp và đi làm thêm thì phần đa thời gian còn lại, giờ ra chơi, tan học buổi trưa, cậu đều cắm cọc trong thư viện.
Mọi người bảo cậu ấy là một tên mọt sách cũng không sai.
Cũng bởi vì lý do như vậy, các môn tự nhiên đều đạt điểm cao, cụ thể như sau môn Toán được 10.0 tròn trĩnh, Lý 9.9 Hóa 9.8 và Tiếng Anh 9.5. Cô nàng mà cậu thích thầm cũng chẳng hề kém cạnh khi Toán được 9.9, Lý 9.7 và Tiếng Anh 9.9.
"Oa, tao vừa tính xong điểm trung bình môn học kỳ 1 rồi. Tết năm nay, ấm rồi bà con ơi.” Oanh ôm bá cổ Hiên, cười rạng rỡ.
"Vậy giao thừa đi chơi đi.”
"Ê! Tao cũng muốn đi.”
"Ừm, tao rủ hai bàn tụi mình đi mà.” Hiên hơi dừng lại, liếc mắt nhìn Duy.
"Duy ơi! Cậu đi không?”
"Ba bọn mày đi đi, tao không đi được, nhà có việc rồi.”
"Tiếc vậy. Thế tao rủ Mạnh Tường đi chung nhé!”
"Thôi, tao có nói chuyện với Tường được câu nào đâu. Đi chung ngại lắm!” Oanh lắc đầu.
Cuối cùng, cuộc hẹn được hủy bỏ vài ngày sau đó.
(...)
Tết Dương Lịch 2016 rơi vào thứ sáu, cộng với hai ngày cuối tuần nên tổng ngày nghỉ là 3 ngày. Vào ngày nghỉ đầu tiên, Quân dẫn một đám nhóc cùng lớp vào nhà, khi nhìn thấy Vĩnh Hiên đang ngồi trong phòng khách đan len, bọn nhóc nén cơn ồ lên, lễ phép chào cô.
"Em chào chị ạ!”
“Ừm, chào mấy đứa. Chúc mấy đứa năm mới vui vẻ nhé!”
"Vâng ạ.”
Vừa dứt lời, mấy cô cậu nhóc quay sang nhìn Quân, nhướng mày hỏi.
"Ơ? Tao thấy chị mày xinh như búp bê vậy, mà sao mày lại bảo chị mày xấu như ma. Mắt mày bị làm sao ý.”
"Đúng rồi, tớ cũng thấy mắt Quân bị làm sao á. Rõ ràng chị xinh xắn và hiền như tiên vậy.”
Quân cau mày, bĩu môi nhìn đám bạn của cậu, sau đó nói.
"Tao nghĩ bọn mày nên đi khám mắt đi. Nhìn kiểu gì mà lại thấy chị tao xinh và hiền chứ.”
Nhóm cô cậu học trò còn tranh cãi về vấn đề này, nhìn thấy ông Long bước ra từ phòng trà, vội im bặt lại lí nhí lễ phép chào ông. Mặc dù ông Long là một người đàn ông của gia đình, yêu thương vợ và con cái nhưng nhìn gương mặt chữ điền nghiêm nghị, khí chất áp bức, lấn át người đối diện làm những đứa trẻ sợ hãi, mặt mày xanh như tàu lá chuối.
Ông Long nheo mắt nhìn từ trên xuống, gật đầu một cái rồi khoác chiếc áo vest vắt trên cánh tay lên người.
"Ừ. Chào các cháu.”
"Mang bánh trái lên tiếp đãi bạn bè chứ đi tay không như thế à?” Ông liếc mắt nhìn Quân, giọng bình bình.
"Dạ, bọn cháu cảm ơn chú nhưng mà bây giờ bọn cháu không đói lắm ạ. Chúng cháu xin phép về phòng bạn Quân.”
Nói rồi, đám trẻ kéo nhau lên cầu thang, bộ dạng hệt như bị ai rượt.
(...)
Buổi trưa.
Bà Nhàn loay hoay trong căn bếp cũ kỹ chuẩn bị làm đồ ăn trưa, định sẽ làm ba món mặn, một món canh và một món rau luộc chấm nước mắm. Dự tính thời gian chuẩn bị và làm món ăn lên đến bốn mươi phút, bà cất giọng nói với Duy đang ở bên ngoài.
