Chương : 42
Cô ấy đã báo là không thể đưa xe về cho tôi, vì phải chăm sóc bạn trong bệnh viện suốt cả ngày, tôi còn làm việc. Tôi phải đón xe buýt đi đến chung cư của cô để lấy xe của mình về. Chìa khóa xe cô gài vào một bên bánh. Tôi vào trong sân và nhìn qua cửa sổ nhà cô. Các cánh chớp đã hạ xuống, cô ấy thậm chí không có rèm cửa bằng vải.
Cô ấy không nghe điện thoại, cũng không cắm máy trả lời tự động.
Năm ngày đã trôi qua mà tôi không có tin tức gì. Tôi đã lao vào xử lý mọi loại chứng từ của nông trại không ngừng gửi vào hộp thư. Không khéo một ngày kia tình cờ quay lại, cô ấy sẽ trông thấy cái xác lạnh cứng của tôi nằm bên dưới chồng hóa đơn. Rồi có lẽ cô sẽ chôn tôi dưới một trong những tấm đá trắc địa ấy, và bắt đầu ngồi trên băng ghế nghĩa trang rình rập anh chàng xấu số tiếp theo. Tôi cố gắng tìm cách căm giận cô ấy. Như thế đỡ lo lắng hơn, để tôi có thể ngủ được.
Ý tôi là, tôi không biết liệu cô ấy không còn quan tâm đến tôi nữa, hay vì cô ấy có lý do chính đáng để giữ khoảng cách. Liệu tôi có bao giờ làm như thế đối với Bengt-Göran hay không? Liệu tôi có ngồi hết ngày này qua ngày khác bên cạnh cậu ấy trong khoa sức khỏe tâm thần, gác lại công việc ban ngày để làm vào buổi tối được không? Liệu tôi có thực sự không đủ thời gian để gọi dù chỉ một cú điện thoại không?
Hừ. Tôi không thể hình dung mình trả lời có cho các câu hỏi đó. Không thể tưởng tượng Bengt-Göran bị đầu óc có vấn đề, tôi cũng không chắc cậu ta có khuynh hướng tâm thần. Người ta có thể dùng cưa máy cắt thùy não của cậu ấy mà không ai nhận ra sự khác biệt. Hơn nữa, chúng tôi không phải là kiểu bạn bè như thế, chỉ là bạn từ hồi bé, và tôi chưa bao giờ có cơ hội để kết bạn với những người khác.
Trong thâm tâm, tôi cũng hoài nghi về chuyện “căng thẳng thần kinh” giống như nhiều người lớn tuổi trong làng. “Nên bắn bỏ tay bác sĩ tâm thần đầu ngành, như thế chúng ta sẽ ít rắc rối hơn”. Một ông già đã từng tuyên bố như thế. Nó không phải là bệnh tật thực sự. Chỉ có những kẻ trốn việc mới viện lý do đó để khỏi phải lao động.
Nếu tôi nói năng kiểu ấy trước mặt Désirée, cô ấy sẽ tung một cú đá vào chỗ hiểm làm tôi ngã khuỵu xuống ghế, rồi cô ấy sẽ lại khám phá tỉ mỉ cơ thể tôi, chắc chắn là thế.
Thế rồi bỗng dưng cô ấy gọi điện thoại. Nghe chừng cô có vẻ căng thẳng, nên tôi vội vàng dỏng tai lên:
- Đã xảy ra chuyện gì vậy?
- Mọi chuyện hiện đang rất nặng nề đối với em. – Cô chỉ nói có thế.
Tôi tự hỏi liệu cô ấy có ý định cắt đứt quan hệ với tôi ngay lập tức trên điện thoại hay không. Nghĩ nhanh lên nào, Benny.
- Thứ Sáu này là sinh nhật anh. Ba mươi bảy tuổi. – Cuối cùng tôi cũng bật ra được, trước khi cô có thời gian để cướp lời. – Em có muốn mình đi đâu đó không? Anh biết em không có tâm trạng để ăn mừng, nhưng chỉ là uống chút bia chẳng hạn? Xét cho cùng, cũng không phải là một ngày đặc biệt gì cho lắm. – Tôi cảm thấy căng như dây đàn.
