Chương : 9
Em mơ mùi hoa táo
Anh gùi quả trên vai
Anh và em ai biết
Quả kia có nghĩa gì?
- Với cô, mọi chuyện sẽ ổn thôi. – Liliane nói bằng giọng mỉa mai.
Liliane là đồng nghiệp của tôi ở thư viện. Tôi luôn muốn tránh đi khi chị ta lao bổ đến trong tiếng gót giày khua àm ĩ và đôi tay khệ nệ mang vác những thứ chẳng đâu vào đâu, làm như bận bịu lắm. Chị ta lúc nào cũng mệt mỏi, chẳng bao giờ hoàn thành việc gì, và canh chừng không để ai có thể tìm thấy chút vui thú khi làm việc.
- Dĩ nhiên rồi. – Chị ta thốt lên, tay xoắn chiếc khăn quàng hiệu Kenzo như sợi dây thừng. – Ý tôi là, cô ấy, buổi tối cô chẳng vướng bận gì. Cô tha hồ dốc sức cho công việc.
Chị ta nói một cách gay gắt, như thể muốn ám chỉ tôi chắc chắn có gian dối gì đó. Một con mụ lớn tướng nhưng chẳng có gia đình, một thứ phá hoại bãi công của cuộc sống phụ nữ.
Khốn kiếp! Chị ta chuyên nghiêng đầu duyên dáng hỏi xem tôi, “người không có gia đình”, có thể trực ca tối và ngày chủ nhật hộ chị ta được không.
Tôi vừa được đề bạt phụ trách khu sách thiếu nhi của thư viện. Có lẽ bởi mấy năm vừa rồi tôi đã đề ra nhiều hoạt động cho các cháu nhỏ: Giờ đọc truyện cổ tích này, những buổi sinh hoạt sân khấu, hội sách thiếu nhi, rồi các buổi triển lãm tranh vẽ nữa. Lundmark là người từ trước đến giờ vẫn phụ trách mảng thiếu nhi, nhưng chị ấy sắp sửa về hưu và muốn chuyển sang làm bán thời gian. Với chị, chuẩn mực của văn học thiếu nhi luôn là Tôi đã học đọc như thế nào của cấp tiểu học xưa lắc xưa lơ, và ngọn lửa nhiệt tình của chị ấy đã tắt từ lâu. Thường thì chúng tôi chẳng thấy chị đâu, vì chị toàn ở dưới kho sách. Việc tôi thổi một làn gió mới vào mảng sách bụi bặm do Lundmark phụ trách chỉ có lợi cho chị, nên chị cứ phó thác cho tôi làm, mặc dù đó không phải việc của tôi. Tôi làm chỉ vì thích bọn trẻ khủng khiếp, dù không nói ra.
Phải, dù không nói ra! Làm sao nói được điều đó khi bạn là một mụ góa gần ba nhăm tuổi không con cái? Nếu tôi bế một đứa bé trong lòng, tất cả những người phụ nữ quen biết tôi – ngoại trừ Mӓrta – sẽ tỏ ra thương hại một cách khoái trá, mà tôi thì không muốn ban cho họ cái diễm phúc đó. Bọn họ sẽ bảo là, dù sao thì, họ cũng còn con còn cái, cho dù có đang đi tư vấn hôn nhân và/hoặc đã ly dị, nên buộc lòng họ phải làm việc bán thời gian với đồng lương còm cõi. Họ sẽ phàn nàn rằng lũ trẻ không cho họ ngủ ngon giấc, rằng chúng cứ hở ra là đánh nhau, nôn ọe trong xe và chẳng chịu làm bài tập. Họ sẽ rên rỉ vì giá cả sữa, giày thể thao và khóa học cưỡi ngựa. Rồi thì họ phải về sớm, do thằng bé Per lên cơn sốt, con bé Fia phải đi chữa răng. Hoặc đã đến lượt họ phải tuần tra bảo vệ bảo vệ an ninh khu phố cùng đội dân phòng phụ huynh, nếu không cũng phải đi tham gia buổi họp của phụ huynh các bé học nhảy kiểu Nhật. “Làm thêm giờ với cô chẳng thành vấn đề”, bọn họ luôn nói, “Cô may lắm đấy, cô biết không!”.