"Duy, con chạy ra trạm xe đón bà nội về nhà đi.”
Cảnh Duy bận rộn sửa lại dây xích và bơm lốp xe đạp cà tàn. Nhớt từ xe đạp dây ra hai lòng bàn tay và kẽ tay, làm cho đôi bàn tay đen xì như than. Khi chuyên tâm vào làm một việc gì đó, cậu sẽ không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Mẹ cậu gọi đến lần thứ ba không nghe thấy tiếng cậu đáp lời, bèn cầm chảo bước ra ngoài nói lớn.
"Vâng, đợi con một tí. Con gần sửa xong xe của mẹ rồi.”
"Để đó đi, vào rửa tay rồi ra trạm đón bà chứ trưa nắng thế này lại để bà đứng đợi thì không hay lắm.”
"Vâng.”
Đường xá vào lúc 11 giờ là thời gian cao điểm, đặc biệt là khi hôm nay là ngày lễ. Chiếc xe taxi bốn chỗ cứ đi một lúc lại dừng lại khi tình trạng các xe ôtô xếp một hàng dài, xe nọ chỉ thấy đuôi xe của xe khác, không nhìn thấy con đường phía trước. Tài xế gác tay lên thành cửa sổ, nói chuyện phiếm với người ngồi sau.
"Haiz, kẹt xe như thế này, không biết bao giờ mới tới nơi nữa.”
“Mà cháu là sinh viên Đại Học về quê nghỉ lễ à?”
"Không, cháu vẫn còn đang đi học.”
"Thế học lớp mấy?”
"Dạ lớp 10.”
"Ồ vậy là cùng tuổi với con gái chú rồi. Để chú kể cho cháu nghe, con bé vừa nhận học bổng của trường đó, điểm trung bình môn 9.7 xếp hạng thứ nhất toàn khối.” Khi nhắc đến con gái, đôi mắt của bác tài xế ánh lên những tia hy vọng, tự hào.
"Nó không những xinh gái mà còn học giỏi nữa chứ. Chà, năm cấp 2, con bé cũng đạt được nhiều thành tích lắm đấy…”
Điện thoại reo lên cắt ngang lời của tài xế.
Duy áp điện thoại vào tai, nghe giọng mẹ truyền qua.
"Alo, con nhanh chóng đi tìm bà nội mau, mẹ gọi 5 cuộc mà bà chưa bắt máy.”
"Vâng.” Duy rũ mắt, mặt không cảm xúc trả lời.
Cậu bảo xuống xe ở đây rồi trả tiền cho tài xế, tự mình chạy bộ trên vỉa hè. Bên tai chỉ toàn nghe thấy tiếng gió thổi vun vút, tiếng lá cây rì rào trong gió. Cậu chạy mãi, vượt qua bao nhiêu ngã tư, mồ hôi thấm ướt cổ áo lúc nào không hay. Tới khi đến được trạm xe, dòng người đông nghịt chen lấn xuống trạm từ những chiếc xe khách đầy đủ màu sắc. Dựa vào chiều cao nổi trội của mình, cậu dễ dàng quan sát tất thảy những người xung quanh, đều là những gương mặt lạ lẫm.
Duy luồn lách người, nhìn trái, nhìn phải, không thấy bà ở đâu. Theo suy đoán của cậu, bà nội có lẽ đang vào cửa hàng tạp hóa mua một chút đồ ăn tạm hoặc là tìm chỗ mát ngồi. Nghĩ vậy, cậu liền chạy sang các cửa hàng tạp hóa gần đó tìm, tìm một hồi vẫn không thấy tung tích của bà. Cậu lôi chiếc điện thoại Nokia trong túi quần gọi điện xin số bà nội.
Reng. Reng. Reng.
Chuông điện thoại vẫn reo, nhưng bà nội không bắt máy.
Cậu gọi thêm năm cuộc, không có ai bắt máy.
…
"Ui da, ui da cái lưng của tôi. Ui da, trời ơi! Trời ơi là trời.”
“Mọi người vào đây mà xem, bọn trẻ bây giờ cư xử vô lễ như thế này đây. Nó nhẫn tâm đẩy bà già này ngã xuống đường chỉ vì tôi làm rơi đồ của nó.”
"Bà ơi, cháu đâu có đẩy bà, là bà tự ngã mà. Bà đừng nói như vậy chứ.”
