Chương : 16
Tôi tạt qua hầm hầm tắm một lát, vì không muốn để mùi chuồng bò theo mình vào trong nhà. Đã lâu rồi tôi không còn dùng phòng tắm dưới hầm, vì nói thật tình, tôi chưa bao giờ làm vệ sinh nó một cách kỹ lưỡng. Chắc là phải dùng đến máy phun rửa cao áp để tống khứ toàn bộ những cáu bẩn của nó. Những chỗ còn lại trong nhà cũng thế. Nhưng mà chết tiệt, lấy thời gian đâu ra…
Mẹ tôi làm lụng cực nhọc mười giờ mỗi ngày là ít nhất, còn tôi, mười lăm tiếng. Như vậy cả thảy là hai mươi lăm giờ lao động, tôi biết xoay đâu ra từng ấy thời gian được. Đó là một thực tế, và phải thú thực là sàn gạch sáng bóng, những chiếc bánh nhà làm, cùng với những tấm vải giường giặt là thắng thớm, tất cả những cái đó đã thuộc về dĩ vãng.
Trong khi lẩm nhẩm hát dưới vòi sen, tự dưng trong đầu tôi hình dung ra cảnh cô nàng màu be của tôi đang lúi húi trong bếp. Với đôi bàn tay trắng ngần, cô ấy dọn ra bàn thịt bò muối trước đây gia đình chúng tôi vẫn hay làm, bánh mì nâu nóng giòn vừa ra lò, và bia mát lạnh. Cùng với món bánh kẹp rắc đường trân châu.
Dĩ nhiên cô ấy không làm thế rồi, đào đâu ra bánh kẹp được chứ? Cô ấy cũng chưa buồn gỡ túi mua hàng hay đun nước pha trà. Tôi tìm thấy cô đang đứng trước giá sách trong phòng khách, tay buông thõng, mắt nhìn các gáy sách. Tiếc quá, cô ấy sẽ chẳng tìm thấy gì hay ho. Ở đó chỉ có sánh giáo khoa cũ của tôi, dăm ba quyển tiểu thuyết của mẹ, và mười lăm năm tạp chí Nông nghiệp quốc gia.
Tôi cảm thấy hơi bối rối. Ở căn hộ của cô ấy, tuy đầu óc tôi có quay cuồng thật, nhưng tôi cũng kịp nhận ra các bức tường phủ kín sách.
- Em tìm thứ gì để đọc trên giường à? – Tôi ướm lời. – Em thích cái nào hơn, Hóa học sơ cấp, hay tạp chí Nông nghiệp quốc gia năm 1956? Năm đó ngành chăn nuôi lợn có rất nhiều biến cố đấy.
Cô ấy cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi. Đâu rồi nụ cười nghỉ hè rạng rỡ của một cô bé?
Chúng tôi vào bếp, tôi bắt đầu lôi cốc tách ra và đun nước. Cô ngồi vào bàn và bắt lầu lật giở danh mục chào hàng các món nông cụ.
Chuyện này có vẻ kỳ cục. Ý tôi là, việc cô ấy ngồi đợi được phục vụ như thế.
- Em cũng được học hành đàng hoàng. – Đột nhiên cô lên tiếng. – Nói chung em có thể giải đáp các câu đố phổ thông trên báo mà không cần phải tra cứu. Nhưng em chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của máy gặt tự động và tấm chắn nước tiểu cho bò.
Tôi im lặng chờ đợi. Cô ấy đang tìm cách nói với tôi điều gì đó. Tôi đặt bánh mì lên bàn, và cô lơ đãng đưa tay cầm lấy một khoanh.
- Em muốn nói là, anh phải đương đầu với mấy thứ máy móc thiết bị đó hàng ngày, anh biết rất rõ đâu là đầu đâu là đuôi. Với anh chúng cũng chẳng khó khăn hơn lý thuyết Lacan đối với em.
- La… gì? – Tôi hỏi. – Cái gã đó là ai vậy? Không phải người phát minh ra máy tách váng sữa chứ?
