Chương 57: Kẻ ở người đi...
Một viên phencyclidine có tác dụng gây loạn thần, ảo giác phát tác gần như lập tức khi Trần Uyển Khanh nuốt xuống. Từ trạng thái hoảng loạn, tâm trí bà chuyển sang đờ đẫn, tê dại, thân thể mềm nhũn phải dựa vật vờ vào người bên cạnh, biểu hiện tương tự như vừa mới chích thuốc phiện xong.
Đợi thêm vài phút cho thuốc ngấm hoàn toàn Doãn Minh mới đỡ Trần Uyển Khanh ra khỏi phòng. Tình trạng của bà đã "ổn định" hơn, tuy không la hét nữa nhưng chẳng phối hợp với ai, chỉ khúm núm chui rúc, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng trống không xác định.
Doãn Minh đưa được Trần Uyển Khanh xuống nhà thì cảnh sát cũng đưa Tuệ Ngọc từ nhà bên cạnh trở ra. Hai mẹ con bắt gặp nhau nhưng một người thì tỉnh táo, còn người kia đã rơi vào mê dại.
Tuệ Ngọc đứng từ xa hồi hộp nhìn mẹ mình sợ bà nói ra điều gì bất lợi, nhưng Trần Uyển Khanh còn chẳng nhận ra bản thân mình là ai, cứ nhằm vào tấm lưng của Doãn Minh mà dựa dẫm. Biểu hiện của bà khiến Tuệ Ngọc vừa ngỡ ngàng, cũng vừa thở phào nhẹ nhõm, chẳng ai muốn mẹ mình bị điên cả, nhưng trong hoàn cảnh này thì bị điên chính là cách tốt nhất để cô giúp bà thoát khỏi vòng lao lý.
Cô không đợi mẹ mình tới gần đã vội vàng chui vào xe cảnh sát, hành động trốn tránh này không qua được con mắt tinh tường của Doãn Tư Nghị. Anh quay đầu nhìn "đôi uyên ương" đang chậm rãi đi tới, trông sắc mặt của hai người họ chẳng ai tốt hơn ai, nếu nói dì Chương giống như người bị nghiện, thì ba của anh giống như vừa mới xuống giường sau cơn bạo bệnh vậy. Bước chân loạng choạng, đồng tử lờ đờ, nhìn sao cũng rất đáng nghi.
Anh cũng không đợi họ mà xoay người theo Tuệ Ngọc lên xe cảnh sát. Không khí trong xe hơi lạnh, hai người ngồi sát cạnh nhau, anh đưa tay ra đan vào lòng bàn tay của cô rồi siết lại nhẹ nhàng.
- Em có đói không?
Lúc này rồi mà anh vẫn còn có thể nghĩ đến chuyện đó. Tuệ Ngọc lắc đầu, dời ánh mắt khỏi gương mặt lo lắng của anh rồi dựa vào cửa xe, miên man nhớ tới lần đầu tiên cùng Đội giám định đi tới hiện trường án mạng tại rừng cao su, sau khi khám nghiệm thi thể xong anh cũng hỏi cô một câu tương tự như vậy. Thời gian chỉ mới đây thôi mà tưởng chừng đã lâu lắm rồi, có lẽ những kỷ niệm ấy sẽ không quay trở lại nữa, và cô… cũng chẳng biết đến bao giờ mới trở lại.
- Yên tâm đi, anh sẽ không để em đợi lâu đâu.
Nắm tay Tư Nghị siết chặt, tay còn lại choàng qua bả vai bao bọc cô vào lòng. Anh không còn giận dữ, âm giọng cũng dịu dàng hơn nhưng lại khiến Tuệ Ngọc phát run lên. Cô không dám nép vào ngực anh, bởi sợ mình yếu lòng rồi chẳng muốn rời xa vòng tay anh nữa.
Hừng đông vừa hé, chòm sáng nhú khỏi đám mây trắng đục sau một đêm mưa tầm tã, trên cửa xe có những giọt nước trong suốt vừa chảy xuống, chẳng biết là mưa rơi hay nước mắt cô rơi?
Tuệ Ngọc được đưa thẳng tới Cục An ninh điều tra, Tư Nghị cũng phải đi cùng để lấy lời khai vì là nhân chứng đầu tiên tiếp cận hiện trường.
