Chương : 53
Vậy nên tôi đến buổi tụng kinh sáng hôm sau, hoàn toàn tràn ngập quyết tâm, và Gurugita đá vèo tôi xuống những bậc thềm xi măng cao hai mươi feet - hay dù sao, có vẻ thế. Ngày hôm sau thậm chí còn tệ hơn nữa. Tôi thức giấc giận dữ, và thậm chí trước khi đến được đền thờ tôi đã toát mồ hôi, sôi lên, và sủi bọt. Tôi cứ nghĩ, "Chỉ có một tiếng rưỡi thôi - mình có thể làm bất cứ gì trong một tiếng rưỡi. Vì Chúa, mình có những người bạn đau đẻ trong mười bốn giờ..." Vậy nhưng, nếu có bị đóng đinh vào cái ghế này thì tôi cũng không thể ít thoải mái hơn. Tôi cứ cảm thấy những quả cầu lửa, như là nhiệt mãn kinh dao động khắp người, và tôi đã nghĩ mình có thể xỉu, hay cắn ai đó vì thịnh nộ.
Cơn giận dữ của tôi thật khổng lồ. Nó thâu tóm tất cả mọi người trên thế gian này, nhưng đặc biệt nhất nhắm vào Swamiji - thầy của Sư phụ tôi, người đã lập ra nghi thức tụng niệm Gurugita này đầu tiên. Đây không phải cuộc chạm trán khó khăn đầu tiên của tôi với vị hành giả vĩ đại đã qua đời này. Ông là người xuất hiện trong giấc mơ của tôi trên bờ biển, hỏi gặng tôi định ngừng thủy triều như thế nào, và tôi luôn cảm thấy như ông đang áp chế tôi.
Suốt cuộc đời mình, Swamiji đã luôn nghiêm khắc, là một ngọn đuốc tâm linh. Như thánh Francis xứ Assisi, mong đợi ông sẽ tham gia việc kinh doanh của gia đình. Nhưng khi chỉ mới là một cậu bé, ông đã gặp một bậc thánh nhân trong một ngôi làng nhỏ gần nơi ông ở, và đã xúc động sâu sắc về trải nghiệm này. Vẫn còn ở tuổi thiếu niên, Swamiji rời nhà đi với một cái khố và nhiều năm trời hành hương đến mọi điểm thiêng liêng ở Ấn Độ, tìm một đạo sư chân chính. Người ta nói ông gặp hơn sáu mươi vị thánh và Sư phụ, nhưng chưa tìm ra vị thầy ông mong muốn. Ông đói, đi bộ lang thang, ngủ ngoài bão tuyết Himalaya, chịu đựng sốt rét, bệnh lị - và gọi đây là những năm hạnh phúc nhất đời mình, chỉ tìm kiêm ai đó có thể chỉ cho mình Thượng Đế. Trong những năm ấy, Swamiji trở thành một Hatha Yogi, một chuyên gia về y khoa Ấn Độ và nấu nướng, một kiến trúc sư, một người làm vườn, một nhạc sĩ và một kiếm sĩ (cái này thì tôi thích). Đến những năm giữa đời mình, ông vẫn chưa tìm thấy một Sư phụ, cho đến một ngày ông bỗng gặp một nhà thông thái trần truồng, điên khùng khuyên ông trở về nhà, về lại làng nơi ông đã gặp bậc thánh nhân khi còn là một đứa trẻ, và học hỏi với vị thánh vĩ đại đó.
