Chương : 24
Nhà hóng gió
Lúc chín giờ D' Artagnan đã có mặt ở dinh trại quân cận vệ.
Chàng thấy Planchet đã trang bị đầy đủ vũ khí, con ngựa thứ tư đã tới Planchet vũ trang bằng một súng trường và một súng ngắn.
D' Artagnan đeo gươm và giắt hai khẩu súng ngắn ở đai lưng rồi cả hai lên ngựa, và lặng lB xa dần. Trời tối như bưng, không ai trông thấy họ đi ra, Planchet đi theo sau chủ mình cách xa chừng mười bước.
D' Artagnan đi xuyên qua phố bờ sông, qua cửa ô Hội nghị ra khỏi thành phố rồi đi theo con đường thuở đó đẹp hơn bây giờ nhiều dẫn tới Saint-Clu.
- Còn trong thành phố, Planchet giữ nghiêm khoảng cách đã thiết lập, nhưng từ lúc con đường bắt đầu trở nên vắng vẻ và tối tăm hơn, hắn im lặng nhích lại gần. Bắt đầu vào rừng Bulônhơ, hắn đàng hoàng đi song song sát bên chủ. Quả thật những cây to rung rinh và ánh trăng rọi trong những lùm cây tối sẫm khiến hắn lo sợ. D' Artagnan thấy ở người hầu có điều gì đó lạ thường, liền hỏi:
- Thế nào, ngài Planchet, chúng ta có chuyện gì vậy?
- Ông không thấy rừng cây giống như những nhà thờ ư?
- Sao lại thế, Planchet?
- Bởi vì người ta không dám nói to trong chỗ này cũng như trong những chỗ kia.
- Tại sao mi không dám nói to, Planchet mi sợ à?
- Vâng, sợ bị nghe thấy, thưa ông!
- Sợ bị nghe thấy! Nhưng Planchet thân mến, chuyện của chúng ta là chuyện đạo đức, có gì đáng chê đâu.
Planchet trở lại với ý nghĩ chủ chốt của mình, đáp:
- À, thưa ông, sao cái lão Bonacieux nó có đôi lông mày trông đến quỷ quyệt, còn đôi môi thì múa may phát tởm.
- Vì cái quỷ gì mà mi cứ nghĩ về lão Bonacieux như thế?
- Thưa ông, người ta nghĩ đến cái người ta có thể, chứ không nghĩ tới cái người ta muốn.
- Bởi vì mi là một thằng nhát, Planchet ạ.
- Thưa ông, đừng nhầm lẫn sự thận trọng với sự nhút nhát, sự thận trọng là một đức tính tốt.
- Và mi có đức tính tốt phải không Planchet?
- Thưa ông, chẳng phải cái nòng súng hỏa mai lấp lánh ở đâu đó chút nào sao? Chúng ta cúi thấp đầu xuống chăng?
D' Artagnan chợt nhớ đến những lời dặn dò của ông De Treville liền lẩm nhẩm:
- Thực ra, cái quân súc sinh này cuối cùng cũng làm mình phát sợ.
Nghĩ vậy chàng liền cho ngựa phi nước kiệu.
Planchet cũng phi nước kiệu theo, đúng như một cái bóng của chàng.
- Chúng ta cứ đi như thế này suốt đêm ư, thưa ông?
- Không, Planchet ạ, vì riêng mi, mi đã tới nơi rồi.
- Sao cơ? Tôi tới nơi rồi? Còn ông chủ?
- Ta còn đi thêm ít bước nữa.
- Và ông chủ bỏ lại mình tôi ở đây?
- Mi sợ ư, Planchet?
- Không, nhưng tôi chỉ xin ông chủ lưu ý đêm sẽ rất lạnh và khí lạnh gây bệnh thấp khớp, và một tên hầu mắc bệnh thấp khởp sẽ là một tên đầy tớ đáng buồn, nhất là đối với một ông chủ hiếu động như ông?
- Ồ, nếu mi thấy lạnh, Planchet hãy ghé vào một cái quán nào đó ở kia kìa, và sáu giờ sáng mai đợi ta ở ngoài cửa.
- Thưa ông, tôi đã uống và ăn một cách thành kính hết cả đồng vàng sáng nay ông cho tôi, đến nỗi chẳng còn một xu chết tiệt nào trong trường hợp tôi thấy lạnh.
- Một đồng vàng nữa nữa đây. Mai nhé!
D' Artagnan xuống ngựa, quàng dây cương vào cánh tay Planchet, và vừa khoác áo choàng vừa nhanh chóng rời xa.
- Trời ơi! Tôi rét quá! - Khi bóng chủ mình đã khuất, Planchet la lên, cuống quít mong được sưởi ấm, rồi vội vã đến gõ cửa một ngôi nhà, được bày biện theo đúng kiểu cách một tiểu quán ngoại ô.
Trong khi ấy D' Artagnan rẽ vào một đường tắt tiếp tục đi đến Saint-Clu. Nhưng đáng lẽ đi theo phố lớn, chàng lại rẽ vào đằng sau một tòa lâu đài, đi vào một phố hẻm rất rộng và đã ở ngay trước mặt ngôi nhà hóng gió đã ấn định. Ngôi nhà ở một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Một bức tường lớn, mà góc tường là ngôi nhà đó, chiếm hẳn một bên của phố hẻm, mặt phố bên kia, là một hàng rào ngăn người qua lại vào một khu vườn nhỏ, cuối vườn một túp lều xơ xác.
Chàng đã tới chỗ hẹn, và vì nàng không nói trong thư đến nơi thì báo bằng tín hiệu nào, nên đành chờ.
- Không nghe thấy một tiếng động nhỏ, tưởng như đang ở cách xa kinh thành đến trăm dặm rồi. D' Artagnan dựa lưng vào bờ rào sau khi đã đưa mắt nhìn phía sau. Ra khỏi hàng rào, khu vườn và túp lều ấy, một mà sương mù ảm đạm từng lớp, từng lớp bao phủ cả một vùng bao la, trong đó Paris trống rỗng, há hốc mồm ra ngủ, cái bao la trong đó nhấp nháy vài điểm sáng, mấy ngôi sao thê lương của địa ngục này.
Nhưng đối với D' Artagnan, mọi cảnh tượng đều khoác một dáng vẻ vui tươi, mọi ý nghĩ đều mang một nụ cười, mọi bóng đêm đều trong suốt. Giờ hẹn sắp điểm rồi.
Quả vậy, chỉ trong vòng mấy giây, cái mõm rộng của tháp chuông nhà thờ Saint-Clu đã gầm lên và từ từ buông ra mười tiếng.
- Có một cái gì đó nghe đượm màu tang tóc trong cái giọng đồng thau đang than thở như thế giữa đêm trường.
Nhưng mỗi tiếng buông ra hợp thành cái giờ hẹn đó lại rung lên êm ái trong trái tim chàng trai trẻ.
Đôi mắt chàng đăm đàm nhìn lên ngôi nhà nhỏ hóng gió ở góc tường bao mà các cửa sổ đều đóng kín, trừ chiếc cửa sổ duy nhất trên tầng một.