“Trời ơi là trời, tôi đã già yếu khổ sở lắm rồi mà sao còn gặp cái loại đổ oan như vậy chứ. Ôi! Cái lưng tôi.” Bà nội Duy nằm vật trên sàn, hơi nghiêng người xoa đấm xương sống, mặt mày nhăn nhúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, nhìn rất khổ sở, tội nghiệp.
Mỗi lần người qua đường đi qua, bà đều than trời than khổ, nói Hiên này kia, nhưng đỡ bà dậy thì bà nhất quyết không chịu.
Vĩnh Hiên bất lực nhìn bà lão nằm vật ra sàn ăn vạ. Cô mím môi, có ý định muốn đỡ bà ngồi dậy một lần nữa. Giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.
"Bà ơi! Bà mau ngồi dậy đi, cháu có một ít tiền cho bà.”
Nghe thấy chữ "tiền”, bà nội Duy hắng giọng, he hé mắt rồi nhắm tịt mắt lại giả vờ không quan tâm, nằm bất động trên đất. Cho đến khi, Hiên rút ra một tờ năm trăm ngàn trong túi áo, bà ta mới lồm cồm bò dậy, đang định vươn tay chộp lấy tờ tiền.
"Đừng cho bà ta tiền.”
Minh Trí hớt hải chạy đến, giọng nói đứt quãng vì mệt.
"Lúc nãy, bà ta vờ đụng trúng tao, nhân lúc tao không để ý thì cuỗm mất ví tiền. Cho nên bây giờ mày đừng có cho tiền bà ta, bà ta đang ăn vạ đòi tiền đấy.”
"Mày nói hươu nói vượn gì đấy, tao không biết mày là ai cả.” Bà nội Duy chột dạ.
Bịch.
Đột nhiên, ví đen từ trong túi áo rơi xuống đất. Bà ta hoảng loạn, cuống cuồng lên, loay hoay không biết làm thế nào.
"Đây chẳng phải là ví tiền của cháu hay sao?”
Chưa đợi bà ta kịp phản ứng, Minh Trí bước tới nhặt chiếc ví đen, hờ hững nhìn bà ta.
Mẹ nó, cái giống điên loạn.
"Bọn nít ranh.” Bà lão thẹn quá hóa giận, mắng một câu. Sau đó, chẳng nói chẳng rằng, phủi đít đứng dậy.
"Bà đi lên đồn công an với cháu.”
"Công an cái gì mà công an. Tao đã lấy cái gì trong ví mày đâu.”
Dĩ nhiên Minh Trí không tin, nhất quyết đòi đưa bà ta lên trụ sở công an. Hiên bảo để cô canh chừng bà, cậu mở ví kiểm tra xem sao. Quả nhiên không mất gì cả mới buông bà ta ra.
Đúng lúc này, cậu thiếu niên mặc áo phông đen chạy đến gần bà lão. Đầu đội mũ lưỡi trai màu đen bị kéo xuống che kín vầng trán, mồ hôi không ngừng túa ra. Cậu thở hồng hộc, khóe miệng khô khốc làm cậu bất giác liếm môi.
"Nội, sao cháu gọi điện mà nội không bắt máy.”
“Lắm chuyện, tao thích thì tao nghe, không thích thì tao không nghe. Cần mày quản à?” Bà ta càng gắt gỏng, nổi đóa khi nhìn thấy Duy xuất hiện ở nơi đây.
Không chỉ bà ta, hai người còn lại có phần sững sờ, hoảng hốt khi nhìn thấy Duy gọi bà là bà nội. Minh Trí nhếch môi cười khẩy một tiếng, giọng điệu nâng lên, châm biếm.
"Ồ? Duy đây sao. Cậu là cháu bà ấy à?”
Nhìn biểu cảm trên gương mặt bọn họ, Duy mơ hồ đoán được bà ấy vừa gây ra hành động gì. Cậu gật đầu thay cho câu trả lời, nói qua loa vài câu rồi đưa bà về nhà. Đợi đến khi Duy rời đi, Minh Trí hất cằm, khóe môi giương lên, giọng điệu khinh bỉ.
"Đấy! Mày thấy chưa. Tao đã bảo thằng Duy là loại người xấu, mày không nên động vào mà.”