Hai người vào hai phòng thẩm vấn khác nhau. Tư Nghị trình bày rõ ràng mối quan hệ giữa anh và Tuệ Ngọc, kể cả chuyện cô bị mẹ cấm đoán không được ra khỏi phòng và cánh cửa thông nối giữa hai ban công.
- Vào lúc 21 giờ 55 phút tôi có gửi cho Tuệ Ngọc một tin nhắn, màn hình thông báo hiển thị trạng thái đã xem chỉ sau vài giây. Sau khi công tác khám nghiệm hiện trường bước đầu đã hoàn tất, tôi lên phòng ngủ thu dọn tư trang thì phát hiện máy sấy tóc của mình đã được cắm sẵn vào ổ điện. Tôi đoán là tối đêm qua có mưa lớn, cô ấy chạy từ ban công phòng mình sang phòng của tôi thì tóc bị ướt nên đã cắm máy để làm khô tóc, nhưng vì một lý do nào đó mà công tắt khởi động còn chưa kịp bật thì cô ấy đã bỏ quên nó ở đó rồi xuất hiện trong phòng ngủ của ba tôi. Hành động này cho thấy lời khai về hành vi chuốc thuốc để giết người trước đó của cô ấy không nhất quán, cô ấy không giết người, mà là bị đặt vào tình thế đã rồi.
Thanh tra viên xoay cây bút trong tay, nheo mắt nhìn anh:
- Anh nghi ngờ Chương Tuệ Ngọc nhận tội thay?
- Đúng vậy.
- Nhưng cô ấy nhận tội thay ai?
Dường như đã ngộ ra gì đó, thanh tra viên hỏi tiếp:
- Trần Uyển Khanh?
Doãn Tư Nghị gật đầu:
- Có thể là vậy. Tôi không rõ lý do vì sao bà ấy lại ngăn cấm tình cảm giữa tôi và Tuệ Ngọc, nhưng không thể phủ nhận bà ấy rất yêu thương con gái của mình. Trước đó tâm sinh lý của bà ấy hoàn toàn bình thường, mà một người mẹ bình thường khi bắt gặp con gái của mình cầm dao giết người nếu không phải vì thương con mà chịu tội thay thì cũng sẽ khuyên nhủ con ra đầu thú, chứ không phải phát điên phát dại như thế kia. Mà với hoàn cảnh của Tuệ Ngọc lúc đó thì cô ấy không có khả năng gặp nạn nhân rồi nảy sinh ý nghĩ giết người được, con dao kia chắc chắn đã được đổi chủ sau khi cô ấy đến hiện trường.
Trình bày xong những vấn đề cần thiết, Doãn Tư Nghị rời khỏi phòng thẩm vấn, đúng lúc này Tuệ Ngọc cũng từ phòng thẩm vấn bên cạnh trở ra. Thanh tra viên đi sau lưng cô đưa bản ghi chép trống không cho cấp trên, ngán ngẩm lắc đầu. Cô chẳng chịu khai gì cả, suốt hai tiếng đồng hồ chỉ nói được một câu: "Tôi chính là hung thủ".
Doãn Tư Nghị nhìn đăm đăm vào chiếc còng màu bạc sáng loáng trên tay Tuệ Ngọc. Anh bước nhanh tới nắm chặt vào mối nối kim loại ở giữa như muốn giật đứt nó ra. Sắc mặt anh tối tăm tồi tệ, vành mắt u uẩn đau nhức đến buốt cả nhãn cầu, cô gái mà anh nâng niu như bảo vật, vì cớ gì phải rơi vào bước đường này? Mai này anh dìu tay cô quay đầu trở lại, nhưng vết nhơ trong tâm khảm thì biết bao giờ mới rột rửa hết đây?
- Chú à…
Giọng của Tuệ Ngọc run run, tay cũng run run, xung quanh cô có rất nhiều cảnh sát, họ đều đang chờ đợi để dẫn cô vào trại tạm giam. Dẫu trước đó cô có cố tỏ ra điềm tĩnh bao nhiêu thì giờ phút này cô cũng không sao gắng gượng nổi. Cô hối hận, cô sợ hãi, cô muốn bảo anh hãy cứu cô đi, nhưng đây đều là do cô chọn, vậy nên tiếng gọi vừa rồi thốt ra rồi nín bặt lại, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào thôi thúc đến tê tái vành môi.