Swamiji nghe lời, trở về nhà, và trở thành môn đệ sùng tín nhất của vị thánh nhân, cuối cùng chứng ngộ nhờ sự hướng dẫn của thầy ông. Cuối cùng chính Swamiji cũng đã trở thành một Sư phụ. Theo thời gian, Ashram của ông ở Ấn Độ phát triển từ ba phòng trên một nông trại cằn cỗi thành một khu vườn tươi tốt như ngày nay. Rồi ông có nguyện vọng đi khắp nơi và phát động một cuộc cách mạng thiền định trên toàn thế giới. Ông đến Mỹ vào năm 1970 - shaktipat - cho hàng trăm ngàn người một ngày. Ông có một quyền năng chuyển hóa tức thì. Linh mục Eugene Callender (một nhà lãnh đạo dân quyền được trọng vọng, một cộng sự của Martin Luther King Con và vẫn đang là mục sư của một nhà thờ Baptist ở Harlem) nhớ là đã gặp Swamiji vào những năm 1970 và quỳ xuống trước mặt người đàn ông Ấn Độ ấy mà kinh ngạc nghĩ thầm, "Giờ chẳng còn thời gian để cởi bỏ và huyên thuyên nữa, chính là nó đây rồi... Người đàn ông này biết tất cả những gì phải biết về ta."
Swamiji đòi hỏi sự nhiệt tình, cam kết, tự chủ. Ông luôn quở trách mọi người vì jad, từ Ấn Độ chỉ sự "trí tuệ". Ông mang khái niệm kỷ luật cổ xưa vào cuộc sống của những môn đệ tây Phương trẻ tuổi thường xuyên nổi loạn, ra lệnh cho họ ngừng ngay việc phí thời gian và năng lực của họ (và của tất cả những người khác) vào cái vô nghĩa hippi thả sức. Ông thường ném cái gậy đi bộ vào ta phút trước, rồi lại ôm ghì ta phút sau. Ông phức tạp, gây nhiều tranh luận, nhưng thực sự làm thay đổi thế giới. Lý do ở phương Tây giờ đây chúng ta có thể tiếp cận nhiều kinh Yoga cổ vì Swamiji đã chủ trì việc dịch và đem lại một sức sống mới cho các kinh văn triết học đã từ lâu bị quên lãng ngay cả ở Ấn Độ.
Sư phụ tôi là môn đệ sùng tín nhất của Swamiji. Bà được sinh ra để làm môn đệ của ông, theo nghĩa đen, bố mẹ người Ấn của bà là hai trong những môn đệ sớm nhất của ông. Khi chỉ mới là một đứa trẻ, bà thường cầu kinh mười tám giờ mỗi ngày, tận tụy không mệt mỏi. Swamiji nhận ra khả năng tiềm ẩn của bà, và ông đã nhận bà làm người dịch thuật cho ông khi bà vẫn còn là một thiếu niên. Bà đi đây đó khắp thế giới với ông, chăm sóc Sư phụ của mình chu đáo, về sau này bà nói, bà thậm chí có thể cảm thấy ông nói với bà bằng đầu gối của ông. Bà đã trở thành người kế tục của ông vào năm 1982 khi vẫn còn đang trong độ hai mươi.
Tất cả những Sư phụ chân chính đều giống nhau ở chỗ họ đều tồn tại trong một trạng thái tự chứng thường hằng, nhưng các đặc điểm bên ngoài thì khác nhau. Sự khác nhau thấy được bên ngoài giữa Sư phụ tôi và thầy của bà rất lớn - bà là nữ, biết nhiều ngôn ngữ, trình độ đại học và là một nữ trí thức có nghề nghiệp; ông là một người đôi khi thất thường, đôi khi như con sư tử già Nam Ấn đường bệ. Với một cô gái New England nhà lành như tôi thì theo một vị thầy đang tồn tại với bản tính hết sức làm trấn an sẽ dễ hơn - chính là kiểu Sư phụ ta có thể mời về nhà để gặp bố mẹ. Nhưng Swamiji... ông ấy là một gã mãnh liệt đến thế. Vậy nên từ lần đầu tiên tôi đến với con đường Yoga này và thấy những bức hình ông, nghe những câu chuyện về ông, tôi tự nhủ, "Mình sẽ tránh xa nhân vật này. Ông ấy quá lớn. Ông ấy làm mình căng thẳng."