Chuyện đó diễn ra thường xuyên đến mức độ đôi khi tôi phải quay lại làm việc thêm giờ vào buổi tối, trong lén lút! Bởi vì tôi quá yêu những bức vẽ ngộ nghĩnh của bọn trẻ. Tôi tổ chức những buổi đọc truyện cổ tích để có thể thanh thản ngắm nhìn những cô cậu bé chăm chú lắng nghe. Những đôi mắt to tròn, khuôn miệng hé mở, cả cơ thể quay về phía phát ra câu chuyện cổ tích như những đóa hoa hướng về phía mặt trời. Tôi là một người thích ngắm trẻ con.
Thật khó xử, vì nếu những người không có con cái như chúng tôi tỏ ra quan tâm đến bọn trẻ, các bậc cha mẹ thực sự của chúng cảm thấy bị trêu tức, có lẽ thế. “Giá mà cô biết”, họ thở dài, “Đôi lúc tôi chỉ muốn tống cổ chúng nó ra đường cho rảnh nợ”.
Thoạt nghe, ý kiến của họ cũng không tồi. Tất nhiên, tôi hiểu: đó là tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ sinh học trong tôi đang ngày càng kêu to hơn. Mӓrta cũng đâu có con, vì Niềm Đam Mê của cô ấy tuyệt đối không muốn rơi vào bẫy một lần nữa. Anh ta đang cố hết sức để có thể lờ đi khoản trợ cấp nuôi ba đứa con với ba người đàn bà khác nhau. Mӓrta từng nhếch mép cười và bảo tôi đáng lẽ những ông bố bà mẹ không được phép có con, vì họ không biết trân trọng chúng.
Chúng tôi thì có. Nhưng chúng tôi chắc cũng không đời nào đi dọn bãi nôn trong xe hơi.
- Tôi á, tôi sẽ chẳng bao giờ được làm trưởng ban. – Liliane nói, - Ít nhất một thảm họa ở nhà mỗi tuần, cho đến khi đứa nhỏ nhất đi nghĩa vụ quân sự, có lẽ thế. Còn cô, cô sẽ thăng tiến. Có lẽ cô được hưởng mức lương ngang với nhân viên bảo tồn không gian xanh chưa thâm niên. Và trả dứt khoản nợ thời sinh viên trước khi chết! Còn tôi á, thậm chí tôi còn chẳng đủ tiền để đi tập cho giảm cân – mà cũng có vấn đề gì đâu, đằng nào tôi cũng không đủ tiền mua thức ăn mà! Hình như Olof là người đã đề bạt cô thì phải…
Đùng một cái, chị ta đã thành công trong việc đổ vấy trách nhiệm cho tôi về sự thiếu thốn của đàn con, đồng thời bóng gió ám chỉ tôi đã lên giường để thăng tiến. Chơi khéo lắm, Liliane! Bây giờ chị có thể chào từ biệt những ngày Chủ nhật trốn việc được rồi đấy.
Cái vụ đồng hồ sinh học. Tôi hình dung nó như những chiếc đồng hồ báo thức to tổ chảng, có cái búa nhỏ cứ gõ liên hồi vào hai núm chuông tròn, cho đến khi người ta hoảng hồn thức đậy với một ham muốn điên cuồng chuyện nhân giống, hay chí ít là sinh sản. Tôi tự hỏi liệu cái đồng hồ này có chức năng ngủ nướng để cho phép người ta ngủ thêm một chút không? Nếu có thì, ngàn lần cám ơn!