- Hoặc là một ly rượu táo, cho một ngày không quan trọng như thế? – Giọng nói của cô đã có chút vui vẻ.
Sau đó Désirée quyết định giành quyền tổ chức ngày kỷ niệm, và cô sẽ đến trước một tối, để có thể dọn cho tôi một bữa sáng trên giường. Tôi sướng như tiên, liến thoắng như một chú chim sơn ca. Cô ấy sẽ quay lại!
Về sau, thỉnh thoảng trong lúc ngồi trên băng ghế nghĩa trang, tôi đã tự hỏi khởi điểm của sự kết thúc đã diễn ra vào lúc nào, khi Violet và Bengt-Göran bước qua cửa nhà tôi với những món yến tiệc của họ, hay là vào ngày sinh nhật của tôi. Ý tôi là, chúng tôi vẫn tiếp tục gặp nhau sau đó, nàng Tôm và tôi. Não tôi bị thiếu oxy hay sao thế này?
Mọi thứ đã bắt đầu rất thuận lợi. Tối hôm trước sinh nhật tôi, chúng tôi đã chọc ghẹo và vui đùa với nhau như mọi khi. Hai đứa đã uống cạn chai champagne cô ấy mang đến dù nó có vị như thể bị lên men trong can đựng axit formic. Cô đã đóng cửa bếp để giữ bí mật, và giấu thứ gì đó trong tủ tường. Khi đêm xuống, tôi quắp lấy cô như người chết đuối bám vào chiếc xuồng cứu sinh duy nhất hiện diện. Hai chúng tôi chợp mắt khá muộn.
Sáng hôm sau, chuông báo thức kêu to như thường lệ. Tôi nhìn sang nàng Tôm. Thế còn bữa sáng của tôi?
Cô ấy đã ngủ quên. Tôi ngồi cắn móng tay trên giường một lúc, cân nhắc xem có nên bí mật đánh thức cô dậy hay không. Tôi để cho chuông báo thức kêu lần thứ hai và kêu lục cục trong cổ họng giống như một ông già ho lao, nhưng cô ấy vẫn say giấc nồng. Quả tình, cô ấy thường bắt đầu làm việc lúc mười giờ, trong khi tôi là từ sáu giờ sáng. Chắc là vì thế rồi.
Tôi đi vắt sữa muộn nửa tiếng đồng hồ so với thường lệ. Trong lòng ngổn ngang những cảm xúc lẫn lộn pha với chỗ rượu champagne chua lè đêm qua. Đương nhiên, mọi chuyện rối tinh lên. Lũ bò gây sự nhiều hơn bình thường, và một con bò cái tơ đã đá cho tôi một phát vào xương chày. Tâm trạng của tôi sau khi vắt sữa xong không được vui vẻ cho lắm.
Lúc quay vào nhà, tôi đi tắm qua, trước khi mở cánh cửa nhà bếp.
Chai rượu champagne vẫn nằm đó, thứ nước chua loét của nó vẫn còn sót lại một ít dưới đáy chai. Cô ấy vẫn đang ngủ.
Khỉ gió, dù sao tôi cũng hài lòng vì cô ấy đã đến kia mà. Tại sao cứ phải lên phòng thay quần áo và gây tiếng động chỉ để xem phản ứng của cô ấy?
- Hình như có mùi kẻ tử vì đạo bị thiêu trên đống lửa thì phải? – Tôi nghe thấy giọng cô vang lên từ trên chiếc giường nhàu nhĩ. Cô nhìn đồng hồ, rồi nhìn tôi, mắt nheo lại.
- Tôi cũng đâu có trông mong thứ gì đặc biệt. – Tôi lầm bầm.
- Ý anh là sao?
Cặp mắt xanh cáu kỉnh và khó chịu chấp chới sau hàng mi bạc phếch. Cô bật dậy khỏi giường và bắt đầu mặc lại bộ đồ lót bằng vải cotton thiên nhiên trăm phần trăm.