Nhưng vì rằng giờ tôi đang ở Ấn Độ, trong Ashram này nơi từng là nhà của ông, tôi đang nhận ra rằng tất cả những gì mình muốn là Swamiji. Tất cả những gì tôi cảm thấy là Swamiji. Người duy nhất tôi trò chuyện trong cầu nguyện và thiền định của mình là Swamiji. Đó là kênh Swamiji, suốt ngày đêm. Tôi ở trong lò lửa của Swamiji tại đây và tôi có thể cảm thấy ông ấy tiếp tục tác động đến tôi. Ngay cả khi ông đã chết, có cái gì đó rất trần thế và hiện hữu ở ông. Ông là bậc thầy tôi cần khi tôi đang thật sự nỗ lực, vì tôi có thể nguyền rủa ông và cho ông thấy tất cả thất bại và khiếm khuyết của tôi mà ông chỉ cười. Cười, và yêu thương tôi. Cái cười của ông khiến tôi giận dữ hơn và cơn giận dữ thành động cơ thúc đẩy tôi hành động. Và tôi chưa từng cảm thấy ông gần mình hơn khi tôi phải vật lộn với Gurugita, với những câu thơ Phạn không thể hiểu được ấy. Tôi đang liên tục tranh luận với Swamiji trong đầu, tuyên bố mọi kiểu huênh hoang khoác lác như, "Ông nên làm cái gì đó cho tôi đi và tôi đang làm điều này cho ông! Tôi phải thấy chút ít kết quả ở đây! Đó phải là thanh tẩy!" Hôm qua, tôi trở nên điên tiết khi nhìn xuống cuốn kinh của mình và nhận ra chúng tôi chỉ mới ở khổ thơ Hai Mươi Lăm mà tôi đã bốc hỏa vì khó chịu, đã toát mồ hôi (và cũng không như một người toát mồ hôi, mà đúng hơn thì giống một miếng pho mát rịn mồ hôi), đến nỗi tôi thực sự bật thành tiếng, "Ông đang chơi khăm tôi!" và một vài phụ nữ quay lại nhìn tôi e sợ, chắc chắn rồi, họ tưởng sắp phải thấy đầu tôi bắt đầu quay như ma ám trên cổ tôi.
Thỉnh thoảng tôi nhớ lại rằng mình vẫn thường sống ở Roma và nhàn hạ ăn bánh ngọt, uống cappucino và đọc báo vào các buổi sáng.
Điều đó dĩ nhiên là tuyệt rồi.
Dù giờ nó dường như đã xa vời.
Cơn giận dữ của tôi thật khổng lồ. Nó thâu tóm tất cả mọi người trên thế gian này, nhưng đặc biệt nhất nhắm vào Swamiji - thầy của Sư phụ tôi, người đã lập ra nghi thức tụng niệm Gurugita này đầu tiên. Đây không phải cuộc chạm trán khó khăn đầu tiên của tôi với vị hành giả vĩ đại đã qua đời này. Ông là người xuất hiện trong giấc mơ của tôi trên bờ biển, hỏi gặng tôi định ngừng thủy triều như thế nào, và tôi luôn cảm thấy như ông đang áp chế tôi.