Tất nhiên tôi hiểu câu nói của cô chẳng qua xuất phát từ thiện ý. Cô ấy muốn tôi không cảm thấy dốt lát vì ít sách và không học hành đến nơi đến chốn, tỏ ra cô ấy cũng có những lỗ hổng kiến thức, vân vân. Nhưng dù vậy tôi vẫn thấy khó chịu. Cô ấy nghĩ tôi đang dỗi, vì cô đưa mắt liếc trộm tôi một cái.
- Ý em muốn nói chỉ là, ngồi trên ghế trước mặt anh là một cô gái với đôi bím tóc vàng hoe tự nhủ: “Nhìn Benny kìa, anh ấy có miếng chắn nước tiểu cho bò loại mới nhất đấy! Mà chắc cô cũng phải đầu tư cái máy gặt đi, có hiệu Krastory 2400 đấy”. Em hoàn toàn không hiểu anh suy diễn ra cái gì.
- Nếu tìm kiếm một cô gái như thế, anh đã đến mấy trung tâm giới thiệu việc làm. – Tôi đáp. – Hoặc đăng tìm trên mục rao vặt của tờ Nhà nông. “Tìm một phụ nữ biết lái máy kéo. Ngoại hình ổn. Không lương. Bao ăn ở”. Nhưng nếu đi tìm một cô gái ở nghĩa trang, phải biết chấp nhận những gì mình tìm thấy. Mà này, anh có phải dạy em cách vắt sữa bằng tay đâu nhỉ?
Nụ cười nghỉ hè đã xuất hiện trở lại.
- Anh thì có cái gì để dạy em nào? – Cô đáp.
Tất nhiên là tôi có chứ. Ngay tại chỗ và ngay lập tức.
Chúng tôi lôi nhau vào giường. Tôi thậm chí không đủ sức để thay khăn trải giường sạnh, mặc dù rất muốn.
Giữa đêm, tôi giật mình tỉnh dậy, vì cô đang ngồi thở dốc đầy hoảng hốt trên giường.
- Ӧrjan ơi? – Cô khẽ nói bằng một giọng khô khốc, bàn tay ướt đẫn mồ hôi của cô lần tìm cánh tay tôi.
- Nào, nào, em đang ở bên anh mà. – Tôi thì thầm, vuốt ve cánh tay cô cho đến khi cô bình tâm lại. Cô cầm lấy ba ngón tay của tôi, đưa lên miệng, thở dài rồi ngủ thiếp đi.
Mẹ tôi làm lụng cực nhọc mười giờ mỗi ngày là ít nhất, còn tôi, mười lăm tiếng. Như vậy cả thảy là hai mươi lăm giờ lao động, tôi biết xoay đâu ra từng ấy thời gian được. Đó là một thực tế, và phải thú thực là sàn gạch sáng bóng, những chiếc bánh nhà làm, cùng với những tấm vải giường giặt là thắng thớm, tất cả những cái đó đã thuộc về dĩ vãng.
Trong khi lẩm nhẩm hát dưới vòi sen, tự dưng trong đầu tôi hình dung ra cảnh cô nàng màu be của tôi đang lúi húi trong bếp. Với đôi bàn tay trắng ngần, cô ấy dọn ra bàn thịt bò muối trước đây gia đình chúng tôi vẫn hay làm, bánh mì nâu nóng giòn vừa ra lò, và bia mát lạnh. Cùng với món bánh kẹp rắc đường trân châu.
Dĩ nhiên cô ấy không làm thế rồi, đào đâu ra bánh kẹp được chứ? Cô ấy cũng chưa buồn gỡ túi mua hàng hay đun nước pha trà. Tôi tìm thấy cô đang đứng trước giá sách trong phòng khách, tay buông thõng, mắt nhìn các gáy sách. Tiếc quá, cô ấy sẽ chẳng tìm thấy gì hay ho. Ở đó chỉ có sánh giáo khoa cũ của tôi, dăm ba quyển tiểu thuyết của mẹ, và mười lăm năm tạp chí Nông nghiệp quốc gia.
Tôi cảm thấy hơi bối rối. Ở căn hộ của cô ấy, tuy đầu óc tôi có quay cuồng thật, nhưng tôi cũng kịp nhận ra các bức tường phủ kín sách.