Qua chiếc cửa sổ đó, một vùng ánh sáng dịu dàng như trăng bạc lên những vòm lá run rẩy của vài ba cây thanh quất nhô lên thành từng cụm ở ngoài vườn. Hiển nhiên là đằng sau chiếc cửa sổ nhỏ, được chiếu sáng rất duyên dáng ấy, bà Bonacieux xinh đẹp đang đợi chàng.
Như được ru trong ý nghĩ dịu ngọt ấy, D' Artagnan vẫn đứng đợi tại chỗ nửa giờ đồng hồ không chút sốt ruột, mắt vẫn đăm đăm nhìn lên cái lầu ngắm cảnh nhỏ bé mê hồn đó mà chàng cũng thấy được một mảng trần nhà có những gờ chỉ mạ nhũ vàng, chứng tỏ vẻ hào hoa của phần còn lại của căn phòng.
Gác chuông nhà thờ Saint-Clu điểm mười giờ rưỡi. Lần này không hiểu vì sao, chàng bất giác rùng mình. Cũng có thể chàng bắt đầu thấm lạnh, và thật ra chỉ là một cảm giác hoàn toàn thể chất và chàng lại xem là ấn tượng tinh thần.
Rồi chàng lại nghĩ hay mình đã đọc sai, chứ giờ hẹn là mười một giờ kia.
Chàng lại gần cửa sổ, đứng vào chỗ có ánh sáng chiếu ra, rút bức thư của nàng ra đọc lại thấy mình không hề nhầm, giờ hẹn rõ ràng là mười giờ.
Chàng trở lại chỗ cũ, bắt đầu hơi lo lắng về sự im ắng và quạnh quẽ này.
Chuông điểm mười một giờ.
D' Artagnan bắt đầu lo sợ thực sự đã xảy ra điều gì với bà Bonacieux.
Chàng vỗ tay ba tiếng, tín hiệu thông thường của các cặp tình nhân, nhưng không có ai đáp lại, không cả tiếng vọng.
Thế là chàng giận dỗi nghĩ rằng có thể thiếu phụ đã ngủ quên trong khi đợi chàng.
Chàng lại gần bức tường và cố treo lên, nhưng bức tường mới trát, trơn quá. D' Artagnan không bám móng tay được.
Lúc ấy chàng liền ngắm mấy cái cây mà ánh sáng tiếp tục dát bạc lên các khóm lá và một trong những cây ấy lại ngả ra đường, chàng nghĩ nếu ở giữa đám cành cây ấy chàng có thể nhìn xuyên thấu vào trong ngôi nhà hóng gió.
Cái cây dễ trèo. Hơn nữa, D' Artagnan chưa đầy hai mươi tuổi, do đó chưa quên thói học trò. Thoát một cái, chàng đã ở giữa đám cành lá, và qua những ô kính cửa sổ trong suốt, chàng phóng mắt sâu vào tận bên trong ngôi nhà.
Một chuyện lạ lùng khiến D' Artagnan rợn người từ gan bàn chân lên đến tận chân tóc. Cái ánh sáng dịu dàng kia, cái cây đèn vô tình kia đang chiếu rõ một cảnh tượng hỗn độn hãi hùng, một ô kính cửa bị vỡ, cửa phòng bị đạp tung, gần gẫy, treo trên bản lề, một cái bàn chắc đã được bày một bữa tối sang trọng nằm lăn ra đất, bình lọ vỡ tan, quả cây bị giẫm nát vung vãi trên sàn nhà, mọi cái đều chứng tỏ một cuộc vật lộn quyết liệt và tuyệt vọng trong căn phòng này. D' Artagnan còn tin rằng đã nhận ra giữa cái đống hổ lốn lạ lùng ấy những mảnh quần áo và mấy vết máu hoen trên khăn trải bàn và rèm cửa nữa.
Chàng vội vàng trèo xuống đường phố, tim đập khủng khiếp, muốn tìm xem có dấu vết bạo lực nào khác không.
Ánh sáng yếu ớt, êm dịu kia vẫn luôn nhấp nháy trong sự tĩnh lặng của ban đêm. Lúc bấy giờ D' Artagnan mới nhận thấy điều mà thoạt đầu chàng không để ý, bởi chẳng có gì đáng khiến chàng để ý, là nền đất nện bằng ở đây, chỗ kia lại lỗ chỗ, in dấu chân người và ngựa. Ngoài ra, vết bánh xe, hình như từ Paris đến cũng đã cầy đấy nhão lên một vết hằn sâu, dài không quá tầm cao của ngôi nhà hóng gió và quay hướng về Paris.
Cuối cùng, trong khi tiếp tục tìm kiếm, D' Artagnan thấy gần bức tường một chiếc găng tay phụ nữ bị rách. Tuy nhiên chiếc găng đó, ở những phần chưa dính bùn, trông vẫn mới không chê vào đâu được. Đó là một chiếc găng sức nước hoa thơm phức mà các tình lang thích rút ra khỏi một bàn tay xinh đẹp.
D' Artagnan càng tiếp tục dò tìm, mồ hôi càng vã ra, càng giá lạnh, long lanh trên trán, tim chàng càng thắt lại bởi một nỗi lo âu khủng khiếp, hơi thở càng hổn hển, tuy nhiên để tự an tủi, chàng tự nhủ, cái nhà hóng gió này có lẽ chả liên quan gì với bà Bonacieux, vì người đàn bà ấy, hẹn chàng ở trước mặt ngôi nhà, chứ đâu phải trong ngôi nhà đó, có khi nàng bị giữ lại ở Paris vì công việc, cũng có thể vì chồng ghen.
Nhưng mọi lý lẽ ấy đều bị công kích dữ dội, bị hủy diệt, bị lật nhào bởi cái cảm giác đau đớn trong nội tâm, trong một số trường hợp nó xâm chiếm toàn bộ con người chúng ta, và gào lên với chúng ta, bởi tất cả những gì trời phú cho chúng ta thấu hiểu, rằng một tai họa lớn đang lượn lờ trên đầu chúng ta.
Thế là, D' Artagnan trở nên như điên dại, chàng chạy phứa ra con đường lớn, rồi theo lối đã đi lúc trước, tiến về phía bến đò hỏi người chở đò.
Người chở đò nói khoảng bẩy giờ tối có chở qua sông một người đàn bà mặc áo choàng đen có vẻ hết sức giữ gìn tránh không để ai nhận ra mình, nhưng cũng chính do quá giữ gìn nên người chở đò lại càng để ý và nhận ra người đàn bà ấy rất đẹp và đẹp.
Thời đó, cũng như ngày nay, có hàng đống đàn bà trẻ và đẹp đi đến Saint-Clu và cũng giữ không để bị lộ diện. Tuy nhiên D' Artagnan không còn hồ nghi gì nữa rằng đó chính là bà Bonacieux.
Nhân có ánh đèn trong lều người lái đò, D' Artagnan đọc lại bức thư của bà Bonacieux yên tâm rằng mình đã không nhầm, nơi hẹn đúng là ở Saint-Clu chứ không ở đâu khác, và trước ngôi nhà hóng gió của ông De Etxtrê chứ không phải ở phố khác.
