Chương : 25
Những ngày này khắp châu Âu đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực. Một số thành phố đang cạnh tranh với nhau để xem ai sẽ nổi lên như một thủ phủ châu Âu thế kỷ hai mươi mốt hùng mạnh. Sẽ là London? Paris? Berlin? Zurich? Hay Brussels, trung tâm của liên minh non trẻ? Tất cả họ đều nỗ lực vượt lên hẳn những thành phố kia về văn hóa, kiến trúc, chính trị, tài chính. Nhưng Roma, phải nói là không bận tâm đến chuyện tham gia vào cuộc đua địa vị. Roma không cạnh tranh. Roma chỉ dõi theo tất cả sự nhặng xị và tranh giành, hoàn toàn điềm nhiêm, lộ một vẻ như: Này, cứ làm bất cứ gì các anh muốn, nhưng tôi vẫn là Roma. Tôi cảm thấy xúc động vì sự tự tin vương giả của thành phố này, vững chắc và toàn vẹn đến thế, hoan lạc và tráng lệ đến thế, bởi nàng tin vẫn được bảo bọc an toàn trong lòng bàn tay của lịch sử. Tôi muốn được như Roma khi về già.
Hôm nay tôi làm một chuyến dạo chơi sáu tiếng đồng hồ khắp thành phố. Làm chuyện này thì thật dễ dàng, nhất là khi ta thường xuyên dừng để nạp nhiên liệu bằng espresso và bánh ngọt. Tôi bắt đầu từ cửa căn hộ của mình, rồi thơ thẩn khắp trung tâm mua sắm quốc tế là hàng xóm của mình. (Tuy nhiên tôi không thể gọi chính xác đây là hàng xóm theo nghĩa truyền thống. Ý tôi là, nếu đây là hàng xóm, vậy thì hàng xóm của tôi là những-người-rất-đỗi-bình-thường-giản-dị với những cái tên như Valentino, Gucci và Armani). Nơi này xưa nay vẫn là một quận thượng lưu. Rubens, Tennyson, Stendhal, Balzac, Liszt, Wagner, Thackeray, Byron, Keats - tất cả họ đều đã từng lưu lại đây. Tôi đang ở nơi người ta vẫn gọi là "Khu Người Anh", tất cả những nhà quý tộc sang trọng đã nghỉ ngơi nơi đây khi thực hiện những chuyến du hành lớn khắp châu Âu của mình. Một câu lạc bộ du lịch Luân Đôn được gọi chính xác là "Hội Tay chơi tài tử" - hãy hình dung cái quảng cáo rằng ta là một tay chơi tài tử! Ôi, quả là một cái sự trơ tráo huy hoàng...
Tôi tới Piazza del Popolo có những cổng vòm lớn. Berini đã chạm khắc để tỏ lòng tôn kính chuyến viếng thăm lịch sử của Nữ hoàng Thụy Điển Christina (người thực sự là một trong những quả bom nowtron của lịch sử. Cô bạn Thụy Điển Sofie của tôi đã miêu tả nữ hoàng vĩ đại như thế này: "Bà có thể cưỡi ngựa, bà có thể đi săn, bà là một học giả, bà trở thành một tín đồ Công giáo và đó là một vụ tai tiếng ghê gớm. Một số người nói bà là đàn ông, nhưng chí ít có lẽ bà cũng là một người đồng tính. Bà mặc quần dài, bà đến các điểm khai quật khảo cổ, bà sưu tầm nghệ thuật và bà từ chối để lại một người thừa kế.") Kế cổng vòm là một nhà thờ ta có thể vào tự do và chiêm ngưỡng hai bức họa của Caravaggio miêu tả cảnh tử vì đạo của Thánh Peter và cảnh cải tâm của Thánh Paul (tràn ngập ân sủng đến nỗi ngài ngã xuống đất trong trạng thái ngây ngất thần thánh, ngay cả con ngựa của ngài cũng không tin nổi điều đó). Những bức tranh của Caravaggio ấy luôn khiến tôi rưng rưng muốn khóc và choáng ngợp, nhưng để tinh thần phấn chấn trở lại tôi sang phía bên kia nhà thờ và thưởng lãm một bức bích họa miêu tả cảnh Chúa Hài Đồng bé nhỏ hạnh phúc nhất, ngốc nghếch nhất, hay cười rúc rích nhất trong cả Roma.