Chiếc còng bạc được kéo tới, Tuệ Ngọc ngã vào vòng tay vững chắc của Doãn Tư Nghị. Anh hôn lên thái dương lạnh lẽo của cô, trút hết khổ sở trong thâm tâm thành lời hứa đầy kiên định:
- Chờ anh.
Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không sao nói được, chỉ có thể nhìn cô kìm nén nước mắt bấu chặt cánh tay anh rồi dứt khoát quay đi chẳng dám quay đầu ngoảnh lại.
Một đời người không dài nhưng phải đối diện với vô số cuộc chia ly, nhưng cuộc chia ly kẻ ở người đi ngăn cách nhau bởi song sắt giữa tự do và tù tội nào có ai muốn nếm trải. Cái cảm giác không đành nhưng bắt buộc phải buông, có cố gắng cách mấy cũng không thể giữ chân người đừng rời bước, buổi xa lìa này… khi tái hợp sẽ mất đến bao lâu?
Rời khỏi Cục An ninh điều tra đã là tám giờ sáng. Doãn Tư Nghị mang theo tâm trạng rối bời bắt taxi gấp rút về cơ quan, cuộc họp buổi sáng đã kết thúc, trưởng phòng Đàm gọi anh lên phòng làm việc bàn bạc về những mấu chốt quan trọng trong cuộc điều tra tối đêm qua.
- Camera an ninh ghi lại hình ảnh chiếc xe Jeep vào địa phận quận Tây An nhưng không trở ra, có nghĩa là nó chỉ quanh quẩn ở trong khu vực đó thôi. Đội trinh sát thống kê có rất nhiều xưởng sửa xe hoạt động xung quanh, không loại trừ khả năng nó từ đó mà ra.
Doãn Tư Nghị cúi đầu nhìn vào đoạn camera trong màn hình iPad, quầng mắt màu nâu nhạt trũng xuống thật sâu.
- Trưởng phòng, em nghĩ người đàn ông xuất hiện trước cửa nhà sách tiếp xúc trực tiếp với hai em nữ sinh có quen biết từ trước với các cô bé, có thể hắn ta cũng là người theo dõi và nắm rõ các mối quan hệ và mâu thuẫn xảy ra với Trần Uyển Khanh.
Đàm Khiết gật gù:
- Theo cậu, hắn ta có thể là ai?
- Là bất cứ ai đang hoạt động trong trường trung học cơ sở Bình Minh, thầy giáo, cô giáo, công viên chức và cả bảo vệ. Hai vụ mâu thuẫn gần đây đều xuất phát tại đây, ban đầu chúng ta chỉ điều tra về thầy hiệu trưởng mà bỏ qua những nhóm người này, vụ án ngày càng phức tạp, chúng ta bắt buộc phải mở rộng phạm vi điều tra, kể cả lấy mẫu máu của tất cả những người này và người dân ở khu vực lân cận để đối chứng khi cần thiết.
Anh nóng lòng khiến Đàm Khiết cũng căng thẳng theo.
- Cậu đừng gồng mình quá, nếu không khỏe tôi cho cậu nghỉ một ngày. Đợi ổn định lại rồi hẵng tiếp tục.
Tư Nghị lắc đầu từ chối, làm gì có thời gian để nghỉ ngơi, cấp trên cho thời hạn năm ngày để bắt tên trộm ở nghĩa trang, giờ hung thủ chỉ vừa mới tóm được thì lại xảy ra hai vụ án mạng khác. Toàn bộ công viên chức tại Phòng Kỹ thuật hình sự đều phải viết bản kiểm điểm, nếu còn chậm trễ thì mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn nữa.
- Anh giúp em cho người lấy mẫu máu ngay bây giờ, sau khi em giải phẫu xong sẽ mang đi xét nghiệm luôn một thể. À, người đàn ông bị bắt ở nghĩa trang đã khai gì chưa?
- Nhắc mới nhớ, tối đêm qua ông ta la hét nói mình chính là sát thủ Đầu lâu, nhưng hình như chỗ này có vấn đề.
Đàm Khiết chỉ vào đầu mình ám chỉ tâm thần của ông ta bất thường. Tư Nghị không bất ngờ cho lắm, trước đó anh đã dự đoán tâm sinh lý người này đáng ngờ, bởi thế mới chẳng phân biệt được đâu là xác chết và đâu là manocanh. Nhưng việc ông ta tự nhận mình là sát thủ Đầu lâu thì chưa chắc đã là vấn đề liên quan đến tâm lý.