- Em tìm thứ gì để đọc trên giường à? – Tôi ướm lời. – Em thích cái nào hơn, Hóa học sơ cấp, hay tạp chí Nông nghiệp quốc gia năm 1956? Năm đó ngành chăn nuôi lợn có rất nhiều biến cố đấy.
Cô ấy cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi. Đâu rồi nụ cười nghỉ hè rạng rỡ của một cô bé?
Chúng tôi vào bếp, tôi bắt đầu lôi cốc tách ra và đun nước. Cô ngồi vào bàn và bắt lầu lật giở danh mục chào hàng các món nông cụ.
Chuyện này có vẻ kỳ cục. Ý tôi là, việc cô ấy ngồi đợi được phục vụ như thế.
- Em cũng được học hành đàng hoàng. – Đột nhiên cô lên tiếng. – Nói chung em có thể giải đáp các câu đố phổ thông trên báo mà không cần phải tra cứu. Nhưng em chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của máy gặt tự động và tấm chắn nước tiểu cho bò.
Tôi im lặng chờ đợi. Cô ấy đang tìm cách nói với tôi điều gì đó. Tôi đặt bánh mì lên bàn, và cô lơ đãng đưa tay cầm lấy một khoanh.
- Em muốn nói là, anh phải đương đầu với mấy thứ máy móc thiết bị đó hàng ngày, anh biết rất rõ đâu là đầu đâu là đuôi. Với anh chúng cũng chẳng khó khăn hơn lý thuyết Lacan đối với em.
- La… gì? – Tôi hỏi. – Cái gã đó là ai vậy? Không phải người phát minh ra máy tách váng sữa chứ?
Tất nhiên tôi hiểu câu nói của cô chẳng qua xuất phát từ thiện ý. Cô ấy muốn tôi không cảm thấy dốt lát vì ít sách và không học hành đến nơi đến chốn, tỏ ra cô ấy cũng có những lỗ hổng kiến thức, vân vân. Nhưng dù vậy tôi vẫn thấy khó chịu. Cô ấy nghĩ tôi đang dỗi, vì cô đưa mắt liếc trộm tôi một cái.
- Ý em muốn nói chỉ là, ngồi trên ghế trước mặt anh là một cô gái với đôi bím tóc vàng hoe tự nhủ: “Nhìn Benny kìa, anh ấy có miếng chắn nước tiểu cho bò loại mới nhất đấy! Mà chắc cô cũng phải đầu tư cái máy gặt đi, có hiệu Krastory 2400 đấy”. Em hoàn toàn không hiểu anh suy diễn ra cái gì.
- Nếu tìm kiếm một cô gái như thế, anh đã đến mấy trung tâm giới thiệu việc làm. – Tôi đáp. – Hoặc đăng tìm trên mục rao vặt của tờ Nhà nông. “Tìm một phụ nữ biết lái máy kéo. Ngoại hình ổn. Không lương. Bao ăn ở”. Nhưng nếu đi tìm một cô gái ở nghĩa trang, phải biết chấp nhận những gì mình tìm thấy. Mà này, anh có phải dạy em cách vắt sữa bằng tay đâu nhỉ?
Nụ cười nghỉ hè đã xuất hiện trở lại.
- Anh thì có cái gì để dạy em nào? – Cô đáp.
Tất nhiên là tôi có chứ. Ngay tại chỗ và ngay lập tức.
Chúng tôi lôi nhau vào giường. Tôi thậm chí không đủ sức để thay khăn trải giường sạnh, mặc dù rất muốn.
Giữa đêm, tôi giật mình tỉnh dậy, vì cô đang ngồi thở dốc đầy hoảng hốt trên giường.
- Ӧrjan ơi? – Cô khẽ nói bằng một giọng khô khốc, bàn tay ướt đẫn mồ hôi của cô lần tìm cánh tay tôi.
- Nào, nào, em đang ở bên anh mà. – Tôi thì thầm, vuốt ve cánh tay cô cho đến khi cô bình tâm lại. Cô cầm lấy ba ngón tay của tôi, đưa lên miệng, thở dài rồi ngủ thiếp đi.