Chương : 69
Nhân tiện, tôi đã tìm thấy từ của mình.
Thứ mọt sách như tôi, dĩ nhiên, tôi tìm thấy nó trong thư viện. Tôi đã thắc mắc về từ của mình từ buổi chiều ở Roma khi anh bạn Ý Giulio bảo tôi rằng từ của Roma là TÌNH DỤC và khi anh hỏi từ của tôi là gì. Lúc đó tôi không biết câu trả lời, nhưng gần như mường tượng từ của mình cuối cùng rồi sẽ xuất hiện, và rằng tôi sẽ nhận ra nó khi thấy.
Vậy là tôi đã thấy nó trong tuần cuối cùng của mình ở Ashram. Khi đang đọc từ đầu đến cuối một văn bản cổ về Yoga, tôi tìm thấy một mô tả về những người tầm đạo xưa. Một từ Phạn đã xuất hiện trong đoạn văn: ANTEVASIN. Nghĩa là "người sống ở biên giới". Vào thời xưa đây là một miêu tả theo nghĩa đen. Nó chỉ là một con người đã lìa bỏ trung tâm náo động của cuộc đời trần tục để đến sống ở bìa rừng nơi các đạo sư cư ngụ. Antevasin không còn là một trong những dân làng nữa - không phải là một chủ hộ với cuộc đời quy ước. Nhưng y vẫn chưa là một người siêu việt - không phải là một trong những nhà hiền triết sống trong rừng sâu chưa dấu chân người, đã chứng ngộ hoàn toàn. Antevasin là một người ở lưng chừng. Y là một người ở biên giới. Y sống trong tầm mắt thấy của cả hai thế giới, nhưng hướng về cái chưa biết. Và y là một học giả.
Khi đọc mô tả này về antevasin, tôi trở nên phấn khích đến nỗi đã thốt lên vì nhận ra. Đó là từ của mình, cưng ơi! Trong thời hiện đại, dĩ nhiên, hình ảnh khu rừng chưa dấu chân người đó phải là nghĩa bóng, và biên giới cũng sẽ phải là nghĩa bóng. Nhưng ta vẫn có thể sống ở đó. Ta vẫn có thể sống trên lằn ranh lung linh đó giữa suy nghĩ cũ mòn của ta và suy nghĩ mới của ta, luôn luôn trong trạng thái học hỏi. Trong nghĩa bóng, đây là một biên giới luôn chuyển động - khi ta tiến bộ trong học hỏi và chứng đắc của mình, khu rừng bí ẩn của điều chưa biết đó luôn ở trước ta vài feet, vậy nên ta phải lướt nhẹ nhàng tiếp tục theo kịp nó. Ta phải trong trạng thái di động, dễ di dời, uyển chuyển. Thậm chí là trơn tuột nữa. Thật buồn cười, vì chỉ mới hôm trước, anh bạn thợ ống nước/nhà thơ từ New Zealand của tôi rời Ashram, và khi đi ra cửa, anh đưa tôi một bài thơ chia tay nhỏ thân ái nói về hành trình của tôi. Tôi nhớ câu thơ này:
Elizabeth , lưng chừng lỡ cỡ
Những cụm từ Ý và những giấc mơ Bali,
Elizabeth , lưng chừng lỡ cỡ
Trơn tuột như một con cá đôi khi...
Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong những năm qua tự hỏi tôi phải là cái gì. Một người vợ? Một người tình? Một người độc thân? Một người Ý? Một người ham hố? Một du khách? Một nghệ sĩ? Một hành giả? Nhưng tôi không là bất cứ gì trong những thứ này, ít ra thì cũng không hoàn toàn. Và tôi cũng không phải là Dì Liz Khùng. Tôi chỉ là một antevasin trơn tuột - lưng chừng lỡ cỡ - một môn sinh nơi lằn ranh luôn dịch chuyển gần khu rừng đáng sợ, tuyệt vời của cái mới.