Suốt cuộc đời mình, Swamiji đã luôn nghiêm khắc, là một ngọn đuốc tâm linh. Như thánh Francis xứ Assisi, mong đợi ông sẽ tham gia việc kinh doanh của gia đình. Nhưng khi chỉ mới là một cậu bé, ông đã gặp một bậc thánh nhân trong một ngôi làng nhỏ gần nơi ông ở, và đã xúc động sâu sắc về trải nghiệm này. Vẫn còn ở tuổi thiếu niên, Swamiji rời nhà đi với một cái khố và nhiều năm trời hành hương đến mọi điểm thiêng liêng ở Ấn Độ, tìm một đạo sư chân chính. Người ta nói ông gặp hơn sáu mươi vị thánh và Sư phụ, nhưng chưa tìm ra vị thầy ông mong muốn. Ông đói, đi bộ lang thang, ngủ ngoài bão tuyết Himalaya, chịu đựng sốt rét, bệnh lị - và gọi đây là những năm hạnh phúc nhất đời mình, chỉ tìm kiêm ai đó có thể chỉ cho mình Thượng Đế. Trong những năm ấy, Swamiji trở thành một Hatha Yogi, một chuyên gia về y khoa Ấn Độ và nấu nướng, một kiến trúc sư, một người làm vườn, một nhạc sĩ và một kiếm sĩ (cái này thì tôi thích). Đến những năm giữa đời mình, ông vẫn chưa tìm thấy một Sư phụ, cho đến một ngày ông bỗng gặp một nhà thông thái trần truồng, điên khùng khuyên ông trở về nhà, về lại làng nơi ông đã gặp bậc thánh nhân khi còn là một đứa trẻ, và học hỏi với vị thánh vĩ đại đó.
Swamiji nghe lời, trở về nhà, và trở thành môn đệ sùng tín nhất của vị thánh nhân, cuối cùng chứng ngộ nhờ sự hướng dẫn của thầy ông. Cuối cùng chính Swamiji cũng đã trở thành một Sư phụ. Theo thời gian, Ashram của ông ở Ấn Độ phát triển từ ba phòng trên một nông trại cằn cỗi thành một khu vườn tươi tốt như ngày nay. Rồi ông có nguyện vọng đi khắp nơi và phát động một cuộc cách mạng thiền định trên toàn thế giới. Ông đến Mỹ vào năm 1970 - shaktipat - cho hàng trăm ngàn người một ngày. Ông có một quyền năng chuyển hóa tức thì. Linh mục Eugene Callender (một nhà lãnh đạo dân quyền được trọng vọng, một cộng sự của Martin Luther King Con và vẫn đang là mục sư của một nhà thờ Baptist ở Harlem) nhớ là đã gặp Swamiji vào những năm 1970 và quỳ xuống trước mặt người đàn ông Ấn Độ ấy mà kinh ngạc nghĩ thầm, "Giờ chẳng còn thời gian để cởi bỏ và huyên thuyên nữa, chính là nó đây rồi... Người đàn ông này biết tất cả những gì phải biết về ta."
Swamiji đòi hỏi sự nhiệt tình, cam kết, tự chủ. Ông luôn quở trách mọi người vì jad, từ Ấn Độ chỉ sự "trí tuệ". Ông mang khái niệm kỷ luật cổ xưa vào cuộc sống của những môn đệ tây Phương trẻ tuổi thường xuyên nổi loạn, ra lệnh cho họ ngừng ngay việc phí thời gian và năng lực của họ (và của tất cả những người khác) vào cái vô nghĩa hippi thả sức. Ông thường ném cái gậy đi bộ vào ta phút trước, rồi lại ôm ghì ta phút sau. Ông phức tạp, gây nhiều tranh luận, nhưng thực sự làm thay đổi thế giới. Lý do ở phương Tây giờ đây chúng ta có thể tiếp cận nhiều kinh Yoga cổ vì Swamiji đã chủ trì việc dịch và đem lại một sức sống mới cho các kinh văn triết học đã từ lâu bị quên lãng ngay cả ở Ấn Độ.
Sư phụ tôi là môn đệ sùng tín nhất của Swamiji. Bà được sinh ra để làm môn đệ của ông, theo nghĩa đen, bố mẹ người Ấn của bà là hai trong những môn đệ sớm nhất của ông. Khi chỉ mới là một đứa trẻ, bà thường cầu kinh mười tám giờ mỗi ngày, tận tụy không mệt mỏi. Swamiji nhận ra khả năng tiềm ẩn của bà, và ông đã nhận bà làm người dịch thuật cho ông khi bà vẫn còn là một thiếu niên. Bà đi đây đó khắp thế giới với ông, chăm sóc Sư phụ của mình chu đáo, về sau này bà nói, bà thậm chí có thể cảm thấy ông nói với bà bằng đầu gối của ông. Bà đã trở thành người kế tục của ông vào năm 1982 khi vẫn còn đang trong độ hai mươi.