Đấy cứ xem, cái đồng hồ sinh học đã làm tôi thành ra thế nào. Đáp ứng quá chừng mất nết với anh chàng Chủ Rừng! Mà theo tôi biết, anh chàng hoàn toàn có thể có cả đàn con, tất cả đều đội cái mũ có chữ Hiệp hội Chủ Rừng. Tôi hình dung chúng xếp thành một hàng đi đều bước cùng ông bố, mỗi đứa vác một chiếc xẻng trên vai.
Ngày mai là sinh nhật của tôi. Ba mươi lăm tuổi. Với tôi, không có chuyện ăn bữa sáng trên giường. Mӓrta đang ở Copenhagen cùng với Niềm Đam Mê. Bố tôi chẳng bao giờ gọi điện chúc mừng sinh nhật, chỉ có mẹ tôi làm chuyện đó thôi. Mà mẹ tôi thì – phải, bà rất nhớ những ngày sinh nhật, có điều nhớ nhầm ngày tháng. Bà luôn nhảy cẫng lên để chúc mừng sinh nhật ai đó, đôi khi là vào giữa đêm, theo lời kể của người chăm sóc. Tiếc là không bao giờ đúng ngày.
Ở chỗ làm, tất cả mọi người để chờ đợi tôi mang bánh đến. Một cái bánh Công chúa truyền thống với lớp bột hạnh nhân màu xanh, nếu không họ sẽ không tặng cho tôi cái lọ gốm chán đời làm bằng tay mà cả đám đã hùn tiền mua.
Ӧrjan từng tặng tôi những món quà sinh nhật trang nhã, thiết thực và khách quan. Máy nướng bánh mì kiểu cọ, mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp, có lần là chiếc quần đùi lửng dày dặn của Na Uy. Nhưng anh không bao giờ dọn cho tôi một bữa sáng tại giường. Nguyên tắc của anh là chúng tôi phải trân trọng cái chăn lông ngỗng trăm phần trăm mà hai đứa phải bỏ cả đống tiền để thửa về.
Anh gùi quả trên vai
Anh và em ai biết
Quả kia có nghĩa gì?
- Với cô, mọi chuyện sẽ ổn thôi. – Liliane nói bằng giọng mỉa mai.
Liliane là đồng nghiệp của tôi ở thư viện. Tôi luôn muốn tránh đi khi chị ta lao bổ đến trong tiếng gót giày khua àm ĩ và đôi tay khệ nệ mang vác những thứ chẳng đâu vào đâu, làm như bận bịu lắm. Chị ta lúc nào cũng mệt mỏi, chẳng bao giờ hoàn thành việc gì, và canh chừng không để ai có thể tìm thấy chút vui thú khi làm việc.
- Dĩ nhiên rồi. – Chị ta thốt lên, tay xoắn chiếc khăn quàng hiệu Kenzo như sợi dây thừng. – Ý tôi là, cô ấy, buổi tối cô chẳng vướng bận gì. Cô tha hồ dốc sức cho công việc.
Chị ta nói một cách gay gắt, như thể muốn ám chỉ tôi chắc chắn có gian dối gì đó. Một con mụ lớn tướng nhưng chẳng có gia đình, một thứ phá hoại bãi công của cuộc sống phụ nữ.
Khốn kiếp! Chị ta chuyên nghiêng đầu duyên dáng hỏi xem tôi, “người không có gia đình”, có thể trực ca tối và ngày chủ nhật hộ chị ta được không.