Tôi bắt đầu đi veefp hía Nam lần nữa. Tôi đi qua Palazzo Borghese, tòa nhà đã từng biết mặt không biết bao nhiêu người thuê nhà nổi tiếng, kể cả Pauline, người em gái tai tiếng của Napoleon, người đã âm thầm giữ không biết bao nhiêu là nhân tình ở đây. Bà cũng thích dùng những cô hầu làm ghế kê chân. (Người ta luôn hy vọng mình đọc sai câu này trong Sổ tay hướng dẫn đến Roma, nhưng, không - chính xác là vậy. Người ta còn kể Pauline cũng thích được "một người da đen khổng lồ" bế đi tắm.) Rồi tôi tản bộ dọc hai bờ sông Tiber rộng lớn, có đầm lầy, mang vẻ thôn dã, một mạch đến đảo Tiber, một trong những nơi yên tĩnh ưa thích của tôi ở Roma. Đảo này luôn gắn liền với việc chữa bệnh. Sau một trận dịch bệnh vào năm 291 trước Công nguyên người ta đã xây ở đây đền Aesculapius; vào thời Trung cổ một nhóm tu sĩ gọi là Fatebenefratelli (có thể dịch một cách hấp dẫn là "Những Huynh Đệ Làm Việc Thiện") xây dựng ở đây một bệnh viện; và trên đảo có một bệnh viện thậm chí còn đến ngày nay.
Tôi qua sông đến Trastevere - vùng phụ cận mà người ta tuyên bố là nơi cư ngụ của những người La Mã chân chính nhất, những người thợ, những anh chàng qua nhiều thế kỷ đã xây tất cả các đài tưởng niệm trên bờ kia của Tiber. Tôi ăn trưa trong một quán ăn yên tĩnh ở đây, rồi nhâm nhi thức ăn và rượu hàng giờ vì sẽ chẳng có ai ở Trastevere này cản ta ăn uống dềnh dàng nếu đó là điều ta muốn. Tôi gọi một loại bruschette 1, một ít spaghetti cacio e pepe (món đặc sản giản dị của Roma là mì ống phục vụ kèm pho mát và tiêu) và rồi một con gà quay nhỏ mà cuối cùng tôi phải chia với con chó đi lạc cứ đứng nhìn tôi ăn theo cái kiểu chỉ có chó lạc mới thế.
Rồi tôi đi trở lại qua cầu, dọc khu Do Thái cũ, một nơi hết sức buồn thảm đã tồn tại nhiều thế kỷ trước khi bị Đức Quốc xã dọn sạch. Tôi đi trở lại phía Bắc, ngang qua Piazza Navona với cái đài phun nước khổng lồ để tỏ lòng tôn kính bốn con sông vĩ đại của Hành tinh Trái đất (thật tự hào, nếu không thì là hoàn toàn chính xác, trong danh sách đó có cả con sông Tiber lững lờ). Rồi tôi đến thăm đền Pantheon. Tôi cố xem đền Pantheon mỗi khi có cơ hội, vì suy cho cùng thì tôi đang ở Roma đây, là một câu tục ngữ cổ nói ai đến Roma mà không chiêm ngưỡng Pantheon là "đi rồi về như một con lừa."