- Mà thật ra cũng chẳng có gì đặc biệt đâu! – Cô phang luôn.
Hóa ra bây giờ tôi là người có lỗi à! Không nói không rằng, tôi xuống cầu thang đi vào bếp. Cô bám theo sau, hậm hực giậm đôi chân đi vớ.
Tôi đổ nước vào máy pha cà phê. Khi mở vòi nước, nó bật tung và phụt hơi vào tay tôi. Khỉ gió! Cái máy bơm chết tiệt lại hỏng rồi. Tôi phải đi xem thế nào. Rồi kiếm ông thợ để sửa.
Nàng Tôm nhìn tôi lom lom trong lúc lôi thứ gì đó từ trong tủ lạnh ra.
- Không có cà phê đâu! – Tôi nói. – Máy bơm nước lại hỏng rồi!
- Thì vẫn có bia và bánh ngọt đây! – Cô cười.
Nhưng lúc này tôi đã quá lo lắng và không nhận ra sự thay đổi thái độ của cô. Cô không hiểu khi một nông trại không có nước, vấn đề quan trọng không phải là không có cà phê. Vấn đề ở đây, là hai mươi bốn con bò sữa khát nước, cộng thêm lũ bê hướng sữa.
- Bia bọt gì! Bò sữa không uống bia, dù anh có cả trăm lít đi chăng nữa. Nhưng có em ở đây cũng tốt, anh đang cần người giúp một tay. Anh sẽ đi xem có thể làm được gì trước khi gọi thợ. Chúng ta cần phải đi ngay lập tức. – Tôi nói bằng một giọng đã cố mềm mỏng.
Cô ấy vẫn đứng đó, không nhúc nhích, trong khi tôi đã choàng xong áo khoác.
- Bắt lấy này! – Tôi hối thúc, lẳng cho cô chiếc áo da. – Em có thể lấy đôi ủng của mẹ. Em còn đợi cái quái gì nữa?
- Không! – Cô rít lên. – Nhưng em còn công việc của em. Hôm nay anh phải tìm người khác để sai thôi.
Còn biết nói gì nữa đây. Tôi vội lao ra chỗ máy bơm, một lát sau tôi nghe thấy tiếng cô nổ máy xe hơi trong sân.
Cáu điên người, tôi một mình chiến đấu với cái máy bơm trong nhiều giờ liền. Nhưng việc này cần hai người. Chịu bó tay, tôi quay vào nhà để gọi thợ. Trên bàn bếp có một thứ gì đó nom như một cây xúc xích khổng lồ, và một cục phân bò trên một chiếc dĩa. Không, đó là một tảng thịt bò muối nguyên vẹn, và một cái bánh ngọt sôcôla không được thành công. Bên cạnh là một mảnh giấy nhắn.
“Benny! Anh ngốc lắm, và em cũng vậy. Ăn bánh đi, để còn vắt sức ra làm cả ngày, nhưng tối nay hãy đến nhà em, muộn nhất là bảy giờ. Xin anh đấy. Anh vui lòng đừng đến trong bộ đồ bảo hộ, vì em dự định dẫn anh đi ăn mừng sinh nhật”.
Tôi đã quá mệt và không thể phản ứng nổi. Nếu bây giờ mà nằm xuống ghế, tôi sẽ ngủ li bì hai, ba tiếng đồng hồ, tôi nghĩ thế. Tôi ăn một chút bánh và thịt bò. Vừa chợp mắt được một chút thì ông thợ sửa nước bấm còi inh ỏi ngoài sân. Phải làm cho xong mọi chuyện, dù có mệt đến đâu chăng nữa. Hai chúng tôi đã mất nhiều giờ đồng hồ để sửa lại cái máy bơm, sau đó thì đến giờ vắt sữa.
Lúc sáu giờ rưỡi, tôi ngồi vào xe hơi với bộ dạng bảnh bao, chiếc bánh sôcôla và miếng thịt bò vật lộn nhau trong ống tiêu hóa. Tôi không có thời gian để ăn thêm thứ gì khác. Tôi hy vọng cô ấy sẽ dẫn mình tới một nhà hàng thật ngon, với những món nướng thơm phức. Kèm nước sốt béo ngậy nữa chứ!