Thứ mọt sách như tôi, dĩ nhiên, tôi tìm thấy nó trong thư viện. Tôi đã thắc mắc về từ của mình từ buổi chiều ở Roma khi anh bạn Ý Giulio bảo tôi rằng từ của Roma là TÌNH DỤC và khi anh hỏi từ của tôi là gì. Lúc đó tôi không biết câu trả lời, nhưng gần như mường tượng từ của mình cuối cùng rồi sẽ xuất hiện, và rằng tôi sẽ nhận ra nó khi thấy.
Vậy là tôi đã thấy nó trong tuần cuối cùng của mình ở Ashram. Khi đang đọc từ đầu đến cuối một văn bản cổ về Yoga, tôi tìm thấy một mô tả về những người tầm đạo xưa. Một từ Phạn đã xuất hiện trong đoạn văn: ANTEVASIN. Nghĩa là "người sống ở biên giới". Vào thời xưa đây là một miêu tả theo nghĩa đen. Nó chỉ là một con người đã lìa bỏ trung tâm náo động của cuộc đời trần tục để đến sống ở bìa rừng nơi các đạo sư cư ngụ. Antevasin không còn là một trong những dân làng nữa - không phải là một chủ hộ với cuộc đời quy ước. Nhưng y vẫn chưa là một người siêu việt - không phải là một trong những nhà hiền triết sống trong rừng sâu chưa dấu chân người, đã chứng ngộ hoàn toàn. Antevasin là một người ở lưng chừng. Y là một người ở biên giới. Y sống trong tầm mắt thấy của cả hai thế giới, nhưng hướng về cái chưa biết. Và y là một học giả.
Khi đọc mô tả này về antevasin, tôi trở nên phấn khích đến nỗi đã thốt lên vì nhận ra. Đó là từ của mình, cưng ơi! Trong thời hiện đại, dĩ nhiên, hình ảnh khu rừng chưa dấu chân người đó phải là nghĩa bóng, và biên giới cũng sẽ phải là nghĩa bóng. Nhưng ta vẫn có thể sống ở đó. Ta vẫn có thể sống trên lằn ranh lung linh đó giữa suy nghĩ cũ mòn của ta và suy nghĩ mới của ta, luôn luôn trong trạng thái học hỏi. Trong nghĩa bóng, đây là một biên giới luôn chuyển động - khi ta tiến bộ trong học hỏi và chứng đắc của mình, khu rừng bí ẩn của điều chưa biết đó luôn ở trước ta vài feet, vậy nên ta phải lướt nhẹ nhàng tiếp tục theo kịp nó. Ta phải trong trạng thái di động, dễ di dời, uyển chuyển. Thậm chí là trơn tuột nữa. Thật buồn cười, vì chỉ mới hôm trước, anh bạn thợ ống nước/nhà thơ từ New Zealand của tôi rời Ashram, và khi đi ra cửa, anh đưa tôi một bài thơ chia tay nhỏ thân ái nói về hành trình của tôi. Tôi nhớ câu thơ này:
Elizabeth , lưng chừng lỡ cỡ
Những cụm từ Ý và những giấc mơ Bali,
Elizabeth , lưng chừng lỡ cỡ
Trơn tuột như một con cá đôi khi...
Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong những năm qua tự hỏi tôi phải là cái gì. Một người vợ? Một người tình? Một người độc thân? Một người Ý? Một người ham hố? Một du khách? Một nghệ sĩ? Một hành giả? Nhưng tôi không là bất cứ gì trong những thứ này, ít ra thì cũng không hoàn toàn. Và tôi cũng không phải là Dì Liz Khùng. Tôi chỉ là một antevasin trơn tuột - lưng chừng lỡ cỡ - một môn sinh nơi lằn ranh luôn dịch chuyển gần khu rừng đáng sợ, tuyệt vời của cái mới.