Trên đường về nhà tôi đi vòng một chút và dừng lại ở một địa chỉ ở Roma mà tôi thấy làm xúc động kỳ lạ nhất - Augusteum. Đống gạch lớn, hình tròn và điêu tàn này bắt đầu cuộc đời mình là một lăng mộ tráng lệ mà Octavian Augustus đã cho xây để gìn giữ thi hài ông và thi hài gia đình ông mãi mãi. Chắc hẳn lúc đó vị hoàng đế này khó mà hình dung được Roma có thể là gì khác mà không phải là một đế quốc tôn thờ Augustus hùng cường. Làm sao ông ấy lại có thể thấy trước sự sụp đổ của một vương quốc? Hay biết rằng, với tất cả cống dẫn nước bị người dã man phá hủy và những con đường bỏ phế điêu tàn, thành phố sẽ vắng bóng người, và phải mất đến gần hai mươi thế kỷ Roma mới thu hồi được dân cư mà nàng đã từng khoe khoang trong đỉnh vinh quang của mình?
Lăng tẩm Augustus đã rơi vào cảnh đổ nát và trộm cắp trong đêm trường Trung cổ. Ai đó đã trộm tro của hoàng đế - không thể nào biết được là ai. Tuy nhiên, đến thế kỷ mười hai, người ta đã sửa sang di tích lại thành một pháo đài cho dòng họ Colona hùng cường, để bảo vệ họ khỏi những cuộc tấn công của những chàng hoàng tử tham chiến khác nhau. Rồi thế nào đó mà Augusteum biến thành một vườn nho, rồi một vườn Phục hưng, rồi một trường đấu bò (lúc này chúng ta đang ở thế kỷ mười tám), rồi một kho chứa pháo hoa, rồi một phòng hòa nhạc. Vào những năm 1930, Mussolini thâu tóm cơ ngơi này và cho phục chế lại những nền móng cổ điển để một ngày nào đó có thể là nơi yên nghỉ cuối cùng cho thi hài của ông ta. (Lại là thế, vào thời đó chắc hẳn ông ta không thể nào hình dung được Roma có thể là cái gì khác mà không phải là đế quốc tôn thờ Mussolini.) Tất nhiên, giấc mộng phát xít của Mussolini không kéo dài, và ông ta cũng không có được sự chôn cất đế vương mà ông ta trông đợi).
Ngày nay Augusteum là một trong những nơi tĩnh lặng và đơn độc nhất ở Roma, vùi sâu dưới lòng đất. Thành phố đã phát triển bên trên nó qua nhiều thế kỷ. (Một inch mỗi năm là kinh nghiệm chung cho việc tích lũy những mảnh vỡ của thời gian). Giao thông bên trên di tích quay trong một vòng tròn cuồng nhiệt, và chẳng bao giờ có ai xuống đây - theo chỗ tôi biết - trừ chuyện dùng nơi này như một nhà vệ sinh công cộng. Nhưng tòa nhà vẫn tồn tại, gìn giữ mảnh đất La Mã cùng với phẩm giá, đợi ngày tái sinh.
Tôi thấy sự cam chịu của Augusteum thật khiến ta vững lòng, rằng công trình này, với một cuộc đời thăng trầm đến thế, vậy mà vẫn luôn thích nghi với những đảo điên khốn đốn của thời đại. Đối với tôi, Augusteum như một người đã trải qua một cuộc đời hoàn toàn không êm ả - khởi đầu có thể chỉ là một bà nội trợ, nhưng rồi đột nhiên trở thành góa phụ, rồi mấy trò múa quạt để kiếm sống, cuối cùng không hiểu sao thành nữ nha sĩ đầu tiên trong không gian vũ trụ, rồi lại thử nhúng tay vào chính trị quốc gia - vậy nhưng vẫn xoay xở giữ vững được ý thức bản thân nguyên vẹn qua mọi thăng trầm.
Tôi nhìn Augusteum, và nghĩ rằng suy cho cùng, có lẽ cuộc sống của mình không thực sự hỗn loạn đến thế. Chỉ có thế giới này mới hỗn loạn, mới đem đến cho tất cả chúng ta những đổi thay mà không ai có thể tiên liệu. Augusteum nhắc tôi không bám víu vào bất kỳ ý niệm lỗi thời nào về việc tôi là ai, tôi đại diện cái gì, tôi thuộc về ai, hay trách nhiệm nào đó tôi có thể đã từng định phục vụ. Thật vậy, hôm qua tôi có thể là một đài tưởng niệm lộng lẫy đối với ai đó, không nghi ngờ gì nữa, nhưng ngày mai tôi có thể là một kho chứa pháo hoa. Ngay cả trong Thành phố Vĩnh cửu, Augusteum thầm lặng nói, ta cũng phải luôn chuẩn bị mình cho những làn sóng chuyển hóa náo loạn và bất tận.