Tất cả đều quy tụ lại để chứng minh cho D' Artagnan thấy những dự cảm của chàng đã không lừa chàng và một bất hạnh lớn đã xảy đến.
Chàng vừa đi vừa chạy trên con đường trở về ngôi nhà hóng gió. Chàng thấy hình như trong lúc chàng vắng mặt, đã có thêm điều gì mới có thể đã xảy ra ở ngôi nhà hóng gió và những tin tức đang đợi chàng ở đó.
Phố hẻm vẫn vắng tanh và vẫn thứ ánh sáng mờ mờ êm dịu vô tình tỏa ra ngoài cửa sổ.
D' Artagnan bỗng nghĩ đến căn lều tuy lụp xụp im lìm và tối tăm kia nhưng biết dâu lại thấy hết và có thể nói ra hết mọi điều chăng.
Cửa hàng rào đóng kín, chàng đành nhảy qua và mặc cho con chó bị xích sủa vang, chàng vẫn cứ đến gần túp lều.
Chàng gõ cửa, lúc đầu không ai trả lời. Một sự im lặng chết chóc ngự trự trong căn lều cũng như trong ngôi nhà hóng gió.
- Tuy nhiên, túp lều là nguồn thông tin cuối cùng rồi, chàng đành cứ gõ.
Rồi hình như có tiếng động nhẹ bên trong, một thứ tiếng động sợ sệt như thể run rẩy do sợ bị nghe thấy.
Thế là D' Artagnan thôi không gố nữa và nãn nỉ, van nài, giọng đầy lo âu và hứa hẹn, đầy hãi hùng và ve vãn, khiến cho tiếng nói của chàng tự nhiên lại làm yên tâm được kẻ dễ sợ sệt nhất. Cuối cùng thì một cánh cửa sổ cũ mọt cũng mở ra, đúng hơn là chỉ hé mở rồi lại đóng lại ngay khi ánh sáng của một chiếc đèn tồi tàn đang cháy ở góc lều chiếu lên dải đeo gươm, chuôi gươm và chuôi súng ngắn của D' Artagnan, Trong khi đó D' Artagnan vẫn kịp nhận ra mặt một ông lão, dù cho cửa đập lại rất nhanh.
- Có Chúa chứng giám! - Chàng nói - Xin hãy nghe cháu. Cháu đợi một người mà không thấy tới, cháu đang lo đến chết đây. Đã có chuyện gì không may xảy ra ở quanh đây ư? Cụ nói đi!
Chiếc cửa sổ lại từ từ mở ra, và vẫn bộ mặt ấy hiện ra, chỉ có điều nó còn nhợt nhạt hơn cả lần trước.
D' Artagnan hồn nhiên kể lại chuyện của mình, thay đổi tên người đôi chút. Chàng nói có một cuộc hẹn hò với một thiếu phụ trước ngôi nhà hóng gió như thế nào, và không thấy nàng đến ra sao, chàng trèo lên cây thanh quất và qua ánh đèn nhợt nhạt đã thấy sự rối loạn trong căn phòng thế nào.
Ông lão chám chú lắng nghe, chốc chốc lại tỏ ý đúng như vậy Rồi khi D' Artagnan đã nói xong, ông lão lắc đầu tỏ ý ái ngại.
- Cụ muốn nói sao? - D' Artagnan kêu lên - Trời ơi, cụ nói rõ ra cho cháu nghe nào.
- Ồ, ông ơi! - Cụ già nói - Đừng hỏi gì tôi cả, bởi vì nếu tôi nói với ông những gì tôi đã thấy chắc chắn sẽ xảy ra những điều không hay cho tôi.
- Vậy chắc cụ đã trông thấy chuyện gì đó rồi? - D' Artagnan vừa nói tiếp vừa ném cho ông cụ một đồng vàng - Trong trường hợp ấy, có Chúa nhìn thấy gì, và cháu xin lấy danh dự của một nhà quý tộc ra thề không một lời nào của cụ hé ra khỏi miệng cháu.
Ông cụ đọc thấy trên mặt D' Artagnan biết bao vẻ thực thà và đau đớn, liền ra hiệu cho chàng hãy chú ý nghe rồi nói khẽ:
"Lúc đó khoảng gần chín giờ, tôi nghe thấy có tiếng động gì đó ở ngoài phố và tôi định ra xem xảy ra chuyện gì thì ra gần đến cửa, tôi thấy người ta đang tìm cách vào nhà tôi. Tôi vốn nghèo chả sợ ai trộm cắp đang định mở cổng thì thấy ba người cách đó mấy bước. Trong bóng tối có một cỗ xe thắng ngựa và mấy con ngựa dắt. Mấy con ngựa dắt hiển nhiên là của ba người đàn ông ăn mặc theo lối kỵ sĩ rồi. Tôi kêu lên:
- A! Các quý ông? Các quý ông muốn hỏi gì?
- Ngươi hẳn có một cái thang chứ? - Người có vẻ đứng đầu nhóm hộ tống hỏi tôi.
- Vâng, thưa ông, có một chiếc tôi vẫn trèo để hái quả.
- Đưa đây cho chúng ta, rồi lui vào trong nhà, đây là một đồng vàng vì chúng ta đã quấy quả ngươi. Và nhớ nếu ngươi chỉ nói ra một câu thôi những gì ngươi sắp trông thấy và nghe thấy bởi ngươi sẽ nhìn và sẽ chú ý nghe, ta tin chắc là như thế, dù chúng ta đã hăm dọa ngươi, ngươi sẽ toi mạng.
Nói rồi, hắn ta vứt cho tôi đồng tiền, tôi nhặt lấy và hắn mang thang đi!
Quả nhiên, sau khi đã đóng cổng hàng rào, tôi làm như trở vào nhà nhưng tôi lại ra ngay bằng lối cửa sau, luồn trong bóng tối tới tận lùm cây mộc hương, ở giữa lùm cây ấy, tôi có thể nhìn thấy hết mà không ai biết.
Ba người đó cho cỗ xe tiến về phía trước không một tiếng động, và lôi ra khỏi xe một người đàn ông lùn tịt, to ngang, tóc hoa râm, ăn mặc xuềnh xoàng, quần áo màu tối sẫm, người này thận trọng trèo lên thang, nham hiểm nhìn vào trong căn phòng rồi lại lén lút tụt xuống và nói nhỏ:
- Đúng ả ta!
Người đã nói chuyện với tôi lập tức đến gần cửa ngôi nhà hóng gió, dùng chiếc chìa khóa mang theo mở ra, đóng lại rồi biến mất. Cùng lúc đó hai người kia trèo lên thang. Lão già thấp bé đứng ở cửa xe, người đánh xe vẫn kìm mấy con ngựa thắng vào xe, và một tên hầu giữ mấy con ngựa cưỡi.
Bất thình lình những tiếng kêu thét vang lên trong ngôi nhà hóng gió, một người đàn bà chạy tới định mở cửa sổ nhào xuống.
Nhưng vừa thấy hai người đàn ông, bà ta nhảy lùi lại đằng sau, hai người đàn ông kia lao qua cửa sổ đuổi theo bà ta trong căn phòng.