Tôi vừa được đề bạt phụ trách khu sách thiếu nhi của thư viện. Có lẽ bởi mấy năm vừa rồi tôi đã đề ra nhiều hoạt động cho các cháu nhỏ: Giờ đọc truyện cổ tích này, những buổi sinh hoạt sân khấu, hội sách thiếu nhi, rồi các buổi triển lãm tranh vẽ nữa. Lundmark là người từ trước đến giờ vẫn phụ trách mảng thiếu nhi, nhưng chị ấy sắp sửa về hưu và muốn chuyển sang làm bán thời gian. Với chị, chuẩn mực của văn học thiếu nhi luôn là Tôi đã học đọc như thế nào của cấp tiểu học xưa lắc xưa lơ, và ngọn lửa nhiệt tình của chị ấy đã tắt từ lâu. Thường thì chúng tôi chẳng thấy chị đâu, vì chị toàn ở dưới kho sách. Việc tôi thổi một làn gió mới vào mảng sách bụi bặm do Lundmark phụ trách chỉ có lợi cho chị, nên chị cứ phó thác cho tôi làm, mặc dù đó không phải việc của tôi. Tôi làm chỉ vì thích bọn trẻ khủng khiếp, dù không nói ra.
Phải, dù không nói ra! Làm sao nói được điều đó khi bạn là một mụ góa gần ba nhăm tuổi không con cái? Nếu tôi bế một đứa bé trong lòng, tất cả những người phụ nữ quen biết tôi – ngoại trừ Mӓrta – sẽ tỏ ra thương hại một cách khoái trá, mà tôi thì không muốn ban cho họ cái diễm phúc đó. Bọn họ sẽ bảo là, dù sao thì, họ cũng còn con còn cái, cho dù có đang đi tư vấn hôn nhân và/hoặc đã ly dị, nên buộc lòng họ phải làm việc bán thời gian với đồng lương còm cõi. Họ sẽ phàn nàn rằng lũ trẻ không cho họ ngủ ngon giấc, rằng chúng cứ hở ra là đánh nhau, nôn ọe trong xe và chẳng chịu làm bài tập. Họ sẽ rên rỉ vì giá cả sữa, giày thể thao và khóa học cưỡi ngựa. Rồi thì họ phải về sớm, do thằng bé Per lên cơn sốt, con bé Fia phải đi chữa răng. Hoặc đã đến lượt họ phải tuần tra bảo vệ bảo vệ an ninh khu phố cùng đội dân phòng phụ huynh, nếu không cũng phải đi tham gia buổi họp của phụ huynh các bé học nhảy kiểu Nhật. “Làm thêm giờ với cô chẳng thành vấn đề”, bọn họ luôn nói, “Cô may lắm đấy, cô biết không!”.
Chuyện đó diễn ra thường xuyên đến mức độ đôi khi tôi phải quay lại làm việc thêm giờ vào buổi tối, trong lén lút! Bởi vì tôi quá yêu những bức vẽ ngộ nghĩnh của bọn trẻ. Tôi tổ chức những buổi đọc truyện cổ tích để có thể thanh thản ngắm nhìn những cô cậu bé chăm chú lắng nghe. Những đôi mắt to tròn, khuôn miệng hé mở, cả cơ thể quay về phía phát ra câu chuyện cổ tích như những đóa hoa hướng về phía mặt trời. Tôi là một người thích ngắm trẻ con.
Thật khó xử, vì nếu những người không có con cái như chúng tôi tỏ ra quan tâm đến bọn trẻ, các bậc cha mẹ thực sự của chúng cảm thấy bị trêu tức, có lẽ thế. “Giá mà cô biết”, họ thở dài, “Đôi lúc tôi chỉ muốn tống cổ chúng nó ra đường cho rảnh nợ”.
Thoạt nghe, ý kiến của họ cũng không tồi. Tất nhiên, tôi hiểu: đó là tiếng tíc tắc của chiếc đồng hồ sinh học trong tôi đang ngày càng kêu to hơn. Mӓrta cũng đâu có con, vì Niềm Đam Mê của cô ấy tuyệt đối không muốn rơi vào bẫy một lần nữa. Anh ta đang cố hết sức để có thể lờ đi khoản trợ cấp nuôi ba đứa con với ba người đàn bà khác nhau. Mӓrta từng nhếch mép cười và bảo tôi đáng lẽ những ông bố bà mẹ không được phép có con, vì họ không biết trân trọng chúng.