Thiếu ngủ và thiếu ăn là sự giải thích tốt nhất mà tôi có cho chuyện xảy ra tối hôm ấy.
Cô ấy không nghe điện thoại, cũng không cắm máy trả lời tự động.
Năm ngày đã trôi qua mà tôi không có tin tức gì. Tôi đã lao vào xử lý mọi loại chứng từ của nông trại không ngừng gửi vào hộp thư. Không khéo một ngày kia tình cờ quay lại, cô ấy sẽ trông thấy cái xác lạnh cứng của tôi nằm bên dưới chồng hóa đơn. Rồi có lẽ cô sẽ chôn tôi dưới một trong những tấm đá trắc địa ấy, và bắt đầu ngồi trên băng ghế nghĩa trang rình rập anh chàng xấu số tiếp theo. Tôi cố gắng tìm cách căm giận cô ấy. Như thế đỡ lo lắng hơn, để tôi có thể ngủ được.
Ý tôi là, tôi không biết liệu cô ấy không còn quan tâm đến tôi nữa, hay vì cô ấy có lý do chính đáng để giữ khoảng cách. Liệu tôi có bao giờ làm như thế đối với Bengt-Göran hay không? Liệu tôi có ngồi hết ngày này qua ngày khác bên cạnh cậu ấy trong khoa sức khỏe tâm thần, gác lại công việc ban ngày để làm vào buổi tối được không? Liệu tôi có thực sự không đủ thời gian để gọi dù chỉ một cú điện thoại không?
Hừ. Tôi không thể hình dung mình trả lời có cho các câu hỏi đó. Không thể tưởng tượng Bengt-Göran bị đầu óc có vấn đề, tôi cũng không chắc cậu ta có khuynh hướng tâm thần. Người ta có thể dùng cưa máy cắt thùy não của cậu ấy mà không ai nhận ra sự khác biệt. Hơn nữa, chúng tôi không phải là kiểu bạn bè như thế, chỉ là bạn từ hồi bé, và tôi chưa bao giờ có cơ hội để kết bạn với những người khác.
Trong thâm tâm, tôi cũng hoài nghi về chuyện “căng thẳng thần kinh” giống như nhiều người lớn tuổi trong làng. “Nên bắn bỏ tay bác sĩ tâm thần đầu ngành, như thế chúng ta sẽ ít rắc rối hơn”. Một ông già đã từng tuyên bố như thế. Nó không phải là bệnh tật thực sự. Chỉ có những kẻ trốn việc mới viện lý do đó để khỏi phải lao động.
Nếu tôi nói năng kiểu ấy trước mặt Désirée, cô ấy sẽ tung một cú đá vào chỗ hiểm làm tôi ngã khuỵu xuống ghế, rồi cô ấy sẽ lại khám phá tỉ mỉ cơ thể tôi, chắc chắn là thế.
Thế rồi bỗng dưng cô ấy gọi điện thoại. Nghe chừng cô có vẻ căng thẳng, nên tôi vội vàng dỏng tai lên:
- Đã xảy ra chuyện gì vậy?
- Mọi chuyện hiện đang rất nặng nề đối với em. – Cô chỉ nói có thế.
Tôi tự hỏi liệu cô ấy có ý định cắt đứt quan hệ với tôi ngay lập tức trên điện thoại hay không. Nghĩ nhanh lên nào, Benny.
- Thứ Sáu này là sinh nhật anh. Ba mươi bảy tuổi. – Cuối cùng tôi cũng bật ra được, trước khi cô có thời gian để cướp lời. – Em có muốn mình đi đâu đó không? Anh biết em không có tâm trạng để ăn mừng, nhưng chỉ là uống chút bia chẳng hạn? Xét cho cùng, cũng không phải là một ngày đặc biệt gì cho lắm. – Tôi cảm thấy căng như dây đàn.
- Hoặc là một ly rượu táo, cho một ngày không quan trọng như thế? – Giọng nói của cô đã có chút vui vẻ.