--- ------ ------ ------ -------
1 Bánh mì nướng dùng làm món khai vị có phủ các phụ liệu thơm ngon.
Hôm nay tôi làm một chuyến dạo chơi sáu tiếng đồng hồ khắp thành phố. Làm chuyện này thì thật dễ dàng, nhất là khi ta thường xuyên dừng để nạp nhiên liệu bằng espresso và bánh ngọt. Tôi bắt đầu từ cửa căn hộ của mình, rồi thơ thẩn khắp trung tâm mua sắm quốc tế là hàng xóm của mình. (Tuy nhiên tôi không thể gọi chính xác đây là hàng xóm theo nghĩa truyền thống. Ý tôi là, nếu đây là hàng xóm, vậy thì hàng xóm của tôi là những-người-rất-đỗi-bình-thường-giản-dị với những cái tên như Valentino, Gucci và Armani). Nơi này xưa nay vẫn là một quận thượng lưu. Rubens, Tennyson, Stendhal, Balzac, Liszt, Wagner, Thackeray, Byron, Keats - tất cả họ đều đã từng lưu lại đây. Tôi đang ở nơi người ta vẫn gọi là "Khu Người Anh", tất cả những nhà quý tộc sang trọng đã nghỉ ngơi nơi đây khi thực hiện những chuyến du hành lớn khắp châu Âu của mình. Một câu lạc bộ du lịch Luân Đôn được gọi chính xác là "Hội Tay chơi tài tử" - hãy hình dung cái quảng cáo rằng ta là một tay chơi tài tử! Ôi, quả là một cái sự trơ tráo huy hoàng...
Tôi tới Piazza del Popolo có những cổng vòm lớn. Berini đã chạm khắc để tỏ lòng tôn kính chuyến viếng thăm lịch sử của Nữ hoàng Thụy Điển Christina (người thực sự là một trong những quả bom nowtron của lịch sử. Cô bạn Thụy Điển Sofie của tôi đã miêu tả nữ hoàng vĩ đại như thế này: "Bà có thể cưỡi ngựa, bà có thể đi săn, bà là một học giả, bà trở thành một tín đồ Công giáo và đó là một vụ tai tiếng ghê gớm. Một số người nói bà là đàn ông, nhưng chí ít có lẽ bà cũng là một người đồng tính. Bà mặc quần dài, bà đến các điểm khai quật khảo cổ, bà sưu tầm nghệ thuật và bà từ chối để lại một người thừa kế.") Kế cổng vòm là một nhà thờ ta có thể vào tự do và chiêm ngưỡng hai bức họa của Caravaggio miêu tả cảnh tử vì đạo của Thánh Peter và cảnh cải tâm của Thánh Paul (tràn ngập ân sủng đến nỗi ngài ngã xuống đất trong trạng thái ngây ngất thần thánh, ngay cả con ngựa của ngài cũng không tin nổi điều đó). Những bức tranh của Caravaggio ấy luôn khiến tôi rưng rưng muốn khóc và choáng ngợp, nhưng để tinh thần phấn chấn trở lại tôi sang phía bên kia nhà thờ và thưởng lãm một bức bích họa miêu tả cảnh Chúa Hài Đồng bé nhỏ hạnh phúc nhất, ngốc nghếch nhất, hay cười rúc rích nhất trong cả Roma.