Chúng tôi thì có. Nhưng chúng tôi chắc cũng không đời nào đi dọn bãi nôn trong xe hơi.
- Tôi á, tôi sẽ chẳng bao giờ được làm trưởng ban. – Liliane nói, - Ít nhất một thảm họa ở nhà mỗi tuần, cho đến khi đứa nhỏ nhất đi nghĩa vụ quân sự, có lẽ thế. Còn cô, cô sẽ thăng tiến. Có lẽ cô được hưởng mức lương ngang với nhân viên bảo tồn không gian xanh chưa thâm niên. Và trả dứt khoản nợ thời sinh viên trước khi chết! Còn tôi á, thậm chí tôi còn chẳng đủ tiền để đi tập cho giảm cân – mà cũng có vấn đề gì đâu, đằng nào tôi cũng không đủ tiền mua thức ăn mà! Hình như Olof là người đã đề bạt cô thì phải…
Đùng một cái, chị ta đã thành công trong việc đổ vấy trách nhiệm cho tôi về sự thiếu thốn của đàn con, đồng thời bóng gió ám chỉ tôi đã lên giường để thăng tiến. Chơi khéo lắm, Liliane! Bây giờ chị có thể chào từ biệt những ngày Chủ nhật trốn việc được rồi đấy.
Cái vụ đồng hồ sinh học. Tôi hình dung nó như những chiếc đồng hồ báo thức to tổ chảng, có cái búa nhỏ cứ gõ liên hồi vào hai núm chuông tròn, cho đến khi người ta hoảng hồn thức đậy với một ham muốn điên cuồng chuyện nhân giống, hay chí ít là sinh sản. Tôi tự hỏi liệu cái đồng hồ này có chức năng ngủ nướng để cho phép người ta ngủ thêm một chút không? Nếu có thì, ngàn lần cám ơn!
Đấy cứ xem, cái đồng hồ sinh học đã làm tôi thành ra thế nào. Đáp ứng quá chừng mất nết với anh chàng Chủ Rừng! Mà theo tôi biết, anh chàng hoàn toàn có thể có cả đàn con, tất cả đều đội cái mũ có chữ Hiệp hội Chủ Rừng. Tôi hình dung chúng xếp thành một hàng đi đều bước cùng ông bố, mỗi đứa vác một chiếc xẻng trên vai.
Ngày mai là sinh nhật của tôi. Ba mươi lăm tuổi. Với tôi, không có chuyện ăn bữa sáng trên giường. Mӓrta đang ở Copenhagen cùng với Niềm Đam Mê. Bố tôi chẳng bao giờ gọi điện chúc mừng sinh nhật, chỉ có mẹ tôi làm chuyện đó thôi. Mà mẹ tôi thì – phải, bà rất nhớ những ngày sinh nhật, có điều nhớ nhầm ngày tháng. Bà luôn nhảy cẫng lên để chúc mừng sinh nhật ai đó, đôi khi là vào giữa đêm, theo lời kể của người chăm sóc. Tiếc là không bao giờ đúng ngày.
Ở chỗ làm, tất cả mọi người để chờ đợi tôi mang bánh đến. Một cái bánh Công chúa truyền thống với lớp bột hạnh nhân màu xanh, nếu không họ sẽ không tặng cho tôi cái lọ gốm chán đời làm bằng tay mà cả đám đã hùn tiền mua.
Ӧrjan từng tặng tôi những món quà sinh nhật trang nhã, thiết thực và khách quan. Máy nướng bánh mì kiểu cọ, mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp, có lần là chiếc quần đùi lửng dày dặn của Na Uy. Nhưng anh không bao giờ dọn cho tôi một bữa sáng tại giường. Nguyên tắc của anh là chúng tôi phải trân trọng cái chăn lông ngỗng trăm phần trăm mà hai đứa phải bỏ cả đống tiền để thửa về.