"Bố nó nghiện rượu chè, cờ bạc, nợ xã hội đen phải bán nhà. Bây giờ nhà nó nghèo túng không một xu dính túi. Bà nội thì lại hống hách, hách dịch. Sinh ra trong một gia đình nằm dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh nhược ghét bỏ như vậy, thì mày nghĩ con người của nó có tốt đẹp như những gì nó phô bày ra bên ngoài không?”
"Mày và nó thuộc hai thế giới khác nhau, ở cạnh nó chỉ khiến mày càng ngày bị vấy bẩn thôi, Hiên à!”
"Đừng nói nữa.”
Cậu ta hơi sững sờ, bước gần đến muốn chạm vào vai cô, liền bị cô hất ra.
"Cứ cho là những gì lời mày nói là đúng đi. Nhưng đâu ai được chọn nơi mình sinh ra chứ? Gia cảnh Duy không tốt, không có nghĩa là Duy cũng như vậy. Mày không nên đánh giá, áp đặt một người chỉ vì những suy đoán mang tính chủ quan của mày. Tao biết mày vốn không ưa Duy từ trước, nhưng không có nghĩa là mày được phép bôi nhọ cậu ấy.”
"Mày cứ tiếp tục hạ thấp Duy như vậy thì đừng trách tao vô tình.”
—----
Au: Hôm nay là giỗ tổ Hùng Vương, người người nhà nhà đi chơi, còn tui ở nhà viết tiểu thuyết hihi
Chúc mọi người nghỉ lễ vui vẻ!
“Mặc dù đã phổ biến cho các bạn học sinh không được phép tự ý vào phòng phát thanh, nhưng vẫn có một bạn học sinh bỏ ngoài tai những lời tôi nói. Cụ thể như sau, tối thứ năm tuần vừa qua, có một bạn tự ý vào phòng phát thanh, sử dụng bộ đài loa để hát trước toàn trường…”
Giọng thầy Sang nghiêm nghị, răn đe toàn học sinh dưới sân trường. Thông qua bài phát biểu, đám học sinh mơ hồ đoán được nhà trường vẫn chưa tìm ra được danh tính. Bởi lẽ, bạn học sinh này lẻn vào phòng phát thanh vào lúc bác bảo vệ ra ngoài mua thức ăn. Tuy nhiên, thay vì trách cứ bạn học sinh giống như nhà trường, mọi người đều thầm mắng mỏ người nào đó mách lẻo với ban giám hiệu.
"Chỉ là hát trong trường thôi mà. Ai lại đi mách giáo viên chứ?”
"Chẳng hiểu nỗi. Chắc là kiểu đừng làm phiền tao học bài.”
Đương nhiên, chuyện này bọn họ nói cho qua chuyện, không nhắc đi nhắc lại vì chẳng ai muốn bản thân bị liên lụy cả.
Cảnh Duy bỏ ngoài tai những lời bàn tán sau lưng. Cậu ngồi trong thư viện giải đề Toán như là với niềm yêu thích say mê những con số trên tờ đề. Ngày nào cũng vậy, ngoại trừ những lúc cậu đi học trên lớp và đi làm thêm thì phần đa thời gian còn lại, giờ ra chơi, tan học buổi trưa, cậu đều cắm cọc trong thư viện.
Mọi người bảo cậu ấy là một tên mọt sách cũng không sai.
Cũng bởi vì lý do như vậy, các môn tự nhiên đều đạt điểm cao, cụ thể như sau môn Toán được 10.0 tròn trĩnh, Lý 9.9 Hóa 9.8 và Tiếng Anh 9.5. Cô nàng mà cậu thích thầm cũng chẳng hề kém cạnh khi Toán được 9.9, Lý 9.7 và Tiếng Anh 9.9.
"Oa, tao vừa tính xong điểm trung bình môn học kỳ 1 rồi. Tết năm nay, ấm rồi bà con ơi.” Oanh ôm bá cổ Hiên, cười rạng rỡ.
"Vậy giao thừa đi chơi đi.”
"Ê! Tao cũng muốn đi.”
"Ừm, tao rủ hai bàn tụi mình đi mà.” Hiên hơi dừng lại, liếc mắt nhìn Duy.
"Duy ơi! Cậu đi không?”
"Ba bọn mày đi đi, tao không đi được, nhà có việc rồi.”
"Tiếc vậy. Thế tao rủ Mạnh Tường đi chung nhé!”
"Thôi, tao có nói chuyện với Tường được câu nào đâu. Đi chung ngại lắm!” Oanh lắc đầu.