Tất cả những Sư phụ chân chính đều giống nhau ở chỗ họ đều tồn tại trong một trạng thái tự chứng thường hằng, nhưng các đặc điểm bên ngoài thì khác nhau. Sự khác nhau thấy được bên ngoài giữa Sư phụ tôi và thầy của bà rất lớn - bà là nữ, biết nhiều ngôn ngữ, trình độ đại học và là một nữ trí thức có nghề nghiệp; ông là một người đôi khi thất thường, đôi khi như con sư tử già Nam Ấn đường bệ. Với một cô gái New England nhà lành như tôi thì theo một vị thầy đang tồn tại với bản tính hết sức làm trấn an sẽ dễ hơn - chính là kiểu Sư phụ ta có thể mời về nhà để gặp bố mẹ. Nhưng Swamiji... ông ấy là một gã mãnh liệt đến thế. Vậy nên từ lần đầu tiên tôi đến với con đường Yoga này và thấy những bức hình ông, nghe những câu chuyện về ông, tôi tự nhủ, "Mình sẽ tránh xa nhân vật này. Ông ấy quá lớn. Ông ấy làm mình căng thẳng."
Nhưng vì rằng giờ tôi đang ở Ấn Độ, trong Ashram này nơi từng là nhà của ông, tôi đang nhận ra rằng tất cả những gì mình muốn là Swamiji. Tất cả những gì tôi cảm thấy là Swamiji. Người duy nhất tôi trò chuyện trong cầu nguyện và thiền định của mình là Swamiji. Đó là kênh Swamiji, suốt ngày đêm. Tôi ở trong lò lửa của Swamiji tại đây và tôi có thể cảm thấy ông ấy tiếp tục tác động đến tôi. Ngay cả khi ông đã chết, có cái gì đó rất trần thế và hiện hữu ở ông. Ông là bậc thầy tôi cần khi tôi đang thật sự nỗ lực, vì tôi có thể nguyền rủa ông và cho ông thấy tất cả thất bại và khiếm khuyết của tôi mà ông chỉ cười. Cười, và yêu thương tôi. Cái cười của ông khiến tôi giận dữ hơn và cơn giận dữ thành động cơ thúc đẩy tôi hành động. Và tôi chưa từng cảm thấy ông gần mình hơn khi tôi phải vật lộn với Gurugita, với những câu thơ Phạn không thể hiểu được ấy. Tôi đang liên tục tranh luận với Swamiji trong đầu, tuyên bố mọi kiểu huênh hoang khoác lác như, "Ông nên làm cái gì đó cho tôi đi và tôi đang làm điều này cho ông! Tôi phải thấy chút ít kết quả ở đây! Đó phải là thanh tẩy!" Hôm qua, tôi trở nên điên tiết khi nhìn xuống cuốn kinh của mình và nhận ra chúng tôi chỉ mới ở khổ thơ Hai Mươi Lăm mà tôi đã bốc hỏa vì khó chịu, đã toát mồ hôi (và cũng không như một người toát mồ hôi, mà đúng hơn thì giống một miếng pho mát rịn mồ hôi), đến nỗi tôi thực sự bật thành tiếng, "Ông đang chơi khăm tôi!" và một vài phụ nữ quay lại nhìn tôi e sợ, chắc chắn rồi, họ tưởng sắp phải thấy đầu tôi bắt đầu quay như ma ám trên cổ tôi.
Thỉnh thoảng tôi nhớ lại rằng mình vẫn thường sống ở Roma và nhàn hạ ăn bánh ngọt, uống cappucino và đọc báo vào các buổi sáng.
Điều đó dĩ nhiên là tuyệt rồi.
Dù giờ nó dường như đã xa vời.