Thế rồi chẳng nhìn thấy gì nữa. Nhưng tôi nghe thấy tiếng đồ đạc bị đập gãy. Người đàn bà kêu cứu. Nhưng những tiếng kêu bị dập tắt ngay, ba người đàn ông lại gần cửa sổ, khênh bà ta trên cánh tay, hai người xuống thang và chuyển bà ta vào trong xe, và lão già sau đó cũng chui vào. Tên còn lại trong ngôi nhà hóng gió đóng cửa sổ lại, một lát sau theo lối cửa ra khỏi nhà, kiểm tra xem người đàn bà đã chắc chắn ở trong xe chưa.
Hai tên đồng bọn đã lên ngựa đợi hắn, đến lượt hắn cũng nhảy lên yên, tên hầu lên ngồi cạnh người đánh xe, cỗ xe được ba kỵ sĩ hộ tống xa dần theo bước ngựa phi nước đại, và thế là hết. Từ lúc đó, tôi không còn trông thấy, nghe thấy gì hết".
D' Artagnan điếng người vì cái tin khủng khiếp đó, đứng lặng câm đi, trong khi đó tất cả những con quỷ giận dữ và ghen tuông gào thét trong lòng chàng. Nỗi thất vọng lặng câm đó hẳn đã tác dụng đến ông lão nhiều hơn nước tiếng kêu rên và nước mắt, khiến ông bảo chàng:
- Nhưng ông quý tộc này, thôi đi, đừng buồn phiền, chúng không giết mất người đàn bà của ông, đấy mới là điều cốt yếu.
D' Artagnan liền hỏi:
- Cụ có biết tí chút nào cái kẻ đã điều khiển cái cuộc viễn chinh âm ty địa ngục này không?
- Tôi chả biết gì về hắn.
- Nhưng một khi hắn đã nói với cụ thì cụ cũng nhìn thấy hắn chứ?
- À, ông muốn hỏi lão về đặc điểm của hắn chứ gì?
- Vâng.
- Một kẻ rắn sắt lại, da ngăm nâu, ria mép đen, mắt đen, dáng vẻ một nhà quý tộc.
- Đúng nó rồi? - D' Artagnan kêu lên - Vẫn lại nó! Luôn luôn nó. Hình như nó là con quỷ ám của tôi! Còn tên kia?
- Tên nào?
- Tên lùn tịt ấy.
- Ồ, tôi đảm bảo hắn không thuộc loại quyền quý. Vả lại, hắn không đeo gươm, những kẻ khác đối xử với hắn có vẻ khinh thường lắm.
- Chắc một tên hầu nào đó - D' Artagnan lẩm nhẩm - Ôi người phụ nữ tội nghiệp! Tội nghiệp cho nàng. Chúng nó đã làm gì nàng?
- Ông đã hứa giữ kín cho tôi đấy nhé - Ông già nói.
- Và cháu xin hứa lại với cụ lần nữa. Cụ yên tâm. Cháu là một nhà quý tộc. Một nhà quý tộc chỉ có một lời hứa và cháu đã hứa với cụ rồi.
D' Artagnan, lòng sầu não, trở lại con đường ra bến đò, lúc thì chàng không thể tin nổi đấy là bà Bonacieux và hy vọng hôm sau sẽ gặp lại nàng ở điện Louvre, lúc chàng lại e ngại nàng có chuyện dan díu với một người nào khác và tên ghen tuông ấy đã bắt quả tang và đem nàng đi(1), chàng phân vân, chàng rầu rĩ, chàng tuyệt vọng.
- Ôi, giá ta có các bạn ta ở đấy! chàng kêu lên - Ít nhất ta cũng sẽ có hy vọng tìm lại được nàng nhưng ai biết được bây giờ chính họ ra sao?
Đã gần nửa đêm. Phải tìm gặp lại Planchet thôi. D' Artagnan lần lượt gõ cửa tất cả các quán rượu mà chàng thấy còn ánh đèn le lói ở bên trong nhưng chẳng quán nào thấy Planchet cả.
Đến quán thứ sáu, chàng bắt đầu nghĩ tìm kiếm thế này chẳng qua cũng chỉ cầu may thôi. D' Artagnan chỉ hẹn với người hầu đến sáu giờ sáng mai, thì dù lúc này nó ở đâu đi nữa vẫn là quyền của nó.
Hơn nữa, chàng chợt nảy ra ý nghĩ, cứ nán lại quanh quẩn nơi sự cố xảy ra, có khi lại thu thêm được một điều gì đó làm sáng tỏ thêm cái vụ bí ẩn này. Thế là chàng dừng lại ở quán thứ sáu, gọi một chai vang thượng hạng, dựa tay trong góc tối nhất và quyết định ngồi đợi như thế đến sáng hôm sau, nhưng lần này nữa chàng lại hy vọng hão huyền và cho dù có hết sức lắng tai, chàng cũng chỉ nghe thấy giữa những tiếng nguyền rủa là những lời nhạo báng, chửi bới, lời qua tiếng lại giữa đám thợ chuyển, người hầu và phu xe hợp thành cái xã hội đáng kính mà chàng đang tham gia này, chứ chẳng có gì có thể giúp chàng lần ra dấu vết người đàn bà tội nghiệp bị bắt cóc.
Sau khi đã nốc hết chai vang do chẳng có việc gì làm và để khỏi dấy lên những nghi ngờ, chàng đành miễn cưỡng tìm trong góc mình ngồi, một tư thế thuận lợi nhất để ngủ thiếp đi đã, muốn ra sao thì ra.
D' Artagnan mới hai mươi tuổi, và ở cái tuổi ấy, giấc ngủ có những quyền vĩnh cửu để đòi hỏi một cách khẩn thiết cả đối với những con tim tuyệt vọng nhất.
Khoảng sáu giờ sáng, D' Artagnan thức dậy với một nỗi khó chịu thường thấy lúc sáng sớm sau một đêm tồi tệ. Chàng rửa ráy qua loa, kiểm tra xem người ta có lợi dụng chàng ngủ lấy cắp mất gì không, và thấy chiếc nhẫn kim cương vẫn trên ngón tay, ví tiền vẫn nguyên trong túi, súng ngắn vẫn ở đai lưng, liền đứng lên trả tiền chai rượu rồi đi ra để xem sáng nay việc tìm kiếm tên hầu của mình có may mắn hơn đêm qua không. Quả nhiên, thứ đầu tiên chàng trông thấy trong màu sương ẩm ướt và nhờ xám chính là tên Planchet thật thà, tay dắt hai con ngựa, đang đợi chàng ở ngoài cửa một quán rượu nhỏ tồi tàn mà giá D' Artagnan có đi qua trước cửa cũng không ngờ nó đang tồn tại.
Chú thích:
(1) Ở đây, tác giả lại tự mâu thuẫn với mình, vì khi nghe cụ già kể, D' Artagnan đã kêu lên "lại đúng vẫn nó" tức kẻ ở Mãng, tức là Bá tước Rochefort, kẻ đã bắt cóc bà Bonacieux lần trước.
Alexandre Dumas
Ba người lính ngự lâm
Dịch giả: Nguyễn Bản
Lúc chín giờ D' Artagnan đã có mặt ở dinh trại quân cận vệ.