Cuối cùng, cuộc hẹn được hủy bỏ vài ngày sau đó.
(...)
Tết Dương Lịch 2016 rơi vào thứ sáu, cộng với hai ngày cuối tuần nên tổng ngày nghỉ là 3 ngày. Vào ngày nghỉ đầu tiên, Quân dẫn một đám nhóc cùng lớp vào nhà, khi nhìn thấy Vĩnh Hiên đang ngồi trong phòng khách đan len, bọn nhóc nén cơn ồ lên, lễ phép chào cô.
"Em chào chị ạ!”
“Ừm, chào mấy đứa. Chúc mấy đứa năm mới vui vẻ nhé!”
"Vâng ạ.”
Vừa dứt lời, mấy cô cậu nhóc quay sang nhìn Quân, nhướng mày hỏi.
"Ơ? Tao thấy chị mày xinh như búp bê vậy, mà sao mày lại bảo chị mày xấu như ma. Mắt mày bị làm sao ý.”
"Đúng rồi, tớ cũng thấy mắt Quân bị làm sao á. Rõ ràng chị xinh xắn và hiền như tiên vậy.”
Quân cau mày, bĩu môi nhìn đám bạn của cậu, sau đó nói.
"Tao nghĩ bọn mày nên đi khám mắt đi. Nhìn kiểu gì mà lại thấy chị tao xinh và hiền chứ.”
Nhóm cô cậu học trò còn tranh cãi về vấn đề này, nhìn thấy ông Long bước ra từ phòng trà, vội im bặt lại lí nhí lễ phép chào ông. Mặc dù ông Long là một người đàn ông của gia đình, yêu thương vợ và con cái nhưng nhìn gương mặt chữ điền nghiêm nghị, khí chất áp bức, lấn át người đối diện làm những đứa trẻ sợ hãi, mặt mày xanh như tàu lá chuối.
Ông Long nheo mắt nhìn từ trên xuống, gật đầu một cái rồi khoác chiếc áo vest vắt trên cánh tay lên người.
"Ừ. Chào các cháu.”
"Mang bánh trái lên tiếp đãi bạn bè chứ đi tay không như thế à?” Ông liếc mắt nhìn Quân, giọng bình bình.
"Dạ, bọn cháu cảm ơn chú nhưng mà bây giờ bọn cháu không đói lắm ạ. Chúng cháu xin phép về phòng bạn Quân.”
Nói rồi, đám trẻ kéo nhau lên cầu thang, bộ dạng hệt như bị ai rượt.
(...)
Buổi trưa.
Bà Nhàn loay hoay trong căn bếp cũ kỹ chuẩn bị làm đồ ăn trưa, định sẽ làm ba món mặn, một món canh và một món rau luộc chấm nước mắm. Dự tính thời gian chuẩn bị và làm món ăn lên đến bốn mươi phút, bà cất giọng nói với Duy đang ở bên ngoài.
"Duy, con chạy ra trạm xe đón bà nội về nhà đi.”
Cảnh Duy bận rộn sửa lại dây xích và bơm lốp xe đạp cà tàn. Nhớt từ xe đạp dây ra hai lòng bàn tay và kẽ tay, làm cho đôi bàn tay đen xì như than. Khi chuyên tâm vào làm một việc gì đó, cậu sẽ không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Mẹ cậu gọi đến lần thứ ba không nghe thấy tiếng cậu đáp lời, bèn cầm chảo bước ra ngoài nói lớn.
"Vâng, đợi con một tí. Con gần sửa xong xe của mẹ rồi.”
"Để đó đi, vào rửa tay rồi ra trạm đón bà chứ trưa nắng thế này lại để bà đứng đợi thì không hay lắm.”
"Vâng.”
Đường xá vào lúc 11 giờ là thời gian cao điểm, đặc biệt là khi hôm nay là ngày lễ. Chiếc xe taxi bốn chỗ cứ đi một lúc lại dừng lại khi tình trạng các xe ôtô xếp một hàng dài, xe nọ chỉ thấy đuôi xe của xe khác, không nhìn thấy con đường phía trước. Tài xế gác tay lên thành cửa sổ, nói chuyện phiếm với người ngồi sau.
"Haiz, kẹt xe như thế này, không biết bao giờ mới tới nơi nữa.”