Đợi thêm vài phút cho thuốc ngấm hoàn toàn Doãn Minh mới đỡ Trần Uyển Khanh ra khỏi phòng. Tình trạng của bà đã "ổn định" hơn, tuy không la hét nữa nhưng chẳng phối hợp với ai, chỉ khúm núm chui rúc, mắt nhìn đăm đăm vào khoảng trống không xác định.
Doãn Minh đưa được Trần Uyển Khanh xuống nhà thì cảnh sát cũng đưa Tuệ Ngọc từ nhà bên cạnh trở ra. Hai mẹ con bắt gặp nhau nhưng một người thì tỉnh táo, còn người kia đã rơi vào mê dại.
Tuệ Ngọc đứng từ xa hồi hộp nhìn mẹ mình sợ bà nói ra điều gì bất lợi, nhưng Trần Uyển Khanh còn chẳng nhận ra bản thân mình là ai, cứ nhằm vào tấm lưng của Doãn Minh mà dựa dẫm. Biểu hiện của bà khiến Tuệ Ngọc vừa ngỡ ngàng, cũng vừa thở phào nhẹ nhõm, chẳng ai muốn mẹ mình bị điên cả, nhưng trong hoàn cảnh này thì bị điên chính là cách tốt nhất để cô giúp bà thoát khỏi vòng lao lý.
Cô không đợi mẹ mình tới gần đã vội vàng chui vào xe cảnh sát, hành động trốn tránh này không qua được con mắt tinh tường của Doãn Tư Nghị. Anh quay đầu nhìn "đôi uyên ương" đang chậm rãi đi tới, trông sắc mặt của hai người họ chẳng ai tốt hơn ai, nếu nói dì Chương giống như người bị nghiện, thì ba của anh giống như vừa mới xuống giường sau cơn bạo bệnh vậy. Bước chân loạng choạng, đồng tử lờ đờ, nhìn sao cũng rất đáng nghi.
Anh cũng không đợi họ mà xoay người theo Tuệ Ngọc lên xe cảnh sát. Không khí trong xe hơi lạnh, hai người ngồi sát cạnh nhau, anh đưa tay ra đan vào lòng bàn tay của cô rồi siết lại nhẹ nhàng.
- Em có đói không?
Lúc này rồi mà anh vẫn còn có thể nghĩ đến chuyện đó. Tuệ Ngọc lắc đầu, dời ánh mắt khỏi gương mặt lo lắng của anh rồi dựa vào cửa xe, miên man nhớ tới lần đầu tiên cùng Đội giám định đi tới hiện trường án mạng tại rừng cao su, sau khi khám nghiệm thi thể xong anh cũng hỏi cô một câu tương tự như vậy. Thời gian chỉ mới đây thôi mà tưởng chừng đã lâu lắm rồi, có lẽ những kỷ niệm ấy sẽ không quay trở lại nữa, và cô… cũng chẳng biết đến bao giờ mới trở lại.
- Yên tâm đi, anh sẽ không để em đợi lâu đâu.
Nắm tay Tư Nghị siết chặt, tay còn lại choàng qua bả vai bao bọc cô vào lòng. Anh không còn giận dữ, âm giọng cũng dịu dàng hơn nhưng lại khiến Tuệ Ngọc phát run lên. Cô không dám nép vào ngực anh, bởi sợ mình yếu lòng rồi chẳng muốn rời xa vòng tay anh nữa.
Hừng đông vừa hé, chòm sáng nhú khỏi đám mây trắng đục sau một đêm mưa tầm tã, trên cửa xe có những giọt nước trong suốt vừa chảy xuống, chẳng biết là mưa rơi hay nước mắt cô rơi?
Tuệ Ngọc được đưa thẳng tới Cục An ninh điều tra, Tư Nghị cũng phải đi cùng để lấy lời khai vì là nhân chứng đầu tiên tiếp cận hiện trường.
Hai người vào hai phòng thẩm vấn khác nhau. Tư Nghị trình bày rõ ràng mối quan hệ giữa anh và Tuệ Ngọc, kể cả chuyện cô bị mẹ cấm đoán không được ra khỏi phòng và cánh cửa thông nối giữa hai ban công.