Sau đó Désirée quyết định giành quyền tổ chức ngày kỷ niệm, và cô sẽ đến trước một tối, để có thể dọn cho tôi một bữa sáng trên giường. Tôi sướng như tiên, liến thoắng như một chú chim sơn ca. Cô ấy sẽ quay lại!
Về sau, thỉnh thoảng trong lúc ngồi trên băng ghế nghĩa trang, tôi đã tự hỏi khởi điểm của sự kết thúc đã diễn ra vào lúc nào, khi Violet và Bengt-Göran bước qua cửa nhà tôi với những món yến tiệc của họ, hay là vào ngày sinh nhật của tôi. Ý tôi là, chúng tôi vẫn tiếp tục gặp nhau sau đó, nàng Tôm và tôi. Não tôi bị thiếu oxy hay sao thế này?
Mọi thứ đã bắt đầu rất thuận lợi. Tối hôm trước sinh nhật tôi, chúng tôi đã chọc ghẹo và vui đùa với nhau như mọi khi. Hai đứa đã uống cạn chai champagne cô ấy mang đến dù nó có vị như thể bị lên men trong can đựng axit formic. Cô đã đóng cửa bếp để giữ bí mật, và giấu thứ gì đó trong tủ tường. Khi đêm xuống, tôi quắp lấy cô như người chết đuối bám vào chiếc xuồng cứu sinh duy nhất hiện diện. Hai chúng tôi chợp mắt khá muộn.
Sáng hôm sau, chuông báo thức kêu to như thường lệ. Tôi nhìn sang nàng Tôm. Thế còn bữa sáng của tôi?
Cô ấy đã ngủ quên. Tôi ngồi cắn móng tay trên giường một lúc, cân nhắc xem có nên bí mật đánh thức cô dậy hay không. Tôi để cho chuông báo thức kêu lần thứ hai và kêu lục cục trong cổ họng giống như một ông già ho lao, nhưng cô ấy vẫn say giấc nồng. Quả tình, cô ấy thường bắt đầu làm việc lúc mười giờ, trong khi tôi là từ sáu giờ sáng. Chắc là vì thế rồi.
Tôi đi vắt sữa muộn nửa tiếng đồng hồ so với thường lệ. Trong lòng ngổn ngang những cảm xúc lẫn lộn pha với chỗ rượu champagne chua lè đêm qua. Đương nhiên, mọi chuyện rối tinh lên. Lũ bò gây sự nhiều hơn bình thường, và một con bò cái tơ đã đá cho tôi một phát vào xương chày. Tâm trạng của tôi sau khi vắt sữa xong không được vui vẻ cho lắm.
Lúc quay vào nhà, tôi đi tắm qua, trước khi mở cánh cửa nhà bếp.
Chai rượu champagne vẫn nằm đó, thứ nước chua loét của nó vẫn còn sót lại một ít dưới đáy chai. Cô ấy vẫn đang ngủ.
Khỉ gió, dù sao tôi cũng hài lòng vì cô ấy đã đến kia mà. Tại sao cứ phải lên phòng thay quần áo và gây tiếng động chỉ để xem phản ứng của cô ấy?
- Hình như có mùi kẻ tử vì đạo bị thiêu trên đống lửa thì phải? – Tôi nghe thấy giọng cô vang lên từ trên chiếc giường nhàu nhĩ. Cô nhìn đồng hồ, rồi nhìn tôi, mắt nheo lại.
- Tôi cũng đâu có trông mong thứ gì đặc biệt. – Tôi lầm bầm.
- Ý anh là sao?
Cặp mắt xanh cáu kỉnh và khó chịu chấp chới sau hàng mi bạc phếch. Cô bật dậy khỏi giường và bắt đầu mặc lại bộ đồ lót bằng vải cotton thiên nhiên trăm phần trăm.
- Mà thật ra cũng chẳng có gì đặc biệt đâu! – Cô phang luôn.
Hóa ra bây giờ tôi là người có lỗi à! Không nói không rằng, tôi xuống cầu thang đi vào bếp. Cô bám theo sau, hậm hực giậm đôi chân đi vớ.