Chàng thấy Planchet đã trang bị đầy đủ vũ khí, con ngựa thứ tư đã tới Planchet vũ trang bằng một súng trường và một súng ngắn.
D' Artagnan đeo gươm và giắt hai khẩu súng ngắn ở đai lưng rồi cả hai lên ngựa, và lặng lB xa dần. Trời tối như bưng, không ai trông thấy họ đi ra, Planchet đi theo sau chủ mình cách xa chừng mười bước.
D' Artagnan đi xuyên qua phố bờ sông, qua cửa ô Hội nghị ra khỏi thành phố rồi đi theo con đường thuở đó đẹp hơn bây giờ nhiều dẫn tới Saint-Clu.
- Còn trong thành phố, Planchet giữ nghiêm khoảng cách đã thiết lập, nhưng từ lúc con đường bắt đầu trở nên vắng vẻ và tối tăm hơn, hắn im lặng nhích lại gần. Bắt đầu vào rừng Bulônhơ, hắn đàng hoàng đi song song sát bên chủ. Quả thật những cây to rung rinh và ánh trăng rọi trong những lùm cây tối sẫm khiến hắn lo sợ. D' Artagnan thấy ở người hầu có điều gì đó lạ thường, liền hỏi:
- Thế nào, ngài Planchet, chúng ta có chuyện gì vậy?
- Ông không thấy rừng cây giống như những nhà thờ ư?
- Sao lại thế, Planchet?
- Bởi vì người ta không dám nói to trong chỗ này cũng như trong những chỗ kia.
- Tại sao mi không dám nói to, Planchet mi sợ à?
- Vâng, sợ bị nghe thấy, thưa ông!
- Sợ bị nghe thấy! Nhưng Planchet thân mến, chuyện của chúng ta là chuyện đạo đức, có gì đáng chê đâu.
Planchet trở lại với ý nghĩ chủ chốt của mình, đáp:
- À, thưa ông, sao cái lão Bonacieux nó có đôi lông mày trông đến quỷ quyệt, còn đôi môi thì múa may phát tởm.
- Vì cái quỷ gì mà mi cứ nghĩ về lão Bonacieux như thế?
- Thưa ông, người ta nghĩ đến cái người ta có thể, chứ không nghĩ tới cái người ta muốn.
- Bởi vì mi là một thằng nhát, Planchet ạ.
- Thưa ông, đừng nhầm lẫn sự thận trọng với sự nhút nhát, sự thận trọng là một đức tính tốt.
- Và mi có đức tính tốt phải không Planchet?
- Thưa ông, chẳng phải cái nòng súng hỏa mai lấp lánh ở đâu đó chút nào sao? Chúng ta cúi thấp đầu xuống chăng?
D' Artagnan chợt nhớ đến những lời dặn dò của ông De Treville liền lẩm nhẩm:
- Thực ra, cái quân súc sinh này cuối cùng cũng làm mình phát sợ.
Nghĩ vậy chàng liền cho ngựa phi nước kiệu.
Planchet cũng phi nước kiệu theo, đúng như một cái bóng của chàng.
- Chúng ta cứ đi như thế này suốt đêm ư, thưa ông?
- Không, Planchet ạ, vì riêng mi, mi đã tới nơi rồi.
- Sao cơ? Tôi tới nơi rồi? Còn ông chủ?
- Ta còn đi thêm ít bước nữa.
- Và ông chủ bỏ lại mình tôi ở đây?
- Mi sợ ư, Planchet?
- Không, nhưng tôi chỉ xin ông chủ lưu ý đêm sẽ rất lạnh và khí lạnh gây bệnh thấp khớp, và một tên hầu mắc bệnh thấp khởp sẽ là một tên đầy tớ đáng buồn, nhất là đối với một ông chủ hiếu động như ông?
- Ồ, nếu mi thấy lạnh, Planchet hãy ghé vào một cái quán nào đó ở kia kìa, và sáu giờ sáng mai đợi ta ở ngoài cửa.
- Thưa ông, tôi đã uống và ăn một cách thành kính hết cả đồng vàng sáng nay ông cho tôi, đến nỗi chẳng còn một xu chết tiệt nào trong trường hợp tôi thấy lạnh.
- Một đồng vàng nữa nữa đây. Mai nhé!
D' Artagnan xuống ngựa, quàng dây cương vào cánh tay Planchet, và vừa khoác áo choàng vừa nhanh chóng rời xa.
- Trời ơi! Tôi rét quá! - Khi bóng chủ mình đã khuất, Planchet la lên, cuống quít mong được sưởi ấm, rồi vội vã đến gõ cửa một ngôi nhà, được bày biện theo đúng kiểu cách một tiểu quán ngoại ô.
Trong khi ấy D' Artagnan rẽ vào một đường tắt tiếp tục đi đến Saint-Clu. Nhưng đáng lẽ đi theo phố lớn, chàng lại rẽ vào đằng sau một tòa lâu đài, đi vào một phố hẻm rất rộng và đã ở ngay trước mặt ngôi nhà hóng gió đã ấn định. Ngôi nhà ở một nơi hoàn toàn vắng vẻ. Một bức tường lớn, mà góc tường là ngôi nhà đó, chiếm hẳn một bên của phố hẻm, mặt phố bên kia, là một hàng rào ngăn người qua lại vào một khu vườn nhỏ, cuối vườn một túp lều xơ xác.
Chàng đã tới chỗ hẹn, và vì nàng không nói trong thư đến nơi thì báo bằng tín hiệu nào, nên đành chờ.
- Không nghe thấy một tiếng động nhỏ, tưởng như đang ở cách xa kinh thành đến trăm dặm rồi. D' Artagnan dựa lưng vào bờ rào sau khi đã đưa mắt nhìn phía sau. Ra khỏi hàng rào, khu vườn và túp lều ấy, một mà sương mù ảm đạm từng lớp, từng lớp bao phủ cả một vùng bao la, trong đó Paris trống rỗng, há hốc mồm ra ngủ, cái bao la trong đó nhấp nháy vài điểm sáng, mấy ngôi sao thê lương của địa ngục này.
Nhưng đối với D' Artagnan, mọi cảnh tượng đều khoác một dáng vẻ vui tươi, mọi ý nghĩ đều mang một nụ cười, mọi bóng đêm đều trong suốt. Giờ hẹn sắp điểm rồi.
Quả vậy, chỉ trong vòng mấy giây, cái mõm rộng của tháp chuông nhà thờ Saint-Clu đã gầm lên và từ từ buông ra mười tiếng.
- Có một cái gì đó nghe đượm màu tang tóc trong cái giọng đồng thau đang than thở như thế giữa đêm trường.
Nhưng mỗi tiếng buông ra hợp thành cái giờ hẹn đó lại rung lên êm ái trong trái tim chàng trai trẻ.
Đôi mắt chàng đăm đàm nhìn lên ngôi nhà nhỏ hóng gió ở góc tường bao mà các cửa sổ đều đóng kín, trừ chiếc cửa sổ duy nhất trên tầng một.