“Mà cháu là sinh viên Đại Học về quê nghỉ lễ à?”
"Không, cháu vẫn còn đang đi học.”
"Thế học lớp mấy?”
"Dạ lớp 10.”
"Ồ vậy là cùng tuổi với con gái chú rồi. Để chú kể cho cháu nghe, con bé vừa nhận học bổng của trường đó, điểm trung bình môn 9.7 xếp hạng thứ nhất toàn khối.” Khi nhắc đến con gái, đôi mắt của bác tài xế ánh lên những tia hy vọng, tự hào.
"Nó không những xinh gái mà còn học giỏi nữa chứ. Chà, năm cấp 2, con bé cũng đạt được nhiều thành tích lắm đấy…”
Điện thoại reo lên cắt ngang lời của tài xế.
Duy áp điện thoại vào tai, nghe giọng mẹ truyền qua.
"Alo, con nhanh chóng đi tìm bà nội mau, mẹ gọi 5 cuộc mà bà chưa bắt máy.”
"Vâng.” Duy rũ mắt, mặt không cảm xúc trả lời.
Cậu bảo xuống xe ở đây rồi trả tiền cho tài xế, tự mình chạy bộ trên vỉa hè. Bên tai chỉ toàn nghe thấy tiếng gió thổi vun vút, tiếng lá cây rì rào trong gió. Cậu chạy mãi, vượt qua bao nhiêu ngã tư, mồ hôi thấm ướt cổ áo lúc nào không hay. Tới khi đến được trạm xe, dòng người đông nghịt chen lấn xuống trạm từ những chiếc xe khách đầy đủ màu sắc. Dựa vào chiều cao nổi trội của mình, cậu dễ dàng quan sát tất thảy những người xung quanh, đều là những gương mặt lạ lẫm.
Duy luồn lách người, nhìn trái, nhìn phải, không thấy bà ở đâu. Theo suy đoán của cậu, bà nội có lẽ đang vào cửa hàng tạp hóa mua một chút đồ ăn tạm hoặc là tìm chỗ mát ngồi. Nghĩ vậy, cậu liền chạy sang các cửa hàng tạp hóa gần đó tìm, tìm một hồi vẫn không thấy tung tích của bà. Cậu lôi chiếc điện thoại Nokia trong túi quần gọi điện xin số bà nội.
Reng. Reng. Reng.
Chuông điện thoại vẫn reo, nhưng bà nội không bắt máy.
Cậu gọi thêm năm cuộc, không có ai bắt máy.
…
"Ui da, ui da cái lưng của tôi. Ui da, trời ơi! Trời ơi là trời.”
“Mọi người vào đây mà xem, bọn trẻ bây giờ cư xử vô lễ như thế này đây. Nó nhẫn tâm đẩy bà già này ngã xuống đường chỉ vì tôi làm rơi đồ của nó.”
"Bà ơi, cháu đâu có đẩy bà, là bà tự ngã mà. Bà đừng nói như vậy chứ.”
“Trời ơi là trời, tôi đã già yếu khổ sở lắm rồi mà sao còn gặp cái loại đổ oan như vậy chứ. Ôi! Cái lưng tôi.” Bà nội Duy nằm vật trên sàn, hơi nghiêng người xoa đấm xương sống, mặt mày nhăn nhúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, nhìn rất khổ sở, tội nghiệp.
Mỗi lần người qua đường đi qua, bà đều than trời than khổ, nói Hiên này kia, nhưng đỡ bà dậy thì bà nhất quyết không chịu.
Vĩnh Hiên bất lực nhìn bà lão nằm vật ra sàn ăn vạ. Cô mím môi, có ý định muốn đỡ bà ngồi dậy một lần nữa. Giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.
"Bà ơi! Bà mau ngồi dậy đi, cháu có một ít tiền cho bà.”
Nghe thấy chữ "tiền”, bà nội Duy hắng giọng, he hé mắt rồi nhắm tịt mắt lại giả vờ không quan tâm, nằm bất động trên đất. Cho đến khi, Hiên rút ra một tờ năm trăm ngàn trong túi áo, bà ta mới lồm cồm bò dậy, đang định vươn tay chộp lấy tờ tiền.
"Đừng cho bà ta tiền.”
Minh Trí hớt hải chạy đến, giọng nói đứt quãng vì mệt.