Tôi đổ nước vào máy pha cà phê. Khi mở vòi nước, nó bật tung và phụt hơi vào tay tôi. Khỉ gió! Cái máy bơm chết tiệt lại hỏng rồi. Tôi phải đi xem thế nào. Rồi kiếm ông thợ để sửa.
Nàng Tôm nhìn tôi lom lom trong lúc lôi thứ gì đó từ trong tủ lạnh ra.
- Không có cà phê đâu! – Tôi nói. – Máy bơm nước lại hỏng rồi!
- Thì vẫn có bia và bánh ngọt đây! – Cô cười.
Nhưng lúc này tôi đã quá lo lắng và không nhận ra sự thay đổi thái độ của cô. Cô không hiểu khi một nông trại không có nước, vấn đề quan trọng không phải là không có cà phê. Vấn đề ở đây, là hai mươi bốn con bò sữa khát nước, cộng thêm lũ bê hướng sữa.
- Bia bọt gì! Bò sữa không uống bia, dù anh có cả trăm lít đi chăng nữa. Nhưng có em ở đây cũng tốt, anh đang cần người giúp một tay. Anh sẽ đi xem có thể làm được gì trước khi gọi thợ. Chúng ta cần phải đi ngay lập tức. – Tôi nói bằng một giọng đã cố mềm mỏng.
Cô ấy vẫn đứng đó, không nhúc nhích, trong khi tôi đã choàng xong áo khoác.
- Bắt lấy này! – Tôi hối thúc, lẳng cho cô chiếc áo da. – Em có thể lấy đôi ủng của mẹ. Em còn đợi cái quái gì nữa?
- Không! – Cô rít lên. – Nhưng em còn công việc của em. Hôm nay anh phải tìm người khác để sai thôi.
Còn biết nói gì nữa đây. Tôi vội lao ra chỗ máy bơm, một lát sau tôi nghe thấy tiếng cô nổ máy xe hơi trong sân.
Cáu điên người, tôi một mình chiến đấu với cái máy bơm trong nhiều giờ liền. Nhưng việc này cần hai người. Chịu bó tay, tôi quay vào nhà để gọi thợ. Trên bàn bếp có một thứ gì đó nom như một cây xúc xích khổng lồ, và một cục phân bò trên một chiếc dĩa. Không, đó là một tảng thịt bò muối nguyên vẹn, và một cái bánh ngọt sôcôla không được thành công. Bên cạnh là một mảnh giấy nhắn.
“Benny! Anh ngốc lắm, và em cũng vậy. Ăn bánh đi, để còn vắt sức ra làm cả ngày, nhưng tối nay hãy đến nhà em, muộn nhất là bảy giờ. Xin anh đấy. Anh vui lòng đừng đến trong bộ đồ bảo hộ, vì em dự định dẫn anh đi ăn mừng sinh nhật”.
Tôi đã quá mệt và không thể phản ứng nổi. Nếu bây giờ mà nằm xuống ghế, tôi sẽ ngủ li bì hai, ba tiếng đồng hồ, tôi nghĩ thế. Tôi ăn một chút bánh và thịt bò. Vừa chợp mắt được một chút thì ông thợ sửa nước bấm còi inh ỏi ngoài sân. Phải làm cho xong mọi chuyện, dù có mệt đến đâu chăng nữa. Hai chúng tôi đã mất nhiều giờ đồng hồ để sửa lại cái máy bơm, sau đó thì đến giờ vắt sữa.
Lúc sáu giờ rưỡi, tôi ngồi vào xe hơi với bộ dạng bảnh bao, chiếc bánh sôcôla và miếng thịt bò vật lộn nhau trong ống tiêu hóa. Tôi không có thời gian để ăn thêm thứ gì khác. Tôi hy vọng cô ấy sẽ dẫn mình tới một nhà hàng thật ngon, với những món nướng thơm phức. Kèm nước sốt béo ngậy nữa chứ!
Thiếu ngủ và thiếu ăn là sự giải thích tốt nhất mà tôi có cho chuyện xảy ra tối hôm ấy.