Qua chiếc cửa sổ đó, một vùng ánh sáng dịu dàng như trăng bạc lên những vòm lá run rẩy của vài ba cây thanh quất nhô lên thành từng cụm ở ngoài vườn. Hiển nhiên là đằng sau chiếc cửa sổ nhỏ, được chiếu sáng rất duyên dáng ấy, bà Bonacieux xinh đẹp đang đợi chàng.
Như được ru trong ý nghĩ dịu ngọt ấy, D' Artagnan vẫn đứng đợi tại chỗ nửa giờ đồng hồ không chút sốt ruột, mắt vẫn đăm đăm nhìn lên cái lầu ngắm cảnh nhỏ bé mê hồn đó mà chàng cũng thấy được một mảng trần nhà có những gờ chỉ mạ nhũ vàng, chứng tỏ vẻ hào hoa của phần còn lại của căn phòng.
Gác chuông nhà thờ Saint-Clu điểm mười giờ rưỡi. Lần này không hiểu vì sao, chàng bất giác rùng mình. Cũng có thể chàng bắt đầu thấm lạnh, và thật ra chỉ là một cảm giác hoàn toàn thể chất và chàng lại xem là ấn tượng tinh thần.
Rồi chàng lại nghĩ hay mình đã đọc sai, chứ giờ hẹn là mười một giờ kia.
Chàng lại gần cửa sổ, đứng vào chỗ có ánh sáng chiếu ra, rút bức thư của nàng ra đọc lại thấy mình không hề nhầm, giờ hẹn rõ ràng là mười giờ.
Chàng trở lại chỗ cũ, bắt đầu hơi lo lắng về sự im ắng và quạnh quẽ này.
Chuông điểm mười một giờ.
D' Artagnan bắt đầu lo sợ thực sự đã xảy ra điều gì với bà Bonacieux.
Chàng vỗ tay ba tiếng, tín hiệu thông thường của các cặp tình nhân, nhưng không có ai đáp lại, không cả tiếng vọng.
Thế là chàng giận dỗi nghĩ rằng có thể thiếu phụ đã ngủ quên trong khi đợi chàng.
Chàng lại gần bức tường và cố treo lên, nhưng bức tường mới trát, trơn quá. D' Artagnan không bám móng tay được.
Lúc ấy chàng liền ngắm mấy cái cây mà ánh sáng tiếp tục dát bạc lên các khóm lá và một trong những cây ấy lại ngả ra đường, chàng nghĩ nếu ở giữa đám cành cây ấy chàng có thể nhìn xuyên thấu vào trong ngôi nhà hóng gió.
Cái cây dễ trèo. Hơn nữa, D' Artagnan chưa đầy hai mươi tuổi, do đó chưa quên thói học trò. Thoát một cái, chàng đã ở giữa đám cành lá, và qua những ô kính cửa sổ trong suốt, chàng phóng mắt sâu vào tận bên trong ngôi nhà.
Một chuyện lạ lùng khiến D' Artagnan rợn người từ gan bàn chân lên đến tận chân tóc. Cái ánh sáng dịu dàng kia, cái cây đèn vô tình kia đang chiếu rõ một cảnh tượng hỗn độn hãi hùng, một ô kính cửa bị vỡ, cửa phòng bị đạp tung, gần gẫy, treo trên bản lề, một cái bàn chắc đã được bày một bữa tối sang trọng nằm lăn ra đất, bình lọ vỡ tan, quả cây bị giẫm nát vung vãi trên sàn nhà, mọi cái đều chứng tỏ một cuộc vật lộn quyết liệt và tuyệt vọng trong căn phòng này. D' Artagnan còn tin rằng đã nhận ra giữa cái đống hổ lốn lạ lùng ấy những mảnh quần áo và mấy vết máu hoen trên khăn trải bàn và rèm cửa nữa.
Chàng vội vàng trèo xuống đường phố, tim đập khủng khiếp, muốn tìm xem có dấu vết bạo lực nào khác không.
Ánh sáng yếu ớt, êm dịu kia vẫn luôn nhấp nháy trong sự tĩnh lặng của ban đêm. Lúc bấy giờ D' Artagnan mới nhận thấy điều mà thoạt đầu chàng không để ý, bởi chẳng có gì đáng khiến chàng để ý, là nền đất nện bằng ở đây, chỗ kia lại lỗ chỗ, in dấu chân người và ngựa. Ngoài ra, vết bánh xe, hình như từ Paris đến cũng đã cầy đấy nhão lên một vết hằn sâu, dài không quá tầm cao của ngôi nhà hóng gió và quay hướng về Paris.
Cuối cùng, trong khi tiếp tục tìm kiếm, D' Artagnan thấy gần bức tường một chiếc găng tay phụ nữ bị rách. Tuy nhiên chiếc găng đó, ở những phần chưa dính bùn, trông vẫn mới không chê vào đâu được. Đó là một chiếc găng sức nước hoa thơm phức mà các tình lang thích rút ra khỏi một bàn tay xinh đẹp.
D' Artagnan càng tiếp tục dò tìm, mồ hôi càng vã ra, càng giá lạnh, long lanh trên trán, tim chàng càng thắt lại bởi một nỗi lo âu khủng khiếp, hơi thở càng hổn hển, tuy nhiên để tự an tủi, chàng tự nhủ, cái nhà hóng gió này có lẽ chả liên quan gì với bà Bonacieux, vì người đàn bà ấy, hẹn chàng ở trước mặt ngôi nhà, chứ đâu phải trong ngôi nhà đó, có khi nàng bị giữ lại ở Paris vì công việc, cũng có thể vì chồng ghen.
Nhưng mọi lý lẽ ấy đều bị công kích dữ dội, bị hủy diệt, bị lật nhào bởi cái cảm giác đau đớn trong nội tâm, trong một số trường hợp nó xâm chiếm toàn bộ con người chúng ta, và gào lên với chúng ta, bởi tất cả những gì trời phú cho chúng ta thấu hiểu, rằng một tai họa lớn đang lượn lờ trên đầu chúng ta.
Thế là, D' Artagnan trở nên như điên dại, chàng chạy phứa ra con đường lớn, rồi theo lối đã đi lúc trước, tiến về phía bến đò hỏi người chở đò.
Người chở đò nói khoảng bẩy giờ tối có chở qua sông một người đàn bà mặc áo choàng đen có vẻ hết sức giữ gìn tránh không để ai nhận ra mình, nhưng cũng chính do quá giữ gìn nên người chở đò lại càng để ý và nhận ra người đàn bà ấy rất đẹp và đẹp.
Thời đó, cũng như ngày nay, có hàng đống đàn bà trẻ và đẹp đi đến Saint-Clu và cũng giữ không để bị lộ diện. Tuy nhiên D' Artagnan không còn hồ nghi gì nữa rằng đó chính là bà Bonacieux.
Nhân có ánh đèn trong lều người lái đò, D' Artagnan đọc lại bức thư của bà Bonacieux yên tâm rằng mình đã không nhầm, nơi hẹn đúng là ở Saint-Clu chứ không ở đâu khác, và trước ngôi nhà hóng gió của ông De Etxtrê chứ không phải ở phố khác.