- Vào lúc 21 giờ 55 phút tôi có gửi cho Tuệ Ngọc một tin nhắn, màn hình thông báo hiển thị trạng thái đã xem chỉ sau vài giây. Sau khi công tác khám nghiệm hiện trường bước đầu đã hoàn tất, tôi lên phòng ngủ thu dọn tư trang thì phát hiện máy sấy tóc của mình đã được cắm sẵn vào ổ điện. Tôi đoán là tối đêm qua có mưa lớn, cô ấy chạy từ ban công phòng mình sang phòng của tôi thì tóc bị ướt nên đã cắm máy để làm khô tóc, nhưng vì một lý do nào đó mà công tắt khởi động còn chưa kịp bật thì cô ấy đã bỏ quên nó ở đó rồi xuất hiện trong phòng ngủ của ba tôi. Hành động này cho thấy lời khai về hành vi chuốc thuốc để giết người trước đó của cô ấy không nhất quán, cô ấy không giết người, mà là bị đặt vào tình thế đã rồi.
Thanh tra viên xoay cây bút trong tay, nheo mắt nhìn anh:
- Anh nghi ngờ Chương Tuệ Ngọc nhận tội thay?
- Đúng vậy.
- Nhưng cô ấy nhận tội thay ai?
Dường như đã ngộ ra gì đó, thanh tra viên hỏi tiếp:
- Trần Uyển Khanh?
Doãn Tư Nghị gật đầu:
- Có thể là vậy. Tôi không rõ lý do vì sao bà ấy lại ngăn cấm tình cảm giữa tôi và Tuệ Ngọc, nhưng không thể phủ nhận bà ấy rất yêu thương con gái của mình. Trước đó tâm sinh lý của bà ấy hoàn toàn bình thường, mà một người mẹ bình thường khi bắt gặp con gái của mình cầm dao giết người nếu không phải vì thương con mà chịu tội thay thì cũng sẽ khuyên nhủ con ra đầu thú, chứ không phải phát điên phát dại như thế kia. Mà với hoàn cảnh của Tuệ Ngọc lúc đó thì cô ấy không có khả năng gặp nạn nhân rồi nảy sinh ý nghĩ giết người được, con dao kia chắc chắn đã được đổi chủ sau khi cô ấy đến hiện trường.
Trình bày xong những vấn đề cần thiết, Doãn Tư Nghị rời khỏi phòng thẩm vấn, đúng lúc này Tuệ Ngọc cũng từ phòng thẩm vấn bên cạnh trở ra. Thanh tra viên đi sau lưng cô đưa bản ghi chép trống không cho cấp trên, ngán ngẩm lắc đầu. Cô chẳng chịu khai gì cả, suốt hai tiếng đồng hồ chỉ nói được một câu: "Tôi chính là hung thủ".
Doãn Tư Nghị nhìn đăm đăm vào chiếc còng màu bạc sáng loáng trên tay Tuệ Ngọc. Anh bước nhanh tới nắm chặt vào mối nối kim loại ở giữa như muốn giật đứt nó ra. Sắc mặt anh tối tăm tồi tệ, vành mắt u uẩn đau nhức đến buốt cả nhãn cầu, cô gái mà anh nâng niu như bảo vật, vì cớ gì phải rơi vào bước đường này? Mai này anh dìu tay cô quay đầu trở lại, nhưng vết nhơ trong tâm khảm thì biết bao giờ mới rột rửa hết đây?
- Chú à…
Giọng của Tuệ Ngọc run run, tay cũng run run, xung quanh cô có rất nhiều cảnh sát, họ đều đang chờ đợi để dẫn cô vào trại tạm giam. Dẫu trước đó cô có cố tỏ ra điềm tĩnh bao nhiêu thì giờ phút này cô cũng không sao gắng gượng nổi. Cô hối hận, cô sợ hãi, cô muốn bảo anh hãy cứu cô đi, nhưng đây đều là do cô chọn, vậy nên tiếng gọi vừa rồi thốt ra rồi nín bặt lại, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào thôi thúc đến tê tái vành môi.
Chiếc còng bạc được kéo tới, Tuệ Ngọc ngã vào vòng tay vững chắc của Doãn Tư Nghị. Anh hôn lên thái dương lạnh lẽo của cô, trút hết khổ sở trong thâm tâm thành lời hứa đầy kiên định:
- Chờ anh.
Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không sao nói được, chỉ có thể nhìn cô kìm nén nước mắt bấu chặt cánh tay anh rồi dứt khoát quay đi chẳng dám quay đầu ngoảnh lại.
Một đời người không dài nhưng phải đối diện với vô số cuộc chia ly, nhưng cuộc chia ly kẻ ở người đi ngăn cách nhau bởi song sắt giữa tự do và tù tội nào có ai muốn nếm trải. Cái cảm giác không đành nhưng bắt buộc phải buông, có cố gắng cách mấy cũng không thể giữ chân người đừng rời bước, buổi xa lìa này… khi tái hợp sẽ mất đến bao lâu?
Rời khỏi Cục An ninh điều tra đã là tám giờ sáng. Doãn Tư Nghị mang theo tâm trạng rối bời bắt taxi gấp rút về cơ quan, cuộc họp buổi sáng đã kết thúc, trưởng phòng Đàm gọi anh lên phòng làm việc bàn bạc về những mấu chốt quan trọng trong cuộc điều tra tối đêm qua.
- Camera an ninh ghi lại hình ảnh chiếc xe Jeep vào địa phận quận Tây An nhưng không trở ra, có nghĩa là nó chỉ quanh quẩn ở trong khu vực đó thôi. Đội trinh sát thống kê có rất nhiều xưởng sửa xe hoạt động xung quanh, không loại trừ khả năng nó từ đó mà ra.
Doãn Tư Nghị cúi đầu nhìn vào đoạn camera trong màn hình iPad, quầng mắt màu nâu nhạt trũng xuống thật sâu.
- Trưởng phòng, em nghĩ người đàn ông xuất hiện trước cửa nhà sách tiếp xúc trực tiếp với hai em nữ sinh có quen biết từ trước với các cô bé, có thể hắn ta cũng là người theo dõi và nắm rõ các mối quan hệ và mâu thuẫn xảy ra với Trần Uyển Khanh.
Đàm Khiết gật gù:
- Theo cậu, hắn ta có thể là ai?
- Là bất cứ ai đang hoạt động trong trường trung học cơ sở Bình Minh, thầy giáo, cô giáo, công viên chức và cả bảo vệ. Hai vụ mâu thuẫn gần đây đều xuất phát tại đây, ban đầu chúng ta chỉ điều tra về thầy hiệu trưởng mà bỏ qua những nhóm người này, vụ án ngày càng phức tạp, chúng ta bắt buộc phải mở rộng phạm vi điều tra, kể cả lấy mẫu máu của tất cả những người này và người dân ở khu vực lân cận để đối chứng khi cần thiết.
Anh nóng lòng khiến Đàm Khiết cũng căng thẳng theo.
- Cậu đừng gồng mình quá, nếu không khỏe tôi cho cậu nghỉ một ngày. Đợi ổn định lại rồi hẵng tiếp tục.
Tư Nghị lắc đầu từ chối, làm gì có thời gian để nghỉ ngơi, cấp trên cho thời hạn năm ngày để bắt tên trộm ở nghĩa trang, giờ hung thủ chỉ vừa mới tóm được thì lại xảy ra hai vụ án mạng khác. Toàn bộ công viên chức tại Phòng Kỹ thuật hình sự đều phải viết bản kiểm điểm, nếu còn chậm trễ thì mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn nữa.
- Anh giúp em cho người lấy mẫu máu ngay bây giờ, sau khi em giải phẫu xong sẽ mang đi xét nghiệm luôn một thể. À, người đàn ông bị bắt ở nghĩa trang đã khai gì chưa?
- Nhắc mới nhớ, tối đêm qua ông ta la hét nói mình chính là sát thủ Đầu lâu, nhưng hình như chỗ này có vấn đề.
Đàm Khiết chỉ vào đầu mình ám chỉ tâm thần của ông ta bất thường. Tư Nghị không bất ngờ cho lắm, trước đó anh đã dự đoán tâm sinh lý người này đáng ngờ, bởi thế mới chẳng phân biệt được đâu là xác chết và đâu là manocanh. Nhưng việc ông ta tự nhận mình là sát thủ Đầu lâu thì chưa chắc đã là vấn đề liên quan đến tâm lý.