"Lúc nãy, bà ta vờ đụng trúng tao, nhân lúc tao không để ý thì cuỗm mất ví tiền. Cho nên bây giờ mày đừng có cho tiền bà ta, bà ta đang ăn vạ đòi tiền đấy.”
"Mày nói hươu nói vượn gì đấy, tao không biết mày là ai cả.” Bà nội Duy chột dạ.
Bịch.
Đột nhiên, ví đen từ trong túi áo rơi xuống đất. Bà ta hoảng loạn, cuống cuồng lên, loay hoay không biết làm thế nào.
"Đây chẳng phải là ví tiền của cháu hay sao?”
Chưa đợi bà ta kịp phản ứng, Minh Trí bước tới nhặt chiếc ví đen, hờ hững nhìn bà ta.
Mẹ nó, cái giống điên loạn.
"Bọn nít ranh.” Bà lão thẹn quá hóa giận, mắng một câu. Sau đó, chẳng nói chẳng rằng, phủi đít đứng dậy.
"Bà đi lên đồn công an với cháu.”
"Công an cái gì mà công an. Tao đã lấy cái gì trong ví mày đâu.”
Dĩ nhiên Minh Trí không tin, nhất quyết đòi đưa bà ta lên trụ sở công an. Hiên bảo để cô canh chừng bà, cậu mở ví kiểm tra xem sao. Quả nhiên không mất gì cả mới buông bà ta ra.
Đúng lúc này, cậu thiếu niên mặc áo phông đen chạy đến gần bà lão. Đầu đội mũ lưỡi trai màu đen bị kéo xuống che kín vầng trán, mồ hôi không ngừng túa ra. Cậu thở hồng hộc, khóe miệng khô khốc làm cậu bất giác liếm môi.
"Nội, sao cháu gọi điện mà nội không bắt máy.”
“Lắm chuyện, tao thích thì tao nghe, không thích thì tao không nghe. Cần mày quản à?” Bà ta càng gắt gỏng, nổi đóa khi nhìn thấy Duy xuất hiện ở nơi đây.
Không chỉ bà ta, hai người còn lại có phần sững sờ, hoảng hốt khi nhìn thấy Duy gọi bà là bà nội. Minh Trí nhếch môi cười khẩy một tiếng, giọng điệu nâng lên, châm biếm.
"Ồ? Duy đây sao. Cậu là cháu bà ấy à?”
Nhìn biểu cảm trên gương mặt bọn họ, Duy mơ hồ đoán được bà ấy vừa gây ra hành động gì. Cậu gật đầu thay cho câu trả lời, nói qua loa vài câu rồi đưa bà về nhà. Đợi đến khi Duy rời đi, Minh Trí hất cằm, khóe môi giương lên, giọng điệu khinh bỉ.
"Đấy! Mày thấy chưa. Tao đã bảo thằng Duy là loại người xấu, mày không nên động vào mà.”
"Bố nó nghiện rượu chè, cờ bạc, nợ xã hội đen phải bán nhà. Bây giờ nhà nó nghèo túng không một xu dính túi. Bà nội thì lại hống hách, hách dịch. Sinh ra trong một gia đình nằm dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh nhược ghét bỏ như vậy, thì mày nghĩ con người của nó có tốt đẹp như những gì nó phô bày ra bên ngoài không?”
"Mày và nó thuộc hai thế giới khác nhau, ở cạnh nó chỉ khiến mày càng ngày bị vấy bẩn thôi, Hiên à!”
"Đừng nói nữa.”
Cậu ta hơi sững sờ, bước gần đến muốn chạm vào vai cô, liền bị cô hất ra.
"Cứ cho là những gì lời mày nói là đúng đi. Nhưng đâu ai được chọn nơi mình sinh ra chứ? Gia cảnh Duy không tốt, không có nghĩa là Duy cũng như vậy. Mày không nên đánh giá, áp đặt một người chỉ vì những suy đoán mang tính chủ quan của mày. Tao biết mày vốn không ưa Duy từ trước, nhưng không có nghĩa là mày được phép bôi nhọ cậu ấy.”
"Mày cứ tiếp tục hạ thấp Duy như vậy thì đừng trách tao vô tình.”
—----
Au: Hôm nay là giỗ tổ Hùng Vương, người người nhà nhà đi chơi, còn tui ở nhà viết tiểu thuyết hihi
Chúc mọi người nghỉ lễ vui vẻ!