Tôi bắt đầu đi veefp hía Nam lần nữa. Tôi đi qua Palazzo Borghese, tòa nhà đã từng biết mặt không biết bao nhiêu người thuê nhà nổi tiếng, kể cả Pauline, người em gái tai tiếng của Napoleon, người đã âm thầm giữ không biết bao nhiêu là nhân tình ở đây. Bà cũng thích dùng những cô hầu làm ghế kê chân. (Người ta luôn hy vọng mình đọc sai câu này trong Sổ tay hướng dẫn đến Roma, nhưng, không - chính xác là vậy. Người ta còn kể Pauline cũng thích được "một người da đen khổng lồ" bế đi tắm.) Rồi tôi tản bộ dọc hai bờ sông Tiber rộng lớn, có đầm lầy, mang vẻ thôn dã, một mạch đến đảo Tiber, một trong những nơi yên tĩnh ưa thích của tôi ở Roma. Đảo này luôn gắn liền với việc chữa bệnh. Sau một trận dịch bệnh vào năm 291 trước Công nguyên người ta đã xây ở đây đền Aesculapius; vào thời Trung cổ một nhóm tu sĩ gọi là Fatebenefratelli (có thể dịch một cách hấp dẫn là "Những Huynh Đệ Làm Việc Thiện") xây dựng ở đây một bệnh viện; và trên đảo có một bệnh viện thậm chí còn đến ngày nay.
Tôi qua sông đến Trastevere - vùng phụ cận mà người ta tuyên bố là nơi cư ngụ của những người La Mã chân chính nhất, những người thợ, những anh chàng qua nhiều thế kỷ đã xây tất cả các đài tưởng niệm trên bờ kia của Tiber. Tôi ăn trưa trong một quán ăn yên tĩnh ở đây, rồi nhâm nhi thức ăn và rượu hàng giờ vì sẽ chẳng có ai ở Trastevere này cản ta ăn uống dềnh dàng nếu đó là điều ta muốn. Tôi gọi một loại bruschette 1, một ít spaghetti cacio e pepe (món đặc sản giản dị của Roma là mì ống phục vụ kèm pho mát và tiêu) và rồi một con gà quay nhỏ mà cuối cùng tôi phải chia với con chó đi lạc cứ đứng nhìn tôi ăn theo cái kiểu chỉ có chó lạc mới thế.
Rồi tôi đi trở lại qua cầu, dọc khu Do Thái cũ, một nơi hết sức buồn thảm đã tồn tại nhiều thế kỷ trước khi bị Đức Quốc xã dọn sạch. Tôi đi trở lại phía Bắc, ngang qua Piazza Navona với cái đài phun nước khổng lồ để tỏ lòng tôn kính bốn con sông vĩ đại của Hành tinh Trái đất (thật tự hào, nếu không thì là hoàn toàn chính xác, trong danh sách đó có cả con sông Tiber lững lờ). Rồi tôi đến thăm đền Pantheon. Tôi cố xem đền Pantheon mỗi khi có cơ hội, vì suy cho cùng thì tôi đang ở Roma đây, là một câu tục ngữ cổ nói ai đến Roma mà không chiêm ngưỡng Pantheon là "đi rồi về như một con lừa."
Trên đường về nhà tôi đi vòng một chút và dừng lại ở một địa chỉ ở Roma mà tôi thấy làm xúc động kỳ lạ nhất - Augusteum. Đống gạch lớn, hình tròn và điêu tàn này bắt đầu cuộc đời mình là một lăng mộ tráng lệ mà Octavian Augustus đã cho xây để gìn giữ thi hài ông và thi hài gia đình ông mãi mãi. Chắc hẳn lúc đó vị hoàng đế này khó mà hình dung được Roma có thể là gì khác mà không phải là một đế quốc tôn thờ Augustus hùng cường. Làm sao ông ấy lại có thể thấy trước sự sụp đổ của một vương quốc? Hay biết rằng, với tất cả cống dẫn nước bị người dã man phá hủy và những con đường bỏ phế điêu tàn, thành phố sẽ vắng bóng người, và phải mất đến gần hai mươi thế kỷ Roma mới thu hồi được dân cư mà nàng đã từng khoe khoang trong đỉnh vinh quang của mình?