Tất cả đều quy tụ lại để chứng minh cho D' Artagnan thấy những dự cảm của chàng đã không lừa chàng và một bất hạnh lớn đã xảy đến.
Chàng vừa đi vừa chạy trên con đường trở về ngôi nhà hóng gió. Chàng thấy hình như trong lúc chàng vắng mặt, đã có thêm điều gì mới có thể đã xảy ra ở ngôi nhà hóng gió và những tin tức đang đợi chàng ở đó.
Phố hẻm vẫn vắng tanh và vẫn thứ ánh sáng mờ mờ êm dịu vô tình tỏa ra ngoài cửa sổ.
D' Artagnan bỗng nghĩ đến căn lều tuy lụp xụp im lìm và tối tăm kia nhưng biết dâu lại thấy hết và có thể nói ra hết mọi điều chăng.
Cửa hàng rào đóng kín, chàng đành nhảy qua và mặc cho con chó bị xích sủa vang, chàng vẫn cứ đến gần túp lều.
Chàng gõ cửa, lúc đầu không ai trả lời. Một sự im lặng chết chóc ngự trự trong căn lều cũng như trong ngôi nhà hóng gió.
- Tuy nhiên, túp lều là nguồn thông tin cuối cùng rồi, chàng đành cứ gõ.
Rồi hình như có tiếng động nhẹ bên trong, một thứ tiếng động sợ sệt như thể run rẩy do sợ bị nghe thấy.
Thế là D' Artagnan thôi không gố nữa và nãn nỉ, van nài, giọng đầy lo âu và hứa hẹn, đầy hãi hùng và ve vãn, khiến cho tiếng nói của chàng tự nhiên lại làm yên tâm được kẻ dễ sợ sệt nhất. Cuối cùng thì một cánh cửa sổ cũ mọt cũng mở ra, đúng hơn là chỉ hé mở rồi lại đóng lại ngay khi ánh sáng của một chiếc đèn tồi tàn đang cháy ở góc lều chiếu lên dải đeo gươm, chuôi gươm và chuôi súng ngắn của D' Artagnan, Trong khi đó D' Artagnan vẫn kịp nhận ra mặt một ông lão, dù cho cửa đập lại rất nhanh.
- Có Chúa chứng giám! - Chàng nói - Xin hãy nghe cháu. Cháu đợi một người mà không thấy tới, cháu đang lo đến chết đây. Đã có chuyện gì không may xảy ra ở quanh đây ư? Cụ nói đi!
Chiếc cửa sổ lại từ từ mở ra, và vẫn bộ mặt ấy hiện ra, chỉ có điều nó còn nhợt nhạt hơn cả lần trước.
D' Artagnan hồn nhiên kể lại chuyện của mình, thay đổi tên người đôi chút. Chàng nói có một cuộc hẹn hò với một thiếu phụ trước ngôi nhà hóng gió như thế nào, và không thấy nàng đến ra sao, chàng trèo lên cây thanh quất và qua ánh đèn nhợt nhạt đã thấy sự rối loạn trong căn phòng thế nào.
Ông lão chám chú lắng nghe, chốc chốc lại tỏ ý đúng như vậy Rồi khi D' Artagnan đã nói xong, ông lão lắc đầu tỏ ý ái ngại.
- Cụ muốn nói sao? - D' Artagnan kêu lên - Trời ơi, cụ nói rõ ra cho cháu nghe nào.
- Ồ, ông ơi! - Cụ già nói - Đừng hỏi gì tôi cả, bởi vì nếu tôi nói với ông những gì tôi đã thấy chắc chắn sẽ xảy ra những điều không hay cho tôi.
- Vậy chắc cụ đã trông thấy chuyện gì đó rồi? - D' Artagnan vừa nói tiếp vừa ném cho ông cụ một đồng vàng - Trong trường hợp ấy, có Chúa nhìn thấy gì, và cháu xin lấy danh dự của một nhà quý tộc ra thề không một lời nào của cụ hé ra khỏi miệng cháu.
Ông cụ đọc thấy trên mặt D' Artagnan biết bao vẻ thực thà và đau đớn, liền ra hiệu cho chàng hãy chú ý nghe rồi nói khẽ:
"Lúc đó khoảng gần chín giờ, tôi nghe thấy có tiếng động gì đó ở ngoài phố và tôi định ra xem xảy ra chuyện gì thì ra gần đến cửa, tôi thấy người ta đang tìm cách vào nhà tôi. Tôi vốn nghèo chả sợ ai trộm cắp đang định mở cổng thì thấy ba người cách đó mấy bước. Trong bóng tối có một cỗ xe thắng ngựa và mấy con ngựa dắt. Mấy con ngựa dắt hiển nhiên là của ba người đàn ông ăn mặc theo lối kỵ sĩ rồi. Tôi kêu lên:
- A! Các quý ông? Các quý ông muốn hỏi gì?
- Ngươi hẳn có một cái thang chứ? - Người có vẻ đứng đầu nhóm hộ tống hỏi tôi.
- Vâng, thưa ông, có một chiếc tôi vẫn trèo để hái quả.
- Đưa đây cho chúng ta, rồi lui vào trong nhà, đây là một đồng vàng vì chúng ta đã quấy quả ngươi. Và nhớ nếu ngươi chỉ nói ra một câu thôi những gì ngươi sắp trông thấy và nghe thấy bởi ngươi sẽ nhìn và sẽ chú ý nghe, ta tin chắc là như thế, dù chúng ta đã hăm dọa ngươi, ngươi sẽ toi mạng.
Nói rồi, hắn ta vứt cho tôi đồng tiền, tôi nhặt lấy và hắn mang thang đi!
Quả nhiên, sau khi đã đóng cổng hàng rào, tôi làm như trở vào nhà nhưng tôi lại ra ngay bằng lối cửa sau, luồn trong bóng tối tới tận lùm cây mộc hương, ở giữa lùm cây ấy, tôi có thể nhìn thấy hết mà không ai biết.
Ba người đó cho cỗ xe tiến về phía trước không một tiếng động, và lôi ra khỏi xe một người đàn ông lùn tịt, to ngang, tóc hoa râm, ăn mặc xuềnh xoàng, quần áo màu tối sẫm, người này thận trọng trèo lên thang, nham hiểm nhìn vào trong căn phòng rồi lại lén lút tụt xuống và nói nhỏ:
- Đúng ả ta!
Người đã nói chuyện với tôi lập tức đến gần cửa ngôi nhà hóng gió, dùng chiếc chìa khóa mang theo mở ra, đóng lại rồi biến mất. Cùng lúc đó hai người kia trèo lên thang. Lão già thấp bé đứng ở cửa xe, người đánh xe vẫn kìm mấy con ngựa thắng vào xe, và một tên hầu giữ mấy con ngựa cưỡi.
Bất thình lình những tiếng kêu thét vang lên trong ngôi nhà hóng gió, một người đàn bà chạy tới định mở cửa sổ nhào xuống.
Nhưng vừa thấy hai người đàn ông, bà ta nhảy lùi lại đằng sau, hai người đàn ông kia lao qua cửa sổ đuổi theo bà ta trong căn phòng.
Thế rồi chẳng nhìn thấy gì nữa. Nhưng tôi nghe thấy tiếng đồ đạc bị đập gãy. Người đàn bà kêu cứu. Nhưng những tiếng kêu bị dập tắt ngay, ba người đàn ông lại gần cửa sổ, khênh bà ta trên cánh tay, hai người xuống thang và chuyển bà ta vào trong xe, và lão già sau đó cũng chui vào. Tên còn lại trong ngôi nhà hóng gió đóng cửa sổ lại, một lát sau theo lối cửa ra khỏi nhà, kiểm tra xem người đàn bà đã chắc chắn ở trong xe chưa.
Hai tên đồng bọn đã lên ngựa đợi hắn, đến lượt hắn cũng nhảy lên yên, tên hầu lên ngồi cạnh người đánh xe, cỗ xe được ba kỵ sĩ hộ tống xa dần theo bước ngựa phi nước đại, và thế là hết. Từ lúc đó, tôi không còn trông thấy, nghe thấy gì hết".
D' Artagnan điếng người vì cái tin khủng khiếp đó, đứng lặng câm đi, trong khi đó tất cả những con quỷ giận dữ và ghen tuông gào thét trong lòng chàng. Nỗi thất vọng lặng câm đó hẳn đã tác dụng đến ông lão nhiều hơn nước tiếng kêu rên và nước mắt, khiến ông bảo chàng:
- Nhưng ông quý tộc này, thôi đi, đừng buồn phiền, chúng không giết mất người đàn bà của ông, đấy mới là điều cốt yếu.
D' Artagnan liền hỏi:
- Cụ có biết tí chút nào cái kẻ đã điều khiển cái cuộc viễn chinh âm ty địa ngục này không?
- Tôi chả biết gì về hắn.
- Nhưng một khi hắn đã nói với cụ thì cụ cũng nhìn thấy hắn chứ?
- À, ông muốn hỏi lão về đặc điểm của hắn chứ gì?
- Vâng.
- Một kẻ rắn sắt lại, da ngăm nâu, ria mép đen, mắt đen, dáng vẻ một nhà quý tộc.
- Đúng nó rồi? - D' Artagnan kêu lên - Vẫn lại nó! Luôn luôn nó. Hình như nó là con quỷ ám của tôi! Còn tên kia?
- Tên nào?
- Tên lùn tịt ấy.
- Ồ, tôi đảm bảo hắn không thuộc loại quyền quý. Vả lại, hắn không đeo gươm, những kẻ khác đối xử với hắn có vẻ khinh thường lắm.
- Chắc một tên hầu nào đó - D' Artagnan lẩm nhẩm - Ôi người phụ nữ tội nghiệp! Tội nghiệp cho nàng. Chúng nó đã làm gì nàng?
- Ông đã hứa giữ kín cho tôi đấy nhé - Ông già nói.
- Và cháu xin hứa lại với cụ lần nữa. Cụ yên tâm. Cháu là một nhà quý tộc. Một nhà quý tộc chỉ có một lời hứa và cháu đã hứa với cụ rồi.
D' Artagnan, lòng sầu não, trở lại con đường ra bến đò, lúc thì chàng không thể tin nổi đấy là bà Bonacieux và hy vọng hôm sau sẽ gặp lại nàng ở điện Louvre, lúc chàng lại e ngại nàng có chuyện dan díu với một người nào khác và tên ghen tuông ấy đã bắt quả tang và đem nàng đi(1), chàng phân vân, chàng rầu rĩ, chàng tuyệt vọng.
- Ôi, giá ta có các bạn ta ở đấy! chàng kêu lên - Ít nhất ta cũng sẽ có hy vọng tìm lại được nàng nhưng ai biết được bây giờ chính họ ra sao?
Đã gần nửa đêm. Phải tìm gặp lại Planchet thôi. D' Artagnan lần lượt gõ cửa tất cả các quán rượu mà chàng thấy còn ánh đèn le lói ở bên trong nhưng chẳng quán nào thấy Planchet cả.
Đến quán thứ sáu, chàng bắt đầu nghĩ tìm kiếm thế này chẳng qua cũng chỉ cầu may thôi. D' Artagnan chỉ hẹn với người hầu đến sáu giờ sáng mai, thì dù lúc này nó ở đâu đi nữa vẫn là quyền của nó.
Hơn nữa, chàng chợt nảy ra ý nghĩ, cứ nán lại quanh quẩn nơi sự cố xảy ra, có khi lại thu thêm được một điều gì đó làm sáng tỏ thêm cái vụ bí ẩn này. Thế là chàng dừng lại ở quán thứ sáu, gọi một chai vang thượng hạng, dựa tay trong góc tối nhất và quyết định ngồi đợi như thế đến sáng hôm sau, nhưng lần này nữa chàng lại hy vọng hão huyền và cho dù có hết sức lắng tai, chàng cũng chỉ nghe thấy giữa những tiếng nguyền rủa là những lời nhạo báng, chửi bới, lời qua tiếng lại giữa đám thợ chuyển, người hầu và phu xe hợp thành cái xã hội đáng kính mà chàng đang tham gia này, chứ chẳng có gì có thể giúp chàng lần ra dấu vết người đàn bà tội nghiệp bị bắt cóc.
Sau khi đã nốc hết chai vang do chẳng có việc gì làm và để khỏi dấy lên những nghi ngờ, chàng đành miễn cưỡng tìm trong góc mình ngồi, một tư thế thuận lợi nhất để ngủ thiếp đi đã, muốn ra sao thì ra.
D' Artagnan mới hai mươi tuổi, và ở cái tuổi ấy, giấc ngủ có những quyền vĩnh cửu để đòi hỏi một cách khẩn thiết cả đối với những con tim tuyệt vọng nhất.
Khoảng sáu giờ sáng, D' Artagnan thức dậy với một nỗi khó chịu thường thấy lúc sáng sớm sau một đêm tồi tệ. Chàng rửa ráy qua loa, kiểm tra xem người ta có lợi dụng chàng ngủ lấy cắp mất gì không, và thấy chiếc nhẫn kim cương vẫn trên ngón tay, ví tiền vẫn nguyên trong túi, súng ngắn vẫn ở đai lưng, liền đứng lên trả tiền chai rượu rồi đi ra để xem sáng nay việc tìm kiếm tên hầu của mình có may mắn hơn đêm qua không. Quả nhiên, thứ đầu tiên chàng trông thấy trong màu sương ẩm ướt và nhờ xám chính là tên Planchet thật thà, tay dắt hai con ngựa, đang đợi chàng ở ngoài cửa một quán rượu nhỏ tồi tàn mà giá D' Artagnan có đi qua trước cửa cũng không ngờ nó đang tồn tại.
Chú thích:
(1) Ở đây, tác giả lại tự mâu thuẫn với mình, vì khi nghe cụ già kể, D' Artagnan đã kêu lên "lại đúng vẫn nó" tức kẻ ở Mãng, tức là Bá tước Rochefort, kẻ đã bắt cóc bà Bonacieux lần trước.
Alexandre Dumas
Ba người lính ngự lâm
Dịch giả: Nguyễn Bản