Lăng tẩm Augustus đã rơi vào cảnh đổ nát và trộm cắp trong đêm trường Trung cổ. Ai đó đã trộm tro của hoàng đế - không thể nào biết được là ai. Tuy nhiên, đến thế kỷ mười hai, người ta đã sửa sang di tích lại thành một pháo đài cho dòng họ Colona hùng cường, để bảo vệ họ khỏi những cuộc tấn công của những chàng hoàng tử tham chiến khác nhau. Rồi thế nào đó mà Augusteum biến thành một vườn nho, rồi một vườn Phục hưng, rồi một trường đấu bò (lúc này chúng ta đang ở thế kỷ mười tám), rồi một kho chứa pháo hoa, rồi một phòng hòa nhạc. Vào những năm 1930, Mussolini thâu tóm cơ ngơi này và cho phục chế lại những nền móng cổ điển để một ngày nào đó có thể là nơi yên nghỉ cuối cùng cho thi hài của ông ta. (Lại là thế, vào thời đó chắc hẳn ông ta không thể nào hình dung được Roma có thể là cái gì khác mà không phải là đế quốc tôn thờ Mussolini.) Tất nhiên, giấc mộng phát xít của Mussolini không kéo dài, và ông ta cũng không có được sự chôn cất đế vương mà ông ta trông đợi).
Ngày nay Augusteum là một trong những nơi tĩnh lặng và đơn độc nhất ở Roma, vùi sâu dưới lòng đất. Thành phố đã phát triển bên trên nó qua nhiều thế kỷ. (Một inch mỗi năm là kinh nghiệm chung cho việc tích lũy những mảnh vỡ của thời gian). Giao thông bên trên di tích quay trong một vòng tròn cuồng nhiệt, và chẳng bao giờ có ai xuống đây - theo chỗ tôi biết - trừ chuyện dùng nơi này như một nhà vệ sinh công cộng. Nhưng tòa nhà vẫn tồn tại, gìn giữ mảnh đất La Mã cùng với phẩm giá, đợi ngày tái sinh.
Tôi thấy sự cam chịu của Augusteum thật khiến ta vững lòng, rằng công trình này, với một cuộc đời thăng trầm đến thế, vậy mà vẫn luôn thích nghi với những đảo điên khốn đốn của thời đại. Đối với tôi, Augusteum như một người đã trải qua một cuộc đời hoàn toàn không êm ả - khởi đầu có thể chỉ là một bà nội trợ, nhưng rồi đột nhiên trở thành góa phụ, rồi mấy trò múa quạt để kiếm sống, cuối cùng không hiểu sao thành nữ nha sĩ đầu tiên trong không gian vũ trụ, rồi lại thử nhúng tay vào chính trị quốc gia - vậy nhưng vẫn xoay xở giữ vững được ý thức bản thân nguyên vẹn qua mọi thăng trầm.
Tôi nhìn Augusteum, và nghĩ rằng suy cho cùng, có lẽ cuộc sống của mình không thực sự hỗn loạn đến thế. Chỉ có thế giới này mới hỗn loạn, mới đem đến cho tất cả chúng ta những đổi thay mà không ai có thể tiên liệu. Augusteum nhắc tôi không bám víu vào bất kỳ ý niệm lỗi thời nào về việc tôi là ai, tôi đại diện cái gì, tôi thuộc về ai, hay trách nhiệm nào đó tôi có thể đã từng định phục vụ. Thật vậy, hôm qua tôi có thể là một đài tưởng niệm lộng lẫy đối với ai đó, không nghi ngờ gì nữa, nhưng ngày mai tôi có thể là một kho chứa pháo hoa. Ngay cả trong Thành phố Vĩnh cửu, Augusteum thầm lặng nói, ta cũng phải luôn chuẩn bị mình cho những làn sóng chuyển hóa náo loạn và bất tận.
--- ------ ------ ------ -------
1 Bánh mì nướng dùng làm món khai vị có phủ các phụ liệu